Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích năng lực cạnh tranh - Nghiên cứu so sánh tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vận dụng khoa học quản lý kinh tế để phân tích và so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh thành ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích năng lực cạnh tranh - Nghiên cứu so sánh tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH HỒ NGỌC HẠNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TỈNH KIÊN GIANG VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƢ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH HỒ NGỌC HẠNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH: NGHIÊN CỨU SO SÁNH TỈNH KIÊN GIANG VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƢ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Phân tích năng lực cạnh tranh: nghiên cứu so sánh tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư” được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và kết quả nghiên cứu này là trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Kiên Giang, ngày 10 tháng 08 năm 2017 Học viên Đinh Hồ Ngọc Hạnh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin ghi ơn Quý thầy, cô trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và giáo viên hướng dẫn tận tâm giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy, cô Trường Cao đẳng cộng đồng Kiên Giang, đồng nghiệp, cùng gia đình đã ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thêm nghị lực hoàn thành quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Đinh Hồ Ngọc Hạnh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................2 1.4. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................3 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................. 3 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 1.7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .................5 2.1. Lý thuyết về cạnh tranh ...................................................................................5 2.1.1. Cạnh tranh là gì? ............................................................................... 5 2.1.2. Đặc trưng cơ bản của cạnh tranh ...................................................... 6 2.1.3. Các hình thức cạnh tranh .................................................................. 7 2.1.4. Vai trò của cạnh tranh ..................................................................... 11 2.2. Năng lực cạnh tranh ......................................................................................12 2.2.1. Khái quát năng lực cạnh tranh ........................................................ 12 2.2.2. Phân loại năng lực cạnh tranh ........................................................ 14
- 2.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan ...........................................................17 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................20 3.1. Đo lường năng lực cạnh tranh .....................................................................20 3.1.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ..................................... 20 3.1.2. Đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh của Kiên Giang ................... 21 3.2. Khung phân tích so sánh năng lực cạnh tranh............................................22 3.2.1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của Kiên Giang................... 22 3.2.2. Mô tả khung phân tích .................................................................... 22 3.2.3. Khung so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh ..................................... 23 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................26 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Kiên Giang ..............26 4.1.1. Vị trí địa lý của Kiên Giang ........................................................... 26 4.1.2. Điều kiện tự nhiên của Kiên Giang () ............................................. 27 4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên của Kiên Giang () ...................................... 28 4.1.4. Dân số, mật độ dân số của Kiên Giang .......................................... 30 4.1.5. Lực lượng lao động của Kiên Giang .............................................. 32 4.1.6. Cơ sở hạ tầng của Kiên Giang () ..................................................... 33 4.1.7. Định hướng nhân lực của Kiên Giang ............................................ 34 4.1.8. Tiếp cận nguồn lực của Kiên Giang ............................................... 35 4.2. PCI của Kiên Giang và một số tỉnh thành giai đoạn 2012-2016 .................36 4.2.1. Các chỉ số PCI thành phần giai đoạn 2012-2016 ........................... 36 4.2.2. PCI Kiên Giang và một số địa phương từ 2012-2016 .................... 56 4.2.3. Kết quả và những tồn tại hạn chế ................................................... 59 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................62 1. KẾT LUẬN .............................................................................................................62 2. KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 01 KỊCH BẢN PHỎNG VẤN
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh SWOT Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TP. Thành phố USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Phân tích SWOT cho yếu tố vị trí địa lý ..........................................................27 Bảng 2. Phân tích SWOT cho yếu tố tự nhiên ..............................................................27 Bảng 3. Phân tích SWOT cho yếu tố tài nguyên ...........................................................30 Bảng 4. Phân tích SWOT cho yếu tố dân số .................................................................31 Bảng 5. Phân tích SWOT cho yếu tố lao động ..............................................................32 Bảng 6. Phân tích SWOT cho yếu tố cơ sở hạ tầng ......................................................34 Bảng 7. Phân tích SWOT cho yếu tố định hướng nhân lực ..........................................35 Bảng 8. Phân tích SWOT cho yếu tố tiếp cận nguồn lực ..............................................36 *** Biểu đồ 1. Tài nguyên đất của Kiên Giang ...................................................................28 Biểu đồ 2. Dân số Kiên Giang .......................................................................................30 Biểu đồ 3. Mật độ dân số Kiên Giang ...........................................................................31 Biểu đồ 4. Lực lượng lao động Kiên Giang ..................................................................32 Biểu đồ 5. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Kiên Giang .....................................36 Biểu đồ 6. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Kiên Giang và một số tỉnh .............37 Biểu đồ 7. Biến động chỉ số chi phí gia nhập thị trường của KG và một số tỉnh..........37 Biểu đồ 8. Biến động chỉ số chi phí gia nhập thị trường của KG và một số TP lớn .....38 Biểu đồ 9. Chỉ số tiếp cận đất đai của Kiên Giang ........................................................38 Biểu đồ 10. Chỉ số tiếp cận đất đai của Kiên Giang và một số tỉnh ..............................39 Biểu đồ 11. Biến động chỉ số tiếp cận đất đai của Kiên Giang và một số tỉnh .............39 Biểu đồ 12. Biến động chỉ số tiếp cận đất đai của Kiên Giang và một số TP lớn ........40 Biểu đồ 13. Chỉ số minh bạch và tiếp cận thông tin của Kiên Giang ...........................41 Biểu đồ 14. Chỉ số minh bạch và tiếp cận thông tin của Kiên Giang và một số tỉnh ....41 Biểu đồ 15. Biến động chỉ số minh bạch và tiếp cận thông tin của Kiên Giang và một số tỉnh ............................................................................................................................42 Biểu đồ 16. Biến động chỉ số minh bạch và tiếp cận thông tin của Kiên Giang và một số TP lớn ........................................................................................................................42 Biểu đồ 17. Chỉ số Chi phí thời gian của Kiên Giang ...................................................43 Biểu đồ 18. Chỉ số Chi phí thời gian của Kiên Giang và một số tỉnh ...........................43
- Biểu đồ 19. Biến động chỉ số chi phí thời gian của Kiên Giang và một số tỉnh ...........44 Biểu đồ 20. Biến động chỉ số chi phí thời gian của Kiên Giang và một số TP lớn.......44 Biểu đồ 21. Chỉ số Chi phí không chính thức của Kiên Giang .....................................45 Biểu đồ 22. Chỉ số Chi phí không chính thức của Kiên Giang và một số tỉnh .............45 Biểu đồ 23. Biến động chỉ số chi phí không chính thức của KG và một số tỉnh ..........46 Biểu đồ 24. Biến động chỉ số chi phí không chính thức của KG và một số TP lớn......46 Biểu đồ 25. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của Kiên Giang ...........................................47 Biểu đồ 26. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng của Kiên Giang và một số tỉnh....................47 Biểu đồ 27. Biến động chỉ số cạnh tranh bình đẳng của KG và một số tỉnh.................48 Biểu đồ 28. Biến động chỉ số cạnh tranh bình đẳng của KG và một số TP lớn ............48 Biểu đồ 29. Chỉ số năng động và tiên phong của lãnh đạo của Kiên Giang .................49 Biểu đồ 30. Chỉ số năng động và tiên phong của lãnh đạo của KG và một số tỉnh ......49 Biểu đồ 31. Biến động chỉ số tính năng động của Kiên Giang và một số tỉnh .............50 Biểu đồ 32. Biến động chỉ số tính năng động của Kiên Giang và một số TP lớn .........50 Biểu đồ 33. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang ................................51 Biểu đồ 34. Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Kiên Giang và một số tỉnh ........51 Biểu đồ 35. Biến động chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN của Kiên Giang và một số tỉnh ........52 Biểu đồ 36. Biến động chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN của Kiên Giang và một số TP lớn....52 Biểu đồ 37. Chỉ số Đào tạo lao động của Kiên Giang...................................................53 Biểu đồ 38. Chỉ số Đào tạo lao động của Kiên Giang và một số tỉnh ...........................53 Biểu đồ 39. Biến động chỉ số đào tạo lao động của Kiên Giang và một số tỉnh ...........54 Biểu đồ 40. Biến động chỉ số đào tạo lao động Kiên Giang và một số TP lớn .............54 Biểu đồ 41. Chỉ số Thiết chế pháp lý của Kiên Giang ..................................................55 Biểu đồ 42. Chỉ số Thiết chế pháp lý của Kiên Giang và một số tỉnh ..........................55 Biểu đồ 43. Biến động chỉ số thiết chế pháp lý của Kiên Giang và một số tỉnh ...........56 Biểu đồ 44. Biến động chỉ số thiết chế pháp lý của Kiên Giang và một số TP lớn ......56 Biểu đồ 45. PCI của Kiên Giang 2012-2016 .................................................................57 Biểu đồ 46. PCI của Kiên Giang và một số tỉnh 2012-2016 .........................................57 Biểu đồ 47. Biến động PCI của Kiên Giang và một số tỉnh ..........................................58 Biểu đồ 48. Biến động PCI của Kiên Giang và một số TP lớn .....................................58
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. Thang đo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ..................................................21 Hình 2. Thang đo chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Kiên Giang .....................................21 Hình 3. Năng lực cạnh tranh của Kiên Giang ...............................................................22 Hình 4. Khung so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của Kiên Giang và các tỉnh ...........23 Hình 5. Bản đồ Kiên Giang ...........................................................................................26
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu về “Phân tích năng lực cạnh tranh: nghiên cứu so sánh tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư” được phân tích từ nguốn số liệu thứ cấp thu thập tại Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Kiên Giang và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) từ năm 2012 đến 2016 và nguồn thông tin, tư vấn từ các chuyên gia. Số liệu thứ cấp được trích lọc từ các niêm giám thống kê từ Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Kiên Giang, và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID), website của VCCI http://www.pcivietnam.org/du-lieu-pci-c16.html Qua đó tổng hợp và số hoá các thông tin thành dữ liệu để phân tích, thống kê và mô tả kết quả phân tích với sự trợ giúp của một số phần mềm máy tính: Excel, SPSS. Bên cạnh là sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm và thực tiễn với các cuộc phỏng vấn, toạ đàm… Kết quả luận văn đã tổng hợp và đưa ra tương đối đầy đủ cơ sở lý thuyết làm nền tảng; Phân tích các thành phần cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh và so sánh các thành phần này với các địa phương lân cận, các thành phố lớn để tìm ra sự khác biệt giữa các địa phương với Kiên Giang. Đồng thời cũng xây dựng được khung phân tích các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Kiên Giang và tổng hợp, phân tích các yếu tố này. Qua quá trình thực hiện đã tìm ra được các thế mạnh, hạn chế, cơ hội và nguy cơ của các yếu tố ảnh hưởn đến năng lực cạnh tranh của Kiên Giang. Đồng thời so sánh, phân nhóm các chỉ số năng lực cạnh tranh thành phần: tăng, giảm giữ vị trí thứ hạng. Cuối cùng đã xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Kiên Giang gồm có: 04 giải pháp cho các nhân tố ảnh hưởng đến
- năng lực cạnh tranh của Kiên Giang và với các chỉ số PCI thành phần đã phân nhóm: Đối với các chỉ số thành phần tăng thứ hạng (1) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 03 giải pháp (2) Cạnh tranh bình đẳng 01 giải pháp (3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin 03 giải pháp (4) Chi phí không chính thức 04 giải pháp Đối với chỉ số thành phần giữ thứ hạng (1) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 03 giải pháp Đối với các chỉ số thành phần giảm thứ hạng (1) Chi phí gia nhập thị trường 03 giải pháp (2) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định 04 giải pháp (3) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 02 giải pháp (4) Thiết chế pháp lý 02 giải pháp (5) Đào tạo lao động 03 giải pháp
- 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, vào năm 2005 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) thực hiện việc nghiên cứu đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên nhân một số tỉnh, thành phố phát triển năng động, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế hơn các địa phương khác. Trên cơ sở đó, các tỉnh thành có thể đưa ra được các chính sách để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế tư nhân tạo động cơ thúc đẩy địa phương mình phát triển. Từ năm 2006, chỉ số PCI được công bố định kỳ hàng năm bao gồm: điểm số chung về PCI, điểm số từng thành phần và thứ hạng trong 63 tỉnh thành của cả nước. PCI được xem là kênh thông tin hiệu quả giúp chính quyền các tỉnh, thành phố nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. PCI mang đến cho nhà đầu tư hay doanh nghiệp đang cân nhắc đầu tư hoặc mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam, một bức tranh tương đối đầy đủ về môi trường kinh doanh địa phương từ góc nhìn của chính các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại đây. Trong những năm qua, Kiên Giang luôn chú trọng đến cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành bộ máy hành chính các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp hoạt động góp phần tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Theo đánh giá xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI cho thấy Kiên Giang là địa phương có điểm số và thứ hạng khá cao, nằm trong nhóm tốt. Năm 2013, Kiên Giang đạt 63,55 điểm xếp hạng 3 trong 63 tỉnh, thành (xếp thứ I ĐBSCL), năm 2014 Kiên Giang đạt
- 2 61,1 điểm, giảm 8 bậc xếp vị trí thứ 9 trong số 63 tỉnh, thành (đứng vị trí thứ 3 ĐBSCL), đến năm 2015 đạt 60,71 điểm giảm 2 bậc, xếp vị trí thứ 13 cả nước (1). Như vậy, sau thời gian nghiên cứu, đánh giá, công bố các chỉ số PCI và nổ lực của Kiên Giang để cải thiện chỉ số này thì môi trường kinh doanh và đầu tư có được cải thiện hay không? So với các địa phương khác lân cận thì như thế nào? Có phải tỉnh có chỉ số PCI cao thì khả năng thu hút đầu tư cao hơn các tỉnh khác không? Và các yếu tố khác như: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thị trường… có tác động như thế nào đến thu hút đầu tư vào Kiên Giang? đề tài “Phân tích năng lực cạnh tranh: nghiên cứu so sánh tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận nhằm nâng cao năng lực thu hút đầu tư” là cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu vận dụng khoa học quản lý kinh tế để phân tích và so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh thành ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích năng lực cạnh tranh tỉnh Kiên Giang và so sánh năng lực cạnh tranh của tỉnh Kiên Giang với năng lực cạnh tranh của các địa phương lân cận như: Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa phương cụ thể là tỉnh Kiên Giang. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các thành phần đo lường năng lực cạnh tranh của Kiên Giang so với các tỉnh lân cận có gì khác biệt? Những chính sách nào cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Kiên Giang để gia tăng khả năng thu hút đầu tư? 1 UBND tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2015 và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Kiên Giang năm 2016.
- 3 1.4. Đối tƣợng, Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các chỉ tiêu, các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số PCI của tỉnh Kiên Giang và một số địa phương lân cận. Một số chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư và thu hút đầu tư tại Kiên Giang. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu: giới hạn địa lý của Kiên Giang và một số tỉnh lân cận thuộc khu vực ĐBSCL: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau. Chính sách, pháp luật liên quan, phục vụ nghiên cứu này. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phỏng vấn sâu các chuyên gia liên quan đến năng lực cạnh tranh. Tổng hợp, phân tích, so sánh dữ liệu Thống kê mô tả, Phân tích SWOT 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Vận dụng các học thuyết, mô hình, kiến thức… đã được tích lũy vào một vấn đề thực tiễn cụ thể cho một địa phương cụ thể. Tìm ra và đề xuất một số giải pháp cho một vấn đề nghiên cứu và địa phương cụ thể. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Vận dụng các học thuyết, mô hình, kiến thức… đã được tích lũy vào một vấn đề thực tiễn cụ thể là chỉ số PCI cho một địa phương cụ thể là Kiên Giang. Đúc kết một số kinh nghiệm tìm ra một số giải pháp cho một vấn đề nghiên cứu cụ thể là nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư cho một địa phương là Kiên Giang.
- 4 Từ kết quả đánh giá các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số PCI của tỉnh Kiên Giang so sánh với một số địa phương khác đề tài sẽ khẳng định được những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh Kiên Giang trong cải thiện môi trường thu hút đầu tư, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo và mở ra các hướng nghiên cứu mới cho những đề tài nghiên cứu sau này. 1.7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Trong chương này trình bày các vấn đề: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Lược khảo các nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu… Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh Trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu trước; Tuyển chọn lý thuyết làm cơ sở lý luận. Các thuật ngữ, khái niệm… được trình bày ở chương này để sử dụng trong các chương sau và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày, phân tích các thành phần cấu thành chỉ số PCI của Kiên Giang và các tỉnh lân cận. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương này trình bày các nội dung sau: Khái quát kinh tế xã hội Kiên Giang, Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Kiên Giang, So sánh chỉ số PCI của tỉnh Kiên Giang với cả nước, So sánh chỉ số PCI với các tỉnh ĐBSCL, So sánh chỉ số PCI của Kiên Giang giai đoạn 2007-2015 với Đồng Tháp và TP. Cần Thơ và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Cuối cùng là phần Kết luận và Khuyến nghị.
- 5 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2.1. Lý thuyết về cạnh tranh 2.1.1. Cạnh tranh là gì? Hiện nay thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự, luật, thể thao… cả trong sách báo chuyên môn, các diễn đàn kinh tế và được nhiều nhà kinh tế, khoa học quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận. Theo kinh tế chính trị học: “ Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ nhằm giành giật thị trường khách hàng cho doanh nghiệp mình”. Đó là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Theo C.Mác “Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”, nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Theo Michael Porter (1980) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
- 6 Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. Các nhà khoa học của Việt Nam khi đề cập tới cạnh tranh thì cho rằng: cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ (mua và bán) và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố "đầu vào" của chu trình sản xuất - kinh doanh và nâng cao giá "đầu ra" sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất. Qua đó có thể hiểu cạnh tranh là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. 2.1.2. Đặc trƣng cơ bản của cạnh tranh Cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã hội nói chung. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của môi trường phát triển, là cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Cạnh tranh mang bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Nói đến cạnh tranh là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể. Nếu chỉ có một chủ thể (độc quyền) thì không có cạnh tranh nhưng nếu có nhiều chủ thể mà không cùng mục tiêu thì cạnh tranh, sức cạnh tranh cũng giảm xuống. Do vậy, các chủ thể phải có cùng mục tiêu thì mới xảy ra cạnh tranh. Các doanh nghiệp cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì sự tồn tại và
- 7 phát triển của doanh nghiệp. Còn người tiêu dùng thì có mục tiêu chung là tối đa hoá mức độ thoã mãn hoặc sự tiện lợi khi tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể cạnh tranh phải tuân theo một ràng buộc chung được quy định thành văn hoặc bất thành văn, những ràng buộc này có thể là hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế, các thông lệ và tập quán kinh doanh trên các thị trường hoặc trên một thị trường cụ thể, đặc điểm nhu cầu và thị hiếu của khách hàng… Cạnh tranh diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian không cố định. Trong môi trường kinh doanh sôi động và biến động nhanh chóng, cạnh tranh không chỉ với mục đích giá tăng thị phần trên thị trường hiện tại mà quan trọng hơn là phát triển thị trường mới. 2.1.3. Các hình thức cạnh tranh 2.1.3.1. Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh Cạnh tranh giữa người bán và người mua Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi nhuận còn người mua muốn mua với giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt được nhu cầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá cả và chất lượng, nhưng trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và xảy ra ở một số nơi khi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá nào đó. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế
- 8 của người bán, là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho mình. 2.1.3.2. Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition) Cạnh tranh hoàn hảo là một hình thức đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều không đủ lớn để tác động đên giá cả thị trường. Nhóm người mua tham gia trên thị trường này chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả do thị trường quyết định. Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến, khi đó sẽ tồn tại một hay một vài doanh nghiệp có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều. Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition) Cạnh tranh độc quyền là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể có ảnh hưởng lớn buộc các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm của mình với giá rất cao và những chủ thể này có thể làm thay đổi giá cả thị trường. Có hai loại cạnh tranh độc quyền đó là: độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán tức là chiếm ưu thế cung cấp trên thị trường (có ít người bán) có thể chi phối giá bán trên thị trường. Độc quyền mua khi có nhiều nhà cung cấp, sản xuất một vài mặt hàng trên thị trường, khi đó rất có lợi cho người tiêu dùng và nhà cung cấp, sản xuất cần thúc đẩy các kỹ năng marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng… nhằm lôi kéo khách hàng về phìa mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 352 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 231 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề tại các khu công nghiệp-khu chế xuất TP.HCM đến năm 2020
51 p | 211 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 247 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn