intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu để nhận ra những vấn đề lý luận và thực tiễn trong QLCTYT như sau: Nghiên cứu làm rõ nội dung các quy định về CTYT; đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật về CTYT hiện nay; phân tích những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế trong việc áp dụng các quy định về CTYT, qua đó đưa ra đề xuất kiến nghị những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của QLCTYT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ NHỰT PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ THỰC TRẠNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ NHỰT PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ THỰC TRẠNG TẠI TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ANH Ninh Thuận – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Pháp luật về quản lý chất thải y tế thực trạng tại tỉnh Bình Thuận” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích, rút ra một cách trung thực, khách quan và có liên hệ với tình hình thực tiễn của Bình Thuận. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ các luận văn, luận án nào khác. Bình Thuận, ngày 30 tháng 12 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  4. ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ .............. 7 1.1 Khái quát về chất thải y tế .................................................................................. 7 1.1.1 Các khái niệm cơ bản của chất thải y tế........................................................ 7 1.1.2 Phân loại chất thải y tế ................................................................................. 8 1.1.3 Quy định bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế ........................... 12 1.3 Quy trình quản lý và xử lý chất thải rắn y tế...................................................... 14 1.3.1 Phân loại, cô lập chất thải rắn y tế ............................................................... 14 1.3.2 Thu gom chất thải rắn y tế ........................................................................... 16 1.3.3 Lưu giữ chất thải rắn y tế ............................................................................. 18 1.3.4 Vận chuyển và xử lý chất thải y tế ............................................................... 20 1.3.5 Xử lý chất thải y tế nguy hại ........................................................................ 22 1.4 Quản lý nước thải y tế ........................................................................................ 27 1.5 Quản lý khí thải trong y tế ................................................................................. 27 1.6 Giảm thiểu chất thải y tế và quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế ............................................................................................................... 27 1.6.1 Giảm thiểu chất thải y tế .............................................................................. 27 1.6.2 Quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế ................... 28 1.7 Ảnh hưởng của chất thải y tế ............................................................................. 32 1.7.1 Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với môi trường ........................................ 32 1.7.2 Ảnh hưởng của chất thải y tế đến sức khỏe con người ................................ 32 1.8 Tác hại của chất thải y tế .................................................................................... 29 1.8.1 Tác hại của chất thải lây nhiễm.................................................................... 29 1.8.2 Tác hại của chất thải hóa học và thuốc ........................................................ 30 1.8.3 Tác hại của chất thải phóng xạ ..................................................................... 31 1.8.4 Tác hại của nước thải y tế ........................................................................... 31
  5. iii CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN ........................................................................................................... 35 2.1 Tổng quan về chất thải y tế ................................................................................ 35 2.1.1 Tình hình chung trên thế giới ....................................................................... 35 2.1.2 Tình hình chung tại Việt Nam ..................................................................... 36 2.1.3 Tình hình thực tế hiện nay về quá trình quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận .................................................................................................... 40 2.2 Những mặt tích cực đạt được trong quá trình quản lý chất thải y tế.................. 43 2.3 Những khó khăn trong quá trình quản lý chất thải y tế ..................................... 45 2.3.1 Nội dung các quy phạm pháp luật còn thiếu sót và chưa rõ ràng ................ 45 2.3.2 Thiếu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trong việc QLCT sau xử lý ............... 47 2.3.3 Thiếu yêu cầu về chứng nhận tập huấn QLCT ............................................ 