Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành Giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 6
download
Chi tiêu công cho ngành giáo dục thời gian qua phân bổ theo khoản mục, vẫn còn áp đặt mang tính đầu vào, chưa đo lường hiệu quả đầu ra, do đó đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp để áp dụng và quản lý ngân sách theo đầu ra cho ngành giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành Giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- NGÔ DUY PHÚ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THEO ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------- NGÔ DUY PHÚ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THEO ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Ngô Duy Phú
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Tóm tắt luận văn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Chương 1: Giới thiệu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Khung phân tích, phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu 2 1.4.1. Lý thuyết nền 2 1.4.2. Phương pháp tiếp cận 2 1.5. Dữ liệu thu thập 2 1.6. Kết cấu luận văn 3 Chương 2: Khung phân tích và cách tiếp cận 4 2.1. Tổng quan về chi tiêu công 4 2.1.1. Khái niệm chi tiêu công 4 2.1.2. Phân loại chi tiêu công 4 2.1.3. Hiệu quả chi tiêu công 5 2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả chi tiêu công 5 2.1.3.2. Gia tăng hoạt động cung ứng dịch vụ cho cộng đồng 6 2.1.3.3. Phúc lợi xã hội 8 2.1.4. Đo lường kết quả chương trình, hoạt động và các chỉ số 9 2.1.4.1. Khái niệm chỉ số và chỉ tiêu 9 2.1.4.2. Đo lường kết quả của chương trình, hoạt động 10 2.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công 11
- 2.2. Tổng quan về quản lý ngân sách nhà nước theo đầu ra 11 2.2.1. Sự cần thiết quản lý ngân sách theo đầu ra 11 2.2.2. Khái niệm về quản lý ngân sách theo đầu ra 12 2.2.3. Đặc điểm phương thức soạn lập ngân sách theo đầu ra 14 2.2.4. Khác biệt lập ngân sách theo đầu vào và ngân sách theo đầu ra 14 2.2.4.1. Về quy trình chiến lược 14 2.2.4.2. Nội dung quản lý chi tiêu công 16 Chương 3: Thực trạng lập phân bổ ngân sách đối với ngành giáo dục 18 trên địa bàn huyện Tháp Mười giai đoạn năm 2014-2019 3.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 18 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tháp Mười 18 3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tháp Mười 18 3.2. Hệ thống trường, lớp và số lượng học sinh, cán bộ, giáo viên, 21 nhân viên các trường trên địa bàn huyện Tháp Mười. 3.2.1. Hệ thống các trường 21 3.2.2. Hệ thống lớp và số lượng học sinh qua các năm 22 3.2.3. Số lượng, trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên các 23 trường qua các năm 3.3. Thực trạng chi tiêu công trong giáo dục trên địa bàn huyện 24 Tháp Mười giai đoạn năm 2014-2019 3.3.1. Lập dự toán chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục. 24 3.3.2. Sơ đồ nhận kinh phí cho ngành giáo dục 27 3.3.3. Quyết toán chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục huyện 29 3.3.3.1. Chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục 29 3.3.3.2. Nội dung chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục 31 3.4. So sánh thực trạng phân bổ chi tiêu công giai đoạn 2014-2019 33 và so với các tỉnh, thành phố trong khu vực về chi sự nghiệp giáo dục 3.4.1. Thực trạng phân bổ chi tiêu công giai đoạn 2014-2019 33 3.4.2. So sánh tỉnh, thành phố trong khu vực về chi sự nghiệp giáo dục 35 3.5. Điều kiện triển khai lập ngân sách theo đầu ra 37 3.6. Đánh giá việc lập dự toán chi tiêu công ngành giáo dục trên 38 địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 3.6.1. Cơ sở lập dự toán 38
- 3.6