intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hoạt động tín dụng vi mô của Quỹ Phụ nữ nghèo ở Thành phố Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng vi mô của Quỹ Phụ nữ nghèo ở Thành phố Cần Thơ ” được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá tác động của các chính sách và hoạt động của quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo ở Cần Thơ tới thu nhập của phụ nữ nông thôn ở Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hoạt động tín dụng vi mô của Quỹ Phụ nữ nghèo ở Thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÝ MINH HẰNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VI MÔ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÝ MINH HẰNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VI MÔ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM QUỐC HÙNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 4 MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................4 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................5 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................5 1.3.1. Phạm vi không gian .................................................................................5 1.3.2. Phạm vi thời gian .....................................................................................5 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................5 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................................5 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 7 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 7 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ ................................7 2.1.1. Khái niệm tài chính vi mô .......................................................................7 2.1.2. Đối tượng của tài chính vi mô .................................................................8 2.1.3. Hình thức và hoạt động của tài chính vi mô ............................................9 2.1.4. Các đặc điểm của tài chính vi mô ..........................................................10 2.1.5. Vai trò của tài chính vi mô ....................................................................12 2.1.6. Một số mô hình tài chính vi mô trên thế giới ........................................13 2.1.7. Quá trình phát triển của tài chính vi mô ở Việt Nam ............................16 2.2. TÍN DỤNG NÔNG THÔN ..........................................................................18 2.2.1. Các quan điểm về dịch vụ tài chính cho người nghèo ...........................26 2.2.1.1. Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm cũ ................................26 2.2.1.2. Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới ..............................28 2.3 GIỚI THIỆU VỀ QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ THÀNH PHỐ CẦN THƠ.......28 2.3.1. Giới thiệu ...............................................................................................28 2.3.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................29 2.3.3 . Nguyên tắc hoạt động của Quỹ ..........................................................30 2.4. SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO TPCT: .............................................................................................................................31
  4. 2.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2015: .............................................................................................................................32 2.6. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO TPCT ...........................................................................33 2.6.1 Điểm mạnh:.............................................................................................33 2.6.2 Hạn chế: ..................................................................................................33 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 34 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 34 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: .........................................................................34 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................37 3.2.1. Phương pháp chọn vùng ........................................................................37 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu .........................................................................38 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................39 3.2.3.1. Số liệu thứ cấp .................................................................................39 3.2.3.2. Số liệu sơ cấp ..................................................................................39 3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ...............................................................39 CHƯƠNG 4 ........................................................................................................... 