intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích – chi phí của dự án hạ tầng khu công nghiệp trường hợp dự án khu công nghiệp yên bình tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua thẩm định, phân tích lợi ích - chi phí của dự án và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án, tác giả mong muốn đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án để tham gia vào cơ chế chính sách của địa phương, góp phần phản biện đối với việc xem xét chấp thuận đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn; đồng thời đề xuất các kiến nghị về chính sách hỗ trợ thực hiện dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích – chi phí của dự án hạ tầng khu công nghiệp trường hợp dự án khu công nghiệp yên bình tỉnh Thái Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ____________________ TRƯƠNG CÔNG DƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT TRƯƠNG CÔNG DƯƠNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Jay K. Rosengard Ths Huỳnh Thế Du TP. Hồ Chí Minh – Tháng 5 Năm 2011
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP.HCM, ngày tháng 5 năm 2011 Tác giả Trương Công Dương
  4. iii LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Ths Huỳnh Thế Du và TS. Jay K. Rosengard đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và những thành quả đạt được hôm nay, tôi luôn ghi nhớ những công lao giảng dạy cùng những kiến thức quý báu của Các Thầy Cô đã truyền thụ và môi trường học tập của Chương trình giảng dạy Fulbright - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua. Chân thành Cảm ơn các Anh chị, Bạn bè và đặc biệt là Gia đình đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Học viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Trương Công Dương
  5. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) BOT: Xây dựng - Hoạt động - Chuyển giao CN: Công nghiệp DN: Doanh nghiệp DSCR: Debt Service Coverage Ratio (Hệ số năng lực trả nợ) Đồng: VNĐ EOCK: Suất chiết khấu kinh tế EIRR: Tỷ suất nội hoàn kinh tế GTSX: Giá trị sản xuất IRR: Tỷ suất nội hoàn KCN: Khu công nghiệp KCX: Khu chế xuất NPV: Giá trị hiện tại ròng NN: Nông nghiệp TNDN: Thu nhập doanh nghiệp USD: Đô la Mỹ SWRF : Shadow wage rate factor ( hệ số lương kinh tế) VA: Giá trị tăng thêm WACC: Chi phí vốn bình quân
  6. v MỤC LỤC CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................ 1 1.1.Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 1.2. Bối cảnh nghiên cứu: ................................................................................................ 2 1.2.1. Thực trạng phát triển các KCN..................................................................................... 2 1.3 Giới thiệu dự án đầu tư hạ tầng KCN Yên Bình – Tỉnh Thái Nguyên .................... 4 1.4. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 5 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 5 1.6. Kết cấu của luận văn:............................................................................................... 6 2.1. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiệu quả tài chính dự án: ............................... 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án: ........................... 9 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN.............................. 12 3.1. Các thông số và phương pháp xác định thông số : ................................................ 12 3.1.1. Các thông số phân tích tài chính dự án:...................................................................... 12 3.2.2. Các thông số sử dụng cho phân tích kinh tế ............................................................... 13 3.2. Phân tích lợi ích – chi phí tài chính của dự án ...................................................... 15 3.2.1. Xác định doanh thu:...................................................................................................... 15 3.2.2. Chi phí ............................................................................................................................ 18 3.2.3. Huy động vốn và chi phí tài chính:.............................................................................. 19 3.2.4.Ngân lưu và kết quả thẩm định tài chính trên quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư 20 3.3.Lợi ích và chi phí kinh tế của dự án........................................................................ 21 3.3.1. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 21 3.3.2. Lợi ích kinh tế của dự án .............................................................................................. 21 3.3.3 Chi phí kinh tế của dự án .............................................................................................. 23 3.4. Phân tích độ nhạy, rủi ro của dự án....................................................................... 25 3.4.1. Phân tích độ nhạy:......................................................................................................... 25 3.4.2. Phân tích rủi ro.............................................................................................................. 29 CHƯƠNG 4: CÁC NỘI DUNG PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN ................................ 30 4.1.Lợi ích và chi phí của dự án trên quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư .................. 31 4.1.2. Kết luận về nguyên nhân dự án KCN Yên Bình không khả thi về mặt tài chính...... 32 4.2. Lợi ích và chi phí kinh tế của dự án....................................................................... 32 4.3. Phân tích xã hội ...................................................................................................... 33
  7. vi 4.4.Một số bình luận về hiện tượng phát triển các KCN và các siêu dự án................. 34 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 40
  8. vii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 1: ............................................................................................................ 41 PHỤ LỤC SỐ 2: ............................................................................................................ 43 PHỤ LỤC SỐ 3: ............................................................................................................ 44 PHỤ LỤC SỐ 4: ............................................................................................................ 53 PHỤ LỤC SỐ 5: ............................................................................................................ 54 PHỤ LỤC SỐ 6: ........................................................................................................... 60 PHỤ LỤC SỐ 7: ........................................................................................................... 61 PHỤ LỤC SỐ 8: ............................................................................................................ 62 PHỤ LỤC SỐ 9: ............................................................................................................ 64 PHỤ LỤC SỐ 10: .......................................................................................................... 65
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU BIỂU 3.1.PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN TỶ LỆ LẤP ĐẦY GIAI ĐOẠN 2011-2020…… 12 BIỂU 3.2 DOANH THU PHÍ HẠ TẦNG HÀNG NĂM…………………………….. 16 BIỂU 3.3. DOANH THU PHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HÀNG NĂM…………………. 17 BIỂU 3.4. DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ KHO BÃI HÀNG NĂM…… 17 BIỂU 3.5. DỰ KIẾN CHI PHÍ VẬN HÀNH TRONG 10 NĂM ĐẦU CỦA DỰ ÁN….. 18 BIỂU 3.6. DỰ KIẾN CHI PHÍ BẢO TRÌ TRONG 9 NĂM ĐẦU CỦA DỰ ÁN……… 19 BIỂU 3.7. NGÂN LƯU RÒNG CỦA DỰ ÁN TRÊN QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ, CHỦ ĐẦU TƯ………………………………………………………………………………………….. 20 BIỂU 3.8. THẶNG DƯ SẢN XUẤT CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG KCN…………. 22 BIỂU 3.9 LỢI ÍCH TỪ VIỆC THU HÚT LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG VÀO KCN…………. 22 BIỂU 3.10. CHI PHÍ ĐẦU TƯ KINH TẾ………………………………………………………. 23 BIỂU 3.11. CHI PHÍ VẬN HÀNH DỰ ÁN HẠ TẦNG KCN…………………………………. 23 BIỂU 3.12. CHI PHÍ KINH TẾ CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP………………………………… 24 BIỂU 3.13. CHI PHÍ KINH TẾ DO SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG KCN…………………………24 BIỂU 3.14. CHI PHÍ CƠ HỘI CỦA LAO ĐỘNG MẤT VIỆC LÀM, THIẾU VIỆC LÀM TRONG VÙNG DỰ ÁN………………………………………………………………. ………….25 BIỂU 3.15. BIỂU NGÂN LƯU KINH TẾ CỦA DỰ ÁN………………………………………. 25 BIỂU 3.16. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY 1 CHIỀU CỦA NPV VÀ IRR TRÊN QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ VÀ CHỦ ĐẦU TƯ THEO GIÁ THUÊ ĐẤT………………………. 26 BIỂU 3.17. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY 1 CHIỂU CỦA NPV, IRR TRÊN QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ VÀ CHỦ ĐẦU TƯ THEO TỶ LỆ LẤP ĐẦY……………………… 26 BIỂU 3.18. ĐỘ NHẠY MỘT CHIỀU CỦA NPV KINH TẾ THEO TỶ LỆ LẤP ĐẦY……. 27 BẢNG 3.19. ĐỘ NHẠY 1 CHIỀU CỦA NPV KINH TẾ THEO GTSX/1 HA ĐẤT CN……. 28 BẢNG 3.20. ĐỘ NHẠY 1 CHIỀU CỦA NPV KINH TẾ THEO TỶ LỆ MẤT VIỆC LÀM SAU KHI CÓ DỰ ÁN……………………………………………………………………………. 28 BẢNG 3.21. ĐỘ NHẠY 1 CHIỀU CỦA NPV KINH TẾ THEO TỶ LỆ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG…………………………………………………………………………… 29
  10. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ 2.1.THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DO DỰ ÁN ............................ 14 ĐỒ THỊ 3.1 PHÂN PHỐI XÁC SUẤT NGÂN LƯU RÒNG NPV THEO QUAN ĐIỂM TỔNG ĐẦU TƯ ................................................................................................. 29 ĐỒ THỊ 3.2 PHÂN PHỐI XÁC SUẤT NGÂN LƯU RÒNG NPV THEO QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ.................................................................................................... 29 ĐỒ THỊ 3.3. KẾT QUẢ PHÂN PHỐI SÁC XUẤT NPV KINH TẾ ........................... 30
