intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận văn là phân tích lợi ích của người dân khi tham gia THT, thông qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt hiệu quả kinh tế của các mô hình THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ NGUYỄN VĂN SỸ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN KHI THAM GIA TỔ HỢP TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------- NGUYỄN VĂN SỸ PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN KHI THAM GIA TỔ HỢP TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” là được nghiên cứu bởi riêng cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Đăng Thụy. Dữ liệu được thu thập một cách khách quan, các tài liệu trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Văn Sỹ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DAH MỤC BÀNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ..........................................................................................4 CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................................5 2.1. LÝ THUYẾT VỀ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...................................................5 2.1.1. Hộ và hộ gia đình nông thôn..............................................................................5 2.1.2. Thu nhập của hộ nông dân .................................................................................6 2.1.3. Kinh tế nông hộ .................................................................................................7 2.2. LÝ THUYẾT VỀ TỔ HỢP TÁC .............................................................................8 2.2.1. Tổ hợp tác ..........................................................................................................8 2.2.2. Đặc điểm tổ hợp tác ...........................................................................................9 2.3. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT ....................................................12 2.3.1.Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất ...........................................12
  5. 2.3.2. Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất. ...............................................13 2.3.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí ...................................................14 2.3.4. Hành vi tối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận ...............................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................22 CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................23 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................23 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH ...........................................................................................23 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................................24 3.2.1. Biến phụ thuộc .................................................................................................26 3.2.2. Các biến độc lập...............................................................................................26 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................................28 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ................................................................................................28 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................29 CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................30 4.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TỔ HỢP TÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN ...............................................................................................30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................30 4.1.2. Tình hình hoạt động của các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận ................32 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ..............................................................35 4.2.1. Đặc điểm chủ hộ gia đình ................................................................................35 4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình .......................................................................................37 4.2.3. Hỗ trợ vốn ........................................................................................................37 4.3. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT THEO THAY ĐỔI THU NHẬP ..........38 4.4. KẾT QUẢ HỒI QUY .............................................................................................42 4.4.1. Kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trong mô hình .......................................42 4.4.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi thu nhập của hộ gia đình ......................................................................................................................43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..............................................................................................45 CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................46 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .....................................................................46
  6. 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................46 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH..........................................................................................46 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC SỐ LIỆU
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BVTV: Bảo vệ thực vật CSXH: Chính sách xã hội ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HTX: Hợp tác xã NĐ: Nghị định NH: Ngân hàng NH CSXH: Ngân hàng chính sách xã hội NN: Nông nghiệp NN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn THT: Tổ hợp tác TT: Thông tư UBND: Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các biến trong mô hình 25 Bảng 4.1: Giới tính chủ hộ 35 Bảng 4.2: Dân tộc chủ hộ 36 Bảng 4.3: Tuổi, Học vấn chủ hộ 36 Bảng 4.4: Đặc điểm hộ gia đình 37 Bảng 4.5: Tham gia THT theo giới tính 38 Bảng 4.7: Tham gia THT theo dân tộc 38 Bảng 4.8: Tham gia THT theo tuổi 39 Bảng 4.9: Tham gia THT theo học vấn 39 Bảng 4.10: Tham gia THT theo qui mô hộ 40 Bảng 4.11: Tham gia THT theo tỷ lệ phụ thuộc 40 Bảng 4.12: Tham gia THT theo hỗ trợ vốn 41 Bảng 4.13: Tham gia THT theo thay đổi thu nhập 41 Bảng 4.14: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 42 Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình 43
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Khung phân tích 22 Hình 4.1: Bản đồ huyện Vĩnh Thuận 29 Biểu đồ 4.1: Phân loại các mô hình THT 32 Biểu đồ 4.2: Số lượng THT theo địa bàn 33 Biểu đồ 4.3: Thống kê số lượng hỗ trợ 34 Biểu đồ 4.4: Thống kê số THT do hội đoàn thể quản lý 35 Biểu đồ 4.5: Hỗ trợ vốn 37
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm qua, phong trào KTTT của huyện Vĩnh Thuận có bước phát triển đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các mô hình THT trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Các THT ngày càng hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực, hộ tham gia THT đã đạt mức thu nhập và hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ không tham gia. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả chọn mẫu khảo sát gồm 120 hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, trong đó có 60 hộ tham gia THT và 60 hộ không tham gia THT. Phân tích hồi Binary Logistic xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập. Kết quả hồi quy cho thấy, có 6 trong 6 biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình gồm giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, qui mô hộ gia đình, tham gia THT và hỗ trợ vốn, trong đó biến quan trong tham gia THT có tác động mạnh nhất làm tăng khả năng thu nhập của hộ gia đình. Chưa có thể khẳng định có hay không sự ảnh hưởng của các biến dân tộc chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc đến sự thay đổi thu nhập củ hộ. Từ kết quả nêu trên, tác giả đã đề ra các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các mô hình THT, mặt khác thu hút ngày nhiều hộ gia đình tham gia THT, thông qua đó nhằm giúp các hộ gia đình giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, ổn định đầu ra, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ gia đình.
  11. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Liên kết trong sản xuất, kinh doanh được coi là một mô hình giúp hộ gia đình nông dân nói riêng, người nghèo nói chung liên kết lại với nhau để trụ vững trong kinh tế thị trường, đồng thời đây là một hiệp thương khách quan do nhu cầu liên kết cùng có lợi của những người sản xuất hàng hóa. Tuy bước đi, hình thức giữa các nước có khác nhau nhưng chung quy lại là Chính phủ các quốc gia đều mong muốn tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy các mô hình liên kết sản xuất phát triển. Kiên Giang là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2; hơn 573.000 ha đất nông nghiệp; dân số hơn 1,8 triệu người, với hơn 73% dân số sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Để đảm bảo phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tăng cường liên doanh, liên kết và sự tham gia của “04 nhà” và nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp. Trong đó chỉ đạo, phối hợp để tăng cường liên kết vùng theo Quyết định số 593/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và sự tham gia của “04 nhà” trong từng ngành hàng sản phẩm. Đồng thời, tăng cường liên kết và nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng, trong đó cần củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc. Không ngừng xây dựng và nâng cấp chuỗi khép kín nhằm xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, tiến đến hình thành thương hiệu hàng hóa. Vĩnh Thuận là một huyện nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên trên 39.473,79 ha, là huyện có vị trí địa lý thuận lợi và có tiềm năng lớn về nông nghiệp. Số người tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm trên 80% tổng
  12. 2 dân số của huyện. Trong những năm qua, số lượng THT trong toàn huyện được nâng lên, hoạt động của THT có khuynh hướng phát triển bền vững hơn, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội cho địa phương. Chính quyền địa phương đã tổ chức hướng dẫn xây dựng các mô hình THT và tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật, giúp đỡ hộ xã viên tăng năng lực sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng cao, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tư thương ép giá, mở rộng thị trường... Tuy nhiên, các mô hình THT vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như THT sản xuất hoạt động vẫn còn nặng hình thức, chưa chủ động trong công tác quản lý và hoạt động, còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, vẫn còn một số Tổ kinh tế hợp tác thành lập chủ yếu để vay vốn hoặc trông chờ được đầu tư vốn xây dựng mô hình. Trình độ quản lý, điều hành của Ban Lãnh đạo THT còn hạn chế, chưa được đào tạo, nên trong tổ chức điều hành hoạt động còn lúng túng, hiệu quả mang lại chưa cao. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Phân tích lợi ích của người dân khi tham gia tổ hợp tác trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn thạc sĩ. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là phân tích lợi ích của người dân khi tham gia THT, thông qua đó, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt hiệu quả kinh tế của các mô hình THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện các mục tiêu chung, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi thu nhập của hộ gia đình, tham gia các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang .
  13. 3 Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình THT, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Luận văn cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thay đổi thu nhập của hộ gia đình tham gia các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay? Câu hỏi 3: Chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hính THT, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợi ích của người dân khi tham gia các THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu, luận văn nghiên cứu lợi ích của người dân tham gia các mô hình THT thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Về không gian nghiên cứu, luận văn được thực hiện nghiên cứu đối với các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Về thời gian nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo của UBND huyện Vĩnh Thuận, Phòng NN&PTNT trong giai đoạn 2013– 2016. Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình tham gia THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận trong tháng 12/2016.
  14. 4 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày các khái niệm về hộ, nông hộ, tổ hợp tác, thu nhập, kinh tế nông hộ; các lý thuyết kinh tế học; các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương này trình bày khung phân tích, nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động của các tổ hợp tác. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình tham gia THT trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mô hình THT, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của đề tài và tìm ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  15. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. LÝ THUYẾT VỀ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN 2.1.1. Hộ và hộ gia đình nông thô Hộ có nhiều định nghĩa khác nhau bởi nhiều tác giả. Theo như giáo trình kinh tế phát triển nông thôn có trích dẫn thì tác giả Martin (1988) có định nghĩa, hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex (Luân Đôn - Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”. Từ đó, có thể hiểu hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng huyết tộc, cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập và ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung. Hộ gia đình nông thôn được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh. Nông hộ cũng có thể được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn (Trần Văn Hiền, 2014). Nông hộ là các hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao (Theo Ellis, 1988).
