intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tín dụng từ các đại lý vật tư nông nghiệp đối với nông dân trồng lúa ở Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích tín dụng từ các đại lý vật tư nông nghiệp đối với nông dân trồng lúa ở Long An thông qua hoạt động bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức trả chậm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tín dụng từ các đại lý vật tư nông nghiệp đối với nông dân trồng lúa ở Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Ngô Thanh Tuyền PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TỪ CÁC ĐẠI LÝ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA Ở LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Ngô Thanh Tuyền PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TỪ CÁC ĐẠI LÝ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NÔNG DÂN TRỒNG LÚA Ở LONG AN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Tiến Khai Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN * Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Ngô Thanh Tuyền
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỐ THỊ TÓM TẮT CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU . ..........…………………………………………………. 1 1.1 Lý do nghiên cứu … …………………………………………………….…… 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu.. …………………………………………………………. 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 4 1.5 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.7 Cấu trúc luận văn: ……..……………………………………………………… 4 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÍN DỤNG NÔNG THÔN ………………………………………..… 5 2.1 Các khái niệm cơ bản ………………………………………………………… 5 2.1.1 Tài chính nông thôn ……………………………………………………….. . .5 2.1.2 Tín dụng nông thôn …………………………………….………………….. .. 5 2.1.3 Thị trường tín dụng nông thôn …………………………………………… .... 6 2.2 Các lý thuyết kinh tế về thông tin bất cân xứng và tín dụng nông thôn: ……... 7 2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng và ứng dụng trong lĩnh vực tín dụng: ...… 7 2.2.2 Cơ chế tín dụng áp dụng để khắc phục thông tin bất cân xứng …….………. 9 2.2.2.1 Cơ chế thanh lọc gián tiếp …………………………………….….… .... 9 2.2.2.2 Cơ chế thanh lọc trực tiếp …………………………………..………. .. 10 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tín dụng nông thôn …………………….… .. 10 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước ………………………………………….…… .. 10 2.3.2 Các nghiên cứu của nước ngoài ……………………………………..…… .. 12 2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về dòng tín dụng vật tư trả chậm tại An Giang …. . 14 Chương III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …….............................................. 19 3.1 Nội dung và thông tin nghiên cứu: ………………………………………… .. 19 3.1.1. Nghiên cứu về phía cung: ..……………………………………………… .. 19 1
  5. 3.1.2. Nghiên cứu về phía cầu: .……………………………………………….. .. 19 3.1.3. Đánh giá, so sánh ưu điểm, nhược điểm của từng dòng tín dụng: ……… .. 19 3.2. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu: ……………………………... .. 20 3.2.1. Tổng thể nghiên cứu: …………………………………………………….. . 20 3.2.2. Chọn mẫu…………………………………………………………………. . 20 3.3. Giả thuyết cho khả năng tiếp cận tín dụng dưới dạng mua vật tư trả chậm ... 23 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ……………………………………………. .. 29 3.5. Mô hình kinh tế lượng ……………………………...................................... . 30 CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN: …........... ..…..…… 32 4.1. Mô tả tình hình cung-cầu tín dụng ở các điểm nghiên cứu ………………… 32 4.1.1. Hoạt động cung tín dụng trên địa bàn nông thôn ở Long An …………… .. 32 4.1.2. Tình hình vay nợ của hộ trồng lúa ………………………………………. .. 35 4.2. Kết quả hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng ……………………………… . 44 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ………………….….... 51 5.1. Kết luận …………………………………………………………………… ... 51 5.2. Đề xuất chính sách .......................................................................................... 53 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ………………………… . 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………..55 PHỤ LỤC………………………………………………………………………………….…59 PHỤ LỤC 1: Bảng thống kê mô tả thông tin từ đại lý…………………………… . ….59 PHỤ LỤC 2a: Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ có mua vật tư trả chậm, biến có thang đo tỉ số ............................................................................ 59 PHỤ LỤC 2b: Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ có mua vật tư trả chậm, biến có thang đo danh nghĩa .................................................................. 60 PHỤ LỤC 3a: Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ không tham gia mua vật tư trả chậm, biến có thang đo tỉ số .................................................. 64 PHỤ LỤC 3b: Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ có mua vật tư trả chậm, biến có thang đo danh nghĩa……………………………………… .. …65 PHỤ LỤC 4: Các biểu thức hồi quy OLS…………………………………………… . 68 PHỤ LỤC 5: Các biểu thức kiểm định T-TEST…………….……………………… .. 79 PHỤ LỤC 6: Các mẫu phiếu điều tra khảo sát……………..……………………… ...82 2