41 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ ĐẾN THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................ 41 4.1. CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỔ TRỢ PHỤ NỮ ................41 4.1.1. Chất lượng hoạt động của Quỹ theo đánh giá của các thành viên .........41 4.1.2. Một số khó khăn gặp phải khi tham gia vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ 43 4.3. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA PHỤ NỮ NGHÈO KHI THAM GIA VÀO CÁC NHÓM HỖ TRỢ PHỤ NỮ .................................................................................44 4.3.1. Lợi ích từ việc tiếp cận tín dụng ............................................................44 4.3.2. Lợi ích từ việc tham gia các khóa tập huấn ...........................................50 4.3.3 Lợi ích khác ............................................................................................51 4.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................53 4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ............................................................................57 CHƯƠNG 5 ........................................................................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 60 5.1. Kết luận ........................................................................................................60 5.2. Kiến nghị ......................................................................................................60
  5. 5.2.1. Đối với Quỹ hỗ trợ phụ nữ thành phố Cần Thơ ....................................60 5.2.2 Đối với các thành viên ............................................................................61 5.2.3. Đối với địa phương ................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63
  6. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề nóng đối với các địa phương ở Đ ồng bằng Sông Cửu long trong nhiều năm nay là thi ếu vốn tài chính cho tiêu dùng và sản xuất. Sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng chính thức như Ngân hàng Chính sách Xã hộ i, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn , một số Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng phi chính thức tại nhiều địa phương đã hình thành nên hệ thống tài chính vi mô; góp phần tháo gỡ những khó khăn v ề thiếu vốn tài chính cho tiêu dùng và sản xuất của người dân ở đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và đặc biệt đối với phụ nữ nói riêng. Trong số những tổ chức tín dụng vi mô đã được hình thành , có những tổ chức được hình thành từ các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân , Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh , Hội Phụ nữ . Nguồn tài chính để thành lập các quỹ tín dụng này từ nhiều nguồn khác nhau : tự đóng góp của các thành viên trong hội đoàn hoặc huy động từ các tổ chức phi chính phủ . Mặc dù nguồn quỹ tín dụng của các tổ chức tín dụng vi mô này là không lớn , nhưng hình thức hoạt động tín dụng rất đa dạng tùy vào tình hình thực tế tại mỗi địa phương . Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh rằng ít , nhiều đã góp phần giải quyết phần nào những khó khăn trong đời sống hàng ngày và trong hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa người dân ở nông thôn nói chung và của phụ nữ nông thôn nói riêng. Ở Cần Thơ, việc hỗ trợ vốn từ các nguồn tín dụng vi mô có khả năng đóng góp vào việc cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho phụ nữ nông thôn . Để kiểm chứng điều này , đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng vi mô của Quỹ Phụ nữ nghèo ở Thành phố Cần Thơ ” được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá tác động của các chính sách và hoạt động của quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo ở Cần Thơ tới thu nhập của phụ nữ nông thôn ở Cần Thơ.
  7. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo ở C ần Thơ trong giai đoạn 2013- 2015 có tác động như thế nào đến thu nhập của phụ nữ nghèo ở nông thôn? • Tình hình hoạt động và thực trạng tín dụng của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2013 – 2015 được phân tích như thế nào? • Những tác đ ộng của Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo đến thu nhập của phụ nữ nghèo được đánh giá ra sao? • Các giải pháp nào để Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo phát triển bền vững .? 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Số liệu trong đề tài được thu thập từ các địa phương ở thành phố Cần Thơ có phụ nữ tham gia vay vốn của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo. 1.3.2. Phạm vi thời gian Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2012 đến quý I năm 2015. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Cần Thơ và tác động của ho ạt động này đến đời sống và thu nhập của phụ nữ ở nông thôn thành phố Cần Thơ. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Tài chính vi mô tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam. Tác giả đã cho thấy dịch vụ tài chính vi mô là biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội. Các vấn đề xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn, hỗ trợ sinh kế cho người dễ bị tổn thương…. là
