intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình hoạt động phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai; đánh giá tác động của các khu công nghiệp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của huyện Nhơn Trạch tỉnh, Đồng Nai; đề xuất những giải pháp trên cơ sở phát huy lợi thế của thành phố công nghiệp tương lai nhằm phát triển các khu công nghiệp của địa phương theo hướng phát triển bền vững

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________ NGUYỄN TẤN HOÀNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________ NGUYỄN TẤN HOÀNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THỊ KIM HOA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Tấn Hoàng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu .................................................. 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP .................................... 5 1.1. Khái quát chung về Khu công nghiệp ................................................................ 5 1.1.1 Khu công nghiệp .............................................................................................. 5 1.1.2. Quan điểm phát triển khu công nghiệp ........................................................... 6 1.2. Vai trò của KCN trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam ................................ 7 1.2.1. KCN trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam ............................................... 7 1.2.2. Huy động một lượng vốn lớn, từ nhiều nguồn để phát triển kinh tế ............... 8 1.2.3. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ................................. 9 1.2.4. KCN đã tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, giải quyết việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội.. ..................................................... 9 1.2.5. KCN đóng góp vào sự gia tăng ngân sách quốc gia ....................................... 10 1.2.6. KCN góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, có giá trị lâu dài ........................................................................................................................ 10 1.2.7. KCN góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước về quản lý KCN ................................................................................................ 11 1.3. Nhữnh tác động của KCN đến môi trường kinh tế - xã hội ................................ 12
  5. 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu công nghiệp .................... 14 1.4.1. An ninh chính trị - pháp luật ........................................................................... 14 1.4.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 14 1.4.3. Môi trường thu hút đầu tư ............................................................................... 15 1.4.4. Cơ sở, kết cấu hạ tầng KCN ............................................................................ 15 1.4.5. Lao động và nguồn nhân lực ........................................................................... 16 1.4.6. Các yếu tố quan hệ Vùng ................................................................................ 17 1.4.7. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế............................................................ 18 1.5. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp ..................................................... 19 1.5.1 Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp của một số địa phương ................... 19 1.5.1.1 Bình Dương ........................................................................................................... 19 1.5.1.2 Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................... 21 1.6 Một số khu công nghiệp thành công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ......................... 22 1.6.1 Khu công nghiệp Amata ......................................................................................... 22 1.6.2 KCN Biên Hòa II ..................................................................................................... 23 1.6.3 KCN Tam Phước, huyện Long Thành .................................................................. 24 1.7 Bài học kinh nghiệm đối với phát triển KCN Nhơn Trạch .................................... 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 27 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................................. 28 2.1 Khái quát về huyện Nhơn Trạch ......................................................................... 28 2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................... 28 2.1.2 Địa hình ............................................................................................................ 29 2.1.3 Khí hậu, thời tiết ................................................................................................. 29 2.1.4 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................ 30 2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 30 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế .......................................................................................... 30 2.2.2 Cơ cấu ngành kinh tế ........................................................................................ 32 2.2.3 Cơ cấu ngành thành phần kinh tế ..................................................................... 33 2.2.4 Xuất, nhập khẩu ............................................................................................... 33 2.2.5 Thu hút đầu tư .................................................................................................. 34