  16. 6 2.1.2. Thu nhập của hộ nông dân Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay là các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm. Thu nhập là phần nông hộ thu được sau quá trình sản xuất, bao gồm nhiều nguồn thu khác nhau. Thu nhập của hộ nông dân cũng được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện (Trần Văn Hiền, 2014). Thu nhập của hộ nông dân có thể chia thành 3 loại gồm thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập khác. Thu nhập nông nghiệp: Thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thu nhập phi nông nghiệp: Thu nhập phi nông nghiệp là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí…. Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom. Thu nhập khác: Là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu bất thường khác. Thu nhập của hộ nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống, nâng cao dân trí, quyết định đến quy mô sản xuất của nông hộ. Nó là nguồn lực để chi tiêu cho mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của mỗi nông hộ, mỗi người như lương thực thực phẩm, y tế, giáo dục. Mỗi thành viên sẽ có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, các dịch vụ thông tin truyền thông. Với những hộ nông dân có thu cập cao, các hộ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn các loại hình sản xuất nông nghiệp, cũng như qui mô sản xuất của họ.
  17. 7 Ngoài ra, thu nhập là thước đo mức sống, khả năng sẵn sàng tiêu dùng của mỗi hộ nông dân đối với kinh tế thị trường. 2.1.3. Kinh tế nông hộ Theo Ellis (1988) thì kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường ở 3 yếu tố: đất đai, lao động và vốn: Kinh tế nông hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một ngân sách, ở chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ đưa ra. Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ các đặc điểm: Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất. Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân. Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động). Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp. Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra. Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường (Trần Văn Hiền, 2014).
  18. 8 Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hóa ấy hộ nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường. Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp có mục tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc không đủ sức để sản. xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và miệng ăn). Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường, tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp” có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định. Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng Người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân. 2.2. LÝ THUYẾT VỀ TỔ HỢP TÁC 2.2.1. Tổ hợp tác Hợp tác và liên kết trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua bán hàng hóa nông sản, tăng khả năng tiếp
  19. 9 cận thị trường là xu hướng tất yếu đã được khẳng định ở nhiều nước trên thế giới. Chưa những có khái niệm cụ thể cho THT. Cơ sở để xác định tổ hợp tác dựa vào Bộ luật dân sự năm 2015 và nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của THT. Căn cứ vào điều 111 Bộ luật dân sự năm 2005, thì pháp luật quy định về tổ hợp tác như sau: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. Theo đó, có thể hiểu THT là sự kết nhóm của từ 3 cá nhân trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi ích và cùng chịu trách nhiệm (BLDS Ðiều 111 khoản 1 và Ðiều 112). Trên thực tế, tổ hợp tác hình thành từ sự thoả thuận giữa những người có cùng nghề nghiệp nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp, nhằm tập họp các nỗ lực của cá nhân, tạo thành nỗ lực chung để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp đó với hiệu quả cao hơn so với trường hợp cá nhân hoạt động riêng lẻ. Có thể coi THT như là một nhân vật pháp lý nằm giữa pháp nhân và nhóm thực tế trong lĩnh vực kinh tế. 2.2.2. Đặc điểm tổ hợp tác Tổ hợp tác có những đặc điểm như sau: Về hợp đồng hợp tác: Đối với hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây: - Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác. - Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên. - Mức đóng góp tài sản, nếu có. - Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên. - Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi THT. - Điều kiện chấm dứt THT. - Các thỏa thuận khác.
  20. 10 Về tổ viên THT: Tổ viên THT là các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quyền và nghĩa vụ của tổ viên THT do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật ( thỏa thuận không được trái pháp luật). THT có quyền giao kết hợp đồng lao động với người không phải là tổ viên để thực hiện những công việc nhất định. Đại diện của THT trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra. Tổ trưởng THT có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ. Giao dịch dân sự do người đại diện của THT xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của THT theo quyết định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả THT. Về tài sản của THT: Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung là tài sản của THT. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của THT theo phương thức thảo thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý. Về chấm dứt THT: Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác. - Mục đích của việc hợp tác đã đạt được. - Các tổ viên thảo thuận chấm dứt THT. Trong trường hợp chấm dứt, THT phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác. THT chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định. Khi chấm dứt, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ của tổ; nếu tài sản của tổ không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự 2005. Trong trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản của tổ vẫn còn thì được chia cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2