  8. mục tiêu hoạt động của tài chính vi mô. Trong nghiên cứu này cho biết từ năm 1993 đến năm 2006 có 35 triệu dân thoát khỏi cảnh đói nghèo (tỷ lệ nghèo giảm từ 58% xuống còn 16%). Đến năm 2007 tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 14,2%, tuy đây là số giảm rất ấn tượng nhưng vẫn còn đến 12,3 triệu dân VN sống trong nghèo đói. Các khoản tín dụng tài chính vi mô ở Việt Nam tương đương 4% GDP, tuy nhiên các tổ chức ở thị trường Việt Nam chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của người nghèo, 60% còn lại (tương đương 12 triệu dân nghèo) chưa tiếp cận được những dịch vụ này. (Võ Khắc Thường & Trần Văn Hoàng, 2013) Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam – Kiểm định và so sánh. Nghiên cứu đã đưa ra các kết luận: Các tổ chức tài chính vi mô hiện tại tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng, chưa phát triển các hoạt động dịch vụ khác; tài chính vi mô giúp người vay tăng thu nhập (tăng tổng thu nhập, không thay đổi cơ cấu) và tổng tài sản của họ cũng tăng lên; tài chính vi mô hỗ trợ người vay có việc làm tốt hơn hoặc công việc hiện tại tốt hơn; tài chính vi mô tác động tích cực đến mức sống, giúp thoát nghèo hay mức sống khá hơn, chưa có sự bức phá nhiều về giàu có; Đa số các đối tượng phỏng vấn cho rằng tác động của tài chính vi mô đến đời sống gia đình họ ở mức trung bình; Các lợi ích xã hội từ tài chính vi mô được đánh giá cao; Khách hàng mong muốn các hình thức trả gốc và lãi đa dạng, linh hoạt hơn; Chỉ mình tài chính vi mô không đủ để giảm nghèo, tài chính vi mô phải tạo điều kiện để có thêm các hoạt động phi tài chính; Và nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị cho sự phát triển của tài chính vi mô. (Nguyễn Kim Anh – Ngô Văn Thứ - Lê Thanh Tâm – Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2011) Trong nghiên cứu Tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô, tác giả đã trình bày một số tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo như: Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo; Đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gia đình, đồng thời giảm rủi
  9. ro nguy cơ bị thương tổn về kinh tế; Chương trình tài chính vi mô góp phần tạo bình đẳng giới, góp phần vào việc đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đồng thời tác giả cũng nêu lên các thuận lợi và khó khăn của tài chính vi mô và đề xuất các giải pháp khắc phục. (Lương Hồng Vân, 2009) Trong nghiên cứu Vai trò phụ nữ cộng đồng dân tộc Khmer trong phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định được rằng phụ nữ có đóng góp rất quan trọng trong tổng thu nhập nông hộ và tham gia ra quyết định hầu hết trong lĩnh vực sản xuất là chăn nuôi; Phụ nữ người Khmer cũng có đóng góp to lớn trong vai trò chăm sóc gia đình; Và thời gian làm việc của họ nhiều hơn nam giới khoảng 1,5 giờ. (Nguyễn Thùy Trang, Võ Hồng Tú & Nguyễn Phú Son, 2013) CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ 2.1.1. Khái niệm tài chính vi mô Tài chính vi mô theo cách hiểu truyền thống được coi là cho vay món nhỏ, ngắn hạn, không yêu cầu thế chấp, không có lãi (hụi) hoặc trã lãi vay rất cao (vay nóng) cho những người có nhu cầu khẩn mà không thể vay được từ các tổ chức tài chính chính thức. Khái niệm truyền thống này đã gây ảnh hưởng đến tư duy của một bộ phận người lúc bấy giờ, họ cho rằng nếu cho người nghèo vay thì phải lấy lãi suất thấp, còn nếu lấy lãi suất cao thì đồng nghĩa với bóc lột, không còn ý nghĩa xã hội. Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động
