intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc: chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020; và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---===000===--- PHENGPHAILIN PHILALAY PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---===000===--- PHENGPHAILIN PHILALAY PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN PHÚ TỤ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: PHENGPHAILIN PHILALAY lớp cao học KTPT - Ngày 1. K20, Trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn này là của tôi, số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, các tài liệu sử dụng đƣợc công bố công khai. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHENGPHAILIN PHILALAY
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1 2. ĐỐI TƢỢNG NHHIÊN CỨU .............................................................................2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................2 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: .....................................................................................3 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ DU LỊCH ...4 1.1 TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ .............................................................................4 1.1.1 Khái niệm....................................................................................................4 1.1.2 Lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế ................................................................4 1. Khái lƣợc lý thuyết của Keynes về tăng trƣởng kinh tế ...............................4 1.2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...................................................................................9 1.2.1 Khái niệm....................................................................................................9 1.2.2 Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế .....................................................9 1.2.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế ...................................................................10 1.2.4 Mỗi quan hệ giữa tăng trƣởng và phát triển kinh tế .................................11 1.3 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH......................12 1.3.1 Khái niệm về du lịch .................................................................................12 1.3.2 Khái niệm về khách du lịch và điểm du lịch ............................................17 1.3.2.1 Khách du lịch ......................................................................................17 1.3.2.2 Điểm du lịch ........................................................................................18 1.3.2.3 Các loại hình du lịch ..........................................................................18
  5. 1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DU LỊCH .........................................................................19 1.4.1 Các yếu tố bên ngoài.................................................................................19 1.4.2. Yếu tố bên trong ......................................................................................21 CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỈNH CHĂM PA SẮC TỪ NĂM 2006 – 2010 ..................................................22 2.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC, TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ .......................................................................................22 2.1.1 Vị trí ..........................................................................................................22 2.1.2. Vai trò của du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc, trong sự phát triển kinh tế Nam Lào. ....................................................................................................................23 2.1.3. Mục tiêu phát triển ngành du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc. .......................26 2.2 ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ TĂNG TRƢỞNG DU LỊCH CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC ....................................................................................................27 2.2.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................27 2.2.1.1.Vị trí địa lý: .........................................................................................27 2.2.1.2. Khí hậu: ..............................................................................................31 2.2.1.3. Tài nguyên đất: ..................................................................................31 2.2.1.4. Tài nguyên rừng: ................................................................................31 2.2.1.5. Tài nguyên nƣớc: ...............................................................................31 2.2.1.6. Tài nguyên khoáng sản: .....................................................................32 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tỉnh Chăm Pa Sắc .....................................32 2.2.2.1 Lịch Sử và truyển thống của tỉnh Chăm Pa Sắc .................................32 2.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội ........................................................................45 2.2.3.1. Về kinh tế: ..........................................................................................45 2.2.3.2. Dân số và dân tộc: ..............................................................................47 2.2.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ..................................................48 2.2.4.1 Cơ sơ hạ tầng kỹ thuật: .......................................................................48 2.2.4.2. Cơ sơ hạ tầng xã hội...........................................................................49 2.3 THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC TỪ NĂM 2006-2010 .............................................50
  6. 2.3.1 Kết quả hoạt động của sự phát triển ngành du lịch của tỉnh trong giai đoạn năm 2006 – 2010................................................................................................50 2.3.1.1 Khách du lịch ......................................................................................50 2.3.2. Doanh thu các ngành du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc. ...................................58 2.3.2.1. Doanh thu du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2003-2010. ...............58 2.3.2.2. Cơ cấu GDP của ngành du lịch so với các ngành kinh tế trong tỉnh Chăm Pa Sắc. ..................................................................................................59 2.3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ..................................................60 2.3.3.1. Cơ sở lƣu trú ......................................................................................60 2.3.3.2. Khu du lịch, khu vui chơi giải trí .......................................................61 2.4. VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .........................................................63 2.4.1. Thu hút đầu tƣ du lịch ..............................................................................63 2.4.2. Đầu tƣ trong lĩnh vực hạ tầng du lịch ......................................................63 2.4.3. Đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................66 2.5. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC .................................................................68 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC .......................................................................................................70 3.1 QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NAM 2015....................................................................................................70 3.1.1. Các quan điểm phát triển .........................................................................70 3.1.1.1. Mục tiêu chung ..................................................................................71 3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................72 3.1.1.3. Các chỉ tiêu cụ thể ..............................................................................73 3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2020 .............................................................................................................75 3.2.1. Những cơ hội ...........................................................................................75 3.2.1.1. Trên bình diện quốc tế. ......................................................................75 3.2.1.2. Trong nƣớc .........................................................................................75 3.2.1.3. Trong tỉnh...........................................................................................76 3.2.2. Những khó khăn và thách thức ................................................................77
  7. 3.3 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC. ...............................................................................78 3.3.1 Ma trận SWOT .........................................................................................78 3.3.1.1 Điểm mạnh (S) ....................................................................................78 3.3.1.2 Điểm yếu ( W ) ...................................................................................79 3.3.1.3 Cơ hội ( O ) .........................................................................................79 3.3.1.4 Thách thức ( T ) ..................................................................................80 3.3.2 Đánh giá nhóm yếu tố ảnh hƣởng bên ngòai ............................................81 3.3.3 Đánh giá nhóm yếu tố ảnh hƣởng bên trong ............................................83 3.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2020 .............................................................................................................85 3.4.1. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch .....................85 3.4.1.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: ..............................................85 3.4.1.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch: ..........................................87 3.4.1.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý du lịch : .....................................88 3.4.1.4. Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phƣơng. ....................90 3.4.1.5. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo ......................................90 3.4.1.6. Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trƣờng..............................91 3.4.1.7. Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. ..............92 3.4.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch...........................93 3.4.3.1. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc. ..................................................................................................95 3.4.3.2. Xây dựng các chiến lƣợc về sản phẩm và thị trƣờng để mở rộng và tìm kiếm thị trƣờng .........................................................................................96 3.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch ......................................................97 3.4.5. Giải pháp đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ ...................................................98 3.4.5.1. Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc .........................98 3.4.5.2. Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch .............................................98 3.4.5.3. Có chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch. .......98
  8. 3.4.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc; hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp ............................................98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................101 KẾT LUẬN......................................................................................................101 KIẾN NGHỊ .....................................................................................................102
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDP: Tổng sản phẩm quốc nội UBND: Ủy ban nhân dân CHDCND: Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. DL: Du Lịch ADB: Ngân hàng phát triển châu Á . UN: Liên hợp quốc tế WB: Ngân hàng thế giới IFM: Quỹ Tiền tệ quốc tế WTO: Tổ chức thƣơng mại thế giới ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. HDI: Chỉ số phát triển con ngƣời
  10. DANH MỤC BẢNG HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế ...............................................5 Hình 2.1 Bản đồ hành chính nƣớc CHDCDN Lào ...................................................29 Hình 2.2 Bản đồ tỉnh Chăm Pa Sắc ...........................................................................30 Hình 2.3: Bản đồ khu du lịch Pakxong .....................................................................35 Hình 2.4: Bản đồ khu du lịch Pakse ..........................................................................37 Hình 2.5: Bản đồ khu du lịch Không ........................................................................39 Hình 2.6: Bản đồ khu du lịch Chăm Pa Sắc ..............................................................41 Biểu đồ 2.1: Số lƣợng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc. ...................................52 Bảng 2.1: Lƣợng khách du lịch đến tỉnh Chăm Pa Sắc tƣ năm 2002- 2010 ............51 Bảng 2.2 : Khách du lịch quốc tế đến Chăm Pa Sắc, giai đoạn 2002 – 2010 ...........54 Bảng 2.3 : Khách du lịch nội địa đến Chăm Pa Sắc, giai đoạn 2002 – 2010 ............57 Bảng 2.4: Ngày lƣu trú và chi tiêu 1 lần thăm quan ở Tỉnh Chăm Pa Sắc ...............58 Bảng 2.5: Tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2003 - 2010 58 Bảng 2.6: Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Chăm Pa Sắc. ...........................60 Bảng 2.7: Cơ sở lƣu trú của tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2007-2011 ..........................61 Bảng 2.8 : Khu du lịch, khu vui chơi giải trí của tỉnh Chăm Pa Sắc (năm 2011-2012) ...................................................................................................................................62 Bảng 2.9: Đầu tƣ hạ tầng du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2006-2012 ................65 Bảng 2.10: Đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn và nhà nghỉ năm 2007- 2012 ...................................................................................................................................67 Bảng 2.11: Lao động và cơ cấu lao động theo trính độ học vấn trong ngành du lịch của tỉnh năm 2011. ....................................................................................................69 Bảng 3.1 . Lƣợng Khách và Ngày lƣu trú đến tỉnh Chăm Pa Sắc ............................72 Bảng 3.2: Thu nhập du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc từ giai đoạn 2014 - 2020 ..........73 Bảng 3.3: Mức chỉ tiêu trung bình của khách ...........................................................74 Bảng 3.4 : Ma trận các yếu tố bên ngòai của ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc ........81 Bảng 3.5 : Ma trận các yếu tố bên trong của ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc ........83
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày này đời sống của con ngƣời ngày càng cao, họ không nghững chỉ có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà con có nhu cầu đƣợc thảo mãn về tinh thần nhƣ vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Ngành du lịch Lào ra đời muộn hơn so với các nƣớc khác trên thể giới nhƣng vai trò của nó đối với kinh tế của quốc gia thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “ công nghiệp không có ống khói ”, đóng góp GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Lào ra toàn thế giới. Nhận thức đƣợc điều này, Đảng và nhà nƣớc đã đƣa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phƣơng diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Lào đạt đƣợc những thành tựu mới, khắc phục đƣợc những hạn chế, nhanh chóng đƣa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nƣớc, và hội nhập với du lịch khu vực,thế giới. Tỉnh Chăm Pa Sắc là một tỉnh có tài nguyên du lịch đa dạng, nơi đây còn lƣu lại di sản văn hóa vô cùng phong phú. Bên cạnh đó miền đất này đƣợc thiên nhiên ƣu đãi tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng hòa quyện với quần thể di tích lịch sử văn hóa đã làm cho tỉnh Chăm Pa Sắc thêm quyến rũ. Là một Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế du lịch, đƣa du lịch thành kinh tế mũi nhọn. Thế nhƣng, thực tế lại cho thấy, du lịch Chăm Pa Sắc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có, thƣơng hiệu du lịch Chăm Pa Sắc đang dần mai một. Để đánh giá đúng vị thế và định hƣớng phát triển của du lịch Chăm Pa Sắc luận văn của tác giả đề cặp đến những nhận thức cơ bản về du lịch, thực trạng tăng trƣởng và phát triển du lịch của nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung
  12. 2 và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài : “ PHÂN TÍCH TĂNG TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ” tuy nhiên do sự hạn chế về nguôn ngữ kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chỉ bảo của quí thầy cô. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc: chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020; và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020. 3. ĐỐI TƢỢNG NHHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Thực trang hoạt động ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2006- 2010 và định hƣởng 2020. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian: Ngành du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc. - Thời gian: Du lịch của Tỉnh Chăm Pua Sắc từ năm 2006 đến 2010 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau đây: - Phƣơng pháp biện chứng duy vật: Nghiên cứu phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc trong mối quan hệ hữu cơ với du lịch thế giới, khu vực với các lĩnh vực hoạt động khác. - Phƣơng pháp duy vật lịch sử: Hoạt động du lịch đƣợc nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2010 trong khu vực tỉnh Chăm Pa Sắc. - Phƣơng pháp tổng hợp: Toàn bộ hoạt động liên quan đến du lịch để khái quát và đánh giá. - Phƣơng pháp hệ thống: Phân tích hệ thống các hoạt động du lịch để đáp ứng thực trạng đi đến đƣa ra các giải pháp phù hợp.
  13. 3 - Phƣơng pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành nghiên cứu một số thực tiễn hoạt động du lịch ở địa phƣơng, phỏng vấn các doanh nghiệp và du khách về du lịch. - Phƣơng pháp tích số liệu: + Mục tiêu 1: Sử dụng phân tích thống kê mô tả để phân tích số liệu điều tra nhằm nhân dạng, tổng hợp và đánh giá thực trạng du lịch Chăm Pa Sắc. + Mục tiêu 2: Sử dụng phƣơng pháp quan sát, phân tích thống kê đánh giá thực trạng hoạt đông du lịch Chăm Pa Sắc. + Mục tiêu 3: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên đồng thời sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thu thập để nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Chăm Pa Sắc. + Mục tiêu 4: Lập các ma trận yếu tố bên trong IEF, yếu tố bên ngoài EEF, ma trận SWOT để phân tích lựa chọn chiến lƣợc và để ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch Chăm Pa Sắc. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng nhƣ: Chƣơng 1: Lý luận tăng trƣởng, phát triển và du lịch. Chƣơng 2: Thực trạng tăng trƣởng và phat triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc từ năm 2006 - 2010. Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc.
  14. 4 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ DU LỊCH 1.1 TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.1.1 Khái niệm Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về lƣợng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là năm, quý). 1.1.2 Lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế 1. Khái lƣợc lý thuyết của Keynes về tăng trƣởng kinh tế Lý thuyết tăng trƣởng kinh tế của Keynes đƣợc biết đến trong tại liệu lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Glassgow ấn hành năm 1936. Tác phẩm này là nền tảng cho sự phát triển của cả một ngành kinh tế học và là công trình đƣợc nhắc đến và gây tranh cãi nhiều nhất đối với kinh tế học thế kỷ XX. Công trình này có tính chất phê phán những quan điểm kinh tế trƣớc đó, đặc biệt là quan điểm cho rằng "bản thân cung sẽ tạo ra cầu của chính nó." Trong tác phẩm này, Keynes đã đƣa ra những nhân tố xác định mức sản lƣợng và việc làm trong một quốc gia. Tuy rằng cuốn sách này của Keynes đề cập không nhiều về chính sách kinh tế, nhƣng nó đã góp phần cung cấp một nền tảng lý thuyết cho các động thái mang tính chính sách của chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc Đại suy thoái, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia trong những năm 30 của thế kỷ trƣớc.
  15. 5 * Sự cân bằng của nền kinh tế Hình 1.1: Mô hình mô tả sự cân bằng của nền kinh tế P AS-LR AS-SR AD Y0 Y* GDP Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lƣợng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh nhƣ quan điểm của trƣờng phái cổ điển và tân cổ điển. Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lƣợng nào đó, dƣới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi ngƣời. Khi mô tả nền kinh tế, cũng giống nhƣ mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai đƣờng tổng cung: AS - LR phản ánh mức sản lƣợng tiềm năng của nền kinh tế, và AS - SR phản ánh khả năng thực tế. Và, cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lƣợng tiềm năng, mà thông thƣờng sản lƣợng thực tế đạt đƣợc ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lƣợng tiềm năng, nơi mà dƣới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi ngƣời. Nền kinh tế có thể cân bằng dƣới mức sản lƣợng tiềm năng (Yo < Y*) * Vai trò của tổng cầu trong việc tăng sản lƣợng của nền kinh tế Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu vƣợt quá thu nhập. Nhƣng khi mức thu nhập tuyệt đối đƣợc nâng lên thì sẽ có khuynh hƣớng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng. Đặc biệt khi ngƣời ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Theo J.M.Keynes, khi việc làm
  16. 6 tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hƣớng gia tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tƣơng đối cầu tiêu dùng là xu hƣớng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trƣởng kinh tế. Mặt khác, khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tƣ của các doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tƣ đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng trƣởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tƣ đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tƣ liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng lên. Đến lƣợt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tƣ mới. Đây là quá trình số nhân đầu tƣ: tăng đầu tƣ làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tƣ mới; tăng đầu tƣ mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trƣởng. Quá trình này đƣợc tính toán nhƣ sau: K= dR / dI Trong đó: dR là gia tăng thu nhập dI là gia tăng đầu tƣ K là số nhân vì dI= Ds nên K= dR / dI = dR / dS = dR / (dR - dC) = 1 / (1 – dC / dR ) (dC: là gia tăng tiêu dùng; dS: là gia tăng tiết kiệm) Theo Keynes, cùng với việc tăng lên của vốn đầu tƣ, thì hiệu quả giới hạn của tƣ bản, tƣơng quan giữa thu hoạch tƣơng lai của đầu tƣ và phí tổn đầu tƣ, sẽ giảm sút. Có hai nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tƣ bản giảm sút. Thứ nhất, đầu tƣ tăng sẽ làm tăng thêm khối lƣợng hàng hoá cung ra thị trƣờng. Điều đó làm giảm giá hàng hoá và kéo theo làm giảm thu nhập tƣơng lai. Thứ hai, tăng cung hàng hoá sẽ làm giá cung của tài sản tƣ bản tăng lên hay tăng phí tổn thay thế. Từ đó, làm cho thu nhập tƣơng lai giảm xuống.
  17. 7 Hơn nữa, giữa đầu tƣ và lãi suất lại có quan hệ với nhau. Sự khuyến khích đầu tƣ tuỳ thuộc một phần vào lãi suất. Ngƣời ta sẽ tiếp tục đầu tƣ, chừng nào hiệu quả giới hạn của tƣ bản lớn hơn lãi suất thị trƣờng. Nhƣ vậy, đầu tƣ mới tăng lên, việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu nhập, và từ đó, sẽ làm tăng tiêu dùng. Song, do khuynh hƣớng tiêu dùng giới hạn, nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn. Điều này làm cho tiêu dùng giảm tƣơng đối. Việc giảm tiêu dùng tƣơng đối sẽ làm giảm cầu có hiệu quả, còn cầu lại ảnh hƣởng đến quy mô sản xuất và đến tăng trƣởng kinh tế. Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng, cần phải tăng chi phí đầu tƣ, tăng tiêu dùng sản xuất. Song khối lƣợng đầu tƣ lại phụ thuộc vào ý muốn đầu tƣ cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của tƣ bản giảm xuống bằng mức lãi suất. Nhƣng trong nền kinh tế, hiệu suất tƣ bản có xu hƣớng giảm sút, còn lãi suất cho vay có xu hƣớng ổn định, điều đó tác động đến đầu tƣ mới, và khủng hoảng xuất hiện, nền kinh tế trở nên trì trệ. * Chính phủ đối với tăng trƣởng kinh tế Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp, khủng hoảng và duy trì tăng trƣởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trƣờng tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của nhà nƣớc vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tƣ để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập. Theo ông, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trƣởng thông qua các hoạt động: đầu tƣ nhà nƣớc; hệ thống tài chính tín dụng và lƣu thông tiền tệ; các hình thức khuyến khích tiêu dùng. Về đầu tƣ nhà nƣớc, Keynes cho rằng, ngân sách nhà nƣớc là một công cụ hữu hiệu trong việc kích thích đầu tƣ tƣ nhân cũng nhƣ tiêu dùng của nhà nƣớc. Ông chủ trƣơng thông qua các đơn đặt hàng của nhà nƣớc, hệ thống mua của nhà nƣớc, trợ cấp về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tƣ cho tƣ bản độc quyền. Về hệ thống tài chính tín dụng và lƣu thông tiền tệ, theo Keynes, hệ thống tài chính, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng tin, tính lạc quan và
  18. 8 tích cực đầu tƣ của các nhà kinh doanh. Theo ông, Nhà nƣớc có thể đƣa thêm tiền vào lƣu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô đầu tƣ. Đồng thời, để tăng hiệu quả tƣ bản, ông chủ trƣơng “lạm phát có kiểm soát” để làm tăng giá cả hàng hoá nhờ đó các nhà kinh doanh thu đƣợc lợi nhuận nhiều hơn (trong điều kiện chi phí sản xuất chƣa thay đổi). Có thể nói, đây là một trong các động lực trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế. Về các hình thức tạo việc làm, ông cho rằng để nâng cao tổng cầu và việc làm cần mở rộng nhiều hình thức đầu tƣ. Bởi lẽ, đầu tƣ vào lĩnh vực nào cũng tốt, khi có đầu tƣ thì sẽ có nhiều việc làm và mang lại thu nhập. Nhƣ vậy, thông qua đầu tƣ có thể tránh đƣợc khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. Về khuyến khích tiêu dùng, để mở rộng tiêu dùng, Keynes khuyến khích tiêu dùng cá nhân đối với các nhà tƣ bản, tầng lớp giầu có cũng nhƣ đối với ngƣời nghèo. Trên cơ sở lý thuyết của J.M. Keynes, các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng thành trƣờng phái Keynes hay còn gọi là những ngƣời Keynes mới. Trƣờng phái này bao gồm ba trào lƣu. Thứ nhất, những ngƣời Keynes phái hữu ủng hộ các nhóm độc quyền xâm lƣợc, chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế. Thứ hai, những ngƣời Keynes tự do bảo vệ lợi ích độc quyền, song không ủng hộ chạy đua vũ trang. Hai trào lƣu này hình thành nên những ngƣời Keynes chính thống. Thứ ba, những ngƣời Keynes phái tả biểu hiện lợi ích của giai cấp tƣ sản vừa và nhỏ, chống lại độc quyền. Trào lƣu này tiếp tục đƣợc phát triển dƣới tên gọi “những ngƣời sau Keynes.” Trƣờng phái sau Keynes nghiên cứu rất nhiều các phạm trù khác nhau nhƣ: đi sâu nghiên cứu về tiêu dùng; đi sâu phân tích phân đoạn lợi tức; nguyên nhân chu kỳ kinh doanh và cơ cấu số nhân - gia tốc; chính sách tài chính. Nhƣng vị trí trung tâm trong lý thuyết của trƣờng phái “sau Keynes” là vấn đề tăng trƣởng và phân phối, họ khẳng định nhịp độ tăng trƣởng sản xuất phụ thuộc vào việc phân phối thu nhập quốc dân, lƣợng thu nhập và lƣợng tiết kiệm, còn tổng lƣợng tiết kiệm là tổng số tiết kiệm từ lƣơng và lợi nhuận.Những ngƣời “sau Keynes” luận giải rằng vì
  19. 9 khuynh hƣớng tiết kiệm giữa những ngƣời nhận tiền lƣơng và những ngƣời nhận lợi nhuận có sự khác nhau, cho nên sự thay đổi trong phân phối sẽ ảnh hƣởng đến tổng lƣợng tiết kiệm. Đến lƣợt mình, phân phối thu nhập quốc dân lại là hàm số của tích luỹ tƣ bản. Mà tích luỹ tƣ bản xác định tỷ suất lợi nhuận và phần lợi nhuận trong thu nhập quốc dân. Phái sau Keynes chủ trƣơng muốn tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều chỉnh nền kinh tế TBCN. Các đại biểu của phái này cho rằng, muốn nâng cao nhịp độ tăng trƣởng thì cần phải phân phối lại thu nhập quốc dân theo hƣớng có lợi cho lợi nhuận. Bởi lẽ, nếu nâng cao tiền lƣơng phù hợp với việc tăng năng suất lao động sẽ khắc phục đƣợc những khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá và là sự kích thích quan trọng đối với tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, những ngƣời “sau Keynes” ủng hộ chính sách thu nhập. Họ coi đó là phƣơng tiện đấu tranh chống lạm phát. Vì phƣơng pháp truyền thống sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ - tín dụng là không có hiệu quả. Họ muốn kết hợp chính sách thu nhập với chính sách tăng trƣởng kinh tế, kể cả việc xác định nhịp điệu và cơ cấu đầu tƣ. Đa số các nhà kinh tế theo phái này ủng hộ sự cần thiết tăng cƣờng điều chỉnh kinh tế của nhà nƣớc, thực hiện tập trung hoá và xác định các mục tiêu 1 chiến lƣợc lâu dài. 1.2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1 Khái niệm Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hƣớng tiến bộ về mọi mặt kinh tế - xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trƣởng. 1.2.2 Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế Thứ nhất, tăng trƣởng kinh tế dài hạn. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra những tiến bộ về kinh tế - xã hội, nhất là ở các nƣớc đang phát triển thu nhập thấp. 1 Phan Huy Đƣờng, Tô Hiến Thà ( 2009 ),lý thuyết tăng trƣởng kinh tế của KEYNES và vài suy nghĩ về tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Tr 1-2.
  20. 10 Thứ hai, cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hƣớng tiến bộ. Xu hƣớng tiến bộ của quá trình công nghiệp hóa thể hiện ở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa và độ thị hóa; đó không đơn thuần là sự gia tăng về quy mô, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đƣợc sản xuất ra; họat động của nền kinh tế ngày càng gia tăng hiệu qủa và năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở cho việc đạt đƣợc những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng. Thứ ba, những tiến bộ kinh tế - xã hội chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Đến lƣợt mình kết quả của những tiến bộ kinh tế đạt đƣợc lại làm gia tăng không ngừng năng lực nội sinh của nền kinh tế ( thể hiện ở những tiến bộ về công nghệ, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và nguồn vốn trong nƣớc…) Thứ tƣ, đạt đƣợc sự cải thiện sâu rộng chất lƣợng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội là kết quả của sự phát triển Đƣơng nhiên một kết quả nhƣ thế không chỉ là sự gia tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, thu nhập bình quân có thể che lấp đằng sau nó sự phân phối bất bình đẳng, nạn đói nghèo, thất nghiệp và những thụ hƣởng khác về giáo dục, y tế văn hóa… 1.2.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế Để phản ánh nội dung khác nhau của khái niệm phát triển kinh tế cần phải có các nhóm chỉ tiêu khác nhau: -Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng kinh tế: tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm háy bình quân năm của một giai đoạn nhất định. -Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi về cơ cấu kinh tế-xã hội: chỉ số cơ cấu kinh tế theo ngành trong GDP; chỉ số cơ cấu về họat động ngoại thƣơng; tỷ lệ dân cƣ sống trong khu vực thành thị trong tổng số dân; tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ... -Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cuộc sống gồm: thu nhập bình quân đầu ngƣời và tốc độ tăng trƣởng thu nhập bình quân đầu ngƣời. Các chỉ số về dinh dƣỡng: số calo bình quân ngƣời năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2