intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là phân tích hoạt động bảo lãnh ngân hàng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG HÀ ANH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HOÀNG HÀ ANH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã ngành:60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Hướng TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2015
  3. i TÓM TẮT Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự phát triển mặc dù đây là hoạt động được hầu hết các NHTM quan tâm. Những năm gần đây, nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế ngày càng gia tăng, đặc biệt bảo lãnh nước ngoài. Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu về hoạt động này trên khía cạnh học thuật bằng tiếng Việt ở nước ta còn khá hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động này ở nước ta là cần thiết. Trong số các NHTM ở Việt Nam hiện nay, Vietcombank được biết đến như là một trong những ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng này thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại đây không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với Vietcombank mà còn là những kinh nghiệm có thể vận dụng tại các NHTM khác. Để có những kết luận có cơ sở khoa học, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Vietcombank, từ đó đề xuất 6 giải pháp về hoạt động bảo lãnh: - Giải pháp về nhân lực; - Giải pháp về cơ cấu bộ máy; - Giải pháp về nghiệp vụ sản phẩm; - Giải pháp về công nghệ; - Giải pháp về marketing và củng cố thương hiệu; - Một số giải pháp về phí, quy mô vốn, xếp hạng tín nhiệm. Các giải pháp đưa ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tương trợ và bổ sung cho nhau.Tuy nhiên, tùy từng điều kiện của các chi nhánh, điều kiện về đội ngũ, nguồn vốn đầu tư, thị trường lao động…. mà lựa chọn thứ tự các giải pháp cho phù hợp.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TPHCM, Ngày ….. tháng ….. năm 2015 Tác giả luận văn HOÀNG HÀ ANH
  5. iii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học trường Đại Học Ngân hàng Tp.HCM, quý thầy cô đã tham gia quản lý giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Hướng, người thầy, người hướng đẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-Chi nhánh Bến Thành đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp tài liệu và tư vấn khoa học trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã có những cố gắng, nhưng do một số hạn chế về điều kiện học tập, nghiên cứu, do đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TPHCM, Ngày ….. tháng ….. năm 2015 Tác giả luận văn HOÀNG HÀ ANH
  6. iv MỤC LỤC TÓM TẮT …………………………………………………………………………i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...ii LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU…………………………………………………..ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ……………………………………………x LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….………1 1. GIỚI THIỆU .....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề.........................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................2 2.1. Mục tiêu tổng quát: ..........................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................................2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................3 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu..........................................................................3 5.2 Phương pháp quan sát ...........................................................................................3 5.3. Phương pháp điều tra viết ....................................................................................3 5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .....................................................................3 5.5.Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học ..............................................3 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................3 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................4 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 6 1.1. Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng .......................................................................6 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng ......................................6
  7. v 1.1.2 hái niệm bảo lãnh ngân hàng .........................................................................7 1.1.3 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng .......................................8 1.1.3.1 Các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng..................................................8 1.1.3.2 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng .................................8 1.1.4 Phân loại bảo lãnh ngân hàng ...........................................................................9 1.1.4.1 Phân loại bảo lãnh căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh...........9 1.1.4.2 Phân loại dựa trên bản chất của bảo lãnh ..............................................11 1.1.4.3 Phân loại dựa trên mục đích bảo lãnh ..........................................................12 1.1.5 Chức năng và vai tr của bảo lãnh ngân hàng ...............................................13 1.1.5.1 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng .............................................................13 củ bả nh ng n h ng ....................................................................15 1.1.6 Các dạng rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng ........................16 1.1.6.1 Rủi ro do gian lận .........................................................................................17 1.1.6.2 Rủi ro do lừ đảo và giả mạo........................................................................17 1.1.7 Cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng ..........................18 1.1.7.1 Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (The Uniform Rules for Demand Guarantee – URDG) ...................................................................................18 1.1.7.2 Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International Standby Practice Rules - ISP) .................................................................................................20 1.1.7.3 Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice - UCP), phiên bản hiện hành: UCP600 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007………………………………………………………………………....20 1.2 Một số nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng ..............................20 1.2.1 Nhân tố bên trong ............................................................................................20 1.2.2 Nhân tố bên ngoài..........................................................................................22 1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh ngân hàng................22 1.3.1 Một số chỉ tiêu định lượng ............................................................................22 1.3.2 Một số chỉ tiêu định tính ...............................................................................23
  8. vi 1.4 Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài……………………………………………………………………………….24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 …………………………………………………………26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHTẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) 27 2.1 Tổng quan về Vietcombank ......................................................................27 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................27 2.1.2 Mô hình tổ chức .............................................................................................30 2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank...................................33 2.2.1 Cơ sở pháp lý trong nước khi thực hiện hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank………………………………………………………………………33 2.2.2 Các sản phẩm bảo lãnh của Vietcombank......................................................35 2.2.2.1 Các loại bả nh e c mb nk đ ng phá h nh.......................................35 2.2.2.2 Khách hàng trong hoạ động bảo lãnh của Vietcombank .........................37 2.2.3 Phương pháp quản lý hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank ..........................37 2.2.3.1 Cách thức thực hiện ...................................................................................37 2.2.3.2 Cách thức quản lý ......................................................................................39 2.2.4Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank từ năm 2012-2014 ...............40 2.2.4.1 Phân tích hoạ động bảo lãnh thông qua một số chỉ êu định ượng .......40 2.2.4.2 Phân tích hoạ động bảo lãnh thông qua một số chỉ êu định tính ...........44 2.2.5 Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank .....46 2.2.5.1 Các dạng rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh .....................................47 2.2.51.1 Rủ đến từ Bên được bảo lãnh ...............................................................47 2.2.5.1.2 Rủ đến từ Bên nhận bảo lãnh ..............................................................49 2.2.5.1.3 Hạn chế đến từ khâu tác nghiệp về phía Ngân hàng ................................50 2.2.5.2 Quản lý các rủi ro đặc thù trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank .....52 2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank .............................53 2.3.1 Kết quả đạ được ............................................................................................53 2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục .......................................................................55
  9. vii 2.4 Nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank .......56 2.4.1 Nguyên nhân bên trong ..................................................................................56 2.4.2 Nguyên nhân từ bên ngoài .............................................................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ………………………………………………………….60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ……………………………………………………………....61 3.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng ..........................61 3.1.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020..........................61 3.1.2 Định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2020 ...............................63 3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank đến năm 2020………………………………………………………………………………..64 3.2 Cơ sở xây dựng giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank ...65 3.3 Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank .......65 3.3.1 Giải pháp về nhân lực ....................................................................................65 3.3.2 Giải pháp về cơ cấu bộ máy ...........................................................................66 3.3.3 Giải pháp về nghiệp vụ sản phẩm ..................................................................67 3.3.4 Giải pháp về công nghệ....................................................................................68 3.3.5 Giải pháp về marketing và củng cố thương hiệu .........................................69 3.3.6 Một số giải pháp khác ...................................................................................70 3.4 Các gợi ý chính sách khác .........................................................................71 3.4.1 Tạ đ ều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng nộ địa trong hội nhập...........................................................................................................................72 3.4.2 Cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.....................................................72 3.4.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý ............................................................................73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................74 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..76
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số dư bảo lãnh từ năm 2012-2014 …………………………………40 Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2012 – 2014………………………..42 Bảng 2.3: Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2012 – 2014……………………….44
  12. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Số dư bảo lãnh từ năm 2012-2014 …………………………………40 Bảng 2.2: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2012 – 2014………………………..42 Biểu đồ 2.2: Doanh thu phí bảo lãnh từ năm 2012 – 2014……………………..43 Bảng 2.3: Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ năm 2012 – 2014……………………….44
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Khi nền kinh tế phát triển, sự giao lưu buôn bán trong một quốc gia và giữa các quốc gia trở lên phổ biến. Mặc dù thông tin kinh tế rất đa dạng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đầy đủ thông tin về đối tác kinh doanh. Sự cần thiết về chữ tín trong quan hệ kinh tế là rất quan trọng nhưng không thể xác lập ngay từ đầu. Trong khi đó ngân hàng với vị trí là một tổ chức tài chính trung gian lại có đầy đủ uy tín và thông tin về khách hàng. Xuất phát từ nhu cầu bảo đảm uy tín cho khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng, nghiệp vụ bảo lãnh ra đời đã giải quyết nhu cầu cấp bách của của nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào mạng lưới kinh tế toàn cầu, với sự chuyển biến tích cực của môi trường kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. Song song với sự phát triển của các hoạt động giao thương thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng ngày càng trở nên quan trọng trong các hoạt động ngân hàng. Những năm gần đây, dịch vụ này được các ngân hàng thương mại rất quan tâm và đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng theo sự phát triển chung của nền kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Để hoạt động bảo lãnh phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh mang một ý nghĩa thiết thực. Đồng thời, các hoạt động kinh doanh ngân hàng đều chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và hoạt động bảo lãnh cũng không ngoại lệ do đó việc nhìn nhận đánh giá để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro đó là việc làm rất cần thiết. Trong số các NHTM ở Việt Nam hiện nay, Vietcombank được biết đến như là một trong những ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của
  14. 2 ngân hàng này thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại đây không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với Vietcombank mà còn là những kinh nghiệm có thể vận dụng tại các NHTM khác.Do vậy, trên cơ sở các lý luận về bảo lãnh ngân hàng và trải qua thực tiễn làm việc tại Vietcombank, tác giả đã chọn đề tài “PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp cao học, với mong muốn góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng này. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn đây có thể là kinh nghiệm tham khảo cho các NHTM khác trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích hoạt động bảo lãnh ngân hàng và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động bảo lãnh ngân hàng; - Tìn hiểu cơ sở pháp lý về hoạt động bảo lãnh ngân hàng; - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank giai đoạn 2012-2014; - Đưa ra được giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Hoạt động bảo lãnh là gì? - Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2012-2014 như thế nào? Thuận lợi? hó khăn? - Nguyên nhân nào dẫn đến sự thành công và hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2012-2014?
  15. 3 - Để phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn tới, cần những giải pháp nào? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank. Đề tài có phạm vi nghiên cứu: Không gian: Nghiên cứu khảo sát tại Vietcombank. Thời gian: giai đoạn từ 2012-2014. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản pháp qui các nghị định, các nghị quyết, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động phát triển bảo lãnh nói riêng. 5.2 Phương pháp quan sát Lập bảng quan sát hoạt động phát triển Bảo lãnh của ngân hàng Vietcombank nhằm thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. 5.3. Phương pháp điều tra viết Xây dựng các phiếu điều tra, khảo sát, bảng hỏi các đối tượng dự kiến nghiên cứu khảo sát đề làm rõ thực trạng của hoạt động bảo lãnh hiện nay. 5.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Tổng kết công tác hoạt động bảo lãnh của các cấp quản lý từ trước tới nay. 5.5.Phương pháp xử lý tài liệu bằng thống kê toán học Sử dụng công thức toán thống kê định hướng kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra nhận xét khoa học mang tính khái quá 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh ngân hàng; - Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng;
  16. 4 - Rút ra bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng khác trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh; - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank; - Đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Vietcombank trong thời gian tới. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank. Từ đó tổng kết được những yếu tố nào là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tạo ra sự thành công trong hoạt động bảo lãnh. Cần phải làm gì để hoạt động bảo lãnh tại Vietcombank có một vị trí xứng đáng thúc đẩy sự phát triển của Vietcombank tốt hơn với tư cách bảo lãnh là một dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang trên đà phát triển mạnh. Đặc biệt nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào mạng lưới kinh tế toàn cầu. Trong đó hoạt động ngân hàng là một hoạt động trọng yếu, có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đất nước. Song song với sự phát triển của các hoạt động giao thương thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng ngày càng trở nên quan trọng. Hoạt động này như một công cụ để thuyết phục bên thứ ba (là bên cho vay trong trường hợp bảo lãnh vay vốn, là đối tác xuất khẩu trong trường hợp bảo lãnh nhập khẩu hàng hóa, …) tin tưởng rằng đối tác của mình sẽ thực hiện đúng các nghĩa vụ như đã giao kết. Qua các khoản cho vay được bảo lãnh, bên cho vay sẽ dần hiểu đối tượng cho vay, vì vậy trong tương lai có thể họ sẽ cho vay nhóm khách hàng này mà không cần đến những khoản bảo lãnh. Chính vì lẽ đó mà hoạt động bảo lãnh ngân hàng hiện đang rất được quan tâm. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về hoạt động này trên khía cạnh học thuật ở nước ta c n khá hạn chế. Trong chương trình đào tạo Thạc sỹ của các trường đại học, có một số luận
  17. 5 văn của các tỉnh, thành phố đã chọn đề tài liên quan đến giái pháp phát triển hoạt động bảo lãnh, có thể nêu một số luận văn như: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Trần Hà Minh Thắng (2009); Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- CN Quảng Nam” của tác giả Trương Thị Như Ý (2012); Các luận văn trên đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của các luận văn này đều trước năm 2012, khi mà chưa có một văn bản pháp luật nào quy định một cách cụ thể về bảo lãnh ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phát triển các dịch vụ thu phí đang là xu hướng hiện nay của các ngân hàng thương mại, nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập, tránh tập trung quá nhiều vào các nguồn thu từ tín dụng. Do đó, việc đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động này để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh không chỉ mang ý nghĩa thiết thực đối với Vietcombank mà c n là mô hình chung để có thể vận dụng tại các ngân hàng khác.
  18. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan về bảo lãnh ngân hàng 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo lãnh ngân hàng Hoạt động bảo lãnh đã có từ thời kỳ cổ Hy lạp trong những giao dịch nhỏ lẻ, dù rất sơ khai. Từ những năm 0 của thế kỷ XX, bảo lãnh ngân hàng bắt đầu được sử dụng tại các nước Tây u và Hoa ỳ. Đến những năm 0, thương mại mậu dịch quốc tế ngày càng phát triển đã làm gia tăng nhu cầu đa dạng hóa và hợp pháp hóa công cụ tài trợ và bảo đảm quốc tế có tính linh hoạt, được tin tưởng, phù hợp với tập quán quốc tế và không trái với luật pháp quốc gia, ngoài phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Bảo lãnh ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu này và được sử dụng ngày càng phổ biến. Ngày nay, bảo lãnh ngân hàng được sử dụng rất rộng rải và đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế tại các quốc gia, các khu vực và trên toàn thế giới. Doanh số bảo lãnh ngân hàng gia tăng nhanh chóng. hông chỉ được sử dụng trong mọi lĩnh vực các nước phát triển, bảo lãnh ngân hàng c n là phương tiện bảo đảm khá phổ biến trong giao dịch kinh tế và dân sự ở các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, hầu hết các giao dịch quốc tế lớn đều có sự hỗ trợ của bảo lãnh ngân hàng. Tại Việt Nam, trước năm 19 5, một số ngân hàng thuộc chế độ cũ ở Sài Gòn đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Sau khi đất nước thống nhất, hoạt động này được thực hiện từ cuối những năm 0 của thế kỷ XX, trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Đến những năm 90, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hoạt động ngân hàng trở nên đa dạng và bảo lãnh ngân hàng được phát triển như một tất yếu khách quan. Nhưng do thiếu sự chỉ đạo thống nhất bằng các văn bản pháp lý nên hoạt động bảo lãnh ngân hàng thời kỳ này thiếu hiệu quả. Từ những năm 1994 – 1995, hoạt động bảo lãnh dần được hoàn thiện nhờ việc ban hành một số quy định thống nhất. Những năm sau đó, cùng với xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, bảo lãnh ngân hàng đã nhanh chóng phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm về doanh số và dư nợ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng tăng. Các hình thức
  19. 7 bảo lãnh được áp dụng ngày càng đa dạng, với doanh số ngày càng cao cho thấy tiềm năng phát triển của dịch vụ này trong nền kinh tế nước ta là rất lớn. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ hội hợp tác và mở rộng thương mại quốc tế ngày càng nhiều; cùng với đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng phát triển. 1.1.2 h i ni ả nh ng n h ng Hiện nay, thuật ngữ bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) chưa được định nghĩa một cách thống nhất trong luật pháp quốc tế cũng như các thông lệ được sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về bảo lãnh ngân hàng, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu như sau: Bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bả đảm mang tính dự ph ng, he đó, định chế tài chính phát hành (the Guarantor) cam kết sẽ thực hiện nghĩ vụ tài chính cho bên nhận bảo lãnh (the Beneficiary) thay cho khách hàng (the Principal) khi khách hàng vi phạm nghĩ vụ đ c m kết. Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành nêu tại Thông tư 0 /2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng được xác định: Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, he đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩ vụ tài chính h y ch bên được bả nh kh bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩ vụ đ c m kết với bên nhận bả nh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những tổn thất của bên nhận bảo lãnh khi đối tác vi phạm cam kết. Trong giới hạn mục tiêu của đề tài, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo lãnh ngân hàng do NHTM phát hành.
  20. 8 NHTM là một loại hình TCTD, được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận (mục tiêu chính) và góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. 1.1.3 Mối quan h giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng 1.1.3.1 Các bên tham gia trong bảo lãnh ngân hàng Trong một bảo lãnh ngân hàng thường có ít nhất ba thành phần sau:  Bên bảo lãnh (ngân hàng bảo lãnh) – the Guarantor:Là NHTM phát hành cam kết bảo lãnh. Đó thường là NHTM có khả năng tài chính, có chức năng phát hành cam kết bảo lãnh và được bên thụ hưởng chấp nhận. Có thể là một NHTM phục vụ bên được bảo lãnh hoặc nhiều NHTM tham gia.  Bên được bảo lãnh – the Principal: Là khách hàng được NHTM bảo lãnh. Bên được bảo lãnh có thể là tổ chức hoặc cá nhân, trong hoặc ngoài nước và có đủ điều kiện để được ngân hàng bảo lãnh.  Bên nhận bả nh – he Bene c y c ng Bên hụ hư ng Là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có quyền thụ hưởng bảo lãnh của NHTM. Ngoài ra, có thể c n có các bên liên quan khác: bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, … 1.1.3.2 Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng  u n hệ g ữ bên được bả nh v bên nhận bả nh Đây là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh, được thể hiện dưới dạng: hợp đồng mua bán, hợp đồng thi công, hồ sơ mời thầu, đơn dự thầu,... Trong mối quan hệ này, bên được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện cam kết đối với bên nhận bảo lãnh.  u n hệ g ữ bên được bả nh v bả nh Dựa vào quan hệ gốc giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, NHTM phát hành cam kết bảo lãnh theo yêu cầu của bên được bảo lãnh. Mối quan hệ này thể hiện thông qua hợp đồng cấp bảo lãnh. Đây là văn bản thỏa thuận giữa NHTM với bên được bảo lãnh và các bên liên quan (nếu có) về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện bảo lãnh của NHTM. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2