intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tình hình sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan về nợ vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thực trạng tình hình sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay; giải pháp hoàn thiện tình hình sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tình hình sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH    NGUYỄN ĐÌNH HIẾU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN SĨ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010
  2. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hƣớng dẫn là TS. Nguyễn Văn Sĩ. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010 Tác giả Nguyễn Đình Hiếu
  3. LỜI CẢM ƠN  Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Sĩ đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô, những ngƣời đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm học cao học vừa qua. Những lời cảm ơn sau cùng con xin cảm ơn cha mẹ đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để con hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này. Nguyễn Đình Hiếu
  4. -i- MỤC LỤC  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................vii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................ viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 4 7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ VAY TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................ 7 1.1. NGUỒN TÀI TRỢ NỢ VAY DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP ............. 7 1.1.1. Vay dài hạn các tổ chức tín dụng .................................................................. 7 1.1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 7 1.1.1.2. Phân loại ....................................................................................................... 7 1.1.1.3. Những lợi thế và bất lợi khi huy động vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng ............................................................................................................... 8 1.1.2. Trái phiếu doanh nghiệp ................................................................................ 9 1.1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................... 9 1.1.2.2. Những đặc trưng chủ yếu .............................................................................. 9 1.1.2.3. Phân loại ..................................................................................................... 10 1.1.2.4. Những lợi thế và bất lợi khi huy động vốn bằng phát hành trái phiếu dài
  5. - ii - hạn ............................................................................................................... 10 1.1.3. Thuê tài chính .............................................................................................. 12 1.1.3.1. Khái niệm .................................................................................................... 12 1.1.3.2. Đặc điểm...................................................................................................... 12 1.1.3.3. Những lợi thế và bất lợi khi huy động vốn bằng thuê tài chính .................. 13 1.2. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN VAY ................................................................ 13 1.2.1. Khái niệm chi phí sử dụng vốn ................................................................... 13 1.2.2. Chi phí sử dụng vốn vay ............................................................................. 15 1.2.2.1. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế thu nhập doanh nghiệp ...................... 15 1.2.2.2. Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế thu nhập doanh nghiệp ......................... 15 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí sử dụng vốn vay ................................. 16 1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan ........................................................................... 16 1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan .............................................................................. 16 1.3. RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ................................... 17 1.3.1. Rủi ro tài chính ............................................................................................ 17 1.3.2. Đòn bẩy tài chính ........................................................................................ 17 1.4. CÁC TỶ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ........................................................ 23 1.4.1. Tỷ số nợ trên tài sản .................................................................................... 23 1.4.2. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ...................................................................... 24 1.4.3. Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu........................................................ 24 1.4.4. Khả năng thanh toán lãi vay ........................................................................ 25 1.4.5. Hệ số khả năng trả nợ ngắn hạn .................................................................. 25 1.4.6. Tỷ lệ giữa tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản và lãi suất vay ...................... 26 1.5. LÝ THUYẾT CỦA MERTON MILLER VÀ FRANCO MODIGLIANI (MM) VỀ CẤU TRÚC VỐN ...................................................................... 26 1.6. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................................... 27 1.6.1. Công ty Nestlé Ltd ...................................................................................... 27 1.6.2. Công ty Honda Motor Co., Ltd ................................................................... 28