  6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Bảng 2.1. Các tiêu chí cơ bản về nông hộ trong mẫu khảo sát 15 Bảng 2.2. Bảng kết quả ước lượng 18 Bảng 3.1. Bảng phân phối mẫu đại lý 21 Bảng 3.2. Bảng phân phối mẫu hộ nông dân 22 Bảng 3.3. Bảng mô tả mô hình tín dụng theo các biến như giả thuyết 27 Bảng 3.4. Bảng mô tả các biến đưa vào mô hình phân tích 30 Bảng 4.1. Bảng thống kê tình hình mua bán vật tư trả chậm của đại lý vật tư nông nghiệp 34 Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả thông tin từ đại lý 35 Bảng 4.3. Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ tham gia mua vật tư trả chậm, biến có thang đo danh nghĩa 36 Bảng 4.4. Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ có tham gia mua vật tư trả chậm, biến có thang đo tỉ số 37 Bảng 4.5. Bảng tính giá trị trung bình giá bán các loại phân và thuốc vật tư nông nghiệp dưới các hình thức 40 Bảng 4.6. Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ không tham gia mua vật tư trả chậm, biến có thang đo danh nghĩa 42 Bảng 4.7. Bảng thống kê mô tả thông tin từ nông hộ không tham gia mua vật tư trả chậm, biến có thang đo tỉ số 42 Bảng 4.8. Bảng thống kê kiểm định t-test đối với một số cặp biến giữa hai nhóm nông hộ 43 Bảng 4.9. Bảng kết quả hồi quy OLS giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc 45 Bảng 4.10. Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 47 Bảng 4.11. Bảng kết quả hồi quy với sai số chuẩn mạnh giữa các biến trong mô hình 48 Biểu đồ phân phối chuẩn bằng đồ thị histogram 46 Đồ thị Scatter hai biến sai số và giá trị dự đoán 46
  7. Tóm tắt: Trong cơ chế thị trường, quan hệ tín dụng rất đa dạng, trong đó quan hệ tín dụng giữa nông dân với các đại lý vật tư nông nghiệp dưới dạng mua vật tư nông nghiệp trả chậm là hình thức đang diễn ra phổ biến hiện nay. Trên thực tế, nhiều nông dân, trong đó có nông dân ở Long An vẫn còn lệ thuộc rất lớn và gần như gắn chặt với các đại lý vật tư nông nghiệp trong quá trình sản xuất, cụ thể là sử dụng vật tư đầu vào (phân, thuốc, giống,...) theo phương thức mua trả chậm, mua trước trả tiền sau và chịu một mức lãi suất nhất định, thông thường cao hơn lãi suất của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng chính thức. Hệ lụy là nhiều nông dân chịu thiệt khi chấp nhận lãi suất cao hơn bình thường, sản xuất không hiệu quả, thu nhập giảm, có khi phải sử dụng giống, phân, thuốc,… kém chất lượng do phụ thuộc vào đại lý; bên cạnh đó, các đại lý vật tư nông nghiệp cũng phải chấp nhận rủi ro khi người nông dân bị mất mùa hoặc cố tình không thanh toán nợ. Bằng thu thập thông tin sơ cấp từ hộ gia đình nông dân trồng lúa và các đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết hợp phân tích các chính sách đối với nông dân trong đó có chính sách tín dụng nông nghiệp, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích định lượng bằng phương trình hồi quy OLS để phân tích mô hình phụ thuộc, nội dung nghiên cứu này sẽ đi sâu phân tích mối quan hệ giữa nông dân trồng lúa với đại lý vật tư nông nghiệp dưới hình thức mua, bán vật tư nông nghiệp trả chậm, đánh giá mặt ưu điểm, hạn chế, đối chiếu và phân tích những vấn đề tồn tại, bất cập của chính sách tín dụng nông nghiệp hiện nay và đề xuất chính sách để xây dựng mối quan hệ tín dụng giữa nông dân trồng lúa với đại lý vật tư nông nghiệp ngày càng hiệu quả đồng thời giúp người nông dân trên địa bàn tỉnh Long An có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn và có thu nhập tốt hơn từ sản xuất nông nghiệp. Phần nghiên cứu có sử dụng tài liệu phân tích của các chuyên gia kinh tế được cung cấp qua sách, báo, tạp chí, mạng internet và số liệu thực tế của địa phương thông qua các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, báo cáo của cấp ủy, chính quyền tỉnh Long An và thu thập số liệu thực tế từ các đại lý vật tư nông nghiệp, gia đình nông dân trồng lúa có liên quan đến đề tài của tác giả thực hiện nghiên cứu.
  8. 1 Chương 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do nghiên cứu Tại Long An, nông dân chiếm khoảng 65% dân số và chiếm trên 55% lực lượng lao động. Hộ nông nghiệp sản xuất lúa gạo và một số cây hoa màu chiếm tỉ trọng lớn. Hình thức sản xuất chủ yếu là sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ. Hộ nông nghiệp thường thiếu chủ động về tài chính, phụ thuộc lớn vào tín dụng chính thức là ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn một tỉ lệ khá lớn hộ nông nghiệp thường vay tín dụng dưới dạng tín dụng không chính thức, như vay bà con, họ hàng, vay ở người cho vay với lãi suất cao hay còn gọi là “tín dụng đen”, và một hình thức phổ biến dưới dạng mua vật tư nông nghiệp trả chậm từ các cửa hàng, đại lý buôn bán vật tư nông nghiệp. Hộ nông nghiệp thường có mối quan hệ rất chặt chẽ với các đại lý vật tư nông nghiệp để có nguồn tài chính hỗ trợ sản xuất thông qua mua trả chậm hoặc “gối đầu”. Theo khảo sát trên thực tế, đa số nông dân đều mua vật tư nông nghiệp đầu vào qua các kênh phân phối trung gian mà không trực tiếp mua được sản phẩm từ nhà sản xuất, hầu hết là mua từ các đại lý. Một số ít hộ nông nghiệp tham gia mô hình cánh đồng lớn nhận vật tư từ chính công ty, nhưng tỷ lệ còn thấp, chưa đạt 05% tổng diện tích sản xuất cây lúa (Theo số liệu Báo cáo của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Long An-năm 2014). Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp đều thực hiện chế độ phân phối và bán hàng thông qua các đại lý. Theo đó, đại lý cấp 1 bán đến 90% sản lượng cho đại lý cấp 2 và cấp 3. Nông dân có diện tích sản xuất nhỏ và ở nơi sâu, xa trung tâm thường mua vật tư nông nghiệp của đại lý cấp 2, 3. Giữa các đại lý, có sự chênh lệch giá mua - giá bán trên cùng một sản phẩm, và do đó cũng có ảnh hưởng đến giá cung cấp sản phẩm cho nông dân. Mặt khác, nếu nông dân thiếu vốn thì vẫn có thể sản xuất được dựa vào nguồn vật tư mua chịu, trả chậm từ các đại lý. Ngoài ra, lượng vật tư mua chịu có thể với khối lượng rất lớn, vì thế đây được xem là một hình thức chiếm dụng vốn từ đại lý vật tư
  9. 2 nông nghiệp của nông dân. Để giảm rủi ro, các đại lý chắc chắn phải áp dụng lãi suất tối thiểu từ bằng đến cao hơn lãi suất mà các đại lý vay vốn từ hệ thống ngân hàng hay các nguồn huy động khác. Không những thế, nông dân có thể còn thiệt thòi nếu mua vật tư làm nhiều lần và các đợt lấy hàng cách nhau một hay nhiều tháng thì các chủ đại lý vẫn cộng dồn hết giá trị lô hàng lại và tính tiền lãi tại thời điểm mua hàng lần đầu tiên. Với hệ thống phân phối và các mối quan hệ ràng buột như trên, nông dân thường phải gắn bó với các đại lý vật tư, nếu đại lý có nguồn vốn mạnh thì sẽ có nhiều khách hàng nông dân đến mua chịu và kết quả kinh doanh càng cao, vì ngoài lợi nhuận do chênh lệch giá bán so với giá gốc hoặc hoa hồng từ công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, các đại lý này còn hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất hằng tháng từ người mua chịu so với giá thanh toán ngay khi mua. Như vậy, cần đặt ra nghiên cứu để phân tích dòng tín dụng từ các đại lý vật tư nông nghiệp đối với việc cung cấp tín dụng phi chính thức dưới dạng bán vật tư trả chậm cho nông dân trồng lúa ở Long An. Đề tài về hoạt động bán trả chậm vật tư nông nghiệp của các đại lý vật tư thuộc nhóm tín dụng nông thôn, nhưng có tính đặc thù là chưa có nhiều người nghiên cứu cụ thể, mặc dù tín dụng dưới dạng bán vật tư trả chậm, và nông dân mua chịu từ đại lý nông nghiệp hiện nay rất phổ biến. Ước tính kênh tín dụng này góp phần quan trọng trong hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất, chiếm từ 1/2 đến trên 2/3 vốn mua vật tư nông nghiệp của nông dân. Vấn đề đáng nghiên cứu là sự phổ biến tới mức nào của kênh tín dụng phi chính thức này, cơ chế ra sao, lãi suất cao hay thấp, và nông dân phụ thuộc vào kênh tín dụng này như thế nào. Bản thân đại lý nông nghiệp có chịu rủi ro hay không? và lợi nhuận từ lãi suất trả chậm của họ có đáng kể hay không hay chỉ đủ bù đắp chi phí vốn (lãi suất) mà họ trực tiếp gánh chịu khi bán trả chậm cho nông dân? Nói cách khác, cần tìm hiểu mức độ phổ biến, tầm quan trọng của kênh này đối với nông dân sản xuất nông nghiệp, và vai trò bổ sung, thay thế của nó đối với kênh tín dụng nông nghiệp chính thức.
  10. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là phân tích tín dụng từ các đại lý vật tư nông nghiệp đối với nông dân trồng lúa ở Long An thông qua hoạt động bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức trả chậm. Mục tiêu tìm hiểu cụ thể của đề tài là: 1) Nghiên cứu sự phổ biến của kênh tín dụng không chính thức từ các đại lý vật tư nông nghiệp đối với nông dân trồng lúa ở Long An thông qua hoạt động bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức trả chậm, cơ chế cho vay, lãi suất và các đặc điểm của nó như thực trạng quy mô của tín dụng từ hệ thống đại lý vật tư nông nghiệp so với tổng cơ cấu tín dụng của hộ sản xuất nông nghiệp; đối tượng vay, phương thức cho vay, cơ chế thu nợ, lãi suất và trả lãi; so sánh với dòng tín dụng chính thức từ hệ thống Ngân hàng thương mại. 2) Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của dòng tín dụng từ các đại lý vật tư nông nghiệp đối với nông dân trồng lúa ở Long An thông qua hoạt động bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức trả chậm và những yếu tố ảnh hưởng, tác động. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể là: 1) Hình thức mua bán vật tư trả chậm giữa đại lý vật tư nông nghiệp với người nông dân trồng lúa ở Long An diễn ra như thế nào ? Những yếu tố tác động đến quan hệ giao dịch tín dụng dưới dạng mua-bán vật tư trả chậm giữa đại lý vật tư nông nghiệp và nông dân? 2) Nhà nước (chính quyền địa phương) cần có những can thiệp gì vào mối quan hệ tín dụng này để loại bỏ những bất lợi của nông dân trồng lúa, nếu có, và khuyến khích đại lý vật tư nông nghiệp tăng cường hình thức bán trả chậm cho nông dân?
  11. 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính đó là các Đại lý vật tư nông nghiệp và các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh Long An. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả phân tích mối quan hệ tín dụng giữa đại lý vật tư nông nghiệp với người nông dân trồng lúa, tập trung tại các huyện khu vực Đồng Tháp Mười, gồm huyện Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Đức Huệ và thị xã Kiến Tường, trong khoảng thời gian niên vụ 2014-2015, đây là khu vực chuyên canh trồng lúa của tỉnh, và hiện tượng mua bán vật tư nông nghiệp dưới hình thức trả chậm đang diễn ra khá phổ biến. Thời gian khảo sát bằng phiếu điều tra trong khoảng từ tháng 02 đến tháng 4 năm 2015. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát số liệu thực tế từ đại lý vật tư nông nghiệp và hộ nông dân trồng lúa trong phạm vi vùng nghiên cứu để thống kê mô tả và dùng mô hình phân tích định lượng bằng phương trình hồi quy OLS để phân tích, đánh giá và đề xuất chính sách. 1.7. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm 05 chương: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Phân tích kết quả và thảo luận Chương 5. Kết luận và kiến nghị chính sách
  12. 5 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÍN DỤNG NÔNG THÔN 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Tài chính nông thôn Là các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Tài chính nông thôn là tất cả các dịch vụ tài chính cần cho nông nghiệp, nông dân và gia đình ở nông thôn, không chỉ là tín dụng (IFAD, 2009). 2.1.2. Tín dụng nông thôn Tín dụng được hiểu là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng giá trị hay hiện vật do hai bên thỏa thuận, và người vay phải trả người cho vay một khoản lợi tức khi đến thời hạn do hai bên thỏa thuận. Theo thuật ngữ tài chính thì tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự vay mượn trong một thời hạn nào đó. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả, và sự hoàn trả là đặc trưng của tín dụng, phân biệt giữa phạm trù tín dụng với những dạng cấp phát tài chính khác. Đối tượng của tín dụng ở dạng hàng hóa, vật tư hay tiền, được sử dụng nhằm mục đích tạo lãi. Chủ thể tham gia tín dụng là tổ chức hoặc cá nhân đóng vai trò là người đi vay hoặc cho vay. Tín dụng ngoài hình thức vận động của tiền tệ nó còn là một mối quan hệ xã hội được dựa trên cơ sở lòng tin và ngày nay được xác định bằng quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, và trong thực tế, quan hệ bằng lòng tin vẫn còn khá phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn.
  13. 6 Các loại hình tín dụng: - Tín dụng chính thức: giao dịch tín dụng giữa tổ chức và cá nhân với ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm đặc biệt (hình thức tiết kiệm Bưu điện trước đây), ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng trung ương và khu vực,…. - Tín dụng bán chính thức: giao dịch tín dụng giữa cá nhân với tổ chức thông qua các hình thức quỹ tương trợ của tổ chức đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh…), quỹ tín dụng hợp tác xã, hiệp hội tín dụng, ngân hàng cấp xã, nhóm trợ giúp, các chương trình phát triển nông thôn, các chương trình tài chính của các dự án phi chính phủ. - Tín dụng không chính thức: giao dịch tín dụng giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức thông qua câu lạc bộ tiết kiệm cộng đồng, quỹ tương trợ, hụi-họ, đại lí vật tư nông nghiệp, chủ kho, thương gia hoặc nông dân với vai trò là người cho vay hay vay mượn từ bạn bè, bà con. 2.1.3. Thị trường tín dụng nông thôn. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn là chi phí giao dịch cao: do khách hàng có địa bàn cư trú phân tán, cộng đồng nông dân đa dạng, giá trị vay nợ thấp, chi phí giao dịch cao (thời gian di chuyển, phương tiện và điều kiện đi lại khó khăn, chi phí khác cần có khi cho vay và thu hồi nợ,…), chi phí thông tin và tiếp thị cao hơn khu vực khác do cơ sở hạ tầng thông tin còn yếu kém. Bên cạnh đó có nhiều rủi ro tiềm ẩn khi phát sinh giao dịch tín dụng ở địa bàn nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là khí hậu thời tiết dễ biến đổi, gây thiên tai, mất mùa, lợi nhuận từ nông nghiệp thấp, nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình nông thôn đa dạng, có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên nên khó cạnh tranh về sản
  14. 7 xuất hàng hóa nông sản, không tạo ra giá trị gia tăng cách biệt, giá hàng hóa nông sản biến động thất thường, người vay có nhiều khả năng không thể trả được nợ. Một bộ phận lớn cư dân ở nông thôn không có tài sản thế chấp hoặc giá trị tài sản không đáng kể, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp có giá trị thấp, khó thanh khoản, quyền sử dụng đất chưa toàn vẹn, khả năng thu hồi nợ kém do hệ thống pháp lý còn nhiều yếu kém. Hệ quả là các ngân hàng thương mại không muốn cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, hoặc cho vay tập trung đối với các nông trại có quy mô lớn, bỏ qua nông trại nhỏ và gia trại, hộ cá thể nhỏ lẻ do nguy cơ phát sinh chi phí giao dịch cao và không đảm bảo khả năng chi trả hoặc phát sinh nợ khó đòi. Từ đó việc hình thành một hệ thống thị trường không chính thức bắt đầu phát triển để đáp ứng nhu cầu của cư dân nông thôn, vẫn bảo đảm được khả năng thu hồi nợ và hiệu quả hoạt động tín dụng do chi phí giao dịch thấp (trên cơ sở niềm tin, ít thủ tục hành chính, giấy tờ, nên giảm chi phí), quay vòng vốn nhanh (thời gian vay nợ linh hoạt) nhưng với lãi suất cao hơn so với lãi suất của ngân hàng thương mại. 2.2. Các lý thuyết kinh tế về thông tin bất cân xứng và tín dụng nông thôn 2.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng và ứng dụng trong lĩnh vực tín dụng. Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch có một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Tình trạng thông tin bất cân xứng hiện diện rất nhiều trong các lĩnh vực như Ngân hàng, thị trường nhà đất, thị trường lao động, lĩnh vực thể thao, thị trường hàng hóa, thị trường bảo hiểm, lĩnh vực đầu tư, thị trường chứng khoán, thị trường đồ cũ,…. Thông tin bất cân xứng là một thất bại của thị trường vì nó gây ra sự lựa chọn ngược (lựa chọn bất lợi) (adverse selection– AS). Đối với thị trường tín dụng, do tình trạng thông tin không cân xứng (asymmetric information), nếu ngân hàng đối phó với nhu cầu vay vượt khả năng
  15. 8 cho vay bằng cách tăng lãi suất (giá của khoản vay) để làm giảm nhu cầu vay, thì có thể bị thiệt vì gặp phải vấn nạn “lựa chọn bất lợi” (adverse selection) và “rủi ro đạo đức” (moral hazard) (Đặng Văn Thanh, 2011). Lựa chọn bất lợi xảy ra vì ngân hàng không thể hiểu khách hàng bằng chính khách hàng (thông tin không cân xứng) cho nên nếu ngân hàng tăng lãi vay để hạn chế nhu cầu vay thì khách hàng tốt sẽ không vay; nhưng khách hàng xấu vẫn sẽ cố vay cho bằng được vì họ biết rằng nếu có vay được chỗ khác (ví dụ vay chợ đen) thì lãi suất rất cao, thậm chí không vay được. Như vậy, khi tăng lãi suất để hạn chế nhu cầu vay của khách hàng thì ngân hàng có khả năng tích lũy khách hàng xấu và đuổi khách hàng tốt. Lựa chọn ngược là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra. Rủi ro đạo đức (hay tâm lý ỷ lại) (moral hazard – MH) là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra. Rủi ro đạo đức cũng có nguồn gốc từ thông tin không cân xứng. Vì ngân hàng không thể nắm rõ hoạt động kinh doanh của khách hàng bằng chính bản thân họ, cho nên sau khi vay xong, nếu lãi suất cao hơn lãi suất họ muốn, khách hàng có thể thay đổi mục đích sử dụng tiền vay để tăng thêm lợi nhuận nhằm bù cho phần lãi suất cao hơn đó. Mục đích sử dụng tiền vay có lợi nhuận cao hơn như thế thường có rủi ro cao hơn cho nên làm cho khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng xấu. Tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch đã xảy ra (Đặng Văn Thanh, 2011). Vấn đề người ủy quyền-người thừa hành (principal - agent – PA). Mối quan hệ ủy quyền - thừa hành: phát sinh giữa hai bên, trong đó một bên được chỉ định làm người thừa hành, hành vi này thay mặt hoặc đại diện cho người ủy quyền trong một lĩnh vực cụ thể để ra quyết định (Ross, 1973). Không phải lúc nào người thừa hành cũng hành xử vì lợi ích cao nhất của người ủy quyền vì mỗi cá nhân luôn tối đa hóa lợi ích của mình. Do dó, những mâu thuẫn về lợi ích này sẽ gây ra mất mát sau cùng
  16. 9 cho người ủy quyền (Jensen và Meckling, 1976). Ðối với ngân hàng thương mại, trục trặc từ mối quan hệ ủy quyền - thừa hành đó là người thừa hành (Giám đốc chi nhánh) có thể đi ngược lại quyền lợi của người ủy quyền (các cổ đông, Hội đồng quản trị) vì lợi ích cá nhân (Đặng Văn Thanh, 2011). Nghiên cứu của (Ahmad và d.t.g, 2007; trích bởi Nguyễn Văn Hoàng, 2013) về các nhân tố gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế mới nổi và các nước phát triển chỉ ra một trong những nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng đến từ chất lượng quản lý bao gồm giám sát và kỷ luật của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại nhà nước cũng như tư nhân nếu không được đào tạo tốt sẽ có xu hướng sử dụng các kỹ năng hiện có (Malekey và Taussig, 2008; trích bởi Nguyễn Văn Hoàng, 2013). Do đó, trong thị trường tín dụng, lãi suất không phải lúc nào cũng có thể dùng để hạn chế nhu cầu vay của khách hàng. 2.2.2. Cơ chế tín dụng áp dụng để khắc phục thông tin bất cân xứng Cơ chế cho vay sàng lọc (thanh lọc). Cho vay trong bối cảnh các thông tin bất đối xứng, các nhà cung cấp tín dụng phải đối mặt với ba vấn đề chính: (1) làm thế nào để xác định người vay có rủi ro cao và đặt hạn chế tín dụng vào chúng (thanh lọc), (2) làm thế nào để thúc đẩy người vay sử dụng đúng mục đích khoản vay (ưu đãi, khuyến khích) và (3) thực thi chúng để trả nợ khi họ có khả năng (thi hành). Vì vậy, để giúp đỡ những người cho vay tín dụng giải quyết những vấn đề này, hai cơ chế sàng lọc (thanh lọc) gián tiếp và trực tiếp được áp dụng thường xuyên. 2.2.2.1. Cơ chế thanh lọc gián tiếp Các nhà cung cấp tín dụng có thể tính lãi để bù đắp rủi ro vỡ nợ với khách hàng vay. Sàng lọc loại này có thể dẫn đến các vấn đề rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi. Cho vay tín dụng có thể làm tăng thêm mối đe dọa cắt đứt tín dụng hoặc các điều khoản hợp đồng trong giao dịch khác để giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng vay được thực thi theo hợp đồng.
  17. 10 2.2.2.2. Cơ chế thanh lọc trực tiếp Trong bối cảnh các thông tin bất đối xứng, cho vay tín dụng có thể áp dụng cơ chế thanh lọc trực tiếp đến quyết định phê duyệt một khoản vay trả nợ bằng cách đảm bảo khả năng của khách hàng. Các nhà cung cấp tín dụng có thể kiểm soát các rủi ro vỡ nợ của ba phương pháp sau đây: Thứ nhất, thu thập và đánh giá thông tin cần thiết về rủi ro của khách hàng của họ như thu nhập, trình độ học vấn, tuổi, v.v. Trong loại này của sàng lọc, những người cho vay có thể trực tiếp đi tìm hiểu khách hàng vay khi họ không có đủ thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro của khoản vay. Thứ hai, các nhà cung cấp tín dụng có thể khuyến khích các khách hàng vay để xây dựng mối liên kết với các thị trường khác như đầu vào và thị trường đầu ra nhằm đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích. Hoặc hạn chế phạm vi cho vay trong một vị trí địa lý và nhóm thân tộc cư dân đặc biệt trong một khu vực nhất định, hoặc cá nhân khác mà mình kinh doanh. Cuối cùng, sử dụng tài sản thế chấp như đất đai, vật nuôi, hay các loại tài sản thế chấp khác để giảm các nguy cơ vỡ nợ thường được yêu cầu bởi người cho vay. Nếu tài sản đảm bảo không có bảo đảm đủ để làm sao được vay, khách hàng vay có thể được đánh giá là không đủ điều kiện để có được chấp thuận cho vay. 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tín dụng nông thôn 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), khi nghiên cứu về hệ thống tín dụng phi chính thức ở Việt Nam (vay mượn từ gia đình, bà con, bạn bè và láng giềng, người cho vay lãi, họ/hụi,…) cho rằng có một số lý do giải thích tại sao khu vực không chính thức vẫn còn là nguồn tín dụng quan trọng đối với các nông hộ. Thứ nhất, cầu vượt cung tín
  18. 11 dụng chính thức: các ngân hàng quốc doanh và tư nhân cũng như các chương trình tín dụng chính thức chưa đủ khả năng đáp ứng hết các nhu cầu vay vốn rất cụ thể của các nông hộ. Thứ hai, các cơ chế cho vay của các tổ chức chính thức vẫn còn nhiều ràng buộc khiến cho những đối tượng nghèo nhất không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Do vậy, có thể một phần của tín dụng chính thức đến với người đi vay cuối cùng lại qua con đường không chính thức: những người có thể vay được từ các tổ chức chính thức sẽ đem số tiền đó cho những người “kém may mắn hơn” vay lại với lãi suất cao hơn. Thứ ba (đây cũng là lý do thường thấy qua kinh nghiệm các nước khác), trình độ dân trí ở nông thôn còn thấp, nhất là ở những vùng sâu vùng xa, nên người dân còn tâm lý “sợ giao dịch với ngân hàng”, trong khi đó một số tổ chức tín dụng chính thức vẫn chưa tìm ra cách thích hợp để đem vốn đến với nông hộ. Theo Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), mảng tín dụng nông thôn không chính thức này có hai đặc điểm chính. Thứ nhất, tất cả những nguồn vốn đều huy động ngay tại địa phương. Do vậy, về lâu dài, khả năng tích lũy vốn bị hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất và tiêu dùng của người dân. Thứ hai, lãi suất của khu vực không chính thức thường cao hơn mức lạm phát, và có lãi suất thực dương. Lãi suất của thị trường “ngầm” này cũng cao hơn nhiều so với lãi suất của hệ thống tài chính chính thức, nhưng vẫn được khách hàng chấp thuận. Điều đó chứng tỏ rằng đối với các nông dân và những người hoạt động kinh doanh ở nông thôn, việc vay được vốn dễ dàng và kịp thời, cũng như chất lượng của dịch vụ có ý nghĩa quan trọng hơn so với mức lãi vay. Khi nền kinh tế nông thôn phát triển mạnh, sẽ cần có nhiều khoản đầu tư quy mô lớn và dài hạn hơn, do các nông hộ và doanh nghiệp nông thôn chuyển đổi cơ cấu và phát triển sản xuất. Bước chuyển biến kinh tế này đòi hỏi phải có một hệ thống tài chính chính thức phát triển mạnh hơn. Trong một nghiên cứu về tín dụng chính thức và không chính thức ở đồng bằng sông Cửu Long, Phan Đình Khôi (2012) cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô bao gồm làm việc cho chính quyền địa phương, thành
  19. 12 viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông liên xã. Ðể giảm bớt phụ thuộc vào tín dụng không chính thức và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức thông qua các chương trình tín dụng vi mô, các hộ gia đình nông thôn cần tích cực tham gia vào các tổ vay vốn ở địa phương. Ở Việt Nam, Phạm và Izumida (2002) chỉ ra rằng hơn 30% hộ nông dân không thể vay từ người cho vay chính thức. Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức bị hạn chế đã làm cho các hộ gia đình phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tín dụng không chính thức. Tuy cùng tồn tại song song trong thị trường tín dụng nông thôn, hai phương thức cho vay chính thức và không chính thức sử dụng các chiến lược sàng lọc khác nhau để tránh lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong quá trình cho vay của họ. Ví dụ, Phạm và Lensink (2007) cho thấy các tổ chức tín dụng chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa theo các yếu tố lãi suất và lịch sử của khách hàng. Trong khi đó, nguời cho vay không chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên đặc điểm của hộ, đặc biệt là mối quan hệ giữa người cho vay và nguời đi vay. Ở nông thôn Việt Nam, cả hai loại hình tín dụng vừa có vai trò bổ sung và thay thế trong cung tín dụng cho hộ, tuy nhiên sự cùng tồn tại và tương tác của cả hai nguồn tín dụng này không được đề cập và nghiên cứu rộng rãi (Phan Đình Khôi, 2012). 2.3.2. Các nghiên cứu của nước ngoài Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Nhật: Chính phủ Nhật đã khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng cách thành lập ngân hàng nông-công nghiệp địa phương, thực hiện chính sách cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp từ những năm 1960, cho vay để mua sắm tài sản, mở rộng đất đai phát triển trang trại và đầu tư cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn thực hiện từ ngân sách chính phủ và tư nhân thông qua ngân hàng Hợp tác xã nông nghiệp, với lãi suất thấp, thời gian cho vay dài hạn. Hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở Nhật, sự hình thành hợp tác xã nông nghiệp nhằm huy động tiết kiệm và nguồn vốn dư thừa trong nông nghiệp và của nông dân cho vay các thành phần kinh tế ngoài doanh nghiệp (Joann Ledgerwood, 2001).
  20. 13 Tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Philippin: hệ thống tín dụng cung cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn bao gồm các ngân hàng nông thôn, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng thương mại và ngân hàng của chính phủ. Ngân hàng nông thôn là tổ chức tín dụng chính thống lớn nhất chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ Philippin đã có những chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Từ 1975, chính phủ có chính sách bắt buột các ngân hàng thương mại dành 25% chỉ tiêu tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn. Từ 1986 trở lại đây, chính phủ ban hành chính sách tín dụng mới và được thực hiện dưới sự bảo trợ của hội đồng chính sách tín dụng nông nghiệp, nội dung chính sách bao gồm việc chấp nhận cơ chế thị trường để tạo nguồn tài chính, lãi suất theo thị trường, giảm trợ cấp ưu tiên trong ngân hàng nông nghiệp, chấm dứt hoạt động cho vay trực tiếp của cơ sở nhà nước phi tài chính, cung cấp dịch vụ và thực hiện chế độ bảo hiểm giảm rủi ro khi cho vay (Joann Ledgerwood, 2001). Nông nghiệp ở Ấn Độ chiếm khoảng 19% GDP quốc gia (Ramesh Golait, 2007) Thực trạng tín dụng cho nông nghiệp của Ấn độ được quan tâm và tăng cường từ những năm 2000 đến 2005, trong tình hình ngân hàng Hợp tác xã giảm sút thị phần hơn một nửa so với những năm 1990. Và tình trạng tự tử của người nông dân do nợ nần là một hiện tượng xã hội đáng lo ngại khi có 76%-82% các hộ gia đình nạn nhân đã vay mượn từ các nguồn không chính thức và lãi suất tính trên khoản nợ đó nằm trong khoảng 24-36%, điều này đã thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ có giải pháp tăng cường tín dụng cho nông nghiệp nông thôn thông qua các mô hình ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức phát triển hạ tầng nông thôn, kiốt làng, đại lý, hợp đồng cung cấp. Qua đó có những chính sách cải thiện cho người dân như bảo hiểm thủy lợi, đa dạng hóa cây trồng, thúc đẩy chăn nuôi phát triển như là một nguồn thay thế thu nhập để tăng cường nguồn vốn đầu tư cho sản xuất đồng thời người nông dân có khả năng tiếp cận tốt hơn với tổ chức tín dụng và góp phần cải thiện tổng thể cơ sở hạ tầng tiếp thị đối với hoạt động tín dụng nói chung, trong đó có dòng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Qua nghiên cứu của tác giả đã cho thấy, dòng chảy của tín dụng đầu tư cho nông nghiệp ở Ấn Độ cũng bị hạn chế bởi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0