  10. sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức. Theo quan điểm của ADB, “Tài chính vi mô là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ như tiền gửi, các tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp rất nhỏ”. Như vậy, tài chính vi mô khác tín dụng vi mô ở chỗ: tài chính vi mô đề cập đến các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác đến cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Tín dụng vi mô chỉ đơn giản là một khoản cho vay nhỏ, do ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó cấp. Tín dụng vi mô thường dành cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp, hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô: Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) thì tổ chức tài chính vi mô (microfinance institutions - MFI) là tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cho những người có thu nhập thấp. Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều cho vay tín dụng vi mô và chỉ nhận gửi những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ người vay chứ không phải từ công chúng. Do đó, một MFI có thể là bất kỳ tổ chức hợp nhất tín dụng, ngân hàng thương mại thu nhỏ, các tổ chức tài chính phi chính phủ hoặc liên kết tín dụng - với vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo. 2.1.2. Đối tượng của tài chính vi mô Theo định nghĩa, thì đối tượng của tài chính vi mô chính là những người nghèo, song không phải là những người nghèo nhất trong xã hội. Họ là những người có thu nhập thấp nhưng có việc làm cụ thể. Họ chỉ có nhu cầu về quy mô vốn vay nhỏ để mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập
  11. cho gia đình. Người nghèo cũng giống như tất cả mọi người, cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro. Ngoài ra, phụ nữ cũng là đối tượng chính của tài chính vi mô. Có nhiều nguyên nhân để phụ nữ trở thành mục tiêu đầu tiên của dịch vụ tài chính vi mô. Bởi vì 70% người nghèo trên thế giới là phụ nữ. Phụ nữ thường là người đầu tiên hoặc duy nhất chăm sóc cho gia đình ở nhiều quốc gia đang phát triển. Vì phụ nữ thường đặt nhu cầu của con cái họ lên trên nhu cầu bản thân, việc cho họ khả năng củng cố kinh tế gia đình thường là cách hiệu quả nhất để tác động lên cả gia đình. Đồng thời phụ nữ chiếm tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia. Việc cấp vốn cho phụ nữ đã mang lại hiệu quả nhiều hơn. Đồng thời giúp nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội. Rất nhiều chương trình quốc tế gắn liền tài chính vi mô với phát triển vai trò của phụ nữ. 2.1.3. Hình thức và hoạt động của tài chính vi mô Ở Việt Nam, khách hàng của tài chính vi mô là người nghèo tại thời điểm vay vốn, không cần tài sản thế chấp. Tài chính vi mô cung cấp dịch vụ tín dụng ngay trên địa bàn mà người vay và tiết kiệm sinh sống, thường là ở khu vực nông thôn. Đây là lý do thu hút được nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính tiết kiệm và tính cộng đồng. Phương pháp tài chính vi mô được xây dựng đáp ứng cho từng cá nhân hay nhóm khách hàng tham gia. Các tổ chức tài chính vi mô thường cung cấp tín dụng theo ba hình thức: cho vay cá thể; cho vay theo nhóm tương hỗ và cho vay gián tiếp theo nhóm tương hỗ qua trung gian thứ ba như các đoàn thể xã hội. Những người nghèo, được tham gia mượn vốn, tiết kiệm, và các dịch vụ tài chính khác. Bên cạnh các dịch vụ về tài chính, các tổ chức tài chính vi mô còn thực hiện nhiều hoạt động phi tài chính vì mục đích phát triển khác. Đồng thời, được tiếp cận với bảo hiểm vi mô, người nghèo có thể đương đầu với sự tăng giá
  12. đột ngột, hay tài sản, vật nuôi bị bệnh dịch, chết, hoặc bị mất. Việc được mượn vốn cũng cho phép người nghèo tận dụng được những cơ hội phát triển kinh tế. Theo đó, khi vay vốn những người nghèo này phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể để có khả năng trả nợ trong một kỳ hạn được yêu cầu. Nếu không thì các khách hàng có thể sẽ không được lợi từ số tiền mượn và có nguy cơ bị đẩy vào tình trạng nợ nần. Từ đó người nghèo sẽ có nhưng thay đổi trong thói quen tiêu dùng biến đổi từ “kiếm sống hằng ngày” sang “lập kế hoạch cho tương lai”, nhờ đó mà cải thiện dần dần đời sống gia đình. 2.1.4. Các đặc điểm của tài chính vi mô 1) Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp: Vì đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyên hơn với mức lãi suất áp dụng thường cao hơn so với các khoản vay thông thường. Nhằm mục đích bù đắp chi phí hoạt động liên quan đến phương thức cho vay vi mô tập trung nhiều nhân lực, các khoản vay tài chính vi mô thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại. 2) Phân tích rủi ro tín dụng: Cán bộ tín dụng phải đến thăm nhà cửa, cơ sở làm ăn của người vay, đánh giá độ tin cậy của người vay thông qua các cuộc phỏng vấn các thành viên gia đình và những người quen khác của người vay, qua đó xác định thời hạn và khối lượng của khoản vay. Các đặc điểm của người đi vay và sự sẵn sàng trả nợ của họ cần được cán bộ tín dụng đánh giá trong suốt quá trình viếng thăm khách hàng và xét duyệt khoản vay. 3) Sử dụng tài sản ký quỹ: Tài sản thế chấp được sử dụng như một phương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để bù đắp các khoản lỗ. 4) Phê duyệt và kiểm soát tín dụng: Cho vay vi mô là một quá trình có độ phân tán cao, nên phê duyệt tín dụng phải dựa vào kỹ năng và “độ thâm nhập” của cán bộ tín dụng và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời.
  13. 5) Kiểm soát các khoản nợ chậm trả: Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản cho vay tài chính vi mô có đặc điểm là không có tài sản đảm bảo, chu kỳ thanh toán nhanh (thường là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và có tác động lây lan. Thông thường, kiểm soát tín dụng tài chính vi mô hoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng, do họ là người nắm rõ nhất những thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng - là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ. 6) Cho vay lũy tiến: do không có tài sản đảm bảo, quy mô sản xuất kinh doanh quá nhỏ bé …, những khách hàng tài chính vi mô thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài chính khác nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi mô hiện tại. Cho vay tài chính vi mô sử dụng rất nhiều các chương trình khuyến khích nhằm động viên, khen thưởng những người đi vay tốt như tạo điều kiện cho vay dễ dàng đối với khoản vay kế tiếp, cung cấp khoản vay có giá trị lớn hơn, mức lãi suất thấp hơn, thời hạn trả nợ kéo dài hơn. 7) Cho vay theo nhóm: Một số tổ chức tài chính vi mô sử dụng phương thức cho vay theo nhóm, theo đó các khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhóm khách hàng nhỏ - các cá nhân trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phương thức cho vay này được xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả nợ, bởi vì sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm. 8) Hiệu ứng Domino: Hiệu ứng Domino xảy ra khi người đi vay có thể dừng việc trả nợ cho tổ chức tài chính vi mô vì họ cho rằng tổ chức tài chính vi mô đang rơi vào tình trạng gia tăng nợ quá hạn và như vậy thì tổ chức đó sẽ không có khả năng cung cấp các khoản cho vay vi mô tiếp theo cho mình 9) Rủi ro tiền tệ: Thỉnh thoảng người đi vay sẽ vay loại tiền khác với loại tiền mà mình thu về. Trong trường hợp đó, sự thay đổi tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay.
  14. 10) Các ảnh hưởng chính trị: Tài chính vi mô tại nhiều quốc gia được coi là 01 công cụ chính trị. Các chính trị gia có thể công bố xóa nợ hoặc cấm cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn trì trệ. 2.1.5. Vai trò của tài chính vi mô Người nghèo dễ bị tổn thương trước những cú sốc như ốm đau, thiên tai, mất cắp và các sự cố khác. Nguồn tài chính hạn hẹp của các hộ gia đình chính là nguyên nhân gây ra sự tổn thương trước các cú sốc này, và do thiếu các dịch vụ tài chính hữu hiệu, các gia đình bị đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực hơn và phải mất nhiều năm để khắc phục. Các dịch vụ tài chính là một giải pháp đệm trong những trường hợp như người nghèo đột nhiên bị rơi vào tình trạng quẫn bách, rủi ro trong kinh doanh, lũ lụt, nhà có người ốm đau, tai nạn, lao động chính bị chết hay kinh doanh trì trệ theo mùa vụ thường đẩy các gia đình nghèo vào cảnh khốn cùng. Họ có thể rút tiền tiết kiệm hoặc vay để chi tiêu thay vì bán một tài sản có thể sinh lời, việc bán tài sản này sẽ làm giảm khả năng tạo thu nhập của họ trong tương lai. Việc sử dụng các dịch vụ tài chính này cho phép dân cư nông thôn tiếp tục tăng thu nhập và gây dựng tài sản. Việc các hộ có thu nhập thấp sử dụng dịch vụ tài chính sẽ giúp cải thiện đời sống kinh tế và công việc kinh doanh ổn định, phát triển. Bên cạnh đó còn khuyến khích phát triển khả năng kinh doanh của người nghèo. Với sự hỗ trợ cho sự tham gia làm kinh tế của phụ nữ, TCVM giúp quyền của phụ nữ được nâng cao, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới cải thiện đời sống hộ gia đình.