  6. 2.3. Tổng quan về khu công nghiệp Nhơn Trạch ..................................................... 35 2.3.1. KCN tập trung 2.700 ha: ................................................................................. 35 2.3.2. KCN Ông Kèo 800 ha ..................................................................................... 36 2.3.3. Quy mô KCN huyện Nhơn Trạch ................................................................... 37 2.4. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp .......................................................................... 39 2.4.1 Hệ thống giao thông ......................................................................................... 39 2.4.2 Hệ thống cung cấp điện .................................................................................... 40 2.4.3 Hệ thống nước .................................................................................................. 41 2.4.4 Hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải .................................................... 41 2.4.5 Hệ thống bưu chính viễn thông ........................................................................ 42 2.4.6 Hệ thống cây xanh ............................................................................................ 43 2.4.7 Nguồn nhân lực ................................................................................................ 43 2.4.8 Nhà ở cho công nhân ........................................................................................ 43 2.5. Phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ................................. 44 2.5.1. Quy mô, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ............................................... 44 2.5.2. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp (GDP) ...................................................... 45 2.5.3. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ....................................................... 45 2.5.4. Xuất, nhập khẩu và thị trường ......................................................................... 47 2.5.5. Trình độ kỹ thuật – công nghệ ........................................................................ 48 2.5.6. Tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư ............................................................... 50 2.5.7. Lao động.......................................................................................................... 51 2.6. Phân tích hiện trạng các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch ......................... 52 2.6.1. Tỷ lệ thuê đất trong các Khu công nghiệp. ..................................................... 52 2.6.2. Hạ tầng kỹ thuật tại các Khu công nghiệp ...................................................... 54 2.6.3. Đánh giá tác động môi trường......................................................................... 54 2.6.4. Đánh giá về tình hình phát triển các Khu công nghiệp ................................... 56 2.6.4.1 Kết quả đạt được ........................................................................................... 56 2.6.4.2 Những khó khăn và tồn tại ............................................................................ 57 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 59 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH ĐẾN NĂM 2025 ............................. 60
  7. 3.1. Cơ sở định hướng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đến năm 2025. ................................................................................................. 60 3.1.1. Quan điểm ....................................................................................................... 60 3.1.2. Mục tiêu đến 2025 ........................................................................................... 61 3.1.2.1 Mục tiêu về kinh tế ........................................................................................ 61 3.1.2.2 Mục tiêu về xã hội và môi trường đầu tư ...................................................... 61 3.1.2.3 Mục tiêu về quy mô....................................................................................... 62 3.1.2.4 Mục tiêu về tốc độ tăng trưởng ..................................................................... 62 3.1.2.5 Mục tiêu về cơ cấu ........................................................................................ 63 3.2. Nhu cầu đất đai cho phát triển công nghiệp. ...................................................... 63 3.3. Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư............................................................................ 64 3.4. Dự báo về nhu cầu lao động ............................................................................... 65 3.5. Giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đến năm 2025. .......................................................................................................................... 66 3.5.1. Giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư ............................................................. 66 3.5.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ...................................... 68 3.5.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ...................................................... 69 3.5.4. Giải pháp về đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ ................................... 