intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng; đánh giá đúng thực trạng về hoạt động bảo lãnh tại Agribank; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- NGUYỄN THỊ KIM CÚC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN ễn Thị Kim Cúc – ỉnh Đồng Nai ị Thiên ệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quận 5, địa chỉ: số 1103-1105 đường Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh ọc viên cao họ ế Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 60340201 ức ế ồn gố ự TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014 Người cam đoan Nguyễn Thị Kim Cúc
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. ............................................................................................... 1 2. ...................................................................................................... 2 3. ................................................................................. 2 4. ............................................................................................... 2 5. ................................................................................................... 2 ẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................................... 3 1.1 ạt động bảo lãnh tạ ại ..................................... 3 1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng .......................................................................... 3 1.1.2 Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia trong bảo lãnh ngân hàng .................... 4 1.1.2.1 Các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng ..................................................... 4 1.2.1.2 Mối quan hệ giữa các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng ........................ 5 1.1.3 Đặc trưng của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ........................................................ 6 1.1.4 Phân loại bảo lãnh ngân hàng ................................................................................ 7 1.1.4.1 Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh ............................................... 7 1.1.4.2 Phân loại theo điều kiện thanh toán .................................................................. 8 1.1.4.3 Phân loại theo mục đích bảo lãnh ..................................................................... 8 1.1.5 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng ....................................................................... 9 1.1.5.1 Chức năng là công cụ bảo đảm ......................................................................... 9 1.1.5.2 Chức năng là công cụ tài trợ ............................................................................. 9
  4. 1.1.5.3 Chức năng là công cụ đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ ................................. 10 1.1.6 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng ......................................................... 10 1.1.6.1 Rủi ro đối với Ngân hàng ............................................................................... 10 1.1.6.2 Đối với bên được bảo lãnh.............................................................................. 11 1.1.6.3 Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh ..................................................................... 12 1.2 ạt động bảo lãnh tạ ại ................................... 12 1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại............. 12 1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng...................... 14 1.2.2.1 Một số chỉ tiêu định lượng .............................................................................. 14 1.2.2.2 Một số chỉ tiêu định tính ................................................................................. 15 1.2.3 Ý nghĩa của việc phát triển hoạt động bảo lãnh ................................................... 16 1.2.3.1 Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM ..................................................... 16 1.2.3.2 Đối với đơn vị được bảo lãnh ......................................................................... 17 1.2.3.3 Đối với bên nhận bảo lãnh .............................................................................. 18 1.2.3.4 Đối với nền kinh tế ......................................................................................... 18 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động bảo lãnh tạ thương mại .................................................................................................................... 18 1.2.4.1 Những nhân tố môi trường vĩ mô ................................................................... 19 1.2.4.2 Khách hàng ..................................................................................................... 20 1.2.4.3 Đối thủ cạnh tranh........................................................................................... 21 1.2.4.4 Những yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng ....................................................... 21 1.3 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng nước ngoài tại VN .. 24 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam ............................................................................................... 24 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Agribank ..................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 27 ẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ............................ 28 2.1 Tổng quan về Agribank ............................................................................................. 28
  5. 2.1.1 ....................................................................... 28 2.1.2 Về mạng lưới tổ chức ........................................................................................... 29 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2009-2013 .................... 30 2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank ............................................................ 32 2.2.1 Phân tích tình hình phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank .......................... 32 2.2.1.1 Các chỉ tiêu định lượng: .................................................................................. 32 2.2.1.1 Các chỉ tiêu định tính ...................................................................................... 37 2.2.2 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh tại Agribank .......................................... 40 2.2.2.1 Các dạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng ..................................... 40 2.2.2.2 Một số vụ tranh chấp về bảo lãnh ngân hàng tại Agribank ............................ 43 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đế ạt động bảo lãnh tại Agribank ........ 46 2.2.3.1 Những nhân tố môi trường vĩ mô ................................................................... 46 2.2.3.2 Khách hàng ..................................................................................................... 47 2.2.3.3 Đối thủ cạnh tranh........................................................................................... 48 2.2.3.4 Những yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng ....................................................... 49 2.2.4 Khảo sát thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank ......................................... 52 2.2.4.1 Mục đích khảo sát ........................................................................................... 52 2.2.4.2 Đối tượng và phạm vi khảo sát ....................................................................... 52 2.2.4.3 Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 53 2.2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 53 2.2.4.5 Kết quả khảo sát.............................................................................................. 53 2.4 Đánh giá chung về sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank ........................... 59 2.4.1 Những kết quả đạt được ....................................................................................... 59 2.4.2 Những tồn tại ....................................................................................................... 60 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại ........................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 66 ẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ............... 67 3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh của Agribank ......................................... 67
  6. 3.2 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank .......... 67 3.2.2 Những thuận lợi ................................................................................................... 67 3.2.3 Những khó khăn, thách thức ................................................................................ 69 3.3 Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank .............................................. 59 3.3.1 Nhóm giải pháp mở rộng thị trường .................................................................... 59 3.3.2 Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro ............................................................................. 60 3.3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ ......................................................................................... 62 3.4. Các gợi ý chính sách khác ........................................................................................ 83 3.4.1 Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ........................................... 83 3.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước .............................................................................. 85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 86 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2. ANZ : Ngân hàng Australia và New Zealand tại Việt Nam 3. BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 4. CP : Cổ phần 5. HSBC : Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam 6. MB : Ngân hàng TMCP Quân Đội 7. NHNN : Ngân hàng Nhà nước 8. NHTM : Ngân hàng thương mại 9. TCTD : Tổ chức tín dụng 10. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 11. TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 12. Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 13. Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 14. Vietbank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín 15. VAMC : Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam 16. WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1 : Tình hình tài chính của Agribank giai đoạn 2009 – 2013 Bảng 2.2 : Số dư bảo lãnh của Agribank giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.3 : So sánh số dư bảo lãnh của Agribank với một số NHTM khác giai đoạn 2009- 2013 Bảng 2.4 : Doanh số bảo lãnh của Agribank giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.5 : Doanh thu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng của Agribank giai đoạn 2009- 2013 Bảng 2.6 : Doanh thu theo nhóm dịch vụ của Agribank giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.7 : Mức phí phát hành bảo lãnh trong nước của Agribank giai đoạn 2009-2013 Bảng 2.8 : So sánh mức phí phát hành bảo lãnh hiện tại của Agribank với một số NHTM khác Bảng 2.9 : Tổng hợp số phiếu khảo sát Bảng 2.10 : Kết quả khảo sát khách hàng
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 : Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Sơ đồ 2.1 : Quy trình bảo lãnh của Agribank Hình 2.1 : Mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Trong những năm gần đây, sự chuyển biến tích cực của môi trường kinh tế xã hội nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, môi trường tài chính - tiền tệ với tính nhạy cảm cao xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải không ngừng phát triển và đổi mới theo hướng hoàn thiện các nghiệp vụ sẵn có, tiếp cận và ứng dụng các dịch vụ mới. Trong các hoạt động Ngân hàng, bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Tại Việt Nam những năm gần đây, dịch vụ này được các NHTM rất quan tâm và đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. Với việc áp dụng nghiệp vụ này, các doanh nghiệp Việt Nam đã được sự hỗ trợ đắc lực để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ các đối tác, nhất là các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, các NHTM đa dạng hóa được các sản phẩm dịch vụ của mình, tăng cường mối quan hệ với các khách hàng, tăng doanh thu cho Ngân hàng. Agribank là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh đã được triển khai thực hiện khá lâu và không ngừng phát triển, mang lại nguồn thu lớn cho Agribank. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động bảo lãnh trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại, khiếm khuyết và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của ngân hàng. Vì vậy, hiện nay Agribank cần phải có những giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh cả về chất và lượng để tăng nguồn thu ổn định cho ngân hàng. Do vậy, trên cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn làm việc tại Agribank, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
  11. 2 2. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. - Đánh giá đúng thực trạng về hoạt động bảo lãnh tại Agribank. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank trong giai đoạn hiện nay. 3. - hoạt động bảo lãnh ngân hàng. -  Phạm vi về nội dung: nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo lãnh (chủ yếu là bảo lãnh trong nước) tại ngân hàng thương mại.  Phạm vi về thời gian: chỉ lấy số liệu từ năm 2009 từ năm 2013.  Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động bảo lãnh tại Agribank. 4. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: - Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh và suy luận logic trên cơ sở các tài liệu về bảo lãnh ngân hàng và số liệu thực tế về bảo lãnh tại Agribank - Phương pháp khảo sát, điều tra các đối tượng khách hàng thông qua bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng với những lựa chọn để đánh giá về thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank, mức độ cạnh tranh với các NHTM khác và tiềm năng phát triển hoạt động bảo lãnh. Kích cỡ mẫu là 200, trong đó có 100 doanh nghiệp hiện đang có quan hệ bảo lãnh với Agribank và 100 doanh nghiệp hiện đang có quan hệ bảo lãnh với một số NHTM khác trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận. 5. C  ạt động bả NHTM  ạt động bảo lãnh tại Agribank.  ạt động bảo lãnh tại Agribank.
  12. 3 Chƣơng 1: OẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 ạt động bảo lãnh tạ ại 1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng là một thuật ngữ rất thông dụng trong các giao dịch kinh tế trên thế giới. Bảo lãnh ngân hàng được xem là một biện pháp đảm bảo mang tính dự phòng, theo đó, định chế tài chính phát hành cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh thay cho khách hàng khi khách hàng vi phạm cam kết. Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng chữ ký, là hoạt động không dùng đến vốn ngân hàng. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng là hình thức tài trợ ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh cho sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan (Roelan Bertrams, 2004). Tại Việt Nam, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng đã được hoàn thiện dần qua các văn bản pháp luật. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2010, định nghĩa bảo lãnh ngân hàng như sau: "Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận". Gần đây nhất là Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng được xác định: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận”.
  13. 4 Như vậy, khái niệm "bảo lãnh ngân hàng" theo định nghĩa tại các văn bản trích dẫn trên đây về cơ bản đều thể hiện bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của một bên thứ ba ngoài quan hệ hợp đồng giữa hai bên. Cam kết bằng văn bản ở đây được hiểu là văn bản bảo lãnh của NHTM. Cam kết bảo lãnh của NHTM theo yêu cầu của khách hàng, thông thường được thể hiện dưới hình thức sau đây (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2012): - Thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của NHTM về việc ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. - Hợp đồng bảo lãnh: là văn bản thỏa thuận giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh hoặc giữa ngân hàng với bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên có liên quan (nếu có) về việc ngân hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính trả thay cho khách hàng, khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. 1.1.2 Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia trong bảo lãnh ngân hàng 1.1.2.1 Các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng Trong một bảo lãnh ngân hàng thường có ít nhất ba thành phần sau: - Bên bảo lãnh: Là NHTM phát hành cam kết bảo lãnh. Đó thường là NHTM có khả năng tài chính, có chức năng phát hành cam kết bảo lãnh và được bên thụ hưởng chấp nhận. Có thể là một NHTM phục vụ bên được bảo lãnh hoặc nhiều NHTM tham gia. - Bên được bảo lãnh: Là khách hàng được NHTM bảo lãnh. Bên được bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân, trong hoặc ngoài nước và có đủ điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh. - Bên nhận bảo lãnh hay còn gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh: Là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của NHTM. Ngoài ra, có thể còn có các bên liên quan khác: bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, …
  14. 5 1.2.1.2 Mối quan hệ giữa các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng Quan hệ giữa các bên tham gia vào nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thể hiện qua sơ đồ sau (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2012): Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Bên bảo lãnh (Ngân hàng) (2) (5) (3) (4) (1) Ngƣời đƣợc bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh (Khách hàng) (Bên thụ hƣởng) - Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: đây là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh, được thể hiện dưới dạng: hợp đồng mua bán, hợp đồng thi công, hồ sơ mời thầu, đơn dự thầu,... Trong mối quan hệ này, bên được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện cam kết đối với bên nhận bảo lãnh. - Quan hệ giữa bên được bảo lãnh và NHTM bảo lãnh: dựa vào quan hệ gốc giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, NHTM phát hành cam kết bảo lãnh theo yêu cầu của bên được bảo lãnh. Mối quan hệ này thể hiện thông qua hợp đồng cấp bảo lãnh. Đây là văn bản thỏa thuận giữa NHTM với bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của NHTM. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã trả thay khi ngân hàng phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh. - Quan hệ giữa NHTM bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh: người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ cam kết bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Quan hệ này thể hiện thông
  15. 6 qua cam kết bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của NHTM, được phát hành dưới dạng thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh. 1.1.3 Đặc trưng của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng và cộng sự (2004) về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam cho thấy bảo lãnh ngân hàng có những đặc trưng cơ bản như sau:  Bảo lãnh ngân hàng được thực hiện dựa trên cơ sở uy tín và khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa bảo lãnh ngân hàng với các loại bảo lãnh khác. Bộ Luật dân sự quy định hình thức bảo đảm bằng bảo lãnh cho các giao dịch dân sự trên cơ sở đảm bảo bằng tài sản và tài sản này sẽ được xử lý khi bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. Luật các TCTD Việt Nam quy định các TCTD bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình. Do các TCTD có chức năng chủ yếu là đi vay để cho vay, vốn tự có của tổ chức tín dụng rất nhỏ so với tổng tài sản có, nên tạo lập uy tín trong kinh doanh của các TCTD là yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và bảo lãnh nói riêng. Tổng số tiền bảo lãnh của TCTD có thể lớn gấp nhiều lần vốn tự có của TCTD.  Bảo lãnh ngân hàng là một cam kết mang tính chất bảo đảm gián tiếp. Ngân hàng bảo lãnh không phải ngay lập tức sử dụng vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ, mà người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trước tiên là người được bảo lãnh. Chỉ khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thì người bảo lãnh mới phải thực hiện thay. Trong thực tế thì việc trả thay của tổ chức tín dụng là rất ít.  Cam kết bảo lãnh ngân hàng phải được lập bằng văn bản và có đặc điểm không hủy ngang. Bảo lãnh ngân hàng không chấp nhận việc bảo lãnh hoặc bảo đảm bằng miệng mà Cam kết bảo lãnh ngân hàng phải được lập bằng văn bản. Cam kết bằng văn bản ở đây bao gồm thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh. Khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng không được đơn phương hủy bỏ nếu như không có sự thỏa thuận với khách hàng, hoặc các bên có liên quan.
  16. 7  Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh số tiền đã trả thay. Đặc trưng này phản ánh quan hệ ràng buộc giữa ba bên là bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ đối với bên thụ hưởng thì bên bảo lãnh thực hiện trả thay và bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm nhận nợ và hoàn trả lại cho bên bảo lãnh số tiền bên bảo lãnh đã trả thay. Và lúc này quan hệ bảo lãnh đã được chuyển thành quan hệ tín dụng trực tiếp giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.  Tính độc lập tương đối trong nghiệp vụ bảo lãnh. Một đặc trưng hết sức quan trọng của bảo lãnh là tính độc lập tương đối của nó với hợp đồng chính. Mặc dù, mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng của người được bảo lãnh với người thụ hưởng, nhưng nó vẫn có một sự độc lập tương đối đối với hợp đồng chính. Việc thanh toán bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và điều kiện ghi trong cam kết bảo lãnh của ngân hàng mà không căn cứ vào những quyền kháng nghị phát sinh trong hợp đồng chính. Nếu trong cam kết bảo lãnh có tham chiếu tới hợp đồng chính thì việc tham chiếu này cũng chỉ mang tính chất hình thức và xem xét bề mặt bên ngoài. 1.1.4 Phân loại bảo lãnh ngân hàng Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân chia bảo lãnh ngân hàng thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây đề cập một số cách phân loại như sau: 1.1.4.1 Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh  Bảo lãnh trực tiếp: là hình thức phát hành bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh thực hiện hành vi cam kết bảo lãnh chịu trách nhiệm trực tiếp đối với người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh phải trực tiếp hoàn trả nợ và lãi phát sinh cho ngân hàng bảo lãnh khi ngân hàng thực hiện cam kết bảo lãnh thông qua việc cho vay để thực hiện cam kết tài chính. Bảo lãnh trực tiếp rất phổ biến, còn được gọi là bảo lãnh thông thường. Bảo lãnh trực tiếp thường có ba bên tham gia: ngân hàng phát hành bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
  17. 8  Bảo lãnh gián tiếp: là hình thức phát hành bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh thực hiện hành vi cam kết bảo lãnh đối với người được bảo lãnh thông qua một ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh, dựa trên cơ sở bảo lãnh của ngân hàng trung gian đối với người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh không trực tiếp hoàn trả nợ và lãi cho ngân hàng bảo lãnh mà phải thông qua ngân hàng trung gian khi ngân hàng thực hiện cam kết bảo lãnh thông qua việc cho vay để thực hiện cam kết tài chính. Hình thức này còn gọi là hình thức tái bảo lãnh. Tham gia hình thức này có bốn đối tượng, đó là: ngân hàng bảo lãnh, người được bảo lãnh, ngân hàng trung gian bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. 1.1.4.2 Phân loại theo điều kiện thanh toán  Bảo lãnh theo yêu cầu: là loại bảo lãnh mà điệu kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng chỉ cần xuất trình một văn bản yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành. Yêu cầu đó có thể là một trong hai dạng: văn bản yêu cầu thanh toán, văn bản yêu cầu thanh toán kèm theo tờ trình về sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. Văn bản này chỉ là tuyên bố đơn phương của người thụ hưởng mà không sự xác nhận gì về phía người được bảo lãnh hay một bên thứ ba nào khác. Do đó người thụ hưởng hoàn toàn chủ động trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh.  Bảo lãnh kèm chứng từ: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba. Chứng từ có thể xuất trình ở một trong hai cách sau: - Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phía người được bảo lãnh. Những chứng từ này do bên thứ ba có tư cách độc lập phát hành. - Người thụ hưởng xuất trình thanh toán ngoài ra không phải xuất trình bất cứ chứng từ nào khác. Tuy nhiên quyền thanh toán của những người này sẽ bị đinh chỉ lại nếu người được bảo lãnh cung cấp các chứng từ của bên thứ ba độc lập xác nhận việc hoàn thành hợp đồng. 1.1.4.3 Phân loại theo mục đích bảo lãnh Căn cứ vào mục đích bảo lãnh, có thể phân chia bảo lãnh ngân hàng thành nhiều loại khác nhau như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
  18. 9 hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh bảo đảm chất lượng, bảo lãnh hoàn thanh toán (bảo lãnh tiền ứng trước), bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ký quỹ, bảo lãnh thanh toán thuế …Các loại bảo lãnh này là cam kết của ngân hàng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để đảm bảo cho một nghĩa vụ nào đó (trả nợ vay, tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán, bảo hành …) của bên được bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện thay, tức là thực hiện nghĩa vụ cam kết đã bảo lãnh 1.1.5 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng có ba chức năng cơ bản là: công cụ bảo đảm, công cụ tài trợ và công cụ đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ (Võ Thị Thuý Anh và Lê Phương Dung, 2009). 1.1.5.1 Chức năng là công cụ bảo đảm Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Chức năng này được thể hiện trước hết ở việc bảo đảm sự công bằng về nghĩa vụ và quyền lợi của bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trong việc thực hiện các cam kết. Bên cạnh đó, bằng việc cam kết chi trả khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra sự bảo đảm cho bên nhận bảo lãnh. Đây chính là mục đích ra đời của bảo lãnh ngân hàng. Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho các giao dịch được tiến hành một cách thuận lợi và dễ dàng. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng còn là công cụ bù đắp cho bên nhận bảo lãnh những tổn thất gây ra do phía đối tác không thực hiện các nghĩa vụ. Điều này làm yên lòng người cung cấp vốn, người cho vay, chủ công trình, người mua hoặc bất kỳ ai với tư cách là bên nhận bảo lãnh, trong giao dịch với đối tác. 1.1.5.2 Chức năng là công cụ tài trợ Bảo lãnh ngân hàng còn là công cụ tài trợ về mặt tài chính cho bên được bảo lãnh. Trong nhiều trường hợp, thông qua bảo lãnh ngân hàng, bên được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, tiền nộp thuế, … Vì vậy, mặc dù
  19. 10 không trực tiếp cấp vốn, nhưng với việc phát hành bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh đã giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi thực hiện cho vay. Với ý nghĩa này, bảo lãnh ngân hàng được coi là công cụ tài trợ về mặt tài chính, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp. 1.1.5.3 Chức năng là công cụ đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ Chức năng này thể hiện thông qua việc tạo áp lực đối với bên được bảo lãnh trong nỗ lực thực thi các cam kết. Khi nhận được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có được sự yên tâm; ngược lại, bên được bảo lãnh luôn bị hối thúc bởi trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ, bởi nếu vi phạm thì bên được bảo lãnh không chỉ bị mất quyền lợi từ các cam kết, mà còn phải chịu nghĩa vụ tài chính phát sinh từ bảo lãnh được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong suốt thời hạn bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh luôn có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán bảo lãnh khi bên được bảo lãnh vi phạm các cam kết, bất kể mức độ vi phạm và thiệt hại. Vì thế, bên được bảo lãnh luôn đứng trước áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh. Như vậy, bảo lãnh ngân hàng có vai trò đốc thúc bên được bảo lãnh thực hiện các cam kết họ đã đưa ra. Ngoài ra, do có trách nhiệm thực hiện bồi hoàn theo cam kết bảo lãnh, nên ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng có vai trò gián tiếp tạo áp lực đối với bên được bảo lãnh trong việc giảm thiểu các vi phạm. 1.1.6 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng Cũng như bất kỳ một hình thức giao dịch kinh doanh nào khác, bảo lãnh cũng luôn chứa đựng tiềm tàng các nhân tố rủi ro trong hoạt động của nó. Rủi ro đối với các chủ thể tham gia trong hoạt động bảo lãnh như sau: 1.1.6.1 Rủi ro đối với Ngân hàng Rủi ro đối với ngân hàng là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của khách hàng. Khi rủi ro xảy ra đối với bên được bảo lãnh, trong trường hợp họ không có khả năng bồi hoàn cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã thanh toán cho bên được bảo lãnh, ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng gần giống như nghiệp vụ cho vay trực tiếp của ngân hàng. Bảo lãnh ngân
  20. 11 hàng cũng có thể gặp những rủi ro như rủi ro tín dụng: rủi ro nợ quá hạn, rủi ro nợ không được hoàn trả…. Bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động bảo lãnh cũng có những rủi ro đặc thù riêng. Khi cam kết bảo lãnh được phát hành, trong việc đòi tiền, ưu thế thường nghiêng về bên thụ hưởng. Bên được bảo lãnh thường ở thế thụ động và chịu rủi ro cao nếu đối tác không trung thực. Điều này xuất phát từ thực tế là thủ tục đòi tiền của bảo lãnh ngân hàng khá đơn giản, thường chỉ xuất trình bản gốc thư bảo lãnh, văn bản yêu cầu thanh toán cùng tuyên bố vi phạm, nên đã vô tình trở thành những ưu đãi đối với bên thụ hưởng. Khi chứng từ được xuất trình đầy đủ, ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán cho bên thụ hưởng theo đúng điều khoản nêu trong cam kết bảo lãnh, dù bên bảo lãnh có thực sự vi phạm hay không. Một số rủi ro ngân hàng có thể gặp trong hoạt động bảo lãnh: rủi ro do gian lận để đòi tiền vượt quá mức tổn thất của vi phạm, rủi ro do người được bảo lãnh và người thụ hưởng bắt tay nhau lừa đảo ngân hàng… 1.1.6.2 Đối với bên được bảo lãnh Nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng là nghĩa vụ chính và trực tiếp. Rủi ro của người được bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, thương mại đơn thuần làm cho họ không thể hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đúng thời hạn. Vì vậy, trước khi đề nghị ngân hàng bảo lãnh thì bên được bảo lãnh phải tính toán cẩn thận hiệu quả của các giao dịch kinh tế, thương vụ mà mình sắp thực hiện. Ngoài ra, người được bảo lãnh có thể gặp rủi ro xuất phát từ sự thiếu trung thực của bên thụ hưởng bảo lãnh. Thông thường, để đảm bảo quyền lợi cho mình, bên thụ hưởng bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh cam kết không hủy ngang, thanh toán vô điều kiện khi có yêu cầu của Bên thụ hưởng bảo lãnh trong phạm vi khoản tiền bảo lãnh và trong thời gian bảo lãnh có hiệu lực. Nếu người thụ hưởng cố tình gian lận khi yêu cầu thanh toán số tiền vượt hơn mức vi phạm của bên được bảo lãnh hoặc ngay cả khi bên được bảo lãnh không vi phạm thì ngân hàng cũng khó kiểm soát và ngăn chặn được. Khoản tiền mà ngân hàng đã thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2