  15. 2.1.6. Một số mô hình tài chính vi mô trên thế giới Ngân hàng Grameen Mô hình này do ngân hàng Grameen tại Bangladesh phát triển, được thành lập vào năm 1976, và đến năm 1983 thì chuyển đổi thành một ngân hàng chính thống theo một đạo luật đặc biệt của Chính phủ dành cho ngân hàng này. Đây là một mô hình đặc biệt bởi 94% vốn của nó là của chính những khách hàng và khách hàng chủ yếu là phụ nữ. Phần còn lại, 6% cổ phần, thuộc sở hữu của nhà nước. Với mục đích chính là nhằm phục vụ những người phụ nữ nông thôn, không có ruộng đất, mong muốn tài trợ cho các hoạt động thu nhập. Bắt đầu bằng thử nghiệm nhỏ (bỏ 27 dollar tiền túi cho 42 hộ gia đình nghèo vay) thành công, Yunus đã thành lập ngân hàng Grameen. Phương pháp thực hiện: Sẽ không cho vay theo cá nhân mà vay theo nhóm: Cácnhóm thành viên không có quan hệ huyết thống hay hôn nhân được tự thành lập và tập trung thành các “trung tâm” gồm khoảng 8 nhóm. Các thành viên bắt buộc phải tham dự các buổi sinh hoạt hàng tuần và đóng góp tiền tiết kiệm, đóng góp vào quỹ nhóm và đóng tiền bảo hiểm. Đóng góp tiền tiết kiềm được thực hiện từ bốn đến năm tuần trước khi nhận được món vay và phải tiếp tục trong thời gian vay vốn. Quỹ nhóm được nhóm tự quản lý và có thể được sử dụng để cho vay đến các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng bảo lãnh những món vay của nhau và chịu trách nhiệm liên đới về pháp luật về việc hoàn trả nợ của các thành viên khác trong cùng nhóm. Bất kỳ thành viên nào cũng không được vay thêm nếu các thành viên khác trong nhóm không trả hết nợ. Không cần tài sản thế chấp. Sản phẩm : là các món vay có kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm và việc hoàn trả được thực hiện hàng tuần. Số tiền vay thường dao động từ $100 đến $300 với lãi suất khoảng 20% năm. Tiết kiệm là hoàn toàn bắt buộc.
  16. Mô hình nhóm đoàn kết (Accion International) Tổ chức tiên phong được thành lập bởi một sinh viên luật, Joseph Blatchford, để giải quyết vấn đề đói nghèo ở các thành phố của châu Mỹ La tinh. Khởi đầu mọi thứ là nỗ lực của các sinh viên tình nguyện trong khu ổ chuột Caravas, phát triển cùng khoản tiền 90.000 USD từ các công ty tư nhân, Accion ngày hôm nay là một trong các tổ chức tài chính vi mô hàng đầu trên thế giới, với mạng lưới đối tác cho vay trải rộng khắp châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ và châu Phi. Phương pháp thực hiện:Vốn vay được cung cấp cho các nhóm từ 4-7 thành viên hơn là cho cá nhân, tự các thành viên sẽ chia đều vốn cho nhau. Khách hàng thường là những doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính thức, chẳng hạn những nhà buôn hoặc người kinh doanh cần một lượng vốn hoạt động nhỏ. Các thành viên trong nhóm cùng bảo đảm việc hoàn trả món vay, và việc tiếp cận các món vay tiếp theo phụ thuộc vào sự hoàn trả thành công của tất cả các thành viên trong nhóm. Các khoản thanh toán được thực hiện hoàn toàn tại trụ sở của chương trình. Mô hình cũng kết hợp sự hỗ trợ kỹ thuật tối thiểu tới người vay, chẳng hạn huấn luyện và xây dựng tổ chức. Các khoản tiết kiệm thường được đòi hỏi nhưng nhiều khi được khấu trừ số tiền vay vào thời điểm giải ngân món vay chứ không nhất thiết đói hỏi khách hàng phải tiết kiệm trước khi nhận được món vay. Số tiện tiết kiệm về cơ bản phục vụ nhu một số dư bù đắp, bảo đảm cho một phần của số tiền vay. Sản phẩm: Số tiền vay ban đầu thường nằm trong khoản $100 đến $200. Những món vay sau đó không có giới hạn trên. Lãi suất thường khá cao và dịch vụ cũng được tính gộp. Các khoản tiết kiệm thường được yêu cầu như một phần của món vay. Một vài tổ chức khuyến khích việc thiết lập các quỹ cứu trợ khẩn cấp trong nội bộ nhóm để hoạt động như một phương tiện bảo đảm an toàn. Có rất ít sản phẩm tiết kiệm tự nguyện được cung cấp.
  17. Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) Bank Rakyat Indonesia (BRI) là ngân hàng thương mại nhà nước ở Indonesia Trong 30 năm hình thành và phát triển BRI là ngân hàng của nông thôn khu vực và hoạt động nông nghiệp. Hệ thống ngân hàng đơn vị đã thiết lập trần cho vay Kupedes, xem đây là công vụ để tập trung dịch vụ tài chính cho bộ phận doanh nghiệp nhỏ. Ban đầu khoản vay có giá trị tối đa cố định là 1,000 USD và liên tục được nâng lên thành 5,000 USD. Những khoản vay nhỏ không tập trung vào khách hàng lớn, có quyền lực chính trị, vậy nên giảm được sự can thiệp, ảnh hưởng của khách hàng đến quá trình vận hành. Swayam Krishi Sangam (SKS) Học tập phương pháp cho vay của Ngân hàng Grameen ra đời vào năm 1998. Nó cung cấp các sản phẩm TCVM thông qua một mô hình cho vay đối với nhóm phụ nữ nghèo vì mục đích lợi nhuận. Nhiệm vụ của SKS: “Để trao quyền kinh doanh cho những người nghèo nhất nhóm cung cấp các dịch vụ tài chính cho phụ nữ nghèo ở cấp độ làng xã một cách đầy đủ nhất”. SKS được biết đến là tổ chức tài chính vi mô đầu tiên ở Ấn Độ phát triển hệ thống thông tin quản lý và giành được giải thưởng. Từ khi thành lập, SKS đã cung cấp 40 triệu USD tín dụng vi mô cho hơn 150.000 phụ nữ ở miền Nam Ấn Độ thông qua 45 chi nhánh và 500 nhân viên. Phương pháp thực hiện: SKS vận hành theo mô hình nhóm chịu trách nhiệm chung. Hình thức tín dụng thực hiện theo nhóm năm thành viên. Sản phẩm: SKS cung cấp 8 sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng: vay tạo thu nhập, các khoản cho vay trung hạn, hỗ trợ tang, khoản vay vàng, vay nhà ở, bảo hiểm nhân thọ,…
  18. Mô hình ngân hàng làng Mô hình này được Tổ chức trợ giúp cộng đồng quốc tế (FINCA) phát triển vào giữa những năm 80. Phương pháp thực hiện: khách hàng lập thành các nhóm tối thiểu từ 15 – 20 thành viên, đa số là phụ nữ, vốn vay được chia đều cho các thành viên, và mỗi thành viên đều sở hữu một “cổ phần” của ngân hàng. Tất cả các thành viên đều phải ký một thảo ước vay vốn nhằm đưa ra sự bảo đảm chung. Số tiền cho ngân hàng làng xã vay thường dựa trên tổng tất cả các yêu cầu vay của các thành viên. Các món vay với ngân hàng làng xã thường được cung ứng theo chu kỳ cố định, thường từ 10 đến 12 tháng, với việc thanh toán toàn bộ số tiền vào cuối kỳ. Số tiền vay tiếp sau có liên hệ với số tiền tổng cộng được tiết kiệm bởi các thành viên ngân hàng. Các ngân hàng làng xã có mức độ kiểm soát dân chủ cao và độc lập. Các cuộc họp hàng tháng nhằm thu các khoản tiền tiết kiệm, giải ngân các món vay, tham dự các vấn đề về quản lý vầ nếu có thể, tiếp tục các khoá đào tạo với cán bộ tổ chức tài chính vi mô. Sản phẩm: Các món vay có lãi suất thương mại (1% – 3%/tháng) và lãi suất sẽ cao hơn nếu nguồn cho vay xuất phát từ một khoản tài trợ nội bộ. Một vài ngân hàng đã mở rộng cung cấp dịch vụ bao gồm cả giáo dục về đổi mới nông nghiệp, dinh dưỡng và y tế. Tiết kiệm của các thành viên gắn liền với số tiền vay và được sử dụng để tài trợ cho những món vay mới hoặc cho những hoạt động tạo thu nhập. 2.1.7. Quá trình phát triển của tài chính vi mô ở Việt Nam Tài chính vi mô bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ cuối những năm 80 thế kỷ 20 chủ yếu là các dự án tiết kiệm – tín dụng hoặc các hợp phần tín dụng trong các dự án phát triển tổng hợp của các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs), các tổ chức quốc tế (FAO, WB, UNDP...) hay các dự án song phương (BTC, SIDA...) thường nhắm vào các đối tượng đích tại các vùng mà họ lựa chọn. Đối tác của các
  19. dự án này thường là các đoàn thể chính trị xã hội, trong đó Hội LHPN Việt Nam là đối tác lớn nhất. Có thể chia quá trình phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam theo 3 giai đoạn: Khởi đầu, mở rộng và phát triển chiều sâu. a. Giai đoạn khởi đầu (trước 1980) Cũng giống như các nước trên thế giới, tài chính vi mô tại Việt Nam, với định nghĩa truyền thống, nó được hiểu là cho vay các món nhỏ, không hoặc có đòi hỏi vật bảo đảm, không lãi hoặc lãi cao. Như vậy, có thể nói tài chính vi mô xuất hiện và tồn tại ở Việt nam đã từ lâu đời, gắn với nền kinh tế tiểu nông và nếp sống làng xã thường ngày của người dân trên tất cả các vùng miền, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nó ít ý nghĩa với việc phát triển kinh tế nhưng lại có vai trò to lớn trong việc cứu giúp những người, những hộ gia đình gặp rủi ro, đe dọa cuộc sống và có thể đẩy họ rơi vào thảm cảnh. b. Giai đoạn mở rộng (1990 – 2000) Vào cuối những năm 80 các dự án cấp vốn không đòi hỏi thế chấp bắt đầu được đưa vào thử nghiệm. Đánh dấu bằng thành công của dự án VIE/91/P01 do Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO), Hội Liên hiệp Phụ nữ trung ương và Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam thực hiện từ năm 1990 đến 1993. Vào những năm 1990 hàng loạt các cơ quan phát triển quốc tế khác cũng tiến hành các dự án tiết kiệm – tín dụng tại Việt Nam. Các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam đóng vai trò to lớn trong việc đặt nền móng cho sự phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam, họ đã cung cấp một nguồn lực đáng kể và tạo đà cho các tổ chức địa phương tiếp tục phát triển và trưởng thành. Các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính vi mô bên ngoài cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính, hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cán bộ cho Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2