intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ - Nghiên cứu điển hình tại Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu vận dụng khoa học quản lý kinh tế để đánh giá, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về việc triển khai Bảo hiểm thuỷ sản (BHTS) tìm ra giải pháp thực hiện tiếp theo sau hiệu lực của Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Nghiên cứu xây dựng một loại hình BHTS độc lập không có sự bảo trợ của nhà nước góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ - Nghiên cứu điển hình tại Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  LÊ VĂN ÚT PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN ÚT PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 Hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. PHIẾU CHẤP NHẬN LUẬN VĂN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận văn Lê Văn Út
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI cùng quý thầy, cô đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP. HỒ CHÍ MINH và trường Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang đã truyền đạt các kiến thức chuyên môn tạo nền tảng về lý luận cho nghiên cứu của tôi. Cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, ban ngành liên quan và cán bộ, đồng nghiệp, bạn bè thân hữu... đã tận tình cung cấp thông tin và dữ liệu, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Lê Văn Út
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB ........................27 Bảng 2. Đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS .......................29 Bảng 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của đối tượng tiềm năng .......31 Bảng 4. Tổng phí bảo hiểm dự kiến theo Nghị định 67 ................................................52 Bảng 5. Số lượng tàu tham gia bảo hiểm phân theo công suất máy..............................54 Bảng 6. So sánh kết quả triển khai năm 2015 và 2016 .................................................59 Bảng 7. Thống kê giới tính của mẫu khảo sát ...............................................................61 Bảng 8. Thống kê độ tuổi của mẫu khảo sát..................................................................62 Bảng 9. Phân chia đối tượng là cá nhân/tổ chức ...........................................................63 Bảng 10. Thống kê thu nhập của chủ hộ KTTS xa bờ ..................................................64 Bảng 11. Thống kê nhận định về thu nhập của chủ hộ KTTS ......................................65 Bảng 12. Thống kê trình độ của chủ hộ.........................................................................66 Bảng 13. Nhận định mức độ rủi ro ................................................................................68 Bảng 14. Nhận định mức độ quan tâm đến rủi ro .........................................................68 Bảng 15. Nhận định về kênh bảo vệ trong hoạt động ...................................................69 Bảng 16. Cảm nhận mức độ an tâm khi tham gia BHTS ..............................................69 Bảng 17. Thời gian hoạt động ĐBXB ...........................................................................70 Bảng 18. Nhận định vai trò của kinh nghiệm ................................................................70 Bảng 19. Nhận định về nguồn lợi thuỷ sản ...................................................................71 Bảng 20. Mức độ quan tâm đến sản phẩm BHTS .........................................................71 Bảng 21. Mức độ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích bảo hiểm ..........................................72 Bảng 22. Mức độ phù hợp của BHTS về quyền lợi bảo vệ ...........................................72 Bảng 23. Kết quả khảo sát về độ khó của quy tắc bảo hiểm .........................................73 Bảng 24. Kết quả khảo sát về mức độ am hiểu các quy tắc bảo hiểm ..........................73 Bảng 25. Thống kê mức độ đơn giản của các thủ tục ...................................................74 Bảng 26. Mức độ phù hợp của quy trình bồi thường ....................................................75 Bảng 27.Kết quả khảo sát thời gian bồi thường ............................................................75 Bảng 28. Kết quả khảo sát thủ tục bồi thường ..............................................................75 Bảng 29. Kết quả khảo sát mức ảnh hưởng của cộng đồng về loại hình BHTS ...........76 Bảng 30. Kết quả khảo sát mức ảnh hưởng của cộng đồng đến quyết định mua..........76 Bảng 31. Kết quả khảo sát mức độ hỗ trợ tốt từ địa phương ........................................77 Bảng 32. Kết quả khảo sát mức độ an tâm của người dân ............................................77
  7. Bảng 33. Mức độ tái tục hoặc mua mới khi được hỗ trợ ...............................................78 Bảng 34. Mức độ phù hợp của giá BHTS .....................................................................78 Bảng 35. Mức độ tham gia BHTS khi không được trợ giá ...........................................78 Bảng 36. Mức độ tham gia BHTS khi hiệu quả khai thác tăng .....................................79 Bảng 37. Tính điểm các nhân tố trên SPSS ...................................................................79 Bảng 38. Tổng hợp điểm các nhân tố ............................................................................80 Bảng 39. Tổng hợp điểm các nhân tố ............................................................................81 Bảng 40. Thống kê nhận định về quy tắt bảo hiểm .......................................................84 Bảng 41. Về thủ tục tham gia bảo hiểm ........................................................................85 Bảng 42. Về thủ tục bồi thường ....................................................................................85 Bảng 43. Về thời gian bồi thường .................................................................................85 Bảng 44. Về chi phí cho BHTS .....................................................................................86 Bảng 45. Về Bảo hiểm & Bảo Việt ...............................................................................87 Bảng 46. Tổng hợp kết quả nhận định...........................................................................87 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Số lượng tàu KTTS tại Kiên Giang .............................................................49 Biểu đồ 2. Tổng công suất tàu KTTS theo các năm ......................................................50 Biểu đồ 3. Tổng sản lượng KTTS qua các năm ............................................................50 Biểu đồ 4. Tổng hợp số lượng tàu, công suất, sản lượng ..............................................51 Biểu đồ 5. Số lượng tàu phù hợp với Nghị định 67 ......................................................52 Biểu đồ 6. Thống kê số lượng các đối tượng tham gia BHTS ĐBXB ..........................53 Biểu đồ 7. Tổng phí bảo hiểm .......................................................................................54 Biểu đồ 8. Tỷ lệ tàu tham gia bảo hiểm phân theo công suất máy ................................55 Biểu đồ 9. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm của các loại tàu .....................................................55 Biểu đồ 10. Phí bảo hiểm phân theo các loại hình bảo hiểm ........................................56 Biểu đồ 11. Cơ cấu phí bảo hiểm ..................................................................................57 Biểu đồ 12. Hỗ trợ phí bảo hiểm từ Nghị định 67 .........................................................58 Biểu đồ 13. Cơ cấu đóng phí bảo hiểm .........................................................................58 Biểu đồ 14. So sánh kết quả triển khai năm 2015 và 2016 ...........................................59 Biểu đồ 15. Tỷ lệ nơi cư trú của nhóm khảo sát ............................................................63 Biểu đồ 16. Thu nhập của chủ hộ KTTS xa bờ .............................................................65 Biểu đồ 17. Điểm các nhân tố .......................................................................................80 Biểu đồ 18. Tổng hợp kết quả nhận định ......................................................................88
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1. Vai trò của bảo hiểm...........................................................................................9 Hình 2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ ................................................................12 Hình 3. Bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ ....................................................................16 Hình 4. Mô hình thuyết hành vi dự định .......................................................................18 Hình 5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................28 Hình 6. Khung phân tích nghiên cứu sơ bộ ...................................................................30 Hình 7. Khung phân tích chính thức .............................................................................32 Hình 8. Hỗ trợ của chính phủ với BHTS ĐBXB...........................................................38 Hình 9. Quy trình triển khai Bảo hiểm thân tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ........42 Hình 10 Quy trình triển khai Bảo hiểm ngư lưới cụ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP .45 Hình 11 Quy trình triển khai BHTN thuyền viên theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP .....47
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATKT An toàn kỹ thuật BHTS Bảo hiểm thuỷ sản BVKG Bảo Việt Kiên Giang CV Mã lực - đơn vị đo công suất (theo ký hiệu tại Pháp) ĐBXB Đánh bắt xa bờ ĐKKD Đăng ký kinh doanh DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm DNMGBH Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm DNTBH Doanh nghiệp tái bảo hiểm HTX Hợp tác xã KTTS Khai thác thuỷ sản PJICO Petrolimex Joint Stock Insurance Company PTI Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PVI Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam TRA Theory of reasoned action TPB Theory of planned behavior TNDS Tai nạn dân sự UBND Uỷ Ban Nhân Dân VINARE Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam
  10. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 5 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................. 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 5 1.3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 6 1.5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH ......................................... 8 2.1. Lược khảo lý thuyết ................................................................................................... 8 2.1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ.................................................................................................. 8 2.1.2. Bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ.............................................................................. 14 2.2. Lý thuyết hành vi dự định ....................................................................................... 18 2.2.1. Lý thuyết hành vi dự định .......................................................................................... 18 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng ý định tiêu dùng .................................................................... 19 2.3. Lược khảo các nghiên cứu trước ............................................................................ 23 2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................................ 23 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 24 2.4. Đúc kết các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB ............... 26 2.5. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 28 2.6. Khung phân tích cho nghiên cứu ............................................................................ 28 2.6.1. Khung phân tích sơ bộ ................................................................................................ 28 2.6.2. Khung phân tích chính thức ....................................................................................... 30 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC DÀNH CHO BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ ............................... 35 3.1. Các hỗ trợ cho hoạt động ĐBXB theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP....................... 35 3.1.1. Trích lục Nghị định 67/2014/NĐ-CP ......................................................................... 35 3.1.2. Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ................................... 37 3.1.3. Những ưu đãi cho ngư dân tham gia BHTS ĐBXB ................................................... 37 3.2. Quy trình triển khai bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP .......................... 41 3.2.1. Bảo hiểm thân tàu ....................................................................................................... 41 3.2.2. Bảo hiểm ngư lưới cụ ................................................................................................. 44
  11. 3.2.3. Bảo hiểm tai nạn thuyền viên ..................................................................................... 46 3.2.4. Các bước cơ bản trong quy trình thực hiện ................................................................ 47 3.2.5. Hạn chế quy trình triển khai BHTS ĐBXB theo Nghị định 67 .................................. 48 3.3. Hiện trạng triển khai BHTS đánh bắt xa bờ tại Kiên Giang ............................... 49 3.3.1. Tiềm lực khai thác thuỷ sản Kiên Giang .................................................................... 49 3.3.2. Kết quả triển khai BHTS ĐBXB ................................................................................ 53 3.3.3. Các đúc kết từ phân tích hiện trạng thực hiện bảo hiểm đánh bắt xa bờ tài Kiên Giang: ......................................................................................................................... 60 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ ......... 61 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ............................................................................................ 61 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB của các đối tượng tiềm năng ................................................................................................................... 64 4.2.1. Thu nhập từ ĐBXB .................................................................................................... 64 4.2.2. Trình độ của người tham gia ...................................................................................... 66 4.2.3. Khả năng nhận thức rủi ro trong hoạt động đánh bắt ................................................. 67 4.2.4. Kinh nghiệm đánh bắt xa bờ ...................................................................................... 69 4.2.5. Quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm thuỷ sản ............................................................... 71 4.2.6. Nghĩa vụ của đối tượng tham gia ............................................................................... 73 4.2.7. Các thủ tục để tham gia bảo hiểm .............................................................................. 74 4.2.8. Quy trình bồi thường thiệt hại .................................................................................... 75 4.2.9. Cộng đồng lân cận gần nhất ....................................................................................... 76 4.2.10. Chính sách hỗ trợ từ địa phương và Chính phủ .................................................. 77 4.2.11. Giá thành sản phẩm BHTS .................................................................................. 78 4.3. Bảng điểm các nhân tố ............................................................................................. 79 4.3.1. Nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất ........................................................................ 81 4.3.2. Nhóm nhân tố có ít tác động ...................................................................................... 82 4.3.3. Nhóm nhân tố quan trọng ........................................................................................... 83 4.4. Thống kê nhận định của khách hàng ..................................................................... 84 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 90 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 90 5.2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 1 i. Sách và các bài báo khoa học ....................................................................................... 1 ii. Văn bản Luật ................................................................................................................ 2 iii. Tài liệu nước ngoài ....................................................................................................... 2 iv. Các trang thông tin điện tử ........................................................................................... 3
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Năm 2015, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, thị trường bảo hiểm tiếp tục tăng trưởng tích cực. Tính đến 31/12/2015, 61 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) hoạt động tại Việt Nam, trong đó gồm 29 DNBH phi nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, 17 DNBH nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ ước đạt 32.038 tỷ đồng, tăng 17,18% so với cùng kỳ năm 2014. Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu đạt 6.675 tỷ đồng, tăng 16,66% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm 20,84% thị phần. Tiếp đến là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 5.934 tỷ đồng, tăng 4,97% so với năm 2014, chiếm 18,52% thị phần, Bảo Minh đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 2.845 tỷ đồng, tăng 9,46% so với năm 2014, chiếm 8,88% thị phần, PTI đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 2.432 tỷ đồng, tăng 41,5% so với năm 2014, chiếm 7,59% thị phần, PJICO đứng thứ 5 với doanh thu ước đạt 2.231 tỷ đồng, tăng 5,07% so với năm 2014, chiếm 6,96% thị phần (1). Kiên Giang là địa phương có tiềm năng và trữ lượng nguồn lợi thuỷ hải sản rất lớn. Ngành thuỷ sản Kiên Giang có tác động mạnh đến chỉ số kinh tế xã hội địa phương. Sản lượng khai thác thuỷ sản (KTTS) ngày càng tăng. Số lượng công, ngư cụ khai thác được đầu tư, phát triển mạnh. Nếu như năm 2005, tổng số tàu đánh bắt hải sản trên địa bàn Kiên Giang là 7.700 chiếc, với tổng công suất 1.170.446CV. Năm 2010 tăng lên 11.904 chiếc, tổng công suất cũng tăng lên 1.425.733CV. Năm 2015 số tàu giảm còn 10.322 chiếc, nhưng tổng công suất tăng lên 2.077.887CV. Tổng sản lượng khai thác tăng lên theo từng năm 2005, 2010, 2015 lần lượt là: 305.565 tấn, 375.687 tấn, 494.000 tấn 2. 1 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Báo cáo kết quả thực hiện triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07//07/2014 2 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang Báo cáo kết quả thực hiện triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07//07/2014 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
  13. 2 Việc gia tăng năng lực khai thác hiện nay đồng thời việc ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác, một mặt làm gia tăng hiệu quả cho chủ đầu tư, góp phần không nhỏ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phương. Nhưng bên cạnh đó cũng mang lại tác hại khá nghiêm trọng: Nguồn lợi thuỷ sản bị mất cân đối, một số loài cá có nguy cơ bị biến mất nhất là nhóm cá nổi, cá tầng đáy… do sự mất cân đối giữa hai lực lượng khai thác ven bờ và khai thác xa bờ. Nhiều hệ sinh thái, nơi cư trú, nơi cung cấp dinh dưỡng, bãi sinh sản cho các loài thủy sản đang bị đe dọa. Bên cạnh đó là sự biến động, tranh chấp ngư trường biển trong khu vực và quốc tế ngày càng gay gắt làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng, trữ lượng khai thác thuỷ hải sản Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Việt Nam là quốc gia có tiềm lực lớn về kinh tế biển, là một trong số 10 quốc gia trên thế giới, có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Với chiều dài bờ biển khoảng 3.260km và 28 tỉnh thành có bờ biển, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế. Bình quân cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới. Vùng biển Việt Nam có hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật phong phú, đến nay đã phát hiện hơn 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về sáu vùng đa dạng sinh học biển và nhiều loại động vật quí hiếm khác. Về nguồn lợi hải sản, trữ lượng cá toàn vùng biển Việt Nam ước tính khoảng 4,2 triệu tấn, với ngưỡng khai thác bền vững 1,4 - 1,7 triệu tấn/năm. Việt Nam hiện đang được xếp thứ 12 thế giới về năng lực khai thác hải sản. Nhưng hiện nay việc khai thác xa bờ tại các ngư trường xa có nhiều rủi ro và gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm tăng cường hỗ trợ và bảo vệ ngư dân, doanh nghiệp khai thác thuỷ hải sản chính phủ đã ban hành Nghị định Số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Nghị định này quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản. Tại Điều 5 Nghị định này qui định chính sách bảo hiểm dành cho Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; Chủ tàu; Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản “Ngân sách nhà
  14. 3 nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên: 1. Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu. 2. Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức: a) 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV. b) 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.” (3) Đồng thời cũng quy định thời gian thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại Khoản 4 Điều 13 “Thời gian thực hiện các chính sách quy định tại các Điều 4, 5, 7, 8 của Nghị định này đến hết năm 2016 và tổng kết rút kinh nghiệm triển khai trong giai đoạn tiếp theo” (4) Việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, theo thống kê sơ bộ đến tháng 6/2016 của BVKG: Số lượng tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) tại Kiên Giang phù hợp với Nghị định 67 (trên 90CV) là: 4.297 chiếc được duyệt. Số lượng đã tham gia tính đến thời đểm này là: 1.136 chiếc chiếm 26,44%. Số lượng thuyền viên của ngành 36.920 và 9.760 thuyền viên đã được bảo hiểm với tỷ lệ: 26,43% (5). Tổng phí dự kiến chi theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh là 46.944.290.700đ trong đó chi cho tàu từ 90-400CV là 2.073.203.200đ và tàu trên 400CV là 44.921.087.500đ. Qua số liệu nghiên cứu sơ bộ cho thấy tại Kiên Giang loại tàu có công suất lớn trên 400CV chiếm tỷ lệ rất cao 95,69% tương ứng với số tàu là 4110 nhưng 3 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07//07/2014 4 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07//07/2014 5 BVKG, Báo cáo sơ bộ đến tháng 6/2016
  15. 4 việc triển khai công tác bảo hiểm hỗ trợ phát triển thuỷ sản tại địa phương chưa cao trong khi thời hạn ưu đãi, hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP sắp hết. Nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn, rủi ro và việc thực hiện Nghị định của chính phủ chưa cao có cả các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Nhưng trọng tâm là các nguyên nhân sau: Nghề đánh bắt cá trên biển của ngư dân Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu và được xem là ngành nghề truyền thống của những người sống ven biển. Tuy nhiên đa phần đều thuộc dạng tự phát, nhỏ lẻ. Phương tiện đánh bắt chủ yếu là các thuyền nhỏ thích hợp đánh bắt ở vùng nước nông, gần bờ. Các phương tiện phục vụ cho ĐBXB như tàu thuyền, ngư cụ chưa đảm bảo an toàn trước sóng to gió lớn bất thường. Tuy ngư trường rộng lớn nhưng điều kiện tự nhiên, khí hậu, quy luật thiên nhiên, đường đi, đá ngầm, không nhiều khu lưu tránh trên biển… Bên cạnh đó, tuy có sự hỗ trợ, đầu tư lớn phục vụ công tác khai thác nhưng một số trang thiết bị còn hạn chế, kỹ thuật chưa cao, khả năng dự báo chưa hiệu quả… là những tiềm ẩn rủi ro cho các nhà khai thác, nó có thể gây nguy hiểm bất kỳ lúc nào cho tàu thuyền và ngư phủ. Khi ra khơi cần phải có kinh nhiệm, bản lĩnh, am hiểu ngư trường những vấn đề này chưa được đào tạo, hướng dẫn một cách bài bản và chuyên nghiệp mà chỉ được truyền dạy ở dạng “nối nghiệp gia truyền” nên chưa phát huy hết tiềm lực. Phần còn lại là những rủi ro thường xuyên trước tình trạng tranh chấp lãnh hải, nhiều quốc gia chưa đồng thuận luật, công ước quốc tế… về biển thường xuyên xẩy ra tình trạng bắt giam, tịch thu trang thiết bị, máy móc của các tàu thuyền lớn nước ngoài và nguy cơ an toàn, bảo toàn tính mạng thuyền viên cũng gia tăng và diễn ra liên tục trong thời gian gần đây. Vướng mắc về các điều kiện theo qui định như việc thành lập tổ, đội, hợp tác xã ở địa phương tuy có nhưng còn nhỏ lẻ, chậm; tổ chức hoạt động
  16. 5 của tổ, đội, hợp tác xã chưa theo qui định; một số ngư dân là thành viên của nghiệp đoàn nghề cá thì không thuộc đối tượng hỗ trợ trong nghị định. Vì vậy kết quả thực hiện chính sách chưa đạt như kỳ vọng. Những tiềm ẩn rủi ro về người và tài sản trong ngành kinh tế thuỷ hải sản ngày càng gia tăng, việc hỗ trợ của Chính phủ kịp thời nhằm gia tăng an toàn về người và tài sản cho ngư dân nhưng vấn đề thực hiện hỗ trợ này còn chậm và thời gian hỗ trợ sắp hết hiệu lực. Mặt khác, trong khi thời hiệu của Nghị định đang còn hiệu lực mà tỷ lệ ngư dân tham gia đã tham gia thấp vậy khi hết thời hiệu của Nghị định thì sẽ mức độ tham gia của ngư dân sẽ duy trì bền vững như thế nào? Những nguyên nhân nào người dân tham gia loại hình bảo hiểm này? Ngành Bảo hiểm Kiên Giang sẽ có những đề xuất gì nhằm phát triển loại hình BHTS ĐBXB? Với bối cảnh và từ những câu hỏi nghiên cứu trên nên tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KIÊN GIANG”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu vận dụng khoa học quản lý kinh tế để đánh giá, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về việc triển khai Bảo hiểm thuỷ sản (BHTS) tìm ra giải pháp thực hiện tiếp theo sau hiệu lực của Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Nghiên cứu xây dựng một loại hình BHTS độc lập không có sự bảo trợ của nhà nước góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích hiện trạng các hỗ trợ của nhà nước dành cho BHTS ĐBXB. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB của các đối tượng tiềm năng. Kiến nghị các chính sách từ ngành bảo hiểm tỉnh Kiên Giang để gia tăng sự tham gia của các ngư dân đối với BHTS ĐBXB.
  17. 6 1.3. Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Khoa học quản lý kinh tế: các học thuyết, các quan điểm và các mô hình thực tiễn. Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Luật Bảo hiểm, Luật Doanh nghiệp và một số pháp luật liên quan. Chính sách BHTS. Thực tiễn triển khai BHTS ĐBXB tại Kiên Giang. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực tiễn triển khai BHTS ĐBXB tại Kiên Giang. Chính sách, luật, nghị định… và một số pháp luật liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu. Phạm vi khảo sát bao gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Hà Tiên, An Biên và Kiên Hải đây là các địa phương có số lượng tàu nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài, vận dụng một số phương pháp sau: Thu thập số liệu về thực tiễn triển khai BHTS ĐBXB tại Kiên Giang từ 2014 đến 2016 bằng các phương pháp: quan sát, khảo sát thực tế thông qua phiếu điều tra, bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, ghi âm, ghi hình. Phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia: đối tượng là các chuyên gia đang họat động trong lĩnh vực bảo hiểm với bài phỏng vấn bằng các câu hỏi mở. Phương pháp khảo sát: Khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp với hiện trạng trên cơ sở rút ra từ các nghiên cứu tiền nhiệm và thiết kế mới. Đối tượng khảo sát là các đối tượng hiện đang tham gia BHTS ĐBXB. 1.5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
  18. 7 nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu và phần kết luận kiến nghị thì luận văn trình bày các chương tiếp theo như sau: Chương 2 Trình bày cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước để hình thành khung phân tích cho nghiên cứu này. Chương 3 Phân tích các hỗ trợ của nhà nước dành cho BHTS ĐBXB. Chương 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHTS ĐBXB của các đối tượng tiềm năng. Chương 5 là phần kết luận và kiến nghị.
  19. 8 CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 2.1. Lược khảo lý thuyết 2.1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ 2.1.1.1 Vai trò của bảo hiểm Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ. Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân. Bất kể do nguyên nhân gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất việc hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra. Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất. Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hiện nay, bảo hiểm ngày càng chứng mính được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh tế xã hội. Vai trò quan trọng của bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội. Vai trò bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng có thể được kể đến như: 1. Chuyển giao rủi ro Bảo hiểm vận hành giống như một cơ chế chuyển giao rủi ro. Cùng với việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang công ty bảo hiểm.
  20. 9 Hình 1. Vai trò của bảo hiểm Nguồn: Bảo Việt Kiên Giang Ví dụ: Một chủ tàu tại Kiên Giang đã tham gia bảo hiểm có Số giấy chứng nhận bảo hiểm là 0130. Số tàu: KG-92981TS tham gia bảo hiểm thân tàu với giá trị 2 tỷ đồng. Hiệu lực bảo hiểm từ ngày 11/05/2015 đến 10/05/2016. Phí bảo hiểm phải đóng là: 40.200.000đ trong đó Nhà Nước hỗ trợ: 36.390.000đ chủ tàu đóng thêm 3.810.000đ. Vào ngày 02/02/2016 tàu đang hoạt động lên cá tại cảng thì phát hiện sự cố vỡ mạng phải. Nguyên nhân của sự cố là do va chạm với cầu cảng. Sau khi xẩy ra chủ tàu báo ngay cho BVKG. BVKG đã tiếp nhận thông tin, cử cán bộ giám định đến hiện trường để giám định thiệt hại, lên dự toán kinh phí sửa chữa và thống nhất phương án bồi thường. Sau khi được sự thống nhất của BVKG chủ tàu đã đem tàu đi sửa chữa, nghiệm thu và đưa tàu vào hoạt động trở. Chủ tàu thu thập đủ chứng từ, hóa đơn gửi BVKG và đến 02/08/2016 chủ tàu được BVKG bồi thường với tổng số tiền là 16,717,000đ. Đây là một rủi ro ngoài ý muốn và thiệt hại gây ra sẽ do chủ tàu gánh chịu. Nhưng với sự đồng hành của BVKG nên rủi ro này đã được san sẽ và BVKG đã nhận chuyển giao hậu quả rủi ro và bù đắp bằng một số tiền tương ứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2