intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của nghèo đa chiều đến di cư của hộ gia đình nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định chỉ số nghèo đa chiều cấp độ hộ gia đình theo phương pháp MPI; xem xét quan hệ nhân quả giữa tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình và vấn đề di cư của hộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của nghèo đa chiều đến di cư của hộ gia đình nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  VƯU TUYẾT TRINH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGHÈO ĐA CHIỀU ĐẾN DI CƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  VƯU TUYẾT TRINH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NGHÈO ĐA CHIỀU ĐẾN DI CƯ CỦA HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện. Với tư cách là người thực hiện đề tài, tôi xin cam đoan rằng các trích dẫn trong bài đều được ghi rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn đều là trung thực. Nếu có gì trái với lời cam đoan, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng khoa học. Học viên thực hiện luận văn Vưu Tuyết Trinh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu, hình Tóm tắt Chương 1.Giới thiệu....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4. Cấu trúc luận văn .................................................................................................4 Chương 2. Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................5 2.1. Các khái niệm .......................................................................................................5 2.2. Lược khảo các lý thuyết liên quan .......................................................................7 2.2.1. Một số lý thuyết về di cư...................................................................................7 2.2.1.1. Các quy luật di cư của Ravenstein .................................................................7 2.2.1.2. Lý thuyết về hai khu vực của Lewis ..............................................................8 2.2.1.3. Mô hình kinh tế tân cổ điển Harris- Todaro...................................................9 2.2.1.4. Lý thuyết hút đẩy (The push pull theory of migration) của Lee ..................10 2.2.1.5.Lý thuyết lực hấp dẫn (Reilly’s Law of retail gravitation) của Reilly (1931) .. ...................................................................................................................11 2.2.1.6. Lý thuyết kinh tế mới của di cư lao động. ...................................................12
  5. 2.2.2. Mối quan hệ giữa di cư và phát triển ..............................................................12 2.2.3. Một số lý thuyết về nghèo và nghèo đa chiều .................................................13 2.2.3.1. Đo lường nghèo đơn chiều ...........................................................................14 2.2.3.2. Đo lường nghèo đa chiều .............................................................................15 2.2.3.3. Các phương pháp đo lường nghèo tại Việt Nam .........................................16 2.2.4. Các chỉ số đo lường nghèo đa chiều hiện nay .................................................17 2.2.4.1. Chỉ số phát triển con người (HDI- Human Development Index) ................17 2.2.4.2. Chỉ số nghèo con người (HPI- Human Poverty Index)................................18 2.2.4.3. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI- Multidimensional Poverty Index) .................18 2.2.5. Cách tính chỉ số nghèo đa chiều tại Việt Nam ................................................20 2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ............................................22 2.3.1. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan về di cư ...........................22 2.3.2. Lược khảo các nghiên cứu về nghèo đa chiều- các chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều ..........................................................................................................................24 2.4. Sơ lược về tình hình nghèo và di cư tại việt nam...............................................26 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................29 3.1. Định nghĩa các chiều và chỉ tiêu ........................................................................29 3.1.1. Chiều giáo dục .................................................................................................29 3.1.2. Chiều sức khỏe ................................................................................................29 3.1.3. Chiều nhà ở .....................................................................................................30 3.1.4. Chiều điều kiện sống .......................................................................................30 3.1.5. Chiều tiếp cận thông tin ..................................................................................30 3.2. Khung phân tích .................................................................................................31 3.3. Giả thiết nghiên cứu và mô hình kinh tế ............................................................33 3.3.1. Giả thiết nghiên cứu: .......................................................................................33 3.3.2. Giới thiệu mô hình kinh tế ..............................................................................33 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................36 3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................36 3.3.3.2. Phương pháp phân tích hồi quy....................................................................36
  6. 3.4. Dữ liệu ................................................................................................................36 3.4.1. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................36 3.4.2. Trích lọc và mô tả biến ....................................................................................37 Chương 4. Kết quả ....................................................................................................41 4.1. Tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình nông thôn việt nam ........................41 4.1.1. Nghèo đa chiều theo từng chỉ tiêu ...................................................................41 4.1.2. Nghèo đa chiều theo từng chiều ......................................................................44 4.1.3. Nghèo đa chiều MPI tổng thể ..........................................................................46 4.2. Quan hệ giữa nghèo đa chiều và di cư ...............................................................48 4.2.1. Sơ lược về biến phụ thuộc di cư ......................................................................48 4.2.2. Các đặc điểm của hộ quan sát .........................................................................49 4.2.3. Mối tương quan giữa các biến giải thích .........................................................51 4.3. Tác động của nghèo đa chiều đến di cư .............................................................52 4.3.1.2. Kết quả phân tích mô hình gộp các vùng [ Mô hình (1)] .............................54 4.3.1.3. Kết quả mô hình cho từng vùng [ Mô hình (2) ;(3); (4) ;(5)] ......................58 4.4. Thảo luận về những phát hiện trong nghiên cứu................................................61 Chương 5. Kết luận và kiến nghị ..............................................................................62 5.1. Kết luận ..............................................................................................................62 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................62 5.2.1. Đầu tư và quan tâm hơn đến chất lượng nguồn nhân lực ...............................62 5.2.2. Tăng cường chia sẻ thông tin, .........................................................................63 5.2.3. Cải thiện năng suất nông nghiệp .....................................................................63 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DHMT Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng GSO Tổng Cục Thống kê MNPB Trung du và miền núi Bắc Bộ UN Liên Hợp Quốc UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc VHLSS Dữ liệu khảo sát mức sống gia đình Việt Nam WB Ngân Hàng Thế Giới
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH - Danh mục bảng Bảng 2.1. Cách tính các chỉ số đo lường trong HDI ................................................17 Bảng 2.2. Các chiều thiếu hụt trong đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam ............20 Bảng 3.1. Số quan sát trong mẫu..............................................................................37 Bảng 3.2. Mô tả và đo lường biến ............................................................................38 Bảng 4.1. Tỷ lệ các chỉ tiêu thiếu hụt theo vùng ......................................................43 Bảng 4.2. Tỷ lệ các chiều thiếu hụt theo vùng .........................................................45 Bảng 4.3. Chỉ số nghèo đa chiều theo vùng .............................................................46 Bảng 4.4. Tỷ lệ người nghèo, độ sâu nghèo và MPI cho từng vùng........................46 Bảng 4.5. Quan sát hộ di cư theo dân tộc.................................................................48 Bảng 4.6. Quan sát hộ di cư theo vùng địa lý ..........................................................48 Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình................................49 Bảng 4.8. Các đặc điểm của chủ hộ và hộ ...............................................................50 Bảng 4.9. Các yếu tố tác động đến di cư của hộ gia đình ........................................52 - Danh mục hình Hình 2.1. Thành tựu giảm nghèo .............................................................................26 Hình 4.1. Chiều thiếu hụt giữa các vùng .................................................................44
  9. TÓM TẮT Khái niệm nghèo đa chiều được áp dụng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đề án của BLĐTBXH, Việt Nam sẽ bắt đầu chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đơn chiều sang đa chiều trong giai đoạn 2016-2020. Việc tiếp cận nghèo theo phương pháp này sẽ góp phần đánh giá khách quan và có cái nhìn tổng thể hơn về người nghèo. Người nghèo tại Việt Nam tập trung sống ở khu vực nông thôn, không chỉ thiếu hụt về thu nhập mà còn cả về giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, di cư lên thành thị là con đường cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống của người nghèo. Nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ của nghèo đa chiều đến di cư cũng như mối tương quan của từng chiều đo lường nghèo với di cư. Bài viết sử dụng 5628 quan sát hộ gia đình nông thôn tại 4 vùng Đồng bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long để xem xét tác động của nghèo đa chiều đến di cư. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chiều thiếu hụt tiếp cận thông tin có tác động mạnh đến di cư hơn các chiều thiếu hụt còn lại. Tùy theo đặc tính của từng vùng mà nghèo đa chiều có tác động đến di cư hay không. Kết quả cũng chỉ ra rằng các biến về đặc tính hộ, đặc tính chủ hộ có tác động đến di cư rõ rệt hơn các chiều và chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều.
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Di cư là sự di chuyển của một người từ nơi này đến nơi khác. Xét về mặt vĩ mô, di cư đóng vai trò không chỉ là động lực mà còn là kết quả của tiến trình phát triển. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định di cư của một người như thay đổi môi trường sống, tìm kiếm cơ hội hoặc là sự kì vọng vào mức sống tốt hơn với mức thu nhập cao hơn. Một trong những yếu tố quan trọng, tác động mạnh đến di cư là nghèo đói; bắt nguồn từ mong muốn thoát nghèo, cải thiện cuộc sống của các cá nhân và hộ gia đình. Trên thực tế, ở một số khu vực, di cư gần như là phương án khả thi nhất cho hộ gia đình vượt qua khó khăn và bế tắc trong cuộc mưu sinh. Vậy phải chăng một cá nhân hoặc hộ gia đình càng nghèo thì họ càng có động lực để quyết định di cư? Khi nhắc tới nghèo, người ta thường liên tưởng đến nghèo về thu nhập hay nghèo về chi tiêu, xuất phát từ quan điểm mỗi cá nhân cần phải được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản về vật chất, mà cụ thể được quy đổi bằng tiền. Tuy nhiên, vẫn có một số nhu cầu cơ bản của con người không thể đo lường bằng tiền như nhu cầu tham gia xã hội, tiếp cận giao thông, cơ sở hạ tầng, môi trường, dịch vụ y tế, giáo dục công, v.v. Theo đó, phương pháp tiếp cận và đo lường nghèo thông qua thu nhập hay chi tiêu ngày càng bộc lộ rõ nhiều thiếu sót. Thay vào đó, cách tiếp cận nghèo đa chiều ngày càng cho thấy sự phù hợp và cách nhìn nhận nghèo ở nhiều góc độ hơn, đánh giá khách quan và chính xác hơn. Ba khía cạnh để đo lường nghèo đa chiều gồm giáo dục, y tế và mức sống. Các yếu tố này được tạo nên do các nhân tố chủ quan (đặc tính cá nhân, hộ gia đình) và nhân tố khách quan (sự cách biệt địa lý, chính sách của chính phủ). So với các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét tác động của nghèo về phương diện thu nhập đến di cư, bài viết muốn xem xét tác động của các chiều đo lường nghèo đa chiều đến quyết định di cư của hộ gia đình nông thôn. Liệu rằng hộ gia đình sẽ đi đến quyết định di cư khi bị thiếu hụt giáo dục, mức sống, cũng như các nhu cầu phi
  11. 2 vật chất khác? Bài viết chủ yếu phân tích dữ liệu để có cái nhìn chung về tình hình nghèo đa chiều tại khu vực nông thôn và xem xét mối quan hệ giữa nghèo đa chiều và di cư. Qua đó, bài viết có thể đưa ra những kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách trong việc giảm nghèo đa chiều. Bài viết trích lọc và sử dụng các dữ liệu cần thiết từ bộ dữ liệu VHLSS 2014 cũng như các dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác về hiện trạng nghèo và di cư tại các tỉnh để có thể phản ánh một cách tương đối đầy đủ về mối liên hệ giữa nghèo đa chiều và di cư. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Kiểm tra tác động của nghèo đa chiều tại nông thôn đến tình trạng di cư. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định chỉ số nghèo đa chiều cấp độ hộ gia đình theo phương pháp MPI. - Xem xét quan hệ nhân quả giữa tình trạng nghèo đa chiều của hộ gia đình và vấn đề di cư của hộ. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu - Với từng nhóm chỉ báo riêng biệt, nhóm chỉ báo nào tác động nhiều nhất đến quyết định di cư của một cá nhân hoặc hộ gia đình? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ gia đình tại các khu vực nông thôn tại các vùng có thành viên di cư đến nơi khác để làm ăn xa và hiện không có ở hộ. Các khu vực quan sát bao gồm khu vực nông thôn của các vùng sau:
  12. 3 (1) Đồng bằng Sông Hồng: gồm thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. (2) Trung du và miền núi Bắc Bộ: gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. (3) Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: gồm thành phồ Đà Nẵng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. (4) Đồng bằng Sông Cửu Long: gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Nghiên cứu không chọn các quan sát hộ gia đình nông thôn tại hai khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ vì đây đều là hai điểm đến của dân di cư trong cả nước. Về Đông Nam Bộ, đây là vùng giàu nhất cả nước, tập trung các thành phố lớn với nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn. Do đó, dân ở vùng nông thôn khu vực này sẽ có xu hướng ít di chuyển sang tỉnh hoặc vùng khác mà di chuyển và lao động trong các nhà máy, xí nghiệp ở tỉnh hoặc vùng đang sinh sống. Đông Nam Bộ là điểm được lựa chọn đầu tiên đối với người di cư đến từ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Về Tây Nguyên, mặc dù đây là vùng cao, còn hạn chế nhiều về điều kiện sinh sống, song quỹ đất ở khu vực này còn nhiều, thích hợp cho các hoạt động canh tác cây trồng lâu năm. Đây thường là điểm đến của dân di cư từ các vùng phía Bắc. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các hộ gia đình tại các khu vực nông thôn đang có xu hướng di cư đến các thành phố lớn hiện nay. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu
  13. 4 của cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS) của Tổng cục thống kê năm 2014. Bài nghiên cứu tập trung vào phân tích tác động của nghèo đa chiều các hộ gia đình tại khu vực nông thôn đến di cư của hộ. 1.4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Bài viết được chia làm 5 chương. Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Giới thiệu các khái niệm liên quan, trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài. Chương này cũng trình bày khái quát về tình hình nghèo và di cư tại Việt Nam. Chương 3: Giới thiệu các chiều và các chỉ tiêu đo lường nghèo đa chiều. Xây dựng phương pháp, mô hình nghiên cứu. Chương này đồng thời cũng giới thiệu dữ liệu và mô tả các biến trong nghiên cứu. Chương 4: Mô tả kết quả về tình hình nghèo đa chiều tại khu vực nông thôn, thông kê mô tả các biến, phân tích kết quả hồi quy mô hình. Chương 5: Kết luận, kiến nghị.
  14. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CÁC KHÁI NIỆM - Di cư Di cư được hiểu là sự di chuyển của người từ nơi này đến nơi khác. Theo Giải thích thuật ngữ di cư của Tổ chức di cư quốc tế (International Organization for Migration - IOM), di cư (migration) là sự di chuyển của một người hay một nhóm người, kể cả qua một biên giới quốc tế hay trong một quốc gia. Di cư bao gồm di cư của người tị nạn, người lánh nạn, di cư kinh tế hay vì những mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình. Các xu hướng chính của di cư bao gồm: nông thôn - nông thôn; nông thôn - thành thị; thành thị - nông thôn; di cư trong nước và di cư ra nước ngoài. Trong phạm vi bài viết tập trung chủ yếu vào hình thức di cư trong nước từ nông thôn ra thành thị. - Người di cư Người di cư: Vẫn chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận chung trên cấp độ quốc tế về người di cư. Thuật ngữ người di cư thường được hiểu bao hàm mọi trường hợp di cư do cá nhân tự quyết định vì lý do “tiện ích cá nhân” mà không có sự can thiệp của các nhân tố bên ngoài. Theo Liên Hợp Quốc, người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước hơn một năm, bất kể là di cư hợp pháp hay trái phép hay không, bất kể là di cư tự nguyện hay không. Theo đó, những người đi lại với thời gian ngắn như khách du lịch, thương nhân không được xem là người di cư. - Người di cư ngắn hạn Người di cư ngắn hạn: Một người di chuyển đến một nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng nhưng chưa đến một năm, trừ trường hợp di chuyển vì mục đích giải trí, nghỉ lễ, thăm bạn bè, họ hàng, đi công việc hoặc chữa bệnh.
  15. 6 - Người di cư dài hạn Người di cư dài hạn là người chuyển tới một nước không phải nước của họ trong khoảng thời gian ít nhất một năm, do đó nơi đến trở thành nơi cư trú thường xuyên của họ. Đối với nơi đi, người này là người xuất cư dài hạn và đối với nơi đến, người này là người nhập cư dài hạn. - Nghèo Nghèo là tình trạng bị tướt đoạt ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nó thể hiện ở khía cạnh thu nhập thấp, không có khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ cơ bản cần thiết nhằm duy trì việc tồn tại của con người. Nghèo còn được hiểu là thiếu các tiếp cận về y tế và giáo dục, thiếu các điều kiện vệ sinh và nước sạch, không được đảm bảo về an ninh, thiếu tiếng nói, không có đủ khả năng và cơ hội để cải thiện cuộc sống (WB, 2010). - Ngưỡng nghèo hay mức nghèo Ngưỡng nghèo hay mức nghèo là mức chi tiêu dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để đảm bảo cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các chi tiêu bắt buộc khác. Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chi tiêu dùng tối thiểu đó. - Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ nghèo (hay chỉ số đếm đầu người) là tỷ lệ dân số có mức sinh hoạt (mức tiêu dùng bình quân đầu người) nằm dưới chuẩn nghèo trong một giai đoạn cụ thể.
  16. 7 2.2. LƯỢC KHẢO CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 2.2.1. Một số lý thuyết về di cư 2.2.1.1. Các quy luật di cư của Ravenstein “Các quy luật của di cư” (Law of Migration) của Ravenstein (1885) chỉ ra rằng di cư là một phần không thể tách rời của sự phát triển. “Các quy luật của di cư” đóng vai trò là nền tảng, mở đường cho việc phát triển các lý thuyết di cư về sau. Dựa trên quan sát thực nghiệm 20 quốc gia châu Âu, Ravenstein xây dựng mô hình tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa di cư và quy mô dân số, khoảng cách địa lý, dòng di cư và sự khác nhau về khuynh hướng di cư giữa thành thị và nông thôn. Bảy quy luật động thái dân số của Ravenstein bao gồm: + Di cư và khoảng cách: Đa số người di cư với phạm vi ngắn. Khoảng cách càng tăng thì mức hấp dẫn của nơi đến sẽ giảm. Với các trường hợp di cư xa, địa điểm họ thường hướng đến là các thành phố, trung tâm thương mại lớn. + Di cư theo các giai đoạn: Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa sẽ tạo ra các dòng di cư hướng đến các các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn, nơi có sức hút lớn về việc làm và thu nhập. Cơ chế của quá trình di cư là người di cư sẽ tập trung di chuyển từ nông thôn đến các thành phố phát triển, và người di cư đến từ các vùng xa xôi, hẻo lánh hơn sẽ lấp đầy các khoảng trống dân số ở vùng nông thôn. + Dòng di cư xuôi và ngược: “Mỗi dòng di cư đều tạo ra một dòng di cư ngược lại để bù đắp” + Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn trong xu hướng di cư: Người sinh ra ở các đô thị, thành phố thường ít di cư hơn so với người sinh ra ở nông thôn. + Nữ giới chiếm vượt trội trong số những người di cư khoảng cách ngắn. Ngược lại, nam giới chiếm ưu thế đối với việc di cư khoảng cách lớn.
  17. 8 + Công nghệ và di cư: Sự gia tăng các phương tiện di chuyển và sự phát triển kỹ thuật trong sản xuất và thương mại tác đô ̣ng đế n gia tăng di cư. + Yếu tố kinh tế là động lực chính quyết định thúc đẩy quá trình di cư. Hạn chế của lý thuyết này là chỉ đưa ra bằng chứng thực tại mà không giải thích được tại sao lại có sự tồn tại của mẫu hình này. 2.2.1.2. Lý thuyết về hai khu vực của Arthus Lewis Arthus Lewis (1954) đưa ra lý thuyết “Mô hình hai khu vực” (Dual Sector) nhằm giải thích sự dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một số nước vừa mới công nghiệp hóa. Trong mô hình này, tác giả giả định nền kinh tế chỉ tồn tại hai khu vực là khu vực nông thôn truyền thống và khu vực thành thị công nghiệp hiện đại. Đặc trưng của khu vực nông thôn truyền thống là lao động thủ công phổ biến, năng suất biên thấp. Ngược lại, khu vực thành thị công nghiệp hiện đại tập trung nhiều ngành nghề chế biến hiện đại, năng suất cao. Khu vực thành thị mở rộng bằng cách thu hút lao động từ nông thôn bằng cách trả tiền lương cao hơn để khiến người lao động di cư. Quá trình này sẽ tiến triển cho đến khi hết thặng dư lao động từ khu vực truyền thống, tiền lương tăng và sản phẩm biên ở hai khu vực bằng nhau. Như vậy, lý thuyết của Lewis cũng hàm ý sự chênh lệch mức lương cũng như mức sống cũng là một trong những nguyên nhân của vấn đề di cư. Mô hình Lewis phân tích được sự dịch chuyển nguồn lực cũng như mối quan hệ trong sự phát triển đồng thời của cả hai khu vực là nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, mô hình cũng có những hạn chế sau: (1) Không lý giải được hiện tượng dòng người nhập cư vẫn ồ ạt đổ vào thành phố trong khi tình trạng thất nghiệp đang diễn ra gay gắt tại các nước đang phát triển (Quy luật tiền lương hiệu quả) (2) Lao động không dễ dàng dịch chuyển giữa các khu vực
  18. 9 (3) Tiền lương không phải luôn là cố định. 2.2.1.3. Mô hình kinh tế tân cổ điển Harris- Todaro Mô hình kinh tế tân cổ điển hay còn gọi là mô hình lý thuyết “Kỳ vọng thu nhập” (Expected Income Model) của Harris- Todaro (1969) cũng đưa ra các giả thiết về di cư dựa trên sự mất cân bằng năng suất lao động và mức thu nhập dự kiến của 2 khu vực nông thôn và thành thị. Mô hình tập trung về hành vi của cá nhân với các giả định sau: (1) Quyết định di cư là quyết định duy lý. (2) Quyết định di cư dựa vào sự kỳ vọng hơn là sự khác biệt thu nhập thực tế. (3) Xác suất tìm được việc tỷ lệ nghịch với thất nghiệp (4) Có sự mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn. Mô hình tập trung cho thấy tác động của động cơ kinh tế đến quyết định di cư của một cá nhân. Cá nhân sẽ dựa trên tiền lương để so sánh trong việc lựa chọn địa điểm để di cư. Kỳ vọng về thu nhập (chênh lệch thu nhập) là động lực để đưa ra quyết định di cư. Kỳ vọng thu nhập càng lớn thì xu hướng di cư càng tăng. Thậm chí, ngay cả khi thu nhập dự kiến ở thành thị thấp hơn thu nhập ở nông thôn nhưng tổng lợi ích kỳ vọng từ việc di cư ra thành thị lớn hơn tổng lợi ích dự kiến nếu tiếp tục ở nông thôn, thì cá nhân đó vẫn quyết định di cư. Mô hình Harris- Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực phi chính thức (Informal Sector), bao gồm các hoạt động không hoàn toàn là bất hợp pháp nhưng đại đa số các hoạt động trong khu vực này không được sự thừa nhận chính thức của xã hội, không đăng ký và được sự quản lý của nhà nước. Kết quả của việc ồ ạt đổ dồn vào đô thị là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong khu vực kinh tế chính thức và buộc họ phải chấp nhận làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức như lao động tự do, giúp việc gia đình, thu lượm ve chai, đánh giày, bán hàng rong, v.v.
  19. 10 Hạn chế của mô hình này là chỉ đề cập đến yếu tố kinh tế, cụ thể là thu nhập đến quyết định di cư. Một cá nhân quyết định di cư đôi khi không chỉ dựa trên thu nhập kỳ vọng mà còn có nhiều mục đích khác như học tập, kết hôn, thay đổi môi trường sống, v.v. Hơn nữa, mô hình không giải thích được hiện tượng di cư ngược về nông thôn hay di cư tuần hoàn. Tuy nhiên, mô hình vẫn được ứng dụng nhiều trong thực tế để dự báo vấn đề di cư từ các vùng nông thôn - thành thị cũng như di cư giữa các quốc gia. 2.2.1.4. Lý thuyết hút đẩy (The push pull theory of migration) của Lee Thừa kế ý tưởng của Ravenstein, Lee phát triển và cho ra đời mô hình phổ biến trong nghiên cứu di dân hiện đại. Lý thuyết hút đẩy (The push pull theory of migration) của Lee (1966) được xây dựng dựa trên ý tưởng tác động của các nhân tố “đẩy” (push) và “kéo” (pull) đến di cư như cơ hội việc làm, lương cao hơn, và các đặc tính khác của người di cư. Theo Lee, quyết định di cư của một người được xác định bởi 4 nhóm yếu tố chính: (1) Nhóm các yếu tố gắn liền với nơi xuất cư (origin) (2) Nhóm các yếu tố gắn liền với nơi nhập cư (migration’s destination) (3) Nhóm các yếu tố cản trở di cư, trở ngại trung gian (chi phí, khoảng cách vật lý,v.v.) (4) Nhóm các yếu tố mang tính cá nhân của người di cư. Theo mô hình, cá nhân sẽ xem xét tính cân bằng giữa “yếu tố đẩy” và “yếu tố kéo” bắt nguồn từ các nhân tố gắn liền với nơi xuất cư, nơi nhập cư, các trở ngại và các yếu tố cá nhân để quyết định di cư hay không. Trong nghiên cứu di cư nông thôn- thành thị, yếu tố thu hút ở các đô thị bao gồm cơ hội việc làm ở đô thị cho người nhập cư, sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị hoặc đôi khi là lối sống đô thị. Thông qua các thông tin đại chúng, thành thị thật sự là một nơi hấp dẫn, “miền đất hứa” đối với những người dân ở khu vực nông thôn.
  20. 11 Mô hình của Lee được áp dụng rộng rãi trong việc giải thích di cư. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là khó tách bạch “yếu tố đẩy” và “yếu tố kéo” đối với những nhân tố phi kinh tế, yếu tố cá nhân. 2.2.1.5. Lý thuyết lực hấp dẫn (Reilly’s Law of retail gravitation) của Reilly (1931) Lý thuyết lực hấp dẫn được nhà nghiên cứu Reilly xây dựng vào năm 1931, trên cơ sở định luật Vạn vật hấp dẫn của Issac Newtons. Theo lý thuyết mà Reilly đề xuất, các thành phố càng lớn thì phạm vi hấp dẫn của nó đối với người di cư càng rộng. Mức độ hấp dẫn của thành phố phụ thuộc vào quy mô dân số của thành phố, thành phố càng lớn thì mức độ lan tỏa của nó càng xa. Giả định của lý thuyết này là không có hạn chế về vị trí địa lý để thay đổi quyết định của người di cư. Tương tự như định luật Vạn vật hấp dẫn của Newtons, điểm bàng quang là điểm mà tại đó, lực hấp dẫn của hai thành phố là như nhau, tỷ lệ thuận với quy mô và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. 𝑑𝐴 𝑃𝐴 =√ 𝑑𝐵 𝑃𝐵 Với dA và dB là khoảng cách từ điểm bàng quang đến A và B. PA/PB là tỷ lệ quy mô của hai thành phố. Nếu như vị trí của người di cư ở giữa A và B và D là khoảng cách giữa hai thành phố thì vị trí của điểm bàng quang tính từ A là 𝐷 𝑑= 1 + √𝑃𝐵/𝑃𝐴 Nếu hai thành phố có cùng quy mô, d=D/2 và nếu thành phố A lớn hơn thành phố B thì vị trí điểm bàng quang sẽ gần B hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2