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN ...................................................................................................................... 55 3.1 Sửa đổi những quy phạm pháp luật chưa hợp lý, thiếu tính thực tế .................. 55 3.2 Thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển hoàn thiện cơ sở vật chất xử lý chất thải nói chung .......................................................................................... 56 3.3 Tăng cường QLCTYT ........................................................................................ 56 3.4 Tăng cường công tác tập huấn đào tào, tuyên truyền, giáo dục về QLCTYT ... 59 3.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành quản lý môi trường y tế và kiểm soát chặt chẽ quá trình QLCTYT tại các CSYT ............................................. 59 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 61
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTNH : Chất thải nguy hại KBCB : Khám bệnh chữa bệnh CTYT : Chất thải y tế QLCT : Quản lý chất thải QLCTYT : Quản lý chất thải y tế CSYT : Cơ sở y tế CTLN : Chất thải lây nhiễm CTRYT : Chất thải rắn y tế NVYT : Nhân viên y tế QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TNMT : Tài nguyên môi trường
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1 Sự gia tăng chất thải y tế của một số địa phương giai đoạn 2005 – 2009 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ phát sinh CTYT nguy hại của bảy vùng kinh tế Biểu đồ 2.3 Đánh giá thực hành về QLCTYT theo từng đối tượng trước can thiệp
  8. vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 1.1 Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại Bảng 1.2 Danh mục và mã chất thải nguy hại không lây nhiễm Bảng 1.3 Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế Bảng 2.1 Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện Bảng 2.2 Kiến thức về QLCTYTcủa đối tượng bác sĩ Bảng 2.3 Mẫu sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế Nhật ký vận hành lò đốt Bảng 2.4 Nhật ký vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế lây nhiễm bằng công nghệ không đốt Bảng 2.5 Nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải Bảng 2.6 Phụ lục khám bệnh, chữa bệnh Hình 1.1 Biểu tượng bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải
  9. vii TÓM TẮT Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các Cơ sở y tế. Trong đó, chất thải y tế nguy hại là chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng và việc quản lý loại chất thải này đang đặt ra nhiều vấn đề, kể cả về mặt pháp lý lẫn thực tế. Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam đã được ban hành để điều chỉnh vấn đề này, như Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 36/2015/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 58/2015/TT-BYT-BTNMT. Vì thế, công tác quản lý chất thải y tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải y tế vẫn còn tồn tại những khó khăn chưa thể giải quyết dứt điểm, như: Có sự chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật, thiếu kinh phí trong quản lý chất thải y tế, thiếu yêu cầu về chứng nhận công tác đào tạo quản lý chất thải y tế,... Để có thể tìm ra được các vấn đề nêu trên cũng như đưa ra các giải pháp, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp và phương pháp so sánh. Trên cơ sở dữ liệu điều tra xã hội học được thực hiện tại tỉnh Bình Thuận, tác giả đã có những nhận xét và đánh giá về tình hình quản lý chất thải y tế hiện nay. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế và tăng cường công tác quản lý chất thải y tế trên thực tế.
  10. viii ABSTRACT Medical waste is any kind of waste that contains infectious material generated by medical and healthcare activities. In particular, harmful medical waste contains infectious factors or other danderous characteristics beyond the threshold and the management of this waste is posing many problems which include both legal and pratical problems. For the last few years, many vietnamese legal documents have been issued to regulate this issue, like the 2014 law on Environmental protection, decree 36/2015/NĐ-CP, Circular No 58/2015/TT-BYT- BTNMT. Therefore, the management of medical waste in Viet Nam has changed positively. However, the management of medical waste still faces difficulties that cannot be solved completely such as the inconsistency between the legal documents and the lack of funding in medical waste management, lack of requirements for certificate of training management of medical waste...In order to find out the above problems as well as offer solutions, the author used expert inerview, analysis, evaluation, synthesis and comparative methods. Based on the sociologicall servey database conducted in Binh Thuan province. The author has received comments and evaluations on the situation of medical waste management situation. Finally, the author has made a number of proposals to improve the provisions of the law on medical waste management and strengthen practical waste management. Các từ khóa: Chất thải y tế, chất thải y tế nguy hại, quản lý chất thải y tế, Cơ sở y tế, Bình Thuận. Keywords: Medical waste, harmful medical waste, the management of medical waste, healthcare, Binh Thuan.
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời đại hiện nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, công tác KBCB ngày càng được chú trọng, vấn đề sức khỏe của con người càng được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngành y tế đã có những chuyển biến mới và mạnh mẽ với hàng loạt loại máy móc kỹ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu KBCB của con người đã được phát minh. Do đó, số lượng, quy mô của các CSYT cũng gia tăng nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu KBCB và chăm sóc sức khỏe của người dân. Nhưng, song song với sự phát triển đó, có nhiều vấn đề phát sinh và cần được quan tâm. Với số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị càng lớn thì CSYT càng thải ra nhiều CTYT, đó là những chất thải từ các hoạt động KBCB, xét nghiệm, phẫu thuật, nghiên cứu…Bên cạnh những mặt tích cực mà các CSYT đem lại thì quá trình hoạt động của các cơ sở này cũng xuất hiện những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ việc CTYT ngày càng gia tăng. Những chất thải này có thể chứa những yếu tố độc hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường nếu không được thu gom, phân loại và xử lý đúng cách. Hiện nay, vấn đề xử lý CTYT là một vấn đề nan giải, công tác xử lý còn nhiều khó khăn bất cập và cần được quan tâm. CTYT nói chung, CTYT nguy hại nói riêng hiện đang trở thành vấn đề cấp bách cho môi trường và xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các CSYT từ xã đến huyện, tỉnh và đặc biệt là các bệnh viện lớn Trung ương hàng ngày thải ra một lượng lớn CTYT và ngày một tăng dần về khối lượng. CTYT là vấn đề bức xúc không những của riêng ngành y tế mà còn là của toàn xã hội do những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sống. Tính đến tháng 8 năm 2019, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 126 CSYT nhà nước và 02 bệnh viện tư nhân; 03 Phòng khám Đa khoa tư nhân, 01 Bệnh Xá Công
  12. 2 an tỉnh thực hiện khám bệnh, chữa bệnh1. Khối lượng CTNH hàng năm ở tỉnh Bình Thuận khoảng 1000 tấn, Phần lớn CTNH được thải ra từ ngành công nghiệp dầu khí 550 tấn/năm còn ngành điện đang thải ra khối lượng lớn thứ hai là 210 tấn/năm. Khối lượng CTNH từ ngành y tế chiếm 16% khối lượng CTNH hàng năm ở tỉnh Bình Thuận và đạt 158 tấn/năm và một lượng nước xả thải chưa qua hệ thống xử lý theo tiêu chuẩn2. Một lượng lớn chất thải từ rác thải nhựa y tế có chứa mầm bệnh chưa qua xử lý được các cơ sở thu mua tái chế thành những vật dụng sử dụng trong thực phẩm mà chúng ta ít nhiều đã dùng đến chúng trong sinh hoạt hàng ngày, các rác thải bằng nhựa như chai truyền còn nguyên dịch, ống tiêm còn nguyên máu và dây truyền đã qua sử dụng được các làng nghề, xưởng thủ công,… mua về để tái chế thành cốc nhựa, ống hút, hộp xốp... bán ra ngoài thị trường3. Hiện nay, các điểm thu mua, sản xuất hạt nhựa còn thô sơ, không đảm bảo vệ sinh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người lao động và người dân. Các địa điểm tập kết rác thải y tế không sạch sẽ, tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi. Trong công đoạn xử lý rác thải y tế, công nhân nếu không cẩn thận có thể bị trầy xước, nhiễm trùng. Thậm chí, nếu các dụng cụ có nhiễm máu của bệnh nhân mang bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, lao, HIV,… khả năng lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra. Việc tái chế nhựa cũng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng sống, thậm chí tăng nguy cơ mắc ung thư của người dân gần khu vực tái chế nhựa. Với người sử dụng, việc sử dụng thường xuyên nhựa tái chế tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho sức khoẻ. Do kỹ thuật tái chế còn thô sơ, hạt nhựa vẫn có thể dư lại các chất độc hại. Nếu xưởng sản xuất không đảm bảo, các chất độc này dễ dư lại và làm hại sức khoẻ người dùng. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như vô sinh, tiểu đường, ung thư,… Khi dùng đồ nhựa đựng thức ăn có nhiệt độ cao, chất độc sản sinh nhiều hơn. 1 Sở Y tế Bình Thuận, 2019, Báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 2 Hội Luật Gia Việt Nam, Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại: Các phương án và hành động, NXB Hồng Đức, 2018. 3 Phóng sự về chất thải y tế kênh VTC 14 ngày 28 tháng 11 năm 2016, truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2019
  13. 3 Trong thời gian qua, các CSYT đã có nhiều nỗ lực trong công tác QLCT, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong ngành y tế. Ngay sau khi Luật BVMT năm 2014 được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về QLCT và phế liệu, trong đó CTYT được quy định là chất thải đặc thù với những quy định riêng, phù hợp với điều kiện thực tế. Tiếp đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 về QLCT nguy hại (CTNH), đồng thời Bộ TN&MT cũng phối hợp với Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về QLCTYT, trong đó quy định cụ thể việc phân loại, thu gom, phương tiện vận chuyển CTYT nguy hại và các vấn đề pháp lý cho CSYT thực hiện việc xử lý, tự xử lý CTYT nguy hại, sử dụng chứng từ CTNH (hoặc Sổ giao nhận), quản lý hồ sơ môi trường của CSYT...Tuy nhiên, công tác quản lý môi trường nói chung và công tác QLCTYT nói riêng tại các bệnh viện vẫn đang bộc lộ một số bất cập. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong quản lý, thu gom và xử lý CTYT đã đến mức báo động, nhưng các cơ quan chức năng lại khá lúng túng trong xử lý vi phạm. Nguyên nhân chính do các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng chưa phối hợp chặt chẽ và chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc thu gom, xử lý CTYT độc hại, các CSYT chưa có đủ nguồn lực trong công tác quản lý môi trường. Hiện nay, mặc dù Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan đã hướng dẫn và quy định rất nhiều về kiểm soát CTYT nhưng cũng không thể tránh được những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện trên thực tế mà nhà làm luật không thể tính toán hết được. Chính vì các lý do nêu trên nên tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật về QLCTYT - thực trạng tại tỉnh Bình Thuận” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.” 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu: Trong thời gian qua, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến CTYT dưới những góc độ khác nhau và được đề cập đến trong một số các luận văn, bài báo, hội nghị tiêu biểu sau:
  14. 4 Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Dung năm 2012 có viết “Đánh giá thực trạng công tác QLCTYT tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý”. Bài viết tác giả thu thập kết quả điều tra để đánh giá qua các kết quả điều tra phỏng vấn ngoài hiện trường về sự nắm bắt các quy định quản lý CTYT và từ đó tác giả đã đưa ra đề xuất và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý CTYT cho từng quy trình xử lý cụ thể. Tuy nhiên, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ở cách tiếp cận khác, luận văn thạc sĩ Phạm Thị Quỳnh Trang năm 2016 có viết “Đánh giá thực trạng công tác QLCTYT tại một số bệnh viện tuyến Trung ương”. Đề tài đã phân tích được sự ảnh hưởng của CTYT đến môi trường, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc, thu thập số liệu để phân tích từ đó bàn luận đưa ra các đề xuất giải pháp xử lý. Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Cảnh có viết “Thực trạng và kiến thức về QLCT rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2018”. Đề tài chỉ rõ thực trạng về quản lý CTRYT và giảm thiểu CTRYT tại bệnh viện của 4 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Kiên Giang và Hà Nội và chỉ ra các thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện giảm thiểu CTRYT nguy hại để từ đó đưa ra các kiến nghị và kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp cho việc giảm thiểu CTRYT nguy hại tại các CSYT. Tuy nhiên, các nghiên cứu CTYT nói trên chỉ tập trung đánh giá thực trạng tại các bệnh viện huyện của tỉnh Thái Nguyên, một số bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện đa khoa tỉnh chứ chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về “Pháp luật quản lý và sử dụng CTYT thực trạng tại tỉnh Bình Thuận”. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Thực hiện luận văn này, điều mà tôi quan tâm và mong muốn làm sáng tỏ là việc trả lời cho các câu hỏi sau: Câu hỏi thứ nhất: CTYT là gì? Những tác hại của chúng tới môi trường và con người ra sao? Vì sao lại phải QLCTYT?
  15. 5 Câu hỏi thứ hai: Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về CTYT hiện nay tại các cơ sở KBCB ở tỉnh Bình Thuận như thế nào? Câu hỏi thứ ba: Cần có những giải pháp và đề xuất gì trong việc QLCTYT hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận? 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu để nhận ra những vấn đề lý luận và thực tiễn trong QLCTYT như sau: Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ nội dung các quy định về CTYT. Thứ hai: Đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật về CTYT hiện nay. Thứ ba: Phân tích những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế trong việc áp dụng các quy định về CTYT, qua đó đưa ra đề xuất kiến nghị những giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của QLCTYT. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn việc nghiên cứu như sau: - Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại 1 Trung tâm và 03 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Cụ thể như sau: o Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong: Thị trấn Liên Hương - Tuy Phong- Bình Thuận; o Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận: Đường Trường Chinh -Tp. Phan Thiết -Tỉnh Bình Thuận; o Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận: Thị trấn Chợ Lầu huyện Bắc Bình - Bình Thuận; o Bệnh viện đa khoa Hàm Thuận Bắc: Thị trấn Ma Lâm huyện Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận. - Về thời gian:
  16. 6 o Về thu thập dữ liệu: Đề tài sử dụng dữ liệu từ năm 2017 đến tháng 8 năm 2019 o Về văn bản quy phạm pháp luật: đề tài sử dụng các văn bản pháp luật đến tháng 8 năm 2019. - Về không gian: thực hiện trong phạm vi tỉnh Bình Thuận 6. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để hoàn thành luận văn bao gồm: Thứ nhất, phương pháp phân tích, diễn giải: Phương pháp này được sử dụng nhiều tại Chương 1 và Chương 3 của luận văn. Phương pháp này được dùng để nghiên cứu các quan điểm khi QLCTYT; nghiên cứu các quy định pháp luật về CTYT. Thứ hai, phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1, Chương 2 và Chương 3 của luận văn. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các quy định của pháp luật về CTYT; phân tích các phiếu điều tra. Qua kết quả phân tích, tiến hành đánh giá và tổng hợp những ưu điểm, khó khăn, hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các quy định pháp luật về CTYT. Thứ ba, phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 để thu thập dữ liệu. Thứ tư, các phương pháp khác: phương pháp chứng minh, đánh giá, lôgíc, v.v... cũng được sử dụng trong luận văn. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan về chất thải và chất thải y tế Chương 2: Thực trạng quản lý thải y tế tại tỉnh Bình Thuận Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp về quản lý chất thải y tế
  17. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THẢI Y TẾ 1.1 Khái quát về chất thải y tế 1.1.1 Các khái niệm cơ bản của chất thải y tế Trong cuộc sống, chất thải được hình dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất ra từ chúng. Theo khoản 12 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. CTYT là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các CSYT bao gồm CTYT nguy hại, CTYT thông thường và nước thải y tế4 như: KBCB, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, và đào tạo. Trong đó, CTYT nguy hại là CTYT chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, bao gồm chất thải lây nhiễm và CTNH không lây nhiễm. QLCTYT là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực hiện5. Trong đó, giảm thiểu CTYT là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải CTYT ra môi trường bên ngoài. Thu gom CTYT là quá trình tập hợp CTYT từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý CTYT trong khuôn viên CSYT. Vận chuyển CTYT là quá trình chuyên chở CTYT từ nơi lưu giữ chất thải trong CSYT đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý CTYT cho cụm CSYT, cơ sở xử lý CTYT nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý CTNH tập trung có hạng mục xử lý CTYT. CSYT bao gồm: Cơ sở KBCB (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học6. 4 Khoản 1 điều 3 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 5 Khoản 3 điều 3 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 6 Khoản 7 điều 3 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015
  18. 8 Như vậy, có thể nói CTYT mang những đặc điểm sau: (i) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các CSYT; (ii) nguồn gốc phát sinh của CTYT chủ yếu từ các hoạt động KBCB, chăm sóc sức khỏe diễn ra trong các cơ sở KBCB, CSYT dự phòng, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học. Trong đó, CSKBCB là các bệnh viện; phòng khám đa khoa; phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình; phòng chuẩn đoán y học cổ truyền; nhà hộ sinh; cơ sở chuẩn đoán; cơ sở dịch vụ y tế; trạm y tế cấp xã và tương đương; các hình thức khám chữa bệnh khác. CTYT còn phát sinh từ hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu khoa học liên quan đến y tế trong các bệnh viện lớn. Ngoài ra, chất thải từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của NVYT, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… cũng được coi là nguồn phát sinh CTYT khác với các chất thải thông thường phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các tổ chức, cơ quan, hộ gia đình còn được gọi là rác không có tính chất nguy hại lây nhiễm như CTYT. 1.1.2 Phân loại chất thải y tế 1.1.2.1 Phân loại theo dạng tồn tại của chất thải Tùy theo dạng tồn tại, CTYT được chia thành 3 loại7: Thứ nhất, đó là CTRYT. CTRYT là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm, KBCB, các nghiên cứu liên quan,.. bao gồm chất thải thông thường và CTNH. CTRYT sau khi phát sinh tại các nguồn được phân loại, thu gom, sau đó được vận chuyển nội bộ đến nơi lưu giữ tại các CSYT. Tiếp theo, tùy vào tính chất độc hại, chất thải sẽ được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến các cơ sở có khả năng xử lý an toàn và cuối cùng sẽ được tiêu hủy. Thứ hai, đó là nước thải y tế. Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các hoạt động chăm sóc và sinh hoạt tại các CSYT. Nước thải y tế bao gồm nước thải sinh hoạt và KBCB của bệnh viện được dẫn theo các đường cống riêng vào bể thu gom rồi bơm vào trạm xử lý nước thải. Sau đó, tùy theo tính chất của từng loại, nước thải sẽ được xử lý loại bỏ rác, cát, chất lơ lửng,...các chất hữu cơ và một phần 7 Khoản 3 điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015
  19. 9 chất dinh dưỡng; khử trùng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo các tiêu chuẩn quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. Thứ ba, đó là khí thải y tế. Chất thải khí y tế là khí phát sinh từ các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm, các thiết bị sử dụng khí hóa chất độc hại tại các CSYT và lò đốt CTRYT. Chất thải khí phát sinh phải được xử lý, đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường. 1.1.2.2.Phân loại theo thành phần và tính chất nguy hại Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các CSYT được phân thành 5 nhóm sau8: Thứ nhất, đó là CTLN. CTLN là loại chất thải chứa các mầm bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm) có khả năng gây bệnh cho con người. CTLN được phân thành 4 loại bao gồm: - CTLN sắc nhọn: Là chất thải có thể chọc thủng hoặc gây ra các vết cắt, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ. CTLN sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng. - CTLN không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách li: Dây truyền máu, dịch cơ thể và chất bài tiết của người bệnh; bông băng, gạc, dây truyền máu, ống dẫn lưu, ống hút dịch. Loại CTLN này đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ phòng xét nghiệm: Găng tay, lam kính, ống nghiệm; Môi trường nuôi cấy và các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong phòng xét nghiệm; Các đĩa nuôi cấy bằng nhựa và các dụng cụ sử dụng để cấy chuyển, phân lập; Bệnh phẩm thừa sau khi sinh thiết/xét nghiệm/nuôi cấy; Túi đựng máu, hồng cầu, huyết tương. Chất thải phát sinh từ buồng bệnh nhân truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm: Mọi chất thải phát sinh từ buồng bệnh 8 Khoản 1 điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015
  20. 10 cách li (bệnh nhân SARS, cúm A, H5N,...); Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô bệnh phẩm của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn); Các cơ quan, bộ phận cơ thể người; Rau thai, bào thai; Các chất thải từ phẫu thuật tử thi mà nguyên nhân tử vong do các bệnh truyền nhiễm; Các chất thải của động vật, xác súc vật bị nhiễm khuẩn hoặc được tiêm các tác nhân lây nhiễm.Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng. Thứ hai, đó là chất thải hoá học nguy hại. Chất thải hóa học nguy hại bao gồm các chất thải dược phẩm, chất hóa học nguy hại, chất gây độc tế bào và chất chứa kim loại nặng. Trong đó, chất thải dược phẩm bao gồm: Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng; Dược phẩm bị đổ; Vỏ lọ, ống kết nối chứa các dược phẩm nguy hại; Dược phẩm bị nhiễm khuẩn; Các loại huyết thanh, văc xin sống giảm độc lực cần thải bỏ; Ngoài ra còn bao gồm các trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong việc xử lý dược phẩm như: găng tay...CTNH không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen. Hiện nay, các chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế như: - Formadehyde và các hóa chất khử khuẩn khác được sử dụng để làm sạch và khử trùng thiết bị, bảo quản mẫu vật, khử trùng chất thải lỏng lây nhiễm,. - Các chất quang hóa học: Hyroquinone, kali hydroxide, bạc, glutarladehyde; - Các dung môi: Các hợp chất halogen: methylene chloride, chloroform, freons, trichloro ethylene và 1,1,1-tricholoromethane; Các thuốc mê bốc hơi: halothane, enílurane; Các hợp chất không có halogen: xylene, acetone, isopropanol, toluene, benzene;. - Oxit ethylene; - Các dung môi: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn ethanol; methanol, axit. - Hóa chất vô cơ: chủ yếu là axit và kiềm: axit sulfuric, axit hydrochloric, axit nitric, axit cromic, natri hydroxit và ammoniac. Các chất oxy hóa: thuốc tím,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2