intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu trường hợp tại cơ sở đoàn quận Phú Nhuận

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

54
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu đề tài là phân tích thực trạng để đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ đoàn nhằm xác định được nguyên nhân và những hạn chế yếu kém về hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở quận Phú Nhuận hiện nay. Đồng thời và rút ra được một số bài học kinh nghiệm từ thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở thời gian qua. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Trường hợp tại Quận Đoàn Phú Nhuận trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu trường hợp tại cơ sở đoàn quận Phú Nhuận

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- Lê Phú Cường PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN ĐOÀN PHÚ NHUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Lê Phú Cường PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN ĐOÀN PHÚ NHUẬN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ. Trần Mai Đông TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Phân tích và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh : Nghiên cứu trường hợp tại cơ sở đoàn quận Phú Nhuận” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý một cách trung thực, khách quan và không sao chép từ những công trình trước đây. Các tài liệu tham khảo đều được trích nguồn rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện luận văn Lê Phú Cường
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 1.6. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................... 5 1.7. Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 6 1.8. Cấu trúc dự kiến của luận văn .................................................................... 7 1.9. Tóm tắt chương 1 .......................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 9 2.1. Khái niệm về hiệu quả công việc ................................................................. 9 2.2. Mục đích, ý nghĩa của nâng cao hiệu quả công việc ................................ 12 2.2.1. Mục đích:................................................................................................ 12 2.2.2. Ý nghĩa ................................................................................................... 12 2.3. Cán bộ đoàn cơ sở, đặc điểm, vai trò của cán bộ đoàn cơ sở ................. 12 2.3.1. Khái niệm cán bộ đoàn ........................................................................... 12
  5. 2.3.2. Khái niệm cán bộ đoàn cơ sở ................................................................. 14 2.3.3. Khái niệm tổ chức cơ sở Đoàn ............................................................... 15 2.3.4. Đặc điểm cán bộ đoàn cơ sở .................................................................. 15 2.3.5. Vai trò của cán bộ đoàn cơ sở ................................................................ 17 2.3.7. Cơ sở lý luận đo hiệu quả công việc, hoạt động của cán bộ đoàn ......... 20 2.4. Kinh nghiệm về hiệu quả công việc ở khu vực công ............................... 20 2.4.1. Nhật Bản ................................................................................................. 21 2.4.2. Singapore ................................................................................................ 22 2.4.3. Thành đoàn Hà Nội: ............................................................................... 24 2.4.4. Thành đoàn Đà Nẵng ............................................................................. 26 2.5. Hiệu quả công việc của cán bộ tại khu vực công: .................................... 27 2.5.1. Khái niệm khu vực công ........................................................................ 27 2.5.2. Đặc thù công việc ở khu vực công ......................................................... 28 2.5.3. Thực trạng về hiệu quả công việc của cán bộ làm việc ở khu vực công tại Việt Nam: .......................................................................................................... 29 2.5.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công việc tác động đến vai trò của cán bộ đoàn sơ sở ................................................................................................... 31 2.5.4.1. Trình độ của cán bộ đoàn cơ sở ............................................................................ 31 2.5.4.2. Nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở.............................. 31 2.5.4.3. Khung năng lực của vị trí việc làm ....................................................................... 32 2.5.4.4. Môi trường làm việc ............................................................................................. 33 2.5.4.5. Thái độ làm việc ................................................................................................... 34 2.5.4.6. Sự tận tâm ............................................................................................................. 35 2.5.4.7. Hành vi sáng tạo .................................................................................................. 36 2.5.4.8. Đào tạo và thăng tiến ............................................................................................ 37
  6. 2.6. Tổng quan về Quận Đoàn Phú huận......................................................... 38 2.6.1. Khái niệm Quận Đoàn Phú Nhuận ......................................................... 38 2.6.2. Tình hình cán bộ đoàn cơ sở của Quận Đoàn Phú Nhuận ..................... 39 2.7. Tóm tắt chương 2 ........................................................................................ 43 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 44 3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 44 3.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.............................................................. 44 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 45 3.3.1. Nghiên cứu định tính .............................................................................. 45 3.3.2. Xây dựng bảng câu hỏi .......................................................................... 47 3.3.3. Chọn mẫu ............................................................................................... 48 3.3.4. Dữ liệu tham gia ..................................................................................... 50 3.3.5. Kế hoạch phân tích dữ liệu..................................................................... 53 3.3.6. Các cân nhắc về đạo đức ..................................................................... 55 3.3.7. Hạn chế của phương pháp luận .............................................................. 56 3.4. Tóm tắt chương 3 ........................................................................................ 56 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........ 57 4.1. Kết quả nghiên cứu .................................................................................... 57 4.1.1. Hiệu quả công việc ................................................................................. 60 4.1.2. Những tác động ảnh hưởng đến hiệu quả công việc .............................. 61 4.1.3. Một số phát hiện mới ............................................................................. 73 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công việc .................................................... 76 4.2.1. Quản lý thời giờ làm việc của cán bộ đoàn cơ sở: ................................. 76 4.2.2. Lãnh đạo trực tiếp của cấp trên .............................................................. 79
  7. 4.2.3. Bố trí công việc phù hợp ........................................................................ 81 4.2.4. Đảm bảo cơ chế chính sách tiền lương khoa học, phù hợp.................... 83 4.2.5. Tạo động lực phụng sự ........................................................................... 87 4.2.6. Xây dựng và duy trì mối quan hệ đồng nghiệp ...................................... 89 4.2.7 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở .................................... 90 4.4. Tóm tắt chương 4 ........................................................................................ 94 CHƯƠNG 5: PHẦN KẾT LUẬN .................................................................... 95 5.1. Đánh giá chung ........................................................................................... 95 5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 96 5.3. Đề xuất, kiến nghị ....................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 98
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT Thanh niên cộng sản: TNCS Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: CHXHCN DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.2. Người tham gia phỏng vấn .................................................................. 51 Bảng 3.3 Thông tin nhân khẩu học của người tham gia ...................................... 52 Bảng 4.1. Hiệu quả công việc của cán bộ............................................................ 57 Bảng 4.2. Một số yếu tố mới của hiệu quả công việc.......................................... 74 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức quận đoàn Phú Nhuận .................................................. 41 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 44
  9. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện” (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2017). Tổ chức Đoàn tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam, rèn luyện, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Là tổ chức được trui rèn và vững mạnh qua các thời kỳ lịch sử cách mạng dân tộc, tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh mang trong mình truyền thống vẻ vang là lòng yêu nước nòng nàn, tinh thần tự lực, tự cường dân tộc, có hoài bảo, trí tuệ, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, xung kích và có lối sống văn minh, ý thức công dân sống vì cộng đồng, xã hội. Cơ cấu hệ thống của tổ chức đoàn gồm 4 cấp (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2017a), theo đó cấp trung ương là cao nhất và cấp cơ sờ là cấp thấp nhất và cấp tỉnh, thành, quận, huyện là cấp trung gian. Tổ chức đoàn cấp cơ sở tuy là cấp thấp nhất nhưng có vai trò rất quan trọng. Vừa là tổ chức tế bào của Đoàn, vừa là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi tại địa phương, cơ sở. “Là cấp trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, tổ chức và triển khai các hoạt động của Đoàn, đại diện cho lợi ích và quyền lợi cho thanh niên, trực tiếp tham gia bảo vệ, xây dựng Đảng. Đoàn cơ sở giữ vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả việc triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ tiêu của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của đoàn” (Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, 2017a). Trong giai đoạn phát triển của đất nước Việt Nam hiện nay, trước xu thế hội nhập quốc tế với những tác động của mặt trái cơ chế thị trường thì cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả công việc của cán bộ công chức trong hệ thống chính trị nhà nước nói chung và cán bộ đoàn cơ sở nói riêng. Đội ngũ cán bộ đoàn có năng lực làm việc hiệu quả là điều kiện cần thiết để đoàn kết, tập hợp và phát huy
  10. 2 những tiềm năng, thế mạnh của đoàn viên vào việc tham gia phát triển kinh tế, xã hội. Vấn đề này càng trở nên quan trọng và cấp bách khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của đất nước và thành phố Hồ Chí Minh đều xuất thân từ cán bộ đoàn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002). Cán bộ đoàn cơ sở là nhân tố quyết định, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức Đoàn. Sự thành công hay thất bại của một tổ chức được quyết định từ những hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân cán bộ đoàn. Như vậy, hiệu quả công việc của mỗi cá nhân cán bộ đoàn trong tổ chức đoàn sẽ có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao năng suất làm việc của cá nhân cán bộ đoàn và hiệu quả hoạt động củ tổ chức đoàn. Đồng thời, việc nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn còn góp phần xây dựng kiến tạo một nền hành chính nhà nước trong tương lai trong sạch, vững mạnh, đồng bộ, có hiệu quả, góp phần tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội Hiệu quả công việc là “khả năng hoàn thành công việc cụ thể nào đó” (Parker, 1998). Nó được xác định như một tiêu chí đánh giá khả năng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể có thể đo lường được. Các nhà nghiên cứu (Campell & cộng sự, 1993) xác định hai mặt của hiệu quả công việc như sau: một mặt đề cập đến mặt hành động và một mặt đề cập đến kết quả. Đó là biến đa chiều, trong đó mỗi công việc có những yếu tố hiệu quả riêng biệt (McCloy & cộng sự, 1994). Hiệu quả làm việc còn được hiểu là "mức độ năng suất của một cá nhân, tương đối so với các đồng nghiệp của mình, về một số hành vi liên quan đến công việc và kết quả" (Babin & Boles, 1998) hay là hành động và hành vi của cá nhân góp phần vào các mục tiêu của tổ chức (Rotundo & Sackett, 2002). Tổ chức đoàn với là một hệ thống lớn có đội ngũ cán bộ đoàn là những cán bộ công chức nhà nước, thì hiệu quả công việc là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 30c/NQ-CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 có nêu: “Hiệu quả công việc là một trong các mục tiêu của cải cách hành chính, gắn năng suất, chất lượng công tác và ý thức trách nhiệm của cán
  11. 3 bộ, công chức, viên chức nhà nước, góp phần đắc lực thực hiện tinh giảm biên chế và cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức nhà nước” (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2011). Xác định được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ đoàn, trong những năm qua Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đời sống, chế độ cho đối tượng này, thể hiện bằng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở như: đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, tuyển dụng cán bộ, nhằm tăng cường năng lực tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ; góp phần xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh có 319 đoàn cơ sở phường – xã – thị trấn, với tổng số 8.404 đồng chí uỷ viên Ban Chấp hành, trong đó có 2.741 đồng chí cán bộ đoàn (Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, 2017b). Mặt dù với số lượng và mạng lưới cán bộ đoàn cơ sở đông đảo tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: Trình độ, năng lực công tác của một bộ phận cán bộ đoàn còn yếu; phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới; phần lớn đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở ít được đào tạo cơ bản, chủ yếu làm việc dựa vào kinh nghiệm; một bộ phận cán bộ năng lực còn hạn chế, thiếu nhiệt tình say mê với công việc, thụ động, thiếu sáng tạo trong làm việc tác động đến hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở gây ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triẻn của tổ chức cơ sở đoàn ở địa phương. Đây là vấn đề thực trạng chung của cán bộ đoàn cơ sở toàn thành phố trong thời gian qua, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc về thực trạng về hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở để sớm có được một hệ thống giải pháp đồng bộ, thống nhất và khả thi nhằm đáp ứng kịp thời những nhiệm vụ chính trị của tổ chức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới. Đồng thời với vai trò là Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận Đoàn Phú Nhuận và Quận Đoàn Phú Nhuận là một trong những cơ sở Đoàn trực thuộc Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nên em lựa chọn nghiên cứu tại đơn vị mình công tác, bản thân em muốn tìm ra và nhân rộng những giải pháp từ trường hợp tại Quận Đoàn Phú Nhuận để có thể áp dụng cho các cơ sở
  12. 4 đoàn trên toàn thành phố. Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trường hợp tại Quận Đoàn Phú Nhuận”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết những nội dung sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả công việc của cán bộ đơn vị công. - Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về tổ chức Đoàn cơ sở, đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở và nêu được những định hướng đổi mới hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở trong tình hình hiện nay - Phân tích thực trạng để đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ đoàn nhằm xác định được nguyên nhân và những hạn chế yếu kém về hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở quận Phú Nhuận hiện nay. Đồng thời và rút ra được một số bài học kinh nghiệm từ thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở thời gian qua - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh: Trường hợp tại Quận Đoàn Phú Nhuận trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Xác lập các câu hỏi cần phải trả lời để hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu sau: - Hiệu quả công việc của cán bộ đoàn tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở? - Những tác động nào nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn ? - Xây dựng mô hình làm việc như thế nào để phù hợp với cán bộ đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn? 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở quận đoàn Phú Nhuận thông qua cảm nhận của cán bộ đoàn cơ sở. Đối tượng khảo sát là những cán bộ đoàn đang làm việc tại cơ sở đoàn trực thuộc quận đoàn Phú Nhuận, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm, vị trí từ nhân viên đến
  13. 5 lãnh đạo, số lượng đảm bảo cân bằng giới tính nam, nữ. Chọn mẫu thuận tiện. Ngoài ra nghiên cứu còn khảo sát đối tượng không phải là cán bộ đoàn (gồm người làm việc cơ quan đảng, chính quyền và người dân tích cực, thường xuyên tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương). Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Thời gian từ 01/04/2017 đến 10/5/2018. - Phạm vi không gian: Việc tiến hành khảo sát được thực hiện tại Quận Đoàn Phú Nhuận. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn 08 chuyên gia. Cụ thể là 06 cán bộ đoàn cơ sở trực thuộc quận đoàn Phú Nhuận, 01 chuyên gia là lãnh đạo cơ quan đảng, chính quyền có tổ chức đoàn và 01 người dân tích cực, thường xuyên tham gia các hoạt động phong trào tại địa phương để thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp thông tin về các nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.6. Ý nghĩa thực tiễn Về lý luận: Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận về hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở tại quận đoàn Phú Nhuận. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này nếu được các thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh, trường đoàn Lý Tự Trọng, các quận huyện đoàn tham khảo và vận dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở tại quận đoàn Phú Nhuận nói riêng và đội ngũ cán bộ đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên thuộc chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn giúp cho lãnh đạo các cơ quan Đảng, chính quyền và người dân hiệu rõ hơn về cách hành xử khi làm việc với cán bộ đoàn cơ sở
  14. 6 tại quận đoàn Phú Nhuận nói riêng và đội ngũ cán bộ đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. 1.7. Lược khảo tài liệu Để chuẩn bị cho việc thực hiện đề tài này, em đã có tham khảo qua một số luận văn. Trên cơ sở những ý luận, phân tích chuyên môn của các tài liệu đó để vận dụng vào tại cơ quan quận đoàn Phú Nhuận nơi em đang công tác. Gồm những đề tài sau: - Đề tài “Đánh giá thực trạng và một số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Của học viên Triệu Thị Thu Hà, 2012, Viện Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; đề tài nghiên cứu về lý luận phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách và thực trạng đội ngũ cán bộ Đoàn, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp về quản lý nhân sự nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. - Đề tài “Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trong giai đoạn hiện nay”. Của học viên Doãn Đức Hảo, 2009, trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học khoa học xã hội và nhân văn; đề tài nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc về thực trạng công tác Đoàn thanh niên và đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở để sớm có được một hệ thống giải pháp đồng bộ, thống nhất và khả thi nhằm kịp thời xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở đáp ứng những yêu cầu mới. trong đó đi sâu vào nghiên cứu đội ngũ cán bộ đoàn ở xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay. - Đề tài “Xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực của người lãnh đạo Đoàn cấp cơ sở trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay qua thực tiễn tại tỉnh Nghệ An” của học viên Nguyễn Đình Hùng, 2014, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về vai trò của cán bộ đoàn; các quan niệm về năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở; tiêu chí đánh giá, những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến năng lực cán bộ đoàn cơ sở. Đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực đội
  15. 7 ngũ cán bộ đoàn cấp cơ sở ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay. - Đề tài “Chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trực thuộc Thành đoàn thành phố Bắc Ninh” của học viên Nguyễn Thị Hải, 2016, Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên; Đề tài nghiên cứu những vấn đề cấp bách từ thực tiễn hiện nay đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở nói chung ở các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn Bắc Ninh nói riêng đặc biệt là về các chính sách và những ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở - Đề tài “Thiết lập và áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc theo phương pháp thẻ điểm cân bằng tại chi cục thuế huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” của học viên Nguyễn Hồng Hà, 2017, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; đề tài nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc theo phương pháp BSC trong tổ chức thu thuế nhà nước. Thực trạng đánh giá hiệu quả công việc ở chi cục thuế huyện Hòn Đất. Thiết lập và áp dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc cho Chi cục thuế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang dựa trên phương pháp Thẻ điểm cân bằng (Balanced ScoreCard) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi cục Thuế Hòn Đất. 1.8. Cấu trúc dự kiến của luận văn Kết cấu của đề tài gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Tổng quan về đề tài nghiên cứu trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận Tổng quan các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước về các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu nhằm hình thành khung phân tích hay mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin
  16. 8 Trình bày phương pháp luận của nghiên cứu định tính; cách thiết kế bảng câu hỏi định tính; phương pháp lấy mẫu; các thông tin nhân khẩu học của những người tham gia khảo sát; phương pháp xử lý dữ liệu định tính và cách lý giải; độ tin cậy của các phát hiện của nghiên cứu định tính; một số cân nhắc đạo đức và hạn chế của phương pháp luận. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp Kết quả và Giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của đoàn cơ sở tại quận đoàn Phú Nhuận Chương 5: Phần kết luận Trình bày ngắn gọn những đóng góp mới của luận văn, chỉ ra những giới hạn mà luận văn chưa giải quyết được và kiến nghị. 1.9. Tóm tắt chương 1 Chương 1 của luận văn trình bày tổng quan về lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu là “Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trường hợp tại Quận Đoàn Phú Nhuận”, đồng thời cũng khái quát để chúng ta có thể hiểu rõ về cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu của luận văn là từ thực tiễn công tác của tác giả, qua đó mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ đoàn cơ sở, từ đó hình thành các câu hỏi nghiên cứu để làm cơ sở cho việc xác lập đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu của luận văn. Luận văn với ý nghĩa nghiên cứu là mong muốn sẽ áp dụng được vào thực tiễn công tác tại quận Phú Nhuận và có thể nhân rộng trên địa bàn Thành phố. Kết thúc chương là phần trình bày tóm tắt về bố cục của bài nghiên cứu để có thể hiểu tổng quát về nội dung trình bày của luận văn.
  17. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm về hiệu quả công việc Nhắc đến khái niệm của hiệu quả công việc có thể nói đến việc “khả năng hoàn thành công việc cụ thể nào đó” (Parker, 1998). Nó được xác định như một tiêu chí đánh giá khả năng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể có thể đo lường được. Các nhà nghiên cứu (Campell & cộng sự, 1993) xác định hai mặt của hiệu quả công việc như sau: một mặt đề cập đến mặt hành động và một mặt đề cập đến kết quả. Đó là biến đa chiều, trong đó mỗi công việc có những yếu tố hiệu quả riêng biệt (McCloy & cộng sự, 1994). Ngoài ra, hiệu quả làm việc còn được hiểu là "mức độ năng suất của một cá nhân, tương đối so với các đồng nghiệp của mình, về một số hành vi liên quan đến công việc và kết quả" (Babin & Boles, 1998, trang 82) hay là hành động và hành vi của cá nhân góp phần vào các mục tiêu của tổ chức (Rotundo & Sackett, 2002). Trong nghiên cứu phân tích tổng hợp của Mabe & West (1982) cho rằng thang đo tự báo cáo về hiệu quả có giá trị cao hơn thông thường. Theo Stevens, Beyer & Trice (1978) thì hiệu quả công việc được đo bằng cách tiếp cận tự đánh giá và được Al-Gattan (1985) chứng minh qua công trình nghiên cứu của mình, cụ thể là, chất lượng và năng suất công việc. Hai mục đầu tiên trong bảng câu hỏi đánh giá chất lượng hoạt động và năng suất của họ là so với các đồng nghiệp làm những công việc tương tự. Một vài nghiên cứu khác Bommer & cộng sự (1995) lại sử dụng thang đo khách quan về tính hiệu quả và được định nghĩa là “những hành vi đếm được hoặc là những kết quả”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, thang đo về tính hiệu quả công việc, tác giả sử dụng dựa trên thang đo nghiên về hiệu quả công việc của Rehman (2011), Rehman & Waheed (2011) để đo lường về hiệu quả công việc của nhân viên. Cụ thể như sau: - Anh/Chị rất hài lòng với hiệu quả công việc của mình trong công việc hiện tại? - Hiệu quả công việc trong công việc hiện tại của Anh/Chị rất cao?
  18. 10 - Anh/Chị hạnh phúc với hiệu quả công việc trong công việc hiện tại? Hành vi sáng tạo là một nhân tố cần thiết để đạt hiệu suất công việc cao. Trong nghiên cứu của mình, Battor & Battor (2010) đã lập luận rằng: “hành vi sáng tạo tại nơi làm việc ảnh hưởng đến tính hiệu quả của tổ chức”. Emery (2010) cho thấy sự sáng tạo dẫn đến năng suất cao hơn. Một số nghiên cứu khác đã tìm thấy mối liên quan giữa hành vi sáng tạo và hiệu quả của tổ chức (Battor & Battor, 2010; Chaveerug & Ussahawanitchakit, 2008; Thornhill, 2006). Hiệu quả của một tổ chức là một nỗ lực tập thể của các cá nhân trong tổ chức đó, và chính hành vi sáng tạo dẫn đến hiệu quả công việc tốt hơn ở cấp độ cá nhân. Emery (2010) phát hiện ra rằng sáng tạo dẫn đến năng suất cao hơn sau khi so sánh kết quả nghiên cứu ở Australian. Để nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên là chủ đề mà các nhà nghiên cứu luôn tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau trong nhiều thập kỷ qua. Porter & Lawler (1968) thì khám phá rằng thái độ nhân viên ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và Christen và cộng sự (2006); Zhang & Zheng (2009) trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra được chứng cứ khẳng định thái độ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Ngoài ra, sự tận tâm đã được gợi ý như là yếu tố cơ bản để đạt được hiệu quả công việc (Mount & Barrick, 1995). Đo lường tính hiệu quả làm việc của cán bộ nói chung và cán bộ đoàn là công việc rất khó và nhạy cảm trong công tác cán bộ, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định năng lực đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở. Nếu đánh giá đúng sẽ xác định chính xác năng lực của cán bộ, đây là căn cứ cho việc bố trí đúng cán bộ và cán bộ sẽ phát huy được ưu điểm và thế mạnh của mình còn ngược lại nếu đánh giá sai sẽ bố trí sai, gây mất đoàn kết, bản thân cán bộ ngộ nhận dẫn đến chủ quan, tự cao tự đại, gây mất năng lực của bản thân cán bộ và tổ chức. Ngoài ra, vì đánh giá có thể ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của họ, từ việc khen thưởng, kỷ luật, sa thải cho đến kế hoạch thực hiện xây dựng đội ngũ kế thừa thông qua đào tạo, bồi dưỡng. Khi nhìn nhận, kết luận đúng về năng lực của cán bộ đoàn thì việc bổ nhiệm, đề bạt
  19. 11 nhân sự sẽ dễ dàng và chính xác hơn, nhờ đó họ có thể phát huy năng lực của bản thân một cách toàn diện. Cán bộ đoàn khi được đánh giá đúng năng lực sẽ thích thú, có thêm động lực làm việc vì công lao, sự đóng góp và cống hiến của họ được công nhận. Từ đó khuyến khích cán bộ đoàn làm việc tích cực hơn, góp phần tăng hiệu quả lao động của tổ chức. Để làm được những điều trên cần phải xây dựng nhữg tiêu chí này một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đơn vị mình và có một thước đo rõ ràng để quản lý việc đánh giá đó. Để đo lường tính hiệu quả công việc của cán bộ nhà nước cần có khung năng lực của từng vị trí việc làm và được xây dựng gồm các năng lực và kỹ năng phải có để hoàn thành các công việc, các hoạt động nêu tại bảng mô tả công việc ứng với từng vị trí việc làm (Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013; Bộ Nội vụ, 2013). Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống tổ chức đoàn đang thực hiện đề án số 2264/QĐ-TTg về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2020, theo đó mục tiêu được xác lập là “nâng cao năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công việc của cán bộ đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có năng lực lãnh đạo, quản lý đáp ứng vị trí, nhiệm vụ công tác, đạt tiêu chuẩn chức danh ở các cấp, góp phần chuẩn bị tốt nguồn cán bộ kế cận cho giai đoạn 2015 - 2020, bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng và hệ thống chính trị” (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2014). Như vậy, nâng cao hiệu quả công việc thật sự là một lĩnh vực được sự quan tâm rất nhiều đối với các tổ chức trong khu vực công, từ trung ương đến địa phương vì nó là một trong những mục tiêu then chốt của công cuộc nâng cao chất lượng cán bộ đoàn, góp phần tham gia thực hiện cải cách hành chính, giúp cho cán bộ công chức nói chung và cán bộ đoàn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân để năng cao năng suất, chất lượng công tác góp phần đáng kể vào quá trình tinh giảm biên chế cũng như cải thiện chế độ lương, thưởng đối với cán bộ công chức nhà nước.
  20. 12 2.2. Mục đích, ý nghĩa của nâng cao hiệu quả công việc 2.2.1. Mục đích: Nâng cao năng lực, năng suất làm việc cho mỗi cá nhân cán bộ đoàn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Đây là một mục tiêu giúp cho đội ngũ cán bộ cán bộ đoàn có ý thức trách nhiệm với công việc của mình đảm nhận đồng thời góp phần thực hiện tinh gọn bộ máy nhà nước, tinh giảm biên chế và cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công chức nhà nước nói chung và cán bộ đoàn nói riêng. 2.2.2. Ý nghĩa Đội ngũ cán bộ đoàn là những người trực tiếp tham mưu, tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Họ góp phần thực hiện tuyên truyền đến thanh niên và người dân đảm bảo thực hiện theo đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của đoàn, cụ thể hóa những vấn đề đó đi vào cuộc sống của người dân; Đồng thời, họ cũng là những người thực thi các đường lối, chủ trương, chính sách đó. Vì vậy, để thực hiện thành công việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức thì trước hết cần phải nâng cao hiệu quả công việc cá nhân của đội ngũ cán bộ đoàn. 2.3. Cán bộ đoàn cơ sở, đặc điểm, vai trò của cán bộ đoàn cơ sở 2.3.1. Khái niệm cán bộ đoàn Để hiểu rõ khái niệm này, trước hết cần đi từ bản chất của tổ chức Đoàn thanh niên: “Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị, xã hội của thanh niên, có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc phát triển phong trào thanh thiếu nhi và xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Là những người hình thành các chủ trương đồng thời tạo lập mối quan hệ của Đoàn với các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác; Là lực lượng bổ sung chủ yếu cho cơ quan của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2