  11. x TÓM TẮT Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ, với quy mô dân số gần 1,2 triệu người; thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 17 triệu đồng, bằng 80% mức bình quân của cả nước. Với mục tiêu công nghiệp hóa tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực xúc tiến đầu tư, nhiều dự án có quy mô lớn, đặc biệt là các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được xem xét cấp phép đầu tư, đến nay tỉnh đã có 6 dự án khu công nghiệp được đưa vào quy hoạch với diện tích 1420 ha, song mới có 1 khu công nghiệp được thực hiện đầu tư với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 30%. Hiện tại Chính quyền địa phương đang đề nghị Chính phủ bổ sung vào quy hoạch Khu công nghiệp Yên Bình, với diện tích 1.212 ha. Để đánh giá tính khả thi của dự án Yên Bình về mặt tài chính cũng như kinh tế, tác giả sử dụng các công cụ phân tích chi phí – lợi ích của dự án. Dựa trên phương pháp chiết khấu ngân lưu để đánh giá hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án, đồng thời tác giả sử dụng các công cụ phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro để xác định các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến ngân lưu của dự án và mức độ chắc chắn để dự án hiệu quả về mặt tài chính và kinh tế. Tác giả đã sử dụng các số liệu về kết quả điều tra tình hình sản xuất công nghiệp thuộc dự án khu công nghiệp Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên để xác định các lợi ích cũng như chi phí kinh tế mà các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tạo ra trên 1 héc ta đất công nghiệp để làm cơ sở cho việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án Khu công nghiệp Yên Bình. Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế, song không khả thi về mặt tài chính. Từ kết quả phân tích, tác giả đã khuyến nghị các chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án Khu công nghiệp Yên Bình, đồng thời tăng ảnh hưởng của các ngoại tác tích cực đối với nền kinh tế và hạn chế ngoại tác tiêu cực thông qua các chính sách về xúc tiến đầu tư, hỗ trợ đào tạo nghề. Ngoài ra tác giả cũng đề xuất chính sách để ngăn chặn các nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án, giảm thiểu các dự án chậm triển khai thực hiện.
  12. CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc, là một trong những trung tâm kinh tế - giáo dục đào tạo - y tế của Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với diện tích tự nhiên 3.526 km2, dân số: 1.127 ngàn người. Với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2006-2010 bao gồm tăng trưởng kinh tế bình quân 11,11%/năm, GDP bình quân đầu người 17,5 triệu đồng/người/năm 2010; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.200 tỷ VNĐ, tăng bình quân hàng năm 18,7%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%. Giống như nhiều địa phương khác, tỉnh Thái Nguyên đang tích cực thu hút đầu tư trên các lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch vụ. Dự án đầu tư tổ hợp khu công nghiệp- nông nghiệp - dịch vụ - đô thị Yên Bình là một dự án lớn nhất về quy mô sử dụng đất, hiện đang được chính quyền địa phương xúc tiến các thủ tục để bổ sung vào quy hoạch chung của cả nước. Với kỳ vọng khi dự án thực hiện sẽ đem lại một diện mạo mới cho tỉnh về mô hình phát triển công nghiệp, đô thị gắn với phát triển bền vững [5] Trên thực tế ở hầu hết các địa phương, với mục tiêu công nghiệp hóa, đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, song hiện trạng hạ tầng phụ trợ cho phát triển công nghiệp vừa yếu vừa thiếu, mặt khác với kết quả của sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ nên đã phát sinh nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cần phải kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường và di dời ra khỏi khu vực đô thị. Để đáp ứng các yêu cầu trên, cần thiết phải đầu tư xây dựng các khu công nghiệp (KCN ), nhằm đáp ứng yêu cầu mặt bằng kinh doanh và phân bố lại lực lượng sản xuất, đồng thời kiểm soát ô nhiễm môi trường. Với các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng KCN, nhiều dự án đầu tư đã được thực hiện và mang lại hiệu quả rõ nét; Tuy nhiên ở nhiều địa phương, công tác thẩm định các dự án hạ tầng KCN chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới tình trạng chấp thuận đầu tư quá nhiều dự án đầu tư hạ tầng KCN, một số dự án đã đầu tư xong hạ tầng nhưng không có nhà đầu tư thuê mặt bằng, việc thu hồi đất sản xuất nhưng không tạo được việc làm đã tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội vùng dự án, lãng phí tài nguyên đất, ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia.
  13. 2 1.2. Bối cảnh nghiên cứu: Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với đường lối đổi mới kinh tế của Nhà nước Việt Nam, các chính sách về thu hút đầu tư Nhà nước chú trọng, với việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư, cùng với đó là việc ban hành Nghị định số 322-HĐBT Ban hành quy chế Khu chế xuất (KCX) tại Việt Nam; Nghị định 192/CP Ban hành quy chế Khu công nghiệp (KCN ). Với việc ban hành các chính sách trên, các KCN, KCX của Việt Nam được hình thành, tiêu biểu là KCX Tân Thuận. Mục tiêu của việc hình thành các KCN, KCX nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, hỗ trợ dịch vụ sản xuất công nghiệp, đầu tư kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) và được hỗ trợ đầu tư hạ tầng như hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng. 1.2.1. Thực trạng phát triển các KCN 1.2.1.1. Thực trạng phát triển các KCN của cả nước Với việc thực hiện các chính sách về phát triển các KCN đến nay sau 20 năm, các KCN đã có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp, tạo việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, tạo nguồn thu ngân sách của các địa phương có KCN. Tính đến tháng 12/2010 cả nước đã có 260 KCN được thành lập với diện tích tự nhiên 71.300 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt trên 45.000 ha chiếm 65% tổng diện tích tự nhiên; trong đó 171 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích đất tự nhiên 43.580 ha và 89 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng với tổng diện tích đất tự nhiên 25.673 ha. Các KCN của cả nước đã thu hút được 3.900 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 53,6 tỷ USD và 4.664 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 310 ngàn tỉ VNĐ; tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 46%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%. Về tình hình sản xuất kinh doanh: vốn đầu tư thực hiện của các DN có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN đến cuối năm 2010 đã đạt gần 20 tỷ USD, chiếm 37% vốn đầu tư đăng ký, vốn thực hiện của các doanh nghiệp trong nước trong KCN đạt 140.000 tỷ VNĐ, chiếm 45% tổng vốn đầu tư đăng ký; vốn đầu tư thực hiện của các DN phát triển kết cấu hạ tầng KCN đạt khoảng gần 1 tỷ USD và gần 50.000 tỷ VNĐ, chiếm
  14. 3 tương ứng là 35% và 45% so với tổng vốn đăng ký. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN trong năm 2010 đạt doanh thu gần 19 tỷ USD và 25.400 tỷ VNĐ, giá trị nhập khẩu đạt 11,5 tỷ USD, xuất khẩu đạt 19 tỷ USD, nộp ngân sách đạt gần 1,4 tỷ USD; giải quyết việc làm trực tiếp cho 1,6 triệu lao động. Với kết quả phát triển KCN của cả nước nêu trên, nhiều KCN đã thành công trong việc thu hút đầu tư, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song một số KCN do việc xác định nhu cầu đầu tư, năng lực của nhà đầu tư hạ tầng hạn chế, đầu tư thiếu đồng bộ, sử dụng nhiều đất nông nghiệp nên đã dẫn đến tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp thấp, người dân vùng dự án bị mất đất sản xuất song không chuyển đổi được ngành nghề, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao(1) 1.2.1.2. Thực trạng phát triển KCN tỉnh Thái Nguyên Theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; văn bản số 1854/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ Về việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch các KCN tỉnh Thái Nguyên và các quyết định phê duyệt quy hoạch cụm CN của UBND tỉnh Thái Nguyên, định hướng đến năm 2020 Thái Nguyên có 6 KCN với diện tích quy hoạch là 1.420 ha, diện tích các cụm, điểm CN là 710 ha. Hiện nay tỉnh đang đề nghị bổ sung quy hoạch KCN Yên Bình với diện tích 1.212 ha vào quy hoạch KCN của cả nước, nếu được bổ sung thì tổng diện tích quy hoạch các khu - cụm CN của tỉnh đến năm 2020 là 3.342 ha(2). Mặc dù diện tích quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh là rất lớn, song hiện tại tỉnh Thái Nguyên mới có 01 KCN đi vào hoạt động. KCN Sông Công I được thành lập từ năm 1999 với diện tích quy hoạch là 320 ha do Công ty quản lý hạ tầng KCN Sông Công là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư. Do nguồn vốn đầu tư chủ yếu do ngân sách tỉnh và nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư, giá thuê đất và hạ tầng trong KCN do tỉnh quy định với mức ưu đãi rất cao(3), từ năm 2010 trở về trước mức thu từ 3.500 VNĐ-5.000 VNĐ/m2/năm và chưa thu các khoản phí hạ tầng KCN, phí nước thải. Nguồn thu từ tiền thuê đất hàng năm không đủ bù đắp cho hoạt động của Công ty Hạ tầng KCN, với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương từ 9 đến 1 Nguồn: Vụ quản lý các Khu công nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2010 (2) Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020( 2009) (3) 2007, Chương trình kinh tế Fulbright - Xé rào ưu đãi đầu tư của các tỉnh trong điều kiện Phân cấp ở Việt Nam: “Sáng kiến” hay “ Lợi bất cập hại”
  15. 4 10 tỷ VNĐ/năm Công ty quản lý Hạ tầng KCN Sông Công không có khả năng thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Tính đến hết năm 2010 KCN Sông Công mới đầu tư hạ tầng và cho thuê được 70 ha đạt tỷ lệ lấp đầy 33,6%, mặc dù nhu cầu thuê đất sạch của các DN vào KCN Sông Công là rất lớn nhưng do không có quỹ đất sạch nên các DN phải thuê lại đất ngoài KCN hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các địa phương khác. Thái Nguyên với vị trí được xác định là một trong những trung tâm kinh tế của Vùng Trung Du miền núi Bắc Bộ, trong những năm gần đây được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, được khởi công xây dựng từ tháng 11/2009 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012; với lợi thế có hệ thống trường đại học, cao đẳng và dạy nghề với quy mô lớn thứ 3 cả nước, mặt khác các KCN thuộc các địa phương lân cận có lợi thế về hạ tầng giao thông, các hạ tầng phụ trợ thuận lợi hơn hoặc tương tự như Thái Nguyên hiện nay cơ bản đã lấp đầy và với mức giá cao, đây là lợi thế để Thái Nguyên phát triển hạ tầng các KCN thu hút đầu tư(4). Trong các năm qua tỉnh Thái Nguyên đã tích cực xúc tiến đầu tư, nhiều dự án đầu tư hạ tầng KCN được chấp thuận đầu tư, tuy nhiên chính quyền địa phương chưa xem xét một cách cẩn trọng về hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án cũng như các ngoại tác tác động. Với mục tiêu trở thành tỉnh Công Nghiệp vào năm 2020, hiện nay tỉnh đang xem xét chấp thuận đầu tư cho một số dự án đầu tư hạ tầng KCN với quy mô rất lớn, một trong số đó là dự án Đầu tư hạ tầng KCN Yên Bình - Tỉnh Thái Nguyên. 1.3 Giới thiệu dự án đầu tư hạ tầng KCN Yên Bình – Tỉnh Thái Nguyên - Tên dự án: Hạ tầng KCN Yên Bình – tỉnh Thái Nguyên. - Địa điểm đầu tư: Tại Huyện Phổ Yên và Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên - Quy mô đầu tư giai đoạn 1: 500 ha - Tổng mức đầu tư: 2.436 tỷ VNĐ; - Hình thức đầu tư: BOT - Thời gian dự án: 50 năm - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Yên Bình - Nguồn vốn đầu tư: + Vốn chủ sở hữu: 500 tỷ VNĐ (4) Nguồn: Số liệu báo cáo của các BQL KCN Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc năm 2010
  16. 5 + Vốn vay ngân hàng thương mại: 1.636 tỷ VNĐ + Vốn từ tiền thuê đất của nhà đầu tư: 300 tỷ VNĐ - Thời gian đầu tư xây dựng: 4 năm - Hoạt động kinh doanh: Cho các DN sản xuất công nghiệp thuê lại đất đã có hạ tầng, thuê mặt bằng kho bãi; dịch vụ hạ tầng tiện ích trong KCN; xử lý nước thải. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp được lựa chọn và định hướng thu hút đầu tư theo phân khu công nghệ cao, KCN sạch, KCN tập trung gồm: Hàng tiêu dùng CN nhẹ - may mặc; cơ khí chính xác - cơ khí thông thường; thiết bị điện- điện tử- thông tin liên lạc; chế tạo máy - thiết bị linh kiện phương tiện vận tải. Ngoài ra trong KCN các ngành CN địa phương hiện tại đang hoạt động sẽ được quy hoạch, sắp xếp lại thành cụm và hỗ trợ cơ sở hạ tầng để bảo đảm hoạt động thuận tiện. Dự án đang trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét chấp thuận đầu tư và bổ sung quy hoạch các KCN của cả nước đến năm 2020 Để xem xét, đánh giá hiệu quả của việc thu hút đầu tư các dự án hạ tầng KCN nêu trên, cần thiết phải phân tích, đánh giá lợi ích - chi phí của dự án để từ đó xem xét chấp thuận hay không chấp thuận đầu tư, đồng thời đề xuất các chính sách cụ thể cho phát triển hạ tầng KCN Yên Bình nói riêng và các dự án đầu tư hạ tầng khác trên địa bàn. Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề trên là: Dự án KCN Yên Bình có khả thi về mặt tài chính hay không? Dự án có khả thi về mặt kinh tế hay không? Về mặt chính sách công thì nhà nước cần có những can thiệp gì đối với dự án căn cứ vào kết quả phân tích kinh tế và tài chính? 1.4.Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua thẩm định, phân tích lợi ích - chi phí của dự án và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án, tác giả mong muốn đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án để tham gia vào cơ chế chính sách của địa phương, góp phần phản biện đối với việc xem xét chấp thuận đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn; đồng thời đề xuất các kiến nghị về chính sách hỗ trợ thực hiện dự án. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Dự án tổng thể bao gồm đầu tư khu công nghiệp - nông nghiệp - đô thị và dịch vụ, song trực tiếp tác động đến phát triển là hạ tầng KCN do vậy tác giả chỉ tập trung nghiên cứu lợi ích và chi phí của hoạt động đầu tư hạ tầng KCN Yên Bình về mặt tài chính và kinh tế.
  17. 6 Ngoài yếu tố tác động về mặt kinh tế, dự án còn có các tác động về mặt xã hội, môi trường, kỹ năng lao động, liên kết kinh tế, song do phạm vi đánh giá rộng, nguồn dữ liệu và thời gian hoàn thành còn hạn chế nên tác giả không đề cập trong nội dung báo cáo luận văn. 1.6. Kết cấu của luận văn: Luận văn được chia thành 05 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu. Nội dung của chương này bao gồm phần đặt vấn đề, bối cảnh chính sách, giới thiệu dự án đầu tư hạ tầng KCN Yên Bình, câu hỏi nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu, mục tiêu của nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chương 2: Khung phân tích Phương pháp xác định các lợi ích - chi phí tài chính, kinh tế của dự án khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang sử dụng cho sản xuất công nghiệp, thông qua các dữ liệu thống kê để xác định các thông số lợi ích ròng/ha đất nông nghiệp, lợi ích ròng của sản xuất CN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở cho việc tính toán và giả định các thông số của dự án. Chương 3 Lợi ích và chi phí của dự án. Chương này bao gồm các thông số của dự án, phân tích lợi ích tài chính, kinh tế, phân tích rủi ro của dự án. Chương 4: Các nội dung phân tích và bình luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Đây là chương cuối của luận văn. Nội dung của chương này bao gồm phần tóm tắt của toàn bộ nội dung luận văn và nêu ra các giải pháp đề xuất chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư hạ tầng, các chính sách ưu đãi nếu cho thấy dự án có hiệu quả về kinh tế, song chưa hiệu quả về tài chính hoặc để bảo đảm hiệu quả kinh tế nhà nước cần can thiệp về mặt chính sách. Một số giới hạn trong quá trình nghiên cứu cũng được đề cập trong phần này.