71 3.5.5. Giải pháp về thu hút môi trường đầu tư .......................................................... 71 3.5.6. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước ............................................. 72 3.6. Kiến nghị ............................................................................................................ 73 3.6.1 Đối với Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương ..................................................... 73 3.6.2 Đối với UBND tỉnh Đồng Nai ......................................................................... 74 3.6.3 Đối với các Sở, ngành có liên quan ................................................................. 75 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 76 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCN : Cụm Công nghiệp CP : Chính phủ CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp ĐTNN : Đầu tư Nước ngoài ĐTTN : Đầu tư Trong nước GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp GDP : Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct Investment) KCN : Khu Công nghiệp KCX : Khu Chế nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KKTTH : Khu kinh tế tổng hợp KCNST : Khu công nghiệp sinh thái KCNTT : Khu công nghiệp tập trung KT-XH : Kinh tế - Xã hội KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam NĐ : Nghị định TW : Trung ương UBND : Ủy ban Nhân dân USD : Đô la Mỹ VNĐ : Đồng Việt Nam WEPZA : Hội đồng Nghiên cứu Phát triển Quốc tế về KCN. WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ PHỤ LỤC Bảng 2.1. Tăng trưởng kinh tế Bảng 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế Bảng 2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế Bảng 2.4. Quy hoạch chi tiết diện tích các KCN Nhơn Trạch Bảng 2.5. Số liệu kinh doanh phòng trọ từng xã Bảng 2.6. Quy mô, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp Bảng 2.7. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp (GDP) Bảng 2.8. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Bảng 2.9. Xuất, nhập khẩu và thị trường Bảng 2.10. Trình độ kỹ thuật – công nghệ Bảng 2.11. Tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư Bảng 2.12. Lao động Bảng 2.13. Tỷ lệ thuê đất trong các Khu công nghiệp. Bảng 3.1. Nhu cầu đất đai cho phát triển công nghiệp 2025 Bảng 3.2. Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư Bảng 3.3. Dự báo về nhu cầu lao động Bản đồ 2.1. Quy hoạch các KCN tập trung huyện Nhơn Trạch Bản đồ 2.2: Quy hoạch KCN Ông Kèo 800 ha. Biểu đồ 2.3: Diện tích KCN huyện so với các địa phương trong tỉnh. Phụ luc 1: Tình hình thuê đất các khu công nghiệp Đồng Nai đến 31/12/2013 Phụ luc 2: Danh sách các Dự án đầu tư vào KCN Nhơn Trạch năm 2013 Phụ lục 3: Danh sách tổng hợp các dự án đầu tư vào KCN đến 31/12/2012 Phụ Lục 4: Bản đồ quy hoạch các KCN tỉnh Đồng Nai Phụ lục 5: Thống kê quá trình phát triển các khu công nghiệp Đồng Nai. Phụ Lục 6: Lũy kế vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đến 2013
  10. -1- MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Từ lâu Đồng Nai được biết đến như là vùng đất của công nghiệp, đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các khu công nghiệp của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lượng, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lẫn diện tích đất cho thuê. Một số khu công nghiệp như tiêu biểu như: Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Long Bình Logistics; Amata; Nhơn Trạch 1; Nhơn Trạch 2... đã lấp đầy diện tích cho thuê; trong đó, Biên Hoà 2 là khu công nghiệp thành công nhất cả nước trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài (một trong những dự án thu hút đầu tiên có vốn hơn 100 triệu USD). Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của KCN, KCX mà WEPZA tổng kết, thì có hai yếu tố liên quan đến vị trí địa lý (gần tuyến giao thông, bến cảng) và tài nguyên thiên nhiên (đảm bảo đủ nguồn nước, điện công nghiệp, nền địa chất ổn định, vững chắc, thích hợp cho việc xây dựng công trình, nhà xưởng có quy mô lớn). Với lợi thế tiềm năng sẵn có, qua 20 năm hình thành và phát triển, Đồng Nai dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư dự án vào các khu công nghiệp. Tính đến năm 2013, Đồng Nai có 31 khu công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích là 9.832 ha; trong đó, có 27 khu công nghiệp đang họat động, 04 khu công nghiệp đang thực hiện san lấp mặt bằng, đền bù giải tỏa. Có 1.269 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 17.761,41 triệu đô la Mỹ và 925 dự án FDI của 39 quốc gia, vùng và lãnh thổ với tổng vốn đầu tư 15.951,91 triệu đô la Mỹ và 344 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 38.064,18 tỷ đồng (khoảng 1.809,50 triệu đô la Mỹ); trong đó, có 769 dự án đang họat động, vốn thực hiện 14.097,96 triệu đô la Mỹ, chiếm 88% vốn đăng ký và 249 dự án đầu tư trong nước đang họat động, với vốn thực hiện là 26.230,77 tỷ đồng, chiếm 68,91% vốn đăng ký. Các khu công nghiệp đã thu hút 444.266 người lao động, trong đó, 5.372 người nước ngoài; lao động ngoài tỉnh chiếm 60% và lao động nữ chiếm 61% tổng số lao động; người lao động chủ yếu tập trung làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 92%. Thực hiện quy hoạch tổng thể, mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại và Đồng Nai sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước với 35 khu công nghiệp được thành lập, với
  11. -2- tổng diện tích quy hoạch là 11.851,11 ha; trong đó, tập trung thu hút có chọn lọc các dự án công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường; đặc biệt, các dự án công nghiệp phụ trợ của Nhật Bản (JICA). Riêng địa bàn huyện Nhơn Trạch có 9 khu công nghiệp với tổng diện tích tự nhiên là 3.360,55 ha. Trong đó, có 8 khu công nghiệp đã xây dựng và đang hoạt động, diện tích cho thuê đạt 83,39% diện tích đất trong diện cho thuê và 01 khu công nghiệp đang triển khai, xây dựng, chưa có nhà đầu tư thứ cấp. Đến nay, Nhơn Trạch đã có bước phát triển vượt bậc trên nhiều mặt, từ một huyện nông nghiệp đã trở thành một địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh. Bước vào thời kỳ mới, điều kiện, bối cảnh phát triển xuất hiện những nhân tố mới ở trên địa bàn huyện, tỉnh Đồng Nai, Vùng KTTĐ Phía Nam và phạm vi cả nước, có tác động quan trọng, mở ra cơ hội đột phá phát triển công nghiệp của huyện Nhơn Trạch. Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của địa phương và thành phố Nhơn Trạch trong tương lai. Giải pháp nào để thu hút nhiều vốn đầu tư vào các khu công nghiệp huyện một cách bền vững về kinh tế - xã hội, môi trường là một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương và là vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu. Từ những lý do trên đề tài “Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2025” được tác giả chọn làm làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế Chính trị nhằm góp phần cụ thể hoá định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện và là một công cụ quan trọng phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo điều kiện cho khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch phát triển bền vững, tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình hoạt động phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. - Đánh giá tác động của các khu công nghiệp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của huyện Nhơn Trạch tỉnh, Đồng Nai; đề xuất những giải pháp trên cơ sở phát huy lợi thế của thành phố công nghiệp tương lai nhằm phát triển các khu công nghiệp của địa phương theo hướng phát triển bền vững
  12. -3- đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan về khu công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng, nguyên tắc phát triển, tiêu chí đánh giá hiệu quả và thực trạng phát triển khu công nghiệp ở nước ta. Phân tích tiềm năng phát triển các khu công nghiệp; đồng thời cho thấy vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội; trong sự nghiệp CNH- HĐH và môi trường của địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tình hình hoạt dộng phát triển các khu công nghiệp của huyện Nhơn Trạch. - Về không gian: luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Các khu công nghiệp được đề cập bao gồm: KCN Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 5, Nhơn Trạch 6, Nhơn Trạch 2-Lộc Khang, Nhơn Trạch 2-Nhơn Phú, Dệt may Nhơn Trạch, khu công nghiệp Ông Kèo và phân tích, đánh giá những đóng góp của KCN đối với địa phương. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình phát triển từ năm 2006 đến 2013. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu 4. 1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng các khu công nghiệp tại một huyện của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng, ở Việt Nam nói chung. 4. 2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, Ban quản lý KCN, khu chế xuất những ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp thiết thực để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài, hạn chế tối đa những vấn đề mà hầu hết các khu công nghiệp nước ta hiện nay đang mắc phải. Đồng thời, thông qua đề tài cung cấp cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cơ sở nhận định tình hình đầu tư tại địa phương từ đó có chiến lược đầu tư thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.
  13. -4- 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích thông tin Tổng hợp thông tin, số liệu để phục vụ luận văn được thu từ nguồn n h i ề u n g u ồ n k h á c n h a u n h ư : niên giám thống kê, b á o c á o t ổ n g h ợ p n ă m , c á c v ă n b ả n q u y p h ạ m p h á p l u ậ t , c á c t h ô n g t i n từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác được sắp xếp, kiểm tra, phân tích các thông tin đã được thu thập. Phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát, phân tích, tổng hợp, suy luận. Nguồn gốc các dữ liệu, tài liệu được thu thập nhiều đơn vị khác nhau như: Sở Công thương Đồng Nai, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Nhơn Trạch, Phòng kinh tế huyện Nhơn Trạch, Chi cục Hải quan, Chi cục Thống kê huyện và các website có liên quan…để so sánh, tìm ra nguyên nhân phát triển các khu công nghiệp Nhơn Trạch. Từ đó đưa ra kết luận và khả năng phát triển trong tương lai. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã đến tham quan thực tế tại các khu công nghiệp của huyện, liên hệ các cơ quan ban ngành và địa điểm có liên quan để nắm bắt số liệu, khảo sát thực tế. Tổng hợp, phân tích ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về quá trình phát hình thành và phát triển các khu công nghiệp; Qua những ý kiến của chuyên gia cho phép tác giả có những nhận định khách quan, chủ quan về sự phát triển các khu công nghiệp và những dự kiến các biện pháp khách quan, thiết thực và hiệu quả hơn. 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc của Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về khu công nghiệp. Chương 2: Ph â n t í c h v à đ á n h t hực trạng phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Chương 3: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.
  14. -5- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về Khu công nghiệp 1.1.1. Khu công nghiệp - Định nghĩa KCN: + Ở nước ta, trong Nghị định 192/NĐ-CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ đã chỉ rõ: “KCN do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống”. + Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 và Nghị định 164/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP thì KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. + Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ (Luật Đầu tư, 2005). Như vậy, có thể hiểu KCN là một khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới cụ thể, không có dân cư sinh sống và được Chính phủ hoặc Thủ tướng phê duyệt thành lập (trong KCN có thể có cả khu chế xuất). Có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa với KCN như sau: Industrial Zones (Khu công nghiệp); Industrial Parks (Công viên công nghiệp); Industrial Cluster (Cụm công nghiệp); Industrial Processing Zones (Khu chế biến công nghiệp); Export Processing Zones (Khu chế xuất); Business Parks (Công viên thương mại); Science and Research Parks (Công viên khoa học và nghiên cứu); High – Tech Centers (Trung tâm công nghệ cao); Bio- Technology Parks (Công viên công nghệ sinh học); Eco- Industrial Parks (Công viên công nghiệp sinh thái). Nguồn: Quản lý môi trường các khu công nghiệp, INFOTERRA, 2000. - Đặc điểm chung KCN + Khu công nghiệp là nơi tập trung tương đối nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất xã hội, được hưởng quy chế ưu đãi riêng khác với các
  15. -6- doanh nghiệp phân bố ngoài KCN (như giá thuê đất, thuế quan, chuyển đổi ngoại tệ…), không có dân cư sinh sống. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp, các sản phẩm có thể xuất khẩu hoặc bán nội địa. + Có ranh giới rõ ràng với quy mô đất đai đủ lớn với vị trí địa lý thuận lợi (gần sân bay, bến cảng, đường sắt, đường ô tô…). + KCN được Chính phủ quyết định thành lập đúng điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. + KCN có Ban quản lý thống nhất để thực hiện quy chế quản lý, đồng thời có sự phân cấp rõ ràng về quản lý và tổ chức sản xuất. Về phía các doanh nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng DN. Việc quản lý Nhà nước được thể hiện ở quy định những ngành (hay loại hình doanh nghiệp) được khuyến khích đ ầ u t ư phát triển ( s ả n p h ẩ m c ô n g n g h ệ c a o ) và những ngành (hoặc loại h ì n h doanh nghiệp) không được phép đặt trong KCN vì các lý do nhất định (như môi trường sinh thái, hay an ninh quốc phòng). + Bên cạnh đó, n hững Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN là những doanh nghiệp có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ thành lập cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Được UBND tỉnh quyết định sau khi có chủ trương của Chính phủ. + Về quy mô, tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, vị trí địa lý và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư (trong và ngoài nước), có thể chia thành các KCN có quy mô lớn, các KCN có quy mô vừa và nhỏ. Ở nước ta, quy mô về diện tích của KCN tập trung có thể quy định như sau: Quy mô lớn: trên 300 ha; Quy mô vừa: từ 150 đến 300 ha; Quy mô nhỏ: dưới 150 ha; CCN: dưới 100 ha. + Về trình độ công nghệ, có thể chia ra một số loại KCN tuỳ thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp phân bố trong KCN. KCN gồm các doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến thì gọi là khu công nghệ cao và ngược lại. 1.1.2. Quan điểm phát triển khu công nghiệp UBND tỉnh Đồng Nai luôn xác định quan điểm về phát triển các KCN phải luôn luôn gắn kết với sự phát triển ổn định và bền vững, chú trọng đến hiệu quả đầu tư nhằm mang lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Do đó, phát triển KCN là việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, KCN hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mức sống của người lao động được
  16. -7- nâng cao, đảm bảo đúng quyền lợi, giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh. 1.2. Vai trò của KCN trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam 1.2.1. KCN trong sự nghiệp CNH-HĐH ở Việt Nam Đảng ta luôn luôn xác định: CNH-HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa xác định mục tiêu của CNH-HĐH là: “Xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp” Về mặt lý luận, trên cơ sở tổng kết các quan niệm từ trước tới nay, Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đưa ra quan niệm mới về CNH-HĐH, đây cũng chính là quan niệm được sử dụng một cách phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: “CNH-HĐH được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý xã hội và tâm lý từ sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng một cách phổ biến lao động với tay nghề có công nghệ và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp, tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Quan niệm này khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình CNH-HĐH trong thời kỳ quá độ, Đồng thời cho chúng ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Tính đến tháng 12/2013 cả nước có 289 KCN (không bao gồm khu chế xuất, khu kinh tế) với tổng diện tích đất tự nhiên 81.000 ha, trong đó, 191 KCN (chiếm 66,08%) đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha và 98 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 27.008 ha. Các KCN đã đóng góp hơn 80 tỷ USD kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng năm, chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của nền kinh tế. Các KCN thu hút khoảng 472 dự án, với tổng vốn đăng ký 8,742 tỷ USD vốn FDI, chiếm 70% vốn FDI của cả nước, tạo việc làm trực tiếp cho trên 2 triệu lao động. Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển các KCN đang từng bước thể hiện rõ vai rò không thể thay thế của nó trong tiến trình CNH-HĐH đất nước. Các KCN đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện
  17. -8- hệ thống cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2013). Tóm lại, thành công của KCN đã được khẳng định trên thế giới và bước đầu được khẳng định ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH đất nước. KCN là nơi tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, là nơi diễn ra sự phân công lao động xã hội ở trình độ cao, thực hiện các mối liên kết kinh tế quốc tế. Phát triển KCN là phù hợp với xu thế kinh tế thế giới, phù hợp với chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước ta. 1.2.2. Huy động một lượng vốn lớn, từ nhiều nguồn để phát triển kinh tế - Huy động nguồn vốn trong nội bộ nền kinh tế: đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực. Những năm đầu xây dựng KCN, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của KCN trong việc huy động nguồn vốn bên trong, chúng ta xem nhẹ việc thu hút các DN trong nước đầu tư vào KCN nên số dự án và tổng vốn đầu tư còn rất hạn chế. Chỉ vài năm gần đây, vai trò của khu vực trong nước mới được chú trọng, dòng vốn ĐTTN trong KCN tăng đáng kể, số dự án trong nước gần bằng với khu vực có vốn ĐTNN. Các KCN thu hút khoảng 472 dự án, với tổng vốn đăng ký 8,742 tỷ USD vốn FDI, chiếm 70% vốn FDI của cả nước, tạo việc làm trực tiếp cho trên 2 triệu lao động. Kết quả này cho thấy tiềm lực của khu vực kinh tế trong nước và là kết quả của chủ trương phát huy nội lực để xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Huy động nguồn vốn của khu vực có vốn ĐTNN: Trong điều kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì thu hút được nhiều vốn ĐTNN là rất quan trọng. KCN là một giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn của DN có vốn FDI. Thực tế từ khi xây dựng KCN cho đến nay, số dự án và tổng vốn ĐTNN vào KCN không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn FDI đầu tư trên cả nước. Bên cạnh đó, lũy kế đến cuối quý I/2014, các KCN trong cả nước đã thu hút được 5.300 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 112 tỷ USD. Có thể nói KCN là nơi chính sách ưu đãi đối với khu vực có vốn ĐTNN đươc thể hiện rõ nét nhất, các nhà ĐTNN nhìn chung cảm thấy yên tâm hơn khi đầu tư vào KCN, bởi lẽ trong KCN có một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, một môi trường pháp lý thuận lợi và thông thoáng, là nơi có cơ chế “một cửa, tại chỗ” được thực thi rõ ràng nhất. Đây chính là những lợi thế chủ yếu để thu
  18. -9- hút nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp. 1.2.3. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Khẳng định vai trò to lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, cùng với dòng vốn đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà ĐTNN còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Mặc dù nhiều công nghệ so với trình độ công nghệ trên thế giới còn ở mức trung bình, nhưng cũng phần nào nâng cao trình độ công nghệ hiện có của Việt Nam. Đó là chưa kể tới những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản) đầu tư vào KCN, như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Matbuchi Motor, Orion Hanel, Chip Intel (1 tỷ USD)… Bên cạnh đó, sự đóng góp của KCN vào nâng cao tỷ trọng các ngành dịch vụ công nghiệp như dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông…Đây là những dịch vụ có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế và giá trị gia tăng khá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tóm lại, KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, cả về mặt chất và lượng. Mặc dù còn có bất hợp lý trong cơ cấu ngành nghề công nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp còn khác nhau và còn tồn tại những hậu quả do các công nghệ “chưa hiện đại” đầu tư vào Việt Nam nhưng những đóng góp của KCN vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước là không thể phủ nhận. 1.2.4. KCN đã tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, giải quyết việc làm ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Tính đến thời điểm hiện nay, lực lượng các KCN đã thu hút hơn 2 triệu lao động trực tiếp sản xuất và tiếp cận với công nghệ hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp, có kỷ luật cao, từ đó hình thành những kỹ năng và bản lĩnh làm việc môi trường công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các DN trong KCN, đặc biệt là các DN có vốn ĐTNN đã đào tạo được một đội ngũ lao động công nghiệp tiên tiến, có tác động ảnh hưởng lớn và dần nâng cao trình độ, hiểu biết của đội ngũ lao động Việt Nam. Với tính cách cẩn thận, chịu khó học hỏi, những lao động Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi và tạo được sự tin tưởng của lãnh đạo DN. Thông qua đó, được bầu giữ các vị trí chú chốt, quan trọng trong DN như: giám đốc nhân sự, marketing, quản lý tài chính, xuất nhập khẩu...Đội ngũ này khi chuyển đi làm việc tại các DN Việt Nam, hoặc
  19. -10- tự mình khởi sự DN sẽ áp dụng phương thức quản lý tiên tiến đã được tiếp thu vào hoạt động của DN mình. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả của DN và truyền đạt những kiến thức quản lý cho người lao động Việt Nam khác. Như vậy, có thể nhận định vai trò của KCN không chỉ dừng lại ở việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ lao động cao mà quan trọng hơn là tác động ảnh hưởng đến các DN có vốn đầu tư trong nước đang hoạt động trong KCN. 1.2.5. KCN đóng góp vào sự gia tăng ngân sách quốc gia Dự báo trong năm 2014, các KCN thu hút được khoảng 2.000 triệu USD vốn FDI và 25.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vào các KCN đến cuối năm 2014 lên khoảng 38.500 triệu USD và 245.000 tỷ đồng. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của KCN dự kiến sẽ tăng nhẹ so với năm 2014. Dự kiến doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong và ngoài nước) trong năm 2014 ước đạt 72.000 triệu USD (tăng khoảng 2.000 triệu USD so với năm 2013); giá trị xuất khẩu đạt khoảng 42.000 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 41.000 triệu USD; nộp ngân sách khoảng 40.000 tỷ đồng. Đóng góp của KCN vào kim ngạch xuất khẩu toàn quốc năm 2014 ước đạt khoảng 37%. Các KCN đạt doanh thu 10.000 triệu USD, giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 1.500 triệu USD; đóng góp ngân sách 23.000 tỷ đồng (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2013). 1.2.6. KCN góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, có giá trị sử dụng lâu dài. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện quan trọng và cần thiết của nền kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính và quản lý thuận lợi của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Việc thu hút đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN có ý nghĩa về nhiều mặt: - Huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KCN. Đến cuối năm 2013, trong số cả nước có 289 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN, trong đó có 26 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 153 dự án đầu tư trong nước đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động. Các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản và chủ yếu là các
  20. -11- KCN được thành lập từ năm 2009 trở lại đây. Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN tăng thêm trong năm 2013 là 938 triệu USD (tương đương 33%) và 27.680 tỷ đồng (tương đương 18%) so với năm 2012. Tổng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm trong năm 2013 là 846 triệu USD và 4.950 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.738 triệu USD và 178.920 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đạt 2.046 triệu USD và 74.953 tỷ đồng, tương ứng 55% và 42% tổng vốn đầu tư đã đăng ký (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2013). Hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào khá đồng bộ và hiện đại trong KCN, bao gồm cả hệ thống điện nước, bưu chính viễn thông, không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động mà còn có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế của địa phương nơi có KCN. - Hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi trong KCN sẽ có tác dụng thu hút vào KCN, nhanh chóng lấp đầy diện tích đất trong KCN, thực hiện được mục tiêu của việc xây dựng KCN là thu hút đầu tư lấp đầy KCN. 1.2.7. KCN góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước về quản lý các khu công nghiệp Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp nói chung và KCN nói riêng thời gian qua đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quản lý về KCN, như phân cấp, ủy quyền trong KCN, thủ tục hành chánh trong đầu tư vào KCN, các vấn đề về thuế, giải quyết các DN bỏ trốn…Đến nay bộ máy quản lý KCN đã hình thành một cách thống nhất từ trung ương tới địa phương bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý KCN cấp trung ương và các Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Việc quản lý KCN đang diễn ra theo xu hướng phân cấp mạnh mẽ cho Ban quản lý các KCN cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt động đầu tư trong KCN. Tóm lại, sau 20 năm hình thành và phát triển KCN đã khẳng định được vai trò to lớn của nó trong phát triển kinh tế, xã hội. KCN góp phần huy động nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao trình độ của đội ngũ lao động thích ứng với với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Mặc dù KCN còn bộc lộ những hạn chế về nhiều mặt nhưng xét về lâu dài phát triển KCN là cần thiết, là một trong những phương thức căn bản để rút ngắn, đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bước đầu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2