Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
lượt xem 15
download
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TTTM tại VCB trong giai đoạn từ 2013-2017 từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTTM tại VCB trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
- i TÓM TẮT Với xu thế hội nhập, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng mạnh, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng sôi nổi hơn. Rất nhiều doanh nghiệp nắm cơ hội làm ăn trên thương trường quốc tế. Thế nhưng một số doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để có thể tham gia vào thương mại, họ luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về nhiều phía để có thể phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh ngày một lớn mạnh hơn. Trong bối cảnh đó, hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng và gặp không ít những khó khăn, thách thức trong đó có ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .Vì vậy, luận văn với đề tài “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về đo lường chất lượng dịch vụ tài trợ thương mại, các nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại để từ đó đưa ra những đánh giá, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao và hoàn thiện hoạt động tài trợ thương mại tại Vietcombank.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàngThương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam” chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thựchiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Mai Tường Vân
- iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc của mình tới Quý Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, Phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt cảm ơn đến Cô TS. Nguyễn Quỳnh Hoa đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, dìu dắt, giúp đỡ tôi với lòng nhiệt huyết, đưa ra những chỉ dẫn rất khoa học và hết sức quý giá trong quá trình triển khai, nghiên cứu để hoàn thành đề tài “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các chị em đồng nghiệp, bạn bè đã cùng tôi triển khai, thu nhập số liệu nội bộ Vietcombank và đặc biệt là sự động viên từ cha mẹ, gia đình đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
- iv MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Giới thiệu ..........................................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3 4.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3 4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 6. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................4 7. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................4 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu....................................................................4 9. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ...............9
- v THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...............................................9 1.1 Tổng quan về phát triển hoạt động tài trợ thương mại ......................................9 1.1.1 Khái niệm về hoạt động tài trợ thương mại ................................................9 1.1.2 Phân loại hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại ...........10 1.1.3 Các tổ chức thực hiện tài trợ thương mại ..................................................22 1.1.4 Vai trò của hoạt động tài trợ thương mại ..................................................22 1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTTM ...............................24 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài trợ thương mại của NHTM ....................................................................................................................29 1.2.1 Các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng ..................................................29 1.2.2 Các nhân tố xuất phát từ bên ngoài ...........................................................33 1.3 Kinh nghiệm về hoạt động tài trợ thương mại của một số ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ...............................................36 1.3.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng ANZ ...............................................................36 1.3.2 Kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC .............................................................37 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietcombank...........................................39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ..........................42 2.1 Khái quát Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ..................................42 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .........42 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ............................................................................................................44 2.2 Hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...............................................................................................................................49 2.2.1 Cơ sở pháp lý .............................................................................................49
- vi 2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động TTTM ....................................................51 2.2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TTTM tại VCB ........................67 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTTM TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.......................77 3.1 Giải pháp phát triển hoạt động TTTM.............................................................77 3.1.1 Tăng cường công tác Marketing trên toàn khu vực ..............................77 3.1.2 Hoàn thiện chính sách TTTM ..................................................................77 3.1.3 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm TTTM ..................................................77 3.1.4 Hoàn thiện qui trình, qui định VCB .........................................................80 3.1.5 Nâng cao chất lượng bán hàng của các cán bộ nhân viên .........................82 3.1.6 Xây dựng nền tảng khách hàng đa dạng và vững chắc ............................83 3.1.7 Xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại .....................................................84 3.2 Kiến nghị..........................................................................................................85 3.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan nhà nước .............................85 3.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước .....................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa tiếng nước ngoài Australia và New Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ ANZ Zealand Bank Group Việt Nam Limited BCT Bộ chứng từ Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và Bank for Investment and BIDV phát triển Việt Nam Development of Vietnam BTT Bao thanh toán CNTT Công nghệ thông tin Documentary D/A Nhờ thu trả chậm Acceptance DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa D/P Nhờ thu trả ngay Documentary Payment ĐCTC Định chế tài chính Thư tín dụng nội bộ được thanh toán Early payment Letter of EPLC trước hạn Credit Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Hongkong Shanghai HSBC (Việt Nam) Banking Corporation KH Khách hàng L/C Thư tín dụng Letter of Credit NHCK Ngân hàng chiết khấu NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NK Nhập khẩu QĐ Quyết định TCTD Tổ chức tín dụng TK Tài khoản TMCP Thương mại cổ phần TTQT Thanh toán quốc tế TTR Điện chuyển tiền Telegraphic Transfer
- viii Reimbursement TTTM Tài trợ thương mại Thư tín dụng trả chậm thanh toán trước UPAS Usance payable at sight hạn UPAS Thư tín dụng trả chậm thanh toán trước Usance payable at sight ADVANCE hạn VCB phát hành Advance Joint Stock Commercial Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại VCB Bank for Foreign Trade Thương Việt Nam of Vietnam Vietcombank Internal VILC Thư tín dụng nội bộ Letter of Credit WB Ngân hàng thế giới World Bank World Trade WTO Tổ chức thương mại thế giới Organization XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn ................................................................................44 Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng .........................................................................................46 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2013-2017 ........................48 Bảng 2.4: Thị phần thanh toán XNK của VCB tại Việt Nam giai đoạn 2013-2017.51 Bảng 2.5: Số lượng các sản phẩm TTTM tại VCB giai đoạn 2013-2017.................52 Bảng 2.6: Doanh số tài trợ nhập khẩu tại VCB giai đoạn năm 2013-2017 ..............60 Bảng 2.7: Doanh số tài trợ xuất khẩu tại VCB giai đoạn năm 2013-2017 ...............62 Bảng 2.8: Thống kê số lượng khách hàng tham gia hoạt động TTTM VCB giai đoạn 2013-2017..................................................................................................................63 Bảng 2.9 : Kết quả hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ VCB giai đoạn 2013- 2017 ...........................................................................................................................64 Bảng 2.10 : Kết quả thu phí hoạt động TTQT VCB giai đoạn 2013-2017 ...............65 Bảng 2.11: Kết quả thu lãi từ hoạt động TTTM VCB giai đoạn 2013-2017 ...........66
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam chính thức gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới ngày 07/11/2006. Sự kiện này mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, tạo nguồn thu ngoại tệ cho thị trường trong nước, cải thiện cán cân thanh toán và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Theo thống kê Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam ngay trong năm đầu tiên gia nhập WTO đã có mức tăng trưởng ngoạn mục 31,3% so với năm 2006, và khoảng sau 10 năm gia nhập WTO thương mại hàng hóa của Việt Nam năm 2016 đã đạt 350,7 tỷ USD, gấp 3 lần so với kết quả đạt được của năm 2007 cùng với nhiều chuyển biến tích cực trong tỷ trọng, cơ cấu ngành xuất nhập khẩu. Góp phần phát triển vào những thành tựu to lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên phải kể đến hoạt động tài trợ thương mại tại các Ngân hàng, hoạt động này như một đòn bẩy cho sự phát triển hoạt động thương mại quốc tế, trở thành một lĩnh vực mũi nhọn để phục vụ nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập của Việt Nam hiện nay. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Với xu thế hội nhập, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng mạnh, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu diễn ra ngày càng sôi nổi hơn. Rất nhiều doanh nghiệp nắm cơ hội làm ăn trên thương trường quốc tế. Thế nhưng một số doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn để có thể tham gia vào thương mại, họ luôn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về nhiều phía để có thể phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh ngày một lớn mạnh hơn. Chính vì vậy, hoạt động TTTM ra đời là một điều tất yếu khách quan, gắn liền các quan hệ mua bán XNK giữa các nước với nhau, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, nghiên cứu hoạt động TTTM đang là mối quan tâm hàng đầu bởi giới
- 2 chuyên gia cả trong và ngoài nước, nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả, hoạt động để giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro, chuẩn bị hành trang vươn mình ra biển lớn trên thương trường quốc tế ngày một vững mạnh hơn. Trải qua hơn 10 năm đổi mới, dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTM Việt Nam đã trở thành một lĩnh vực mũi nhọn phục vụ nền kinh tế trong thời kì hội nhập, đóng góp chính cho sự phát triển này nhờ hoạt động TTTM của các NHTM Việt Nam nói chung và Vietcombank nói riêng. Năm 2016, Vietcombank tự hào khi được The Asian Banker và Trade Finance giao trải thưởng Ngân hàng tốt nhất về hoạt động Tài trợ thương mại. Trong nhiều năm liền, Vietcombank luôn luỗn dẫn đầu về thanh toán xuất nhập khẩu, nắm giữ khoảng 16% -20% thị phần trong lĩnh vực này. Và có thể khẳng định thành công có được nhờ vào sự tin tưởng và lựa chọn hàng chục ngàn khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT- TTTM. Tuy nhiên, hoạt động này cũng đang bộc lộ nhiều bất cập tại VCB như thủ tục còn rườm rà, thời gian giao dịch và xử lí chứng từ tại một số chi nhánh chưa thực sự nhanh chóng, hệ thống công nghệ thông tin chưa thực sự được bảo trì nâng cấp một cách trọn vẹn theo định kỳ một cách thường xuyên làm ảnh hưởng đến tốc độ xử lý hồ sơ. Mặc dù VCB đã xây dựng mô hình thanh toán tập trung để chuyên môn hóa, tuy nhiên sự gắn kết giữa bộ phận TTTM tại chi nhánh với Trung tâm còn chưa đồng nhất, chưa phối hợp đồng bộ gây khó khăn trong công việc. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn vốn ngoại tệ vẫn còn hạn hẹp. VCB tuy đã xây dựng nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng tính chất ngành nghề cũng như nhu cầu của khách hàng song hầu như cán bộ nhân viên còn chưa thực sự am hiểu, mạnh dạn tư vấn, linh động sử dụng các sản phẩm chuyên biệt và vẫn ưu tiên khuyến khích khách hàng sử dụng các phương pháp truyền thống như thư tín dụng, nhờ thu, điện chuyển tiền. Xuất phát từ những lí do trên, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại VCB” là vấn đề cấp thiết mà tác giả muốn đề cập cho luận văn thạc sĩ này thông qua việc tìm hiểu hoạt động TTTM tại VCB, với mong muốn đề xuất
- 3 được những giải pháp có ý nghĩa trong việc phát triển hoạt động TTTM tại VCB, để gia tăng nguồn thu nhập và thị phần TTTM của VCB tại Việt Nam và khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc tế ngày một lớn mạnh hơn. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển hoạt động TTTM tại VCB trong giai đoạn từ 2013-2017 từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTTM tại VCB trong thời gian tới. Bài nghiên cứu nhắm đến các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích, đánh giá cụ thể thực trạng phát triển hoạt động TTTM tại VCB trong giai đoạn 2013-2017, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển hoạt động TTTM. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTTM tại VCB trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Hoạt động TTTM tại VCB trong thời gian qua như thế nào? - Những giải pháp nào giúp phát triển họat động TTTM tại VCB? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017. Phạm vi không gian: tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Bài luận dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp so sánh, diễn dịch: từ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hoạt động TTTM, đề tài nghiên cứu tình hình hoạt động TTTM tại VCB trong những năm gần đây. Song song đó là tiến hành so sánh các năm trong khoảng thời gian 5 năm từ
- 4 2013 đến 2017 nhằm thấy rõ thực trạng phát triển, tình hình hoạt động TTTM tại VCB có sự biến động qua từng năm. - Phương pháp thống kê mô tả: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất trong vòng 5 năm gần nhất để cở sở đánh giá thực trạng hoạt động TTTM tại VCB trong giai đoạn 2013-2017 từ đó nhận định và đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTTM tại VCB. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích hoạt động TTTM của VCB nhằm tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển hoạt động TTTM giai đoạn 2013 đến 2017. 6. Nội dung nghiên cứu Để phát triển hoạt động TTTM, nội dung nghiên cứu bao gồm: - Đưa ra cơ sở lí thuyết, các nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động TTTM tại NHTM - Nêu lên thực trạng phát triển hoạt động TTTM tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. - Đúc kết đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTTM ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. 7. Đóng góp của đề tài Từ việc nghiên cứu tác giả đã đóng góp cụ thể như sau: - Về mặt thực tiễn: Tác giả đã phân tích thực trạng việc phát triển hoạt động TTTM tại VCB. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã rút ra được một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động TTTM tại VCB để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục cùng với các kiến nghị, đề xuất với cơ quan Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước nhằm góp phần phát triển hoạt động TTTM tại VCB hơn nữa. - Nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu có liên quan và là tài liệu tham khảo cho nhà hoạch định chính sách, quản lý liên quan đến họat động này. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
- 5 Những nghiên cứu về hoạt động TTTM đã được thực hiện khá nhiều tại nước ngoài cũng như tại Việt Nam,cụ thể như các công trình nghiên cứu có liên quan như: Tác giả A. K. Sen Gupta and Pradeep Kumar Keshari (2013) nghiên cứu về các khía cạnh tài trợ xuất khẩu ở Ấn Độ với sự tham khảo cụ thể về vai trò của thương mại qua nhiều giai đoạn khác nhau, đưa ra số liệu cụ thể về nhu cầu tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mại, cho thấy được tỉ trọng về tài trợ vốn chiếm bình quân khoảng 20% trong họat động XNK tại Ấn Độ. Tác giả đã đưa ra các biện pháp và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế như chính sách ngân hàng, lãi suất, cơ sở vật chất, dịch vụ khách hàng… Bài viết đi sâu về các giải pháp liên quan đến chính sách vĩ mô nhằm phát triển hoạt động XNK. Do tính chất bài viết tập trung về các giải pháp nên tác giả không thể hiện rõ các sản phẩm TTTM một cách cụ thể tại các NHTM hiện đang áp dụng tại Ấn Độ. Tác giả Yijun Yuan và các cộng sự (2008) nghiên cứu chủ yếu đến nguồn TTTM tại các ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Trung Quốc nhằm phát triển hàng nội địa. Nghiên cứu hướng đến việc kết hợp đổi mới tài chính trong bối cảnh tái cấu trúc ngân hàng và đòi hỏi các ngân hàng phải thay đổi qui trình,vận hành TTTM để trở thành một kênh quan trọng, thích ứng với sự phát triển của thị trường để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Bài viết còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các dịch vụ trong tài trợ thương mại cần được hiểu rõ trước khi đổi mới nhằm phát triển trong thực tế hiệu quả hơn. Tác giả cho thấy được tầm quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại, từ đó cũng làm cơ sở để học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài ứng dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên, do tính chất khuôn khổ của bài viết tập trung vào thị trường xuất nhập khẩu tại Trung Quốc nói chung mà chưa nêu ra giải pháp cụ thể chi tiết tại các NHTM dựa trên các phương thức TTQT hiện có. Tác giả Friederike Niepmann and Tim Schmidt-Eisenlohr (2013) nghiên cứu về hoạt động TTTM, các rủi ro và vai trò của ngân hàng trong hoạt động này. Tác giả sử dụng 2 nguồn dữ liệu, nguồn dữ liệu thứ nhất từ Hiệp hội Tài chính Ngân hàng
- 6 Toàn cầu viễn thông (SWIFT) để lấy thông tin các giao dịch L/C theo các ngân hàng phát hành tại Hoa Kỳ cụ thể thông qua dữ liệu SWIFT hiển thị số MT700 và MT400, nghĩa là trong bất cứ khi nào một ngân hàng trong một nước nhập khẩu cấp một thư tín dụng nó sẽ gửi một tin nhắn MT700 và điện MT400 liên quan đến khoản thanh toán, thông báo các bên tham gia giao dịch, các ngân hàng liên quan, hàng hóa được giao dịch. Nguồn dữ liệu thứ hai từ Định chế tài chính Liên bang (FFIEC) về việc mô tả các yêu cầu trong hoạt động thương mại tại các Ngân hàng để từ đó phân tích, đánh giá tầm quan trọng của hoạt động tài trợ thương mại. Bài viết còn nêu rõ sự đánh đổi giữa rủi ro và mức chi phí giao dịch, chẳng hạn như mục tiêu chính của L/C là làm giảm thiểu rủi ro tài chính nhưng nó đi kèm với một chi phí cao cụ thể như người mua luôn hi vọng hàng hóa được giao đúng hẹn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, bộ chứng từ phù hợp, các giấy tờ cần thiết, đáp ứng thủ tục giao dịch, hải quan, thuế… trong khi người bán mong muốn rằng nhận được tiền khi giao hàng, nhưng bù lại chi phí phát sinh cho loại giao dịch này khá cao như phí mở L/C, phí xác nhận, phí ngân hàng trung gian, phí bất hợp lệ….Bài viết nghiên cứu sâu vào mức phí, lãi suất khi sử dụng sản phẩm thương mại đồng thời đưa ra mức tối ưu nhất, chi phí tốt nhất mà ngân hàng cần phải áp dụng trong việc phát triển hoạt động tài trợ thương mại. Tuy nhiên, do nội dung chính của bài viết tập trung về phương thức thư tín dụng chứng từ, điện swift đi L/C và vì thế mà tác giả không đi sâu vào các sản phẩm thanh toán quốc tế đề từ đó đưa ra giải pháp chung cho toàn bộ danh mục sản phẩm tài trợ thương mại. “Kinh doanh tài trợ thương mại quốc tế: xu hướng mới của các ngành ngân hàng thương mại” Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 2/2016, Ths. Phạm Huyền Trang. Tác giả nghiên cứu tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại, triển khai dịch vụ và đưa ra các giải pháp nhằm giúp ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh về hoạt động kinh doanh tài trợ xuất nhập khẩu”. Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài viết, tác giả không nêu cụ thể thực trạng hoạt động TTTM, chỉ nêu một cách tổng quan, tóm gọn chưa thấy rõ nét và giải quyết vấn đề một cách triệt để để phát triển hoạt động TTTM ở Việt Nam.
- 7 Đào Thị Hồng Nhung với đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam sau cổ phần hóa”, luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2008. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan và cho thấy được sự thay đổi về tình hình hoạt động TTTM giai đoạn trước và sau khi cổ phần hóa. Nêu được cụ thể về đặc điểm kinh doanh và nhu cầu về hoạt động TTTM của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra khả năng đáp ứng nhu cầu của ngân hàng đối trong hoạt động này. Tuy nhiên, bài viết tập trung chủ yếu về giải pháp và chưa đề cấp đến các nhân tố tác động đến sự phát triển của hoạt động TTTM một cách chi tiết hơn. Nguyễn Thị Lan Thanh với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTTM tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2010. Bài viết đánh giá hoạt động TTTM tại BIDV trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2005 đến năm 2010. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận hoạt động TTTM cụ thể về vai trò, phân loại, các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động TTTM để từ đó phân tích thực trạng hoạt động này tại BIDV, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế nhằm đưa ra giải pháp và kiến nghị để nâng cao hoạt động TTTM. Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài viết, tác giả nêu một cách chung chung vềchỉ tiêu các nhân tố để đánh giá sự phát triển mà chưa đưa ra chỉ tiêu cụ thể để đo lường phát triển hoạt động TTTM. Trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các nghiên cứu, luận văn nước ngoài và trong nước. Trong bài luận này, tác giả muốn làm nổi bật thực trạng hoạt động TTTM của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, để chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tài trợ thương mại nhằm kiến nghị, đề xuất một số giải pháp làm điều kiện để phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại Vietcombank. Tác giả nghiên cứu tổng quát hoạt động này trong toàn hệ thống Vietcombank thay vì độc lập, riêng lẻ của từng chi nhánh. Điều này cho thấy được rõ nét trong quá trình thanh toán tập trung tại Ngân hàng VCB. Luận văn còn nêu rõ tính năng các sản phẩm mang tính chất chuyên biệt như Upas Advance, Upas Plus, EPLC chiết khấu nhanh, bao thanh toán chuyên biệt… hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội
- 8 kinh doanh và quản lí rủi ro cùng với những nhận định về lợi ích và xu hướng phát triển của hoạt động tài trợ thương mại trong thời gian tới. Tác giả nghiên cứu và thu thập số liệu biến động trong vòng 5 năm, từ năm 2013 đến năm 2017 về doanh số tài trợ thương mại, doanh số mua bán ngoại tệ, thu nhập lãi và phí từ hoạt động này nhằm phân tích, đánh giá rõ nét các nhân tố tác động để từ đó đề xuất phát huy hiệu quả hơn trong hoạt động TTTM tại Ngân hàng Việt Nam nói chung và VCB nói riêng. 9. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết cấu luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại NHTM Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động TTTM tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
- 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về phát triển hoạt động tài trợ thương mại 1.1.1 Khái niệm về hoạt động tài trợ thương mại Tài trợ thương mại là hình thức khác của cho vay thương mại, liên quan đến giao dịch thương mại trong nước và quốc tế. Là giao dịch thương mại mà trung gian khác nhau như ngân hàng và tổ chức tài chính có thể tạo điều kiện cho bên mua và bên bán trao đổi hàng hóa thông qua các phương thức thanh toán quốc tế bằng nguồn tài trợ của ngân hàng và tổ chức tài chính để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh ( DS Rawatvà Kalpesh. J. Mehta, 2018). Tài trợ thương mại là tài chính của dòng chảy thương mại quốc tế. Nó tồn tại để giảm thiểu, hoặc giảm thiểu rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế. Trong hoạt động này, có hai bên tham gia, một bên là nhà xuất khẩu yêu cầu thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ của họ và một bên là nhà nhập khẩu muốn đảm bảo rằng họ đang trả tiền cho đúng chất lượng và số lượng hàng hóa. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng sẽ là trung gian để đứng ra đảm bảo giao dịch giữa các bên tham gia xuất nhập khẩu trong việc hỗ trợ nguồn vốn cũng như các sản phẩm tương ứng (Marco Carbajo, 2018). Tài trợ thương mại đại diện cho các công cụ tài chính và sản phẩm được các doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Giúp nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể giao dịch kinh doanh thông qua thương mại và sử dụng sản phẩm tài trợ mà chính ngân hàng cung cấp để các giao dịch hoạt động diễn ra một cách khả thi và an toàn hơn (Kenton và Chiris B Murphy, 2018). Đúc kết từ các lý thuyết trên, có thể hiểu hoạt động tài trợ thương mại là việc ngân hàng cung cấp một khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công giao dịch thương mại mua bán hàng hóa và gia tăng hiệu quả kinh tế của thương vụ. Tuy nhiên, hoạt động TTTM không chỉ cung cấp
- 10 dịch vụ đa dạng, phục vụ nhu cầu của khách hàng mà còn là cơ sở để tạo lòng tin cho các đối tác thương mại với nhau trong quá trình mua bán. Do đó, khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là vốn, mà đó còn là kiểu cho vay uy tín của các ngân hàng. Vì thế có thể đưa ra khái niệm về hoạt động tài trợ thương mại như sau: Hoạt động tài trợ thương mại là mảng hoạt động của các ngân hàng nhằm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về mặt tài chính một cách trực tiếp hay gián tiếp, cũng như đảm bảo uy tín cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thương mại để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Hoạt động TTTM còn nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu và còn là một kênh tái tạo nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế. 1.1.2 Phân loại hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng thương mại Theo Bùi Diệu Anh và các công sự (2011), việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp có thể chia thành như sau: Tài trợ vốn theo thời gian Bao gồm tài trợ ngắn hạn và trung và dài hạn. Trong đó, nhu cầu ngắn hạn thường liên quan đến thời vụ hoạt động của từng loại doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát sinh nhu cầu mua vật tư, nguyên liệu, thanh toán chi phí sản xuất... và có thời hạn từ một năm trở xuống. Nhu cầu vốn trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế do nhu cầu cạnh tranh trên thị trường, đổi mới tài sản, mở rộng sản xuất kinh doanh và thường có thời hạn trên 5 năm trở lên. Tài trợ vốn xuất khẩu và nhập khẩu Loại tài trợ này áp dụng cho cả 2 phương thức cho vay từng lần và theo hạn mức. Tài trợ này được chia thành các sản phẩm như sau: Tài trợ nhập khẩu là tài trợ nhằm tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể cho vay thế chấp bằng chính lô hàng nhập khẩu thông qua các phương thức thanh toán quốc tế... Trong loại tài trợ này, dựa vào nhu cầu của KH, ngân hàng có thể tài trợ
- 11 trước hoặc sau khi giao hàng, tùy thuộc vào từng ngành nghề, phương thức thanh toán cũng như tài sản đảm bảo mà ngân hàng đưa ra phương thức tài trợ hợp lí. Tài trợ xuất khẩu là tài trợ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng với mục đích để mua hàng hoặc sản xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng xuất khẩu thông qua các phương thức thanh toán quốc tế mà khách hàng lựa chọn. Trong loại tài trợ này, dựa vào nhu cầu của KH để từ đó ngân hàng có thể tài trợ trước hoặc sau khi giao hàng tùy vào từng trường hợp cụ thể. Dựa theo tập quán thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp theo phương thức thanh toán của thông lệ quốc tế do ICC qui định như: Phương thức thanh toán L/C, nhờ thu, điện chuyển tiền, cùng với nhu cầu vay vốn của khách hàng theo sản phẩm tài trợ cho vay phân loại nêu trên. Cùng một hình thức tài trợ, có thể có nhiều cách thức và phương pháp tiến hành khác nhau để từ đó có thể phân loại thành các phương thức tài trợ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Qua đó, tác giả phân loại hoạt động tài trợ thương mại như sau: 1.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn trả nợ Căn cứ vào thời hạn thường chia làm 2 loại bao gồm tài trợ ngắn hạn và tài trợ trung và dài hạn. Tài trợ ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh như nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài để bổ sung nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ này chiếm tỉ trọng lớn tại các ngân hàng. Tài trợ trung và dài hạn là loại tài trợ trên 1 năm, trung hạn từ 1 đến 5 năm, dài hạn trên 5 năm, hình thức tài trợ này được cung cấp để đầu tư, mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng mới, cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ. Tuy nhiên, các hình thức tài trợ trung và dài hạn còn hạn chế tại các ngân hàng (Nguyên Hồng, 2016). 1.1.2.2 Căn cứ vào phương thức thanh toán - Theo phương thức thanh toán L/C “Thư Tín dụng là bất cứ thỏa thuận không thể huỷ ngang nào, dù được gọi tên hay mô tả ra sao, tạo thành cam kết rõ ràng của ngân hàng phát hành về việc nhận
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn