intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

50
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm khái quát hoá các vấn đề lý luận về TTQNH tại NHTM, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre những năm 2017–2019. Từ đó đề xuất và kiến nghị các biện pháp hoàn thiện, mở rộng phương hướng phát triển công tác TTQNH tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ------------------------------- HUỲNH THỊ HỒNG PHÚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG KHỞI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Long An, tháng 05 năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN -------------------------------- HUỲNH THỊ HỒNG PHÚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG KHỞI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. NGUYỄN ĐĂNG DỜN Long An, tháng 05 năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Huỳnh Thị Hồng Phúc
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy (Cô) Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong thời gian học tập tại Trường theo chương trình Cao học. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo cho tác giả trong thời gian thực hiện đến lúc hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn. Sau cùng, tác giả cảm ơn tất cả các giảng viên của Phòng SĐH&QHQT trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình truyền đạt những kiến thức cần thiết, cảm ơn tất cả các bạn lớp cao học Tài chính -Ngân Hàng, khoá 2 đã đồng hành cùng tác giả trong suốt 2 năm học tập. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô) và các anh chị học viên./. Học viên thực hiện luận văn Huỳnh Thị Hồng Phúc
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại là một xu thế tất yếu của ngân hàng thương mại Việt Nam trước yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh, giúp gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng, giúp ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu nhập giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, mở rộng kênh phân phối sản phẩm dịch vụ, tăng thu nhập cũng như giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, do đối tượng khách hàng chủ yếu của Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre là các hộ gia đình, cá nhân vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, trong những năm qua các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại chi nhánh cung cấp đến khách hàng chưa nhiều, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ mới của Agribank. Do vậy, để cạnh tranh giữ vững thị phần, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tác giả đã tìm hiểu tổng quan cơ sở lý luận và thực trạng về dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 – 2019. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre thời gian tới. Kết quả nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề đặt ra: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một cách cụ thể các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng thương mại; Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá một cách chi tiết thực trạng công tác phát triển dịch vụ thanh toán tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 – 2019. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các mặt được và hạn chế để có các giải pháp phù hợp tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre; Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre. Đồng thời, luận văn cũng mong muốn được đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện công tác phát triển dịch vụ thanh toán tại Việt Nam trong thời gian tới. Thêm vào đó, nghiên cứu cần được xem như là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu này và là những vấn đề mới gợi mở cho những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu làm rõ.
  6. iv ABSTRACT Developing modern banking services is an indispensable trend of Vietnamese commercial banks in the face of integration and competition, helping to increase the efficiency of banking business activities, helping the bank to diversify its sources. Income gradually reduces the dependence on credit sources, expands distribution channels of products and services, increases income and reduces risks for banks. However, because the main customers of Agribank Dong Khoi Branch in Ben Tre Province are households and individuals who borrow capital to serve production and business in the fields of agriculture, forestry, fishery, salt production and businesses. small and medium enterprises. In addition, in recent years, the modern banking services at the branch have not provided many customers, especially new products and services of Agribank. Therefore, in order to compete in order to maintain market share, meet the increasingly diverse needs of customers, the author has studied an overview of the theoretical basis and the status of bank payment services at Agribank Dong Branch. Starting Ben Tre province in the period of 2017 - 2019. Thereby, offering some solutions to develop payment services at Agribank Dong Khoi Branch in Ben Tre province in the coming time. The research results have solved the issues: Firstly, the thesis has concretized systematically the basic theoretical issues related to the development of payment services at commercial banks; Secondly, the thesis has analyzed and assessed in detail the situation of payment service development at Agribank Dong Khoi Branch in Ben Tre province in the period of 2017 - 2019. On that basis, the dissertation presents the shortcomings and limitations to have suitable solutions at Agribank Dong Khoi Branch in Ben Tre Province; Thirdly, based on these limitations, the thesis proposes a number of solutions to develop payment services at Agribank Dong Khoi Branch in Ben Tre Province. At the same time, the dissertation also hopes to contribute to the improvement of payment service development in Vietnam in the coming time. In addition, the study should be seen as a useful reference for researchers interested in this field of study and new issues that are open to interest for those interested in further research.
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ....................................................................................... iii ABSTRACT .......................................................................................................... iv MỤC LỤC ............................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................ ix DANH MỤC HÌNH VẼ......................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ .......................................................................... 4 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại ................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại .............................................................. 4 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại ........................................................... 5 1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thương mại....................................................... 8 1.2. Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế (Thanh toán qua ngân hàng) ............................................................................................................ 11 1.2.1. Khái niệm về thanh toán qua ngân hàng....................................................... 11 1.2.2. Đặc điểm của thanh toán qua ngân hàng ...................................................... 11 1.2.3. Tác dụng của thanh toán qua ngân hàng....................................................... 12 1.2.4. Các hình thức thanh toán qua ngân hàng ...................................................... 13 1.2.5 Các quy định hiện hành về thanh toán qua ngân hàng ................................... 21 1.3. Vấn đề phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng trong giai đoạn hiện nay 22 1.3.1. Khái niệm về dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại........................ 22 1.3.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hiện nay ........ 23
  8. vi 1.3.3. Các yếu tố tác động đến việc phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại ............................................................................................................ 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒNG KHỞI TỈNH BẾN TRE ............................................... 28 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre ............................................................................. 28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre ................................... 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre ............................................................ 29 2.2. Thực trạng về phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre .. 32 2.2.1. Quy mô thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Đồng Khởi Tỉnh Bến Tre.................................. 32 2.2.2. Tình hình phát triển các hình thức thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre ........................................................................................................................ 34 2.2.3. Hiệu quả hoạt động dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre ... 42 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre. . 44 2.3.1. Những mặt đạt được................................................................................... 44 2.3.2. Những mặt hạn chế:..................................................................................... 46 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐỒNG KHỞI TỈNH BẾN TRE ............... 53
  9. vii 3.1. Định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán giai đoạn 2020 đến 2025 .......................... 53 3.1.1. Dự báo về xu hướng phát triển ..................................................................... 53 3.1.2. Các mục tiêu chính ...................................................................................... 53 3.1.3. Định hướng đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 – 2025 .................................................................................................. 54 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi Nhánh Đồng Khởi Bến Tre......... 55 3.2.1. Hoàn thiện các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt ......................... 55 3.2.2. Về tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ ............... 57 3.2.3. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ hàng năm ........ 58 3.2.4. Giải pháp về mở rộng quy mô khách hàng ................................................. 59 3.2.5. Mở rộng và phát triển thêm kênh phân phối các dịch vụ thanh toán ........... 62 3.2.6. Một số giải pháp khác ................................................................................ 63 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................. 65 3.3.1. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre ............................ 65 3.3.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre ................................................................................................................. 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 67 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 69
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NỘI DUNG DIỄN GIẢI Tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development 1 Agribank Tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2 NHĐT Ngân hàng điện tử 3 NHNN Ngân hàng nhà nước 4 NHTM Ngân hàng thương mại 5 QĐ Quyết định 6 TCKT Tổ chức kinh tế 7 TCTC Tổ chức tài chính 8 TTQNH Thanh toán qua ngân hàng 9 TKTT Tài khoản thanh toán Tiếng Anh: World Trade Organization 10 WTO Tiếng Việt: Tổ chức thương mại thế giới
  11. ix DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng 2.1. Tình hình tăng trưởng thu dịch vụ tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi Bến Tre........................................................................................................ .29 Bảng 2.2. Quy mô thanh toán qua ngân hàng tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi giai đoạn 2017-2019 .................................................................................... .33 Bảng 2.3. Tình hình phát triển các hình thức thanh toán tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 – 2019 ............................................. .34 Bảng 2.4. Tình hình phát triển hình thức thanh toán Ủy nhiệm chi tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 - 2019 .......................... .36 Bảng 2.5. Tình hình phát triển hình thức thanh toán Séc tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 - 2019.............................................. .37 Bảng 2.6. Tình hình phát triển hình thức thanh toán Thẻ tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 - 2019.............................................. .39 Bảng 2.7. Tình hình phát triển thẻ tại Agribank trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2019 ............................................................................................................. .40 Bảng 2.8. Tình hình phát triển thanh toán qua phương tiện điện tử tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017 - 2019 .......................... .41 Bảng 2.9. Tổng thu dịch vụ tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2019 ............................................................................................ .42
  12. x DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre………………………………….30 Hình 2.2. Tình hình phát triển thanh toán thẻ tại ATM/POS và phương tiện điện tử của Agribank Chi nhánh Đồng Khởi giai đoạn 2017-2019 ................................... 38 Hình 2.3. Thị phần thẻ các chi nhánh Agribank trên địa bàn Thành Phố Bến Tre năm 2019............................................................................................................... 39 Hình 2.4. Tình hình tăng trưởng thu dịch vụ của các chi nhánh Agribank trên cùng địa bàn Thành Phố Bến Tre giai đoạn 2017-2019 ................................................ 43 Hình 2.5. Một số khoản thu phí dịch vụ của các chi nhánh Agribank trên cùng địa bàn Thành Phố Bến Tre năm 2019........................................................................ 43
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hơn 10 năm sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới với nhiều thành tựu vượt bậc về kinh tế và khoa học công nghệ, mức sống của người dân từ đó cũng dần được cải thiện hơn, nhu cầu tiêu dùng và thanh toán ngày một gia tăng. Hệ thống ngân hàng cũng vì thế mà phát triển không ngừng về hình thức lẫn số lượng, mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Đối mặt với những thách thức cũng như để nắm bắt lấy cơ hội, các ngân hàng ngày một trang bị cho mình nhiều dịch vụ, sản phẩm tiện ích nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, một trong số đó là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (TTQNH). Tuy nhiên, dịch vụ này hiện nay phát triển khá chậm so với tình hình chung của thế giới và khu vực. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã trãi dài từ Bắc chí Nam, qua 63 tỉnh thành nhưng người dân vẫn có thói quen giao dịch bằng tiền mặt và không có khái niệm về TTQNH. Hệ thống ngân hàng như mạch máu không thể thiếu trong nền kinh tế, và dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là một trong những sản phẩm đặc trưng phải có của ngân hàng. Do đó, để bắt kịp với sự tiến bộ chung của thế giới, hoạt động TTQNH cần được đẩy mạnh trong tầng lớp dân cư cũng như các tổ chức kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ấy, đề tài luận văn được tiến hành với mục đích phát triển dịch vụ TTQNH tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre; bằng cách hệ thống hoá cơ sở lý luận về thanh toán qua ngân hàng, phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ TTQNH và đề xuất một số kiến nghị về ngân hàng cấp trên. Vì ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng đó nên tác giả chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính Ngân hàng.
  14. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở khái quát hoá các vấn đề lý luận về TTQNH tại NHTM, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre những năm 2017–2019. Từ đó đề xuất và kiến nghị các biện pháp hoàn thiện, mở rộng phương hướng phát triển công tác TTQNH tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre trong những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng về dịch vụ TTQNH tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre. + Đánh giá về quy mô dịch vụ TTQNH tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre. + Khảo sát tình hình phát triển các hình thức thanh toán qua ngân hàng tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre. + Khái quát hiệu quả hoạt động dịch vụ thanh toán qua ngân hàng tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre. - Đề xuất một số giải pháp đối với Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre nhằm phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của ngân hàng thương mại. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm: Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre. 4.2. Phạm vi về thời gian: Các số liệu minh dẫn về dịch vụ TTQNH đối với khách hàng được lấy tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre từ năm 2017 đến 2019, các giải pháp từ năm 2019 trở đi. 5. Câu hỏi nghiên cứu
  15. 3 Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu, luận văn hướng tới tập trung trả lời các câu hỏi sau: 5.1. Dịch vụ TTQNH của NHTM là gì? Tác dụng của dịch vụ TTQNH có ảnh hưởng như thế nào? 5.2. Thực trạng cung ứng dịch vụ TTQNH tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre? 5.3. Biện pháp để phát triển dịch vụ TTQNH tại Agribank Chi nhánh Đồng Khởi tỉnh Bến Tre? 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các phương pháp nghiên cứu bao gồm: - Phương pháp kế thừa lý luận cơ bản; - Phương pháp thống kê phân tích, phân loại số liệu thực tế; - Phương pháp tổng hợp, đối chiếu để đánh giá kết quả; - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đề xuất giải pháp hữu ích.
  16. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Ở Việt Nam, trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp, không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc đưa ra khái niệm về NHTM là hết sức cần thiết. Theo khoản 2 điều 4 Luật Các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12, Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã… Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Theo khoản 3 điều 4 của Luật Các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản:
  17. 5 - Nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi và các hình thức nhận tiền khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi cho người gửi tiền theo đúng thỏa thuận. - Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. - Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản ngân hàng. 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Trung gian tín dụng: Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng thương mại, nó không những cho thấy bản chất của ngân hàng thương mại mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của ngân hàng thương mại. Trong chức năng “trung gian tín dung” ngân hàng thương mại đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, v.v…) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay (cấp tín dụng) đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. “Trung gian tín dụng” là chức năng cơ bản được hiểu theo hai khía cạnh sau đây: - Ngân hàng thương mại chỉ là người trung gian để chuyển vốn tiền tệ từ nơi thừa (bằng nghiệp vụ nguồn vốn) sang nơi thiếu (bằng nghiệp vụ tín dụng). Các chủ thể tham gia bao gồm những người gửi tiền vào ngân hàng thương mại và những người vay tiền từ ngân hàng không có mối quan hệ kinh tế trực tiếp nào. Họ không chịu trách nhiệm và nghĩa vụ gì cho nhau cả. Tất cả đều thông qua ngân hàng thương mại , nghĩa là ngân hàng thương mại có trách nhiệm hoàn
  18. 6 trả tiền cho người gửi (bất kể người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả hay không). Còn người đi vay thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. - Ngân hàng không phải là người trung gian tài chính thuần túy, mà là trung gian tín dụng, nghĩa là việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này phải theo nguyên tắc “Hoàn trả” vô điều kiện. Ngân hàng thương mại chỉ thực hiện chức năng trung gian tín dụng, nghĩa là thực hiện huy động tập trung vốn theo nguyên tắc hoàn trả, chứ không phải là chức năng trung gian tài chính. Tuy nhiên, trong hoạt động của mình ngân hàng thương mại có làm một số công việc mang tính chất trung gian tài chính, ví dụ tiếp nhận vốn của tổ chức tài trợ (chính phủ, các tổ chức tài chính… để chuyển giao cho đối tượng sử dụng theo mục đích đã xác định) nhưng những hoạt động đó chỉ phát sinh theo từng dự án, chứ không phát sinh thường xuyên, và chỉ những ngân hàng thương mại lớn, có uy tín mới được giao thực hiện nhiệm vụ đó mà thôi. Thực hiện chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: * Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ. * Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức và cá nhân. * Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội. * Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân. * Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá nhân. + Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với tổ chức và cá nhân. Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại có vai trò và tác dụng rất to lớn đối với nền kinh tế xã hội. + Trước hết, nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống ngân hàng thương mại huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế.
  19. 7 + Kế đến, nhờ thực hiện chức năng này, mà hệ thống ngân hàng thương mại cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất “luân chuyển” không ngừng của nó. 1.1.2.2 Trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế Đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của ngân hàng thương mại mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt” trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Khi trong nền kinh tế chưa có hoạt động ngân hàng hoặc mới có những hoạt động sơ khai (nhận bảo quản tiền đúc) thì các khoản giao dịch thanh toán giữa những người sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác đều được thực hiện một cách trực tiếp, người trả tiền và người thụ hưởng tự kiểm soát các giao dịch thanh toán, đồng thời sử dụng tiền mặt để chi trả trực tiếp. Nhưng khi ngân hàng thương mại ra đời và hoạt động trong nền kinh tế, thì dần dần các khoản giao dịch thanh toán giữa các đơn vị và cá nhân đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau, là nội dung thuộc chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại. Nhiệm vụ cụ thể của chức năng này gồm: - Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân: Tất cả các đơn vị kinh tế, các tổ chức và cá nhân nếu có nhu cầu đều có quyền mở tài khoản giao dịch tại bất kỳ một ngân hàng thương mại nào mà mình cảm thấy an toàn, tiện lợi, còn các ngân hàng thương mại có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu mở tài khoản giao dịch của khách hàng nếu họ tuân thủ các quy định về việc mở và sử dụng tài khoản giao dịch tại ngân hàng. - Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng
  20. 8 Chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng thương mại chỉ có thể thực hiện được khi các khách hàng tham gia thanh toán đều có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, vì vậy nhiệm vụ hàng đầu của các ngân hàng thương mại không những ảnh hưởng đến chức năng này, mà còn ảnh hưởng đến chức năng trung gian tín dụng chính là việc mở tài khoản giao dịch cho khách hàng. Thủ tục phải chặt chẽ nhưng đơn giản, đảm bảo bí mật, an toàn cho khách hàng. 1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thương mại 1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong hai mặt của hoạt động cơ bản của NHTM. Với hoạt động huy động vốn, các NHTM được phép sử dụng tất cả những công cụ và phương pháp khác nhau để huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức sau đây: a. Nhận tiền gửi (Nhận ký thác): - Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ - Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VND và bằng ngoại tệ - Nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng bằng VND và bằng ngoại tệ - Các loại tiền gửi khác (tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán...) b. Phát hành chứng từ có giá để huy động vốn - Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn (giấy tờ có giá có thời hạn ban đầu dưới 1 năm) - Phát hành trái phiếu ngân hàng (giấy tờ có giá có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên) c. Vay các tổ chức tín dụng khác, như: Vay các ngân hàng trong nước; Vay các ngân hàng nước ngoài. d. Vay ngân hàng Nhà nước Việt Nam, như: Vay tái cấp vốn; Vay tái chiết khấu; Vay khác. 1.1.3.2 Hoạt động tín dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2