Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận
lượt xem 8
download
Bài nghiên cứu này phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của Agribank Bình Thuận trên quan điểm ngân hàng qua số liệu tổng hợp thực tế. Đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận trên quan điểm của khách hàng thông qua khảo sát và xử lý số liệu về sự hài lòng của khách hàng nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ TTQT. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH HUỲNH VĂN THƢƠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH B NH THU N. LU N VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng. Mã ngành: 60.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Anh Đào TP. HCM – Năm 2019
- TÓM TẮT LU N VĂN Hoạt động thanh toán quốc tế còn là một hoạt động quan trọng trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện đại. Việc mở rộng hoạt động TTQT có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại của bản thân ngân hàng, khách hàng và của cả nền kinh tế. Một khi TTQT phát triển đạt trình độ cao sẽ hỗ trợ và góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển cho các hoạt động kinh tế khác như hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, luân chuyển vốn và thu nhập... trở nên linh hoạt hơn, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định hơn. Đồng thời, khi nguồn thu từ hoạt động TTQT chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của một NHTM thì điều này sẽ giảm thiểu yếu tố rủi ro do quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống. Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa quy mô cũng như việc củng cố chất lượng hoạt động TTQT trong các hoạt động của một NHTM là điều rất cần thiết. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Thuận (Agribank Bình Thuận), hoạt động TTQT tại chi nhánh trong những năm gần đây có phát triển nhưng kết quả thu được không như kỳ vọng. Do đó, mục đích chính của luận văn là đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Agribank Bình Thuận hơn nữa. Để đạt được mục đích nói trên, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp… kết hợp với phương pháp khảo sát ý kiến khách hàng để phân tích hoạt động TTQT dưới góc độ ngân hàng và góc độ đánh giá của khách hàng. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai hướng tiếp cận sau: Thứ nhất, đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT về quy mô và chất lượng theo quan điểm ngân hàng, dựa trên phân tích các nhân tố tác động bên trong và bên ngoài và số liệu thực tế của Agribank Bình Thuận. Thứ hai, đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT qua chất lượng dịch vụ TTQT làm hài lòng khách hàng bằng phương pháp khảo sát và xử lý bằng SPSS.
- Kết quả nghiên cứu định lượng sẽ giúp xác định những nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến chất lượng dịch vụ TTQT. Việc kết hợp theo hai hướng tiếp cận như trên sẽ giúp cho việc phân tích sự phát triển hoạt động TTQT của Agribank Bình Thuận một cách toàn diện hơn ở hai góc độ chủ quan và khách quan. Tổng hợp từ hai hướng tiếp cận trên, luận văn sẽ chỉ ra được những thành công, những tồn tại và nguyên nhân chính cũng như những giải pháp mang tính định hướng và trọng tâm cho Agribank Bình Thuận. Kết quả phân tích dưới góc độ ngân hàng cho thấy hoạt động huy động vốn và tín dụng của chi nhánh đạt kết quả tốt nhưng nhưng kết quả hoạt động TTQT còn khá khiêm tốn, bên cạnh đó là những hạn chế về chính sách khách hàng, hoạt động marketing…Từ góc độ khách hàng, kết quả khảo sát cho thấy khách hàng cơ bản chưa hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận. Đồng thời sau khi xử lý số liệu với SPSS, luận văn đã xác định được bốn nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận.Từ các kết quả đó, luận văn đưa ra bốn nhóm giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận. Với luận văn này, tác giả hy vọng có thể góp phần cho việc phát triển hoạt động TTQT hơn nữa, nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này chưa được từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP. Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2019 Huỳnh Văn Thương
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học –Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh và các thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với tất cả sự chân thành, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô, TS. Lê Thị Anh Đào, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các anh chị lãnh đạo phòng Kinh doanh Ngoại hối, các anh chị thanh toán viên cùng các khách hàng tại Agribank Bình Thuận đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình hoàn thành luận văn này. Trong khuôn khổ luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất tmong nhận được những lời góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp. TP. Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2019 Huỳnh Văn Thương
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC H NH VẼ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LU N VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM ........................................................................................................................1 1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM ..................................1 1.1.1. Khái niệm về hoạt động TTQT .................................................................1 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động TTQT.................................................................2 1.1.3. Vai trò của hoạt động TTQT .....................................................................3 1.1.4. Nghiệp vụ Ngân hàng đại lý trong hoạt động TTQT của các NHTM ......5 1.1.5. Rủi ro trong hoạt động TTQT ...................................................................5 1.1.6. Các phương thức TTQT ............................................................................8 1.1.6.1. Phương thức chuyển tiền....................................................................8 1.1.6.2. Phương thức nhờ thu ........................................................................10 1.1.6.3. Phương thức tín dụng chứng từ ........................................................13 1.2. Phát triển hoạt động TTQT của các NHTM .................................................16 1.2.1 Quan niệm về phát triển hoạt động TTQT của các NHTM .....................16 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển hoạt động TTQT..................................17 1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng ....................................................................17 1.2.2.2 Các chỉ tiêu định tính ........................................................................20 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT .........................................22 1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan ........................................................................22 1.2.3.2 Các nhân tố khách quan ....................................................................24 KẾT LU N CHƢƠNG 1 ........................................................................................26
- CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT B NH THU N VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................27 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận ..............................................................................................................27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................27 2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận giai đoạn 2014-2018......................................................................29 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn ....................................................................29 2.1.2.2 Đầu tư vốn .........................................................................................31 2.2 Thực trạng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận giai đoạn 2014-2018 ...............................................................32 2.2.1 Thanh toán xuất khẩu ...............................................................................33 2.2.2 Thanh toán nhập khẩu ..............................................................................34 2.2.3 Tình hình phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận qua một số chỉ tiêu .............................................................35 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................40 2.3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu: ...................................................................40 2.3.2 Thiết kế nghiên cứu:.................................................................................44 2.3.3 Quy trình nghiên cứu: ..............................................................................45 2.3.4 Mô hình nghiên cứu .................................................................................47 2.3.5 Thang đo chính thức: ...............................................................................48 2.3.6 Mẫu nghiên cứu: ......................................................................................50 2.3.7 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu: ...........................................51 2.4 Dữ liệu và kết quả nghiên cứu: ........................................................................54 2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu: ............................................................................54 2.4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: ...........55 2.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA.............................................................58 2.4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá đối với yếu tố độc lập ..........................59
- 2.4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá đối vói yếu tố phụ thuộc ......................61 2.4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................................62 2.4.4.1 Ma trận hệ số tương quan Pearson ....................................................62 2.4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội .......................................................64 2.4.4.3 Dò tìm các vi phạm giả định .............................................................66 2.4.4.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu................................................69 2.4.5 Đánh giá kết quả nghiên cứu ...................................................................70 2.5 Đánh giá chung về hoạt động TTQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận ..............................................................................................................73 2.5.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân: .....................................................73 2.5.1.1 Những mặt đạt được:.........................................................................73 2.5.1.2 Nguyên nhân: ....................................................................................75 2.5.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân .................................................76 2.5.2.1 Những mặt còn hạn chế: ...................................................................76 2.5.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ......................................................78 KẾT LU N CHƢƠNG 2 ........................................................................................81 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NO & PTNT BÌNH THU N .............................82 3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Bình Thuận...................................................................................................82 3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam ...................................................................................................................82 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Bình Thuận .............................................................................................83 3.2 Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Bình Thuận ..............................................................................................................83 3.2.1 Nhóm giải pháp về hoạt động makering và quảng bá thương hiệu .........84 3.2.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT ...........................................85 3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:......................................85
- 3.2.4 Nhóm giải pháp về chính sách khách hàng ..............................................87 3.3 Kiến nghị ............................................................................................................88 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: .......................................................88 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam ....................90 KẾT LU N CHƢƠNG 3 ........................................................................................95 KẾT LU N CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BCT Bộ chứng từ BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển CAD Cash Against Document CBPS Cross Border Payment System CDCS Certified Documentary Credit Specialist CN Chi nhánh D/A Document against acceptance D/P Document against payment D/OT Documents against other terms and conditions DSTTNK Doanh số thanh toán nhập khẩu DSTTXK Doanh số thanh toán xuất khẩu ĐCTC Định chế tài chính EFA Exploratory Factor Alnalysis FDI Foreign Direct Investment GPI Global Payment Innovation Incoterms International Commercial Terms IPCAS Interbank Payment and Customer Accouting System KDNH Kinh doanh ngoại hối L/C Letter of credit MT Mail Transfer NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHTM Ngân hàng thương mại NVNHQT Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế SPSS Statistical Package for Social Sciences Swift Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