  18. 7 CHƯƠNG 2: KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH 2.1. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiệu quả tài chính dự án: Hoạt động kinh doanh hạ tầng các KCN được thực hiện thông qua việc đầu tư hạ tầng KCN để cho các DN sản xuất CN thuê lại đất đã có hạ tầng để sản xuất kinh doanh, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như điện chiếu sáng, môi trường, hạ tầng giao thông, xử lý nước thải, kho bãi. Các khoản chi phí đầu tư bao gồm: chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư; san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ, điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước và xử lý nước thải; chi phí vận hành bao gồm các khoản chi phí quản lý, điện nước, tiền thuê đất, phí duy tu bảo dưỡng, vận hành. Doanh thu chủ yếu của hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN bao gồm doanh thu từ hoạt động cho DN thuê lại đất, thông thường khoản thuê này được áp dụng theo hai hình thức DN thuê đất trả 1 lần trong 50 năm hoặc trả tiền thuê đất hàng năm; doanh thu từ phí hạ tầng - phí xử lý nước thải, khoản thu này để chi cho công việc vận hành các tiện tích công cộng trong KCN; doanh thu từ hoạt động cho thuê kho bãi. Quá trình phân tích tài chính dự án được thực hiện gồm hai bước chính. Thứ nhất, phân tích lợi ích và chi phí tài chính theo mô hình chiết khấu ngân lưu. Bước này sẽ ước lượng lợi ích ròng mà dự án mang lại cho chủ dự án và các bên tham gia tài trợ vốn vay cho dự án bằng cách xem xét tất cả các khoản thu, chi tài chính tức là ước lượng ngân lưu vào và ngân lưu ra về mặt tài chính trong vòng đời dự kiến của dự án. Đó là dòng tiền cuối cùng trong dự án thuộc về chủ sở hữu và chủ nợ. Trong dự án hạ tầng KCN Yên Bình, ngân lưu vào bao gồm tiền cho thuê lại đất để xây dựng nhà máy, tiền thuê kho bãi, phí hạ tầng, phí xử lý nước thải; ngân lưu ra bao gồm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí bảo trì, tiền thuê đất, thuế TNDN. Tại thời điểm lựa chọn đề tài dự án đang ở giai đoạn trình duyệt báo cáo đầu tư, dự kiến triển khai trong năm 2011, vì vậy đề tài lựa chọn năm gốc là năm 2011 để phân tích nghiên cứu. Về mặt tài chính, đề tài được xem xét trên hai quan điểm: (A)-Quan điểm tổng đầu tư của dự án. Mối quan tâm của các tổ chức tài trợ vốn là xác định hiệu quả tổng thể của dự án nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn vay theo nhu cầu của dự án.
  19. 8 A= Quan điểm tổng đầu tư = Lợi ích tài chính trực tiếp – Chi phí tài chính trực tiếp – Chi phí cơ hội các tài sản hiện có. B= Quan điểm chủ đầu tư, cũng như tổ chức tài trợ, chủ đầu tư xem xét mức thu nhập ròng tăng lên của họ từ dự án so với trường hợp không có dự án, chủ đầu tư xem xét những khoản mất đi khi thực hiện dự án là chi phí. Khác với ngân hàng, chủ đầu tư cộng khoản vay ngân hàng như là khoản thu tiền mặt và khoản trả gốc và lãi cho ngân hàng như là khoản chi tiền mặt. Quan điểm chủ đầu tư B = A + Vốn vay - trả nợ gốc và lãi vay. Tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư được áp dụng là chỉ tiêu NPV và IRR của dự án. NPV là giá trị hiện tại ròng hay hiện giá ròng của dự án. Đó là giá trị hiện tại ròng của dòng tiền n CFt nhận được trừ đi chi phí đầu tư NPV    C0 t 1 (1  r ) t CFt: Ngân lưu ròng kỳ vọng vào năm t C0: Chi phí đầu tư ban đầu r: Suất chiết khấu, hay mức sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư yêu cầu. Tiêu chí để quyết định thực hiện dự án là NPV lớn hơn hoặc bằng không IRR là suất sinh lợi nội tại của dự án, đó là mức chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của đầu tư bằng không. Tiêu chí để quyết định thực hiện dự án là IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí vốn r của dự án . Kết quả phân tích lợi ích và chi phí của bước xác định ngân lưu của dự án sẽ giúp trả lời câu hỏi, dự án có khả thi về mặt tài chính? Mà đề tài đã đặt ra. Bước thứ hai được áp dụng là các công cụ phân tích rủi ro, phân tích độ nhạy để phân tích tính bền vững về tài chính của dự án dựa trên các kết quả phân tích nêu trên. Dựa vào phương pháp này, những nguyên nhân dẫn đến sự bền vững hoặc không bền vững được xác định để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện mô hình. Thông thường trong quá trình phân tích, đa số các thông số có ảnh hưởng tới kết quả thẩm định đều có mức độ không chắc chắn. Do vậy, các kết quả thẩm định cũng mang tính không chắc chắn. Để hạn chế các yếu tố thay đổi này, dự án được thẩm định theo cách (i) Giả định các biến cố xẩy ra đúng như kỳ vọng (ii) Tiến hành phân tích rủi ro bằng cách đánh giá tác động của những thay đổi thông số dự án ảnh hưởng tới kết quả thẩm định. Đối với các biến số thay đổi, ta xác định được các giá trị mà biến số có thể nhận được trong tương lai, nhưng không biết được xác suất mà các biến số này xảy ra, cách thức giải quyết là sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Phân tích độ nhạy kiểm định độ nhạy của một kết quả dự án như NPV,
  20. 9 IRR theo các thay đổi giá trị của một biến số mỗi lần, phương pháp này cho phép kiểm định xem biến nào có tầm quan trọng như là nguồn gốc của rủi ro. Đối với các biến số rủi ro, để xác định được các giá trị mà các biến số có thể nhận được trong tương lai cũng như xác suất có thể xẩy ra của các giá trị này, chúng ta thực hiện phân tích mô phỏng Monte Carlo. Phương pháp này có tính các phân phối xác suất khác nhau với các miền giá trị khác nhau cho các biến số của dự án, kết quả sẽ tạo ra một phân phối xác suất cho các kết quả của dự án (Ngân lưu, NPV của dự án) thay vì những giá trị ước tính đơn lẻ. Toàn bộ các tính toán trên sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm microsoft excel 2007 và crystal ball 2.2. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án: Quá trình phân tích kinh tế được thực hiện dựa trên hai bước chính. Thứ nhất, là phân tích lợi ích - chi phí kinh tế theo mô hình chiết khấu ngân lưu, phương pháp này sẽ ước tính lợi ích kinh tế ròng mà dự án mang lại cho nền kinh tế bằng cách xem xét tất cả các lợi ích và chi phí của dự án đối với nền kinh tế bao gồm cả những lợi ích và chi phí không được phản ánh bằng các khoản thu và chi tài chính thực, những lợi ích mà nền kinh tế nhận được, cũng như các chi phí cơ hội do nguồn lực xã hội đang được sử dụng cho các mục đích khác bị mất đi trong vòng đời dự án. Hiệu số giữa ngân lưu kinh tế vào và chi phí kinh tế là ngân lưu kinh tế ròng của dự án [7]. Đối với dự án đầu tư hạ tầng KCN, sản phẩm hàng hóa của dự án là quyền sử dụng đất, với đặc điểm đất đai là hàng hóa phi ngoại thương, cung hoàn toàn không co giãn, diện tích đất chuyển sang cho dự án bắt buộc phải lấy đi từ mục đích sử dụng đất trước khi có dự án, do vậy việc định giá đất phải dựa vào các phương pháp gián tiếp thông qua khả năng sinh lời của dự án do đất đai tạo ra. Nếu thị trường là hoàn hảo thì tiền thuê đất chính là giá kinh tế của đất (Đối với đất nông nghiệp là tiền thuê đất hay địa tô) đối với mục đích sử dụng đất khi chưa có dự án, tiền cho thuê đất của DN đầu tư hạ tầng KCN chính là giá kinh tế của đất; song trên thực tế thị trường đất đai là không hoàn hảo do nhiều nguyên nhân trong đó có sự trợ cấp của Nhà nước thông qua định mức giá thuê đất thấp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng nên rất khó có thể ước tính được giá đất [1]. Nghiên cứu chi phí - lợi ích của các KCN - khu chế xuất trường hợp của Malaysia đã cho rằng do các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của các nước như hỗ trợ về hạ tầng, trợ cấp thuế, giá điện, tiền thuê đất cho các DN đầu tư hạ tầng cũng như các DN sản xuất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0