  6. - iii - 1.6.3. Công ty Total S.A........................................................................................ 29 1.6.4. Công ty Microsoft Corporation ................................................................... 30 1.7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM........................................... 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................................. 35 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƢỜNG VỐN VAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................. 35 2.1.1. Hệ thống ngân hàng..................................................................................... 35 2.1.2. Thị trƣờng trái phiếu ................................................................................... 37 2.1.3. Thị trƣờng thuê tài chính ............................................................................. 38 2.2. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................................. 39 2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................................. 40 2.3.1. Công ty Cổ phần Sài Gòn Sân Bay ............................................................. 40 2.3.1.1. Giới thiệu về Công ty................................................................................... 40 2.3.1.2. Tình hình sử dụng nợ vay ............................................................................ 41 2.3.2. Công ty Cổ phần Vận tải và Giao nhận Bia Sài Gòn .................................. 45 2.3.2.1. Giới thiệu về Công ty................................................................................... 45 2.3.2.2. Tình hình sử dụng nợ vay ............................................................................ 45 2.3.3. Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (VIFON) ....................... 49 2.3.3.1. Giới thiệu về Công ty................................................................................... 49 2.3.3.2. Tình hình sử dụng nợ vay ............................................................................ 49 2.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC
  7. - iv - CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ..................................................................................... 54 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 54 2.4.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 54 2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 54 2.4.1.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 54 2.4.2. Kết quả nghiên cứu...................................................................................... 55 2.4.2.1. Các yếu tố tác động đến chính sách sử dụng nợ vay của doanh nghiệp..... 55 2.4.2.2. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến chính sách sử dụng nợ vay của doanh nghiệp.................................................................... 55 2.4.2.3. Phân tích các yếu tố tác động đến chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ............... 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 65 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NỢ VAY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................................ 66 3.1. ĐỐI VỚI BẢN THÂN DOANH NGHIỆP ................................................. 66 3.2. ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VỐN VAY ......................................................... 68 3.2.1. Hệ thống ngân hàng..................................................................................... 69 3.2.2. Thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp ............................................................. 69 3.2.3. Thị trƣờng cho thuê tài chính ...................................................................... 69 3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ........................................................................ 70 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật..................................................................... 70 3.3.2. Chính sách thu hút đầu tƣ ............................................................................ 71 3.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực............................................................................... 72 3.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................ 73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 75 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
  8. -v- TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. - vi - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU   Bảng 2.1 – Tình hình sử dụng nợ vay qua các năm của Công ty Cổ phần Sài Gòn Sân Bay  Bảng 2.2 – Tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Sài Gòn Sân Bay  Bảng 2.3 – Tình hình sử dụng nợ vay qua các năm của Công ty Cổ phần Vận tải và Giao nhận Bia Sài Gòn  Bảng 2.4 – Tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Vận tải và Giao nhận Bia Sài Gòn  Bảng 2.5 – Tình hình sử dụng nợ vay qua các năm của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam  Bảng 2.6 – Tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam  Bảng 2.7 – Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến chính sách sử dụng nợ vay của doanh nghiệp
  10. - vii - DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ   Biểu đồ 1.1 – Biểu đồ Đòn bẩy tài chính và điểm cân bằng EPS (Điểm bàng quan)  Biểu đồ 1.2 – Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của Công ty Honda Motor Co., Ltd  Biểu đồ 1.3 – Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của Công ty Total S.A  Biểu đồ 1.4 – Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của Công ty Microsoft Corporation
  11. - viii - DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC   Phụ lục 1 : Danh sách các công ty cổ phần khảo sát  Phụ lục 2 : Bảng câu hỏi khảo sát  Phụ lục 3 : Kết quả khảo sát
  12. - ix - DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT   CTTC : Cho thuê tài chính  DNNN : Doanh nghiệp nhà nƣớc  EBIT : Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay  EPS : Lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu  M&M : Merton Miller và Franco Modigliani  NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc  NHTM : Ngân hàng thƣơng mại  ROA : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản  ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu  TNDN : Thu nhập doanh nghiệp  TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh  WTO : Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU  1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong tài chính doanh nghiệp có 3 quyết định cơ bản: quyết định đầu tƣ, quyết định tài trợ và quyết định chi trả cổ tức. Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Ta cần phải thấy rằng, các quyết định này liên quan với nhau theo một cách nào đó. Thí dụ, các nhà đầu tƣ của một doanh nghiệp ấn định mức lợi nhuận tƣơng lai và tiềm năng cổ tức tƣơng lai; cấu trúc vốn ảnh hƣởng đến chi phí sử dụng vốn, và đến lƣợt mình chi phí sử dụng vốn ấn định một phần đến số cơ hội đầu tƣ có thể chấp nhận đƣợc. Khi lập các quyết định tƣơng quan lẫn nhau này, mục tiêu là tối đa hóa tài sản của cổ đông. Để đạt đƣợc mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó việc lựa chọn một cấu trúc vốn hợp lý là một trong những biện pháp hết sức quan trọng và cần thiết. Và chính sách sử dụng nợ vay đã đƣợc đặt ra. Một doanh nghiệp lựa chọn một chính sách sử dụng nợ vay dựa vào đâu? Có chính sách nào tối ƣu cho tất cả các doanh nghiệp? Trên thực tế các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng lựa chọn chính sách sử dụng nợ vay nào? Những chính sách đó có nhất quán với mục tiêu tối đa hóa tài sản của cổ đông?... Hiện nay trong xu thế hội nhập việc sử dụng đòn bẩy tài chính là tối quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho đơn vị mình. Sử dụng nợ vay giúp luân chuyển nhanh và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong lƣu thông (nhất là tiền nhàn rỗi). Tại Việt Nam, cụ thể hơn tại TP.HCM, các công ty cổ phần vẫn chƣa hình dung rõ nét chính sách sử dụng nợ vay là nhƣ thế nào, nên đi vay bao nhiêu là đủ và chƣa nhận thức đúng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến chính sách sử dụng nợ vay của họ ra sao. Việc đi vay nợ và sử dụng nguồn vốn này của các doanh
  14. 2 nghiệp còn mang nặng tính tự phát, chƣa có tính chiến lƣợc dài hạn. Chính trong tình hình đó, chúng ta rất cần thiết phải có những công trình nghiên cứu làm rõ về chính sách đi vay nợ, cách thức xây dựng chính sách đi vay nợ tối ƣu, cũng nhƣ việc đánh giá tầm quan trọng của nó đối với mỗi doanh nghiệp. Việc xem xét chính sách sử dụng nợ vay và các yếu tố tác động đến việc sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam sẽ mang lại cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng thể đối với nợ vay. Làm cơ sở để đƣa ra các quyết định, các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay. Ở Việt Nam, nghiên cứu về đề tài này vẫn còn đang ở mức độ sơ khai. Liệu những công trình nghiên cứu ở các nƣớc trên thế giới có rập khuôn hoàn toàn ở Việt Nam ? Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết trên, tôi xin đi vào nghiên cứu “Phân tích tình hình sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Vận dụng lý thuyết đoạt giải Nobel kinh tế về vấn đề vay nợ của M&M để xem xét chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Xem xét thực trạng tình hình sử dụng nợ vay của một số công ty cổ phần tại TP.HCM và tại Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay; Đánh giá các yếu tố tác động đến chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM và tại Việt Nam để tìm ra các nguyên nhân của việc sử dụng đó; Phân tích những bất cập trong việc lựa chọn chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM và tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Kết hợp với việc xem xét một số kinh nghiệm sử dụng nợ vay của một số doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển trên thế giới; để từ đó đi đến những gợi ý cho
  15. 3 việc lựa chọn phù hợp chính sách sử dụng nợ vay của các doanh nghiệp trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các công ty cổ phần sử dụng nợ vay của các tổ chức tín dụng, các cá nhân và các thành phần kinh tế khác tại TP.HCM. Sở dĩ tôi giới hạn nghiên cứu chính sách sử dụng nợ vay chỉ ở các công ty cổ phần tại TP.HCM là vì TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế tài chính sôi động nhất cả nƣớc. Hơn nữa, ta có thể thấy rằng các công ty cổ phần tại TP.HCM là những doanh nghiệp tiêu biểu trong việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ ảnh hƣởng của chính sách sử dụng nợ vay đến giá trị doanh nghiệp. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Lập bảng câu hỏi để khảo sát, đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố lên chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM. Nghiên cứu này chỉ nhằm tạo cho các công ty cổ phần tại TP.HCM nói riêng, tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung một mức độ nhận thức đúng đắn và hợp lý về tầm quan trọng của chính sách sử dụng nợ vay và ảnh hƣởng của nó đến giá trị doanh nghiệp nhƣ thế nào thông qua phân tích dựa trên lý thuyết đạt giải Nobel của M&M và phân tích các bất hoàn hảo của M&M trong thực tế. Do đó, nghiên cứu này bỏ qua rất nhiều quan điểm của các lý thuyết về việc sử dụng nợ vay khác. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quát, phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn tại TP.HCM trong những năm qua và từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích và cuối cùng là đƣa ra những gợi ý nhằm giúp các công ty cổ phần tại
  16. 4 TP.HCM nói riêng cũng nhƣ tại Việt Nam nói chung có thể có đƣợc chính sách sử dụng nợ vay phù hợp. Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua hai bƣớc chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua việc nghiên cứu các tài liệu, số liệu của các bài viết, các bài phân tích, bài báo cáo về việc sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM cũng nhƣ là tại Việt Nam. Nghiên cứu này đƣợc dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố tác động đến chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM và mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố đó tác động đến chính sách sử dụng nợ vay. - Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các công ty cổ phần tại TP.HCM thông qua bảng câu hỏi chi tiết đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu. Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên với kích thƣớc n = 50. Nghiên cứu này nhằm kiểm định thang đo lƣờng và mô hình lý thuyết. Việc kiểm định thang đo lƣờng và mô hình lý thuyết đƣợc thực hiện thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS. 6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Tuy còn nhiều hạn chế nhƣng đề tài cũng có những điểm mới sau: - Phân tích đƣợc tình hình sử dụng nợ vay của một số công ty cổ phần tại TP.HCM, việc sử dụng đòn bẩy tài chính và mức độ ảnh hƣởng của nó đến giá trị doanh nghiệp của các công ty này nhƣ thế nào. - Đƣa ra những yếu tố thực tế và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của những yếu tố đó lên chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung trong thời gian qua; - Đƣa ra đƣợc những bất cập nổi bật trong chính sách sử dụng nợ vay hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam.
  17. 5 - Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xây dựng chính sách sử dụng nợ vay của các doanh nghiệp và đƣa ra những gợi ý cho việc sử dụng nợ vay phù hợp. 7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Luận văn đƣợc trình bày thành ba phần: - Chƣơng 1: Tổng quan về nợ vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong phần này nêu tổng quát về các nguồn tài trợ nợ vay dài hạn cho doanh nghiệp; nêu lên khái niệm và các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí sử dụng vốn vay; trình bày về rủi ro tài chính, đòn bẩy tài chính và tác dụng của việc sử dụng đòn bẩy tài chính; nêu lên khái niệm và ý nghĩa của các tỷ số đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, chƣơng này còn trình bày lý thuyết của MM về cấu trúc vốn và cuối cùng là nêu lên vấn đề sử dụng nợ vay của một số doanh nghiệp trên thế giới và rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam. - Chƣơng 2: Thực trạng tình hình sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Chƣơng 2 bắt đầu bằng việc giới thiệu đặc điểm của thị trƣờng vốn vay tại TP.HCM trong đó nêu lên đƣợc các đặc điểm của thị trƣờng vốn vay dài hạn chủ yếu là hệ thống ngân hàng, thị trƣờng trái phiếu và thị trƣờng thuê tài chính. Trong chƣơng này cũng trình bày đặc điểm chính sách sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay. Kế đến, chƣơng này phân tích tình hình sử dụng nợ vay của một số công ty cổ phần tại TP.HCM. Cuối cùng, đề tài đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố tác động chủ yếu đến chính sách sử dụng nợ vay và phân tích các yếu tố này dựa trên kết quả khảo sát một số công ty cổ phần tại TP.HCM.
  18. 6 - Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện tình hình sử dụng nợ vay của các công ty cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Chƣơng 3 đƣa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp tại TP.HCM cũng nhƣ tại Việt Nam hoàn thiện hơn nữa chính sách sử dụng nợ vay của mình. Kế đến, chƣơng này cũng trình bày một số góp ý đối với thị trƣờng vốn vay tại Việt Nam mà chủ yếu là hệ thống các ngân hàng, thị trƣờng trái phiếu và thị trƣờng CTTC. Tiếp theo, đề tài cũng đƣa ra một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách thu hút đầu tƣ và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển hơn nữa thị trƣờng vốn vay ở nƣớc ta. Cuối cùng, đề tài đƣa ra những hạn chế của việc nghiên cứu và phƣơng hƣớng phát triển những nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới.
  19. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỢ VAY TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP  1.1. NGUỒN TÀI TRỢ NỢ VAY DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đáp ứng vốn cho nhu cầu đầu tƣ, các doanh nghiệp có thể tài trợ hoàn toàn từ vốn chủ sở hữu hoặc tài trợ một phần từ vốn chủ sở hữu và một phần từ nợ phải trả. Trong nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Việc sử dụng kết hợp các nguồn tài trợ, đặc biệt là các nguồn tài trợ dài hạn đã hình thành nên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Do đó, trong phần này chỉ trình bày các nguồn tài trợ nợ vay dài hạn. 1.1.1. Vay dài hạn các tổ chức tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm - Vay dài hạn các tổ chức tín dụng (chủ yếu là ngân hàng) là một nguồn vốn tín dụng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vay nợ ngân hàng nhƣ một nguồn vốn thƣờng xuyên của mình. - Vay vốn dài hạn ngân hàng thông thƣờng đƣợc hiểu là vay vốn có thời gian trên một năm. 1.1.1.2. Phân loại - Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại cho vay thành: Cho vay đầu tƣ tài sản cố định, cho vay đầu tƣ tài sản lƣu động, cho vay để thực hiện dự án. - Trong thực tế, ngƣời ta chia vốn vay dài hạn thành vay vốn trung hạn (từ 1 đến 3 năm) và vay vốn dài hạn (thƣờng tính trên 3 năm).
  20. 8 1.1.1.3. Những lợi thế và bất lợi khi huy động vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng a) Những lợi thế - Chi phí lãi vay đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN, đem lại khoản lợi thuế và giảm chi phí sử dụng vốn vay. - Chi phí lãi vay đƣợc giới hạn (cố định) ở mức độ nhất định: Chi phí lãi vay đƣợc xác định trƣớc và một số trƣờng hợp là cố định. Trong điều kiện doanh nghiệp kinh doanh có lãi, thì việc sử dụng vốn vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. - Chi phí phát sinh liên quan đến việc đi vay thấp hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu thƣờng và cổ phiếu ƣu đãi. - Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng. - Giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh một cách linh hoạt, đảm bảo việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. b) Những bất lợi - Buộc phải trả lợi tức cố định đúng hạn: Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro tài chính trong trƣờng hợp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định. - Làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp: Điều này có thể nâng cao doanh lợi vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp làm ăn có lãi; mặt khác, lại làm tăng nguy cơ rủi ro do gánh nặng nợ nần lớn. - Vay dài hạn các tổ chức tín dụng là sử dụng nợ vay có kỳ hạn. Điều này buộc doanh nghiệp phải lo việc hoàn trả tiền vay nợ gốc đúng hạn. Nếu doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận dao động thất thƣờng, việc sử dụng nợ vay dài hạn để tài trợ tăng vốn dài hạn dễ đƣa doanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2