- TMCP Thương mại cổ phần TTNK Thanh toán nhập khẩu TTBM Thanh toán biên mậu TTXK Thanh toán xuất khẩu TTXNK Thanh toán xuất nhập khẩu TTQT Thanh toán quốc tế TTR Telegraphic Transfer Remittance UCB The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits UPAS Usance Payable At sight URC Uniform Rules for Collections URR The Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursements VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương
- DANH MỤC H NH VẼ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ H NH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thanh toán bằng chuyển tiền .............................................9 Hình 1.2: Sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ ...................................11 Hình 1.3: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ L/C..................................................................13 Hình 2.1 : Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động của Agribank Việt Nam .....................27 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................43 Hình 2.3 Quy trình nghiên cứu .................................................................................45 BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2014-2018 30 Bảng 2.2: Tình hình đầu tư vốn tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2014-2018 .....31 Bảng 2.3: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của Agribank Bình Thuận 2014- 2018 ...........................................................................................................................33 Bảng 2.4 : Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của Agribank Bình Thuận 2014- 2018 ...........................................................................................................................34 Bảng 2.5 Doanh số thực hiện TTQT tại Agribank Bình Thuận ................................36 Bảng 2.6 Doanh thu phí dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận 2014-2018 .......36 Bảng 2.7 Số lượng khách hàng TTQT của Agribank Bình Thuận. ..........................37 Bảng 2.8 Thị phần Thanh toán XNK của các NHTM trên địa bàn Bình Thuận ......38 Bảng 2.9 Phân loại mẫu thống kê .............................................................................54 Bảng 2.10 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...................56 Bảng 2.11 Kết quả phân tích EFA đối với yếu tố độc lập ........................................59 Bảng 2.12 Kết quả phản tích EFA đối với nhân tố phụ thuộc ..................................61 Bảng 2.13 Ma trận hệ số tương quan Pearson ..........................................................63 Bảng 2.14 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .......................................................64 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số TT XNK và mức tăng trưởng giai đoạn 2014-2018 ............35
- Biểu đồ 2.2 Thị phần TTQT của các NHTM trên địa bàn Bình Thuận ....................39 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram .......................................66 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư trên đường thẳng kỳ vọng ...............67 Biểu đồ 2.5 Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa.......68
- LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Các quốc gia trên thế giới ngày càng tiến sâu hơn vào xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Điều này đã làm cho các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Nhận thức được điều đó, Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, sử dụng nguồn lực hiệu quả để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Việc mở ra các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và ngân hàng quốc tế. Như một mắt xích không thể thiếu, hoạt động TTQT của ngân hàng ngày càng có vị trí và đóng vai trò quan trọng, được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Hoạt động TTQT còn là một hoạt động quan trọng trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện đại. Việc mở rộng hoạt động TTQT có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại của bản thân ngân hàng, khách hàng và của cả nền kinh tế. Một khi TTQT phát triển đạt trình độ cao sẽ hỗ trợ và góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển cho các hoạt động kinh tế khác như hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, luân chuyển vốn và thu nhập... trở nên linh hoạt hơn, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định hơn. Đồng thời, khi nguồn thu từ hoạt động TTQT chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của một NHTM thì điều này sẽ giảm thiểu yếu tố rủi ro do quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống. Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa quy mô cũng như việc củng cố chất lượng hoạt động TTQT trong các hoạt động của một NHTM là điều rất cần thiết.
- Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT thì phải đưa ra các giải pháp mang tính tổng thể, phải có tính đến sự tương tác biện chứng của nhiều yếu tố khác nhau từ tầm vĩ mô đến vi mô, xem xét đến cả yếu tố khách quan và chủ quan. Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chịu ảnh hưởng đến nhiều mặt. Sự thành công của giải pháp này sẽ có tác động tích cực đối với giải pháp khác. Trong những năm qua, Agribank - Chi nhánh Bình Thuận đã không ngừng nâng cao và hoàn thiện nghiệp vụ TTQT. Trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong cả nước cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Ngoài ra, số lượng các ngân hàng thực hiện TTQT trên địa bàn ngày càng nhiều làm cho hoạt động TTQT của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Từ thực trạng hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bình Thuận” nhằm đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động TTQT tại Chi nhánh. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Thông qua phân tích các yếu tố phản ánh sự phát triển hoạt động TTQT về mặt định tính và định lượng. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận cả về quy mô và chất lượng. Mục tiêu cụ thể: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của Agribank Bình Thuận trên quan điểm ngân hàng qua số liệu tổng hợp thực tế. Đánh giá chất lượng dịch vụ TTQT của Agribank Bình Thuận trên quan điểm của khách hàng thông qua khảo sát và xử lý số liệu về sự hài lòng của khách hàng nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ TTQT. Kết hợp hai hướng tiếp cận trên, đề xuất các giải pháp, kiến nghị phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận.
- 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau: Những vấn đề cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM là gì? Thực trạng tình hình phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận giai đoạn 2014 - 2018 như thế nào? Doanh số TTQT tăng hay giảm trong thời kỳ nghiên cứu? Khách hàng đánh giá như thế nào đối với chất lượng dịch vụ TTQT tại Agribank Bình Thuận? Chất lượng dịch vụ TTQT được đo lưởng qua các thành phần nào và tác động của chúng đến sự hài lòng của khách hàng? Những giải pháp nào để phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank Bình Thuận Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Giai đoạn từ 2014- 2018. Không gian: Tại Agribank Bình Thuận. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành thăm dò ý kiến khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT tại Agribank thông qua Phiếu điều tra khảo sát. Dữ liệu thu thập từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS để hỗ trợ kết quả nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và số liệu từ các báo cáo thường niên của Agribank, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo thường niên của NHNN và một số NHTM...
- Phương pháp phân tích: Phân tích, xem xét xu hướng phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế), các yếu tố bên trong (các yếu tố nội tại của ngân hàng thương mại), và mối quan hệ trong sự phát triển cùng với các hoạt động ngân hàng khác. Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, hệ thống hóa lý thuyết đầy đủ và sâu sắc, sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Hệ thống hóa đầy đủ lý luận, thực tiễn và đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập. Phân tích môi trường kinh doanh, thực trạng hoạt động TTQT của Agribank Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay. Chỉ rõ các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Bình Thuận. Kết hợp nghiên cứu định lượng khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTQT nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ TTQT. Mục tiêu cuối cùng là tăng sự hài lòng của khách hàng hiện tại, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tăng doanh số TTQT và phát triển hoạt động TTQT của Agribank Bình Thuận nói riêng và Agribank Việt Nam nói chung. 1.7. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Liên quan đến đề tài hoạt động TTQT của NHTM đã những công trình nghiên cứu khoa học được công bố và việc nghiên cứu này ở những góc độ và phạm vi khác nhau, trong đó đáng chú ý có những công trình sau: Trần Nguyễn Hợp Châu 2012, Nâng cao năng lực TTQT của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 122, tháng 7/2012, trang 5-20. Tác giả đã dựa vào nguồn số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến lược kinh doanh, kế hoạch, tình hình hoạt động thực tế của
- các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011, vận dụng các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, tổng hợp so sánh số liệu qua các năm để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động cũng như thị phần thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu đã phân tích cụ thể, chi tiết hoạt động TTQT của hệ thống NHTM qua các mặt: doanh số, thị phần, ứng dụng công nghệ trong hoạt động TTQT, chất lượng dịch vụ TTQT, mạng lưới ngân hàng đại lý... Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực hoạt động TTQT của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Huỳnh Thị Thanh Thảo 2017, Ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Tài chính , kỳ 2, tháng 2/2017, trang 8-15. Tác giả nghiên cứu riêng tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở khái niệm về dịch vụ ngân hàng quốc tế (NHQT) bao gồm rất nhiều dịch vụ như: Thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế, bảo lãnh vay trả nợ nước ngoài, tài trợ xuất nhập khẩu, tham gia thị trường hối đoái, tín dụng quốc tế… Nghĩa là các hoạt động kinh doanh tiền tệ với phạm vi mở rộng khỏi biên giới quốc gia để hòa nhập, giao dịch với các ngân hàng khác trên thế giới. Theo đó, bài viết tập trung nghiên cứu hai chỉ tiêu đánh giá chung nhất về dịch vụ NHQT bao gồm tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ và tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn. Để thực hiện nội dung nghiên cứu, bài viết đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 38 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014. Dữ liệu nghiên cứu là không cân bằng và được xử lý bằng phần mềm DEAP 2.1, khi ước lượng hiệu quả hoạt động và phần mềm Stata 12, khi nghiên cứu tác động của dịch vụ NHQT đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Để phân tích tác động của dịch vụ NHQT đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, bài viết cũng tiến hành phân tích sự tác động của dịch vụ NHQT đến hiệu quả hoạt động theo mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM.
- Với mục đích kiểm định sự tác động của dịch vụ NHQT đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, mô hình nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động và dịch vụ NHQT Từ kết quả nghiên cứu trên, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển dịch vụ NHQT để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, cụ thể là mở rộng dịch vụ huy động vốn ngoại tệ và nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ NHQT. Nguyễn Văn Tiến 2004, Hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng Thương mại, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 7, tháng 03/2004, trang 33-36. Bài viết đánh giá tầm quan trọng ngày càng tăng của hoạt động thanh toán quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời, thanh toán quốc tế là một dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng đối với các NHTM Việt Nam, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra một thực tế là hầu hết các NHTM mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu làm thế nào để mở rộng và hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, mà chưa chú trọng đến khâu phân tích, đánh giá (lượng hoá) hiệu quả kinh tế của hoạt động này. Chính vì vậy, thông qua bài viết này, tác giả muốn xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá được phản ánh ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế (Thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, hoạt động đầu tư nước ngoài, mở rộng hoạt động dịch vụ, thu hút kiều hối và thúc đẩy thị trường tài chính Việt Nam hội nhập quốc tế) và vi mô đối với NHTM( Bao gồm hai nhóm chỉ tiêu gián tiếp và trực tiếp. Nhóm chỉ tiêu gián tiếp là: Tăng cường hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, nghiệp vụ tài trợ XNK, tín dụng, nguồn vốn và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế. Nhóm chỉ tiêu trực tiếp gồm có nhóm chỉ tiêu tuyệt đối: “Lợi nhuận từ hoạt động TTQT = Doanh thu từ hoạt động TTQT – Chi phí hoạt động TTQT” và nhóm chỉ tiêu tương đối gồm: Tỷ số lợi nhuận TTQT/doanh thu TTQT, chi phí TTQT/doanh thu TTQT, lợi nhuận TTQT/lãi kinh doanh ngân hàng, doanh thu TTQT/tổng doanh thu dịch vụ, lợi nhuận TTQT/vốn tự có, lợi nhuận TTQT/tổng tài
- sản, doanh thu TTQT/vốn tự có, doanh thu TTQT/tổng tài sản, lợi nhuận TTQT tăng thêm/đầu tư công nghệ mới, lợi nhuận TTQT/tổng số cán bộ TTQT,doanh thu TTQT/tổng số cán bộ TTQT) để các NHTM có thể vận dụng vào phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Nguyễn Thị Hồng Hải 2006, Xu hướng lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 53, tháng 10/2006, trang 21-25. Bài viết nghiên cứu các yếu tố quyết định tới việc lựa chọn phương thức thanh toán, trong đó đáng chú ý là: (1) Uy tín, mức độ tin tưởng giữa người mua và người bán; (2) Thời gian giao dịch, như: thời gian lập chứng từ của nhà xuất khẩu và thời gian ngân hàng kiểm tra các chứng từ đó; (3) mức phí giao dịch của ngân hàng (NH); (4) đặc thù của thị trường; (5) đặc điểm của hàng hoá; (6) sự phát triển của khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử - tin học - viễn thông.Tác động của xu hướng thay đổi phương thức thanh toán đặt ra những vấn đề cho các NHTM cần giải quyết.Từ đó tác giả đề xuất một số kiến nghị dối với các Ngân hàng nước ngoài và NHTM Việt Nam nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT phù hợp với xu hướng lựa chọn các phương thức TTQT qua ngân hàng. Nguyễn Thị Cẩm Thủy 2012, Nhận diện rủi ro nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại trong hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 126, tháng 11/2012, trang 59-66. Bài viết nghiên cứu các rủi ro nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHTM bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp. Phân tích những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến rủi ro nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHTM từ đó cho thấy, việc nhận diện rủi ro và quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh nói chung và NVNHQT nói riêng của NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro NVNHQT đối với các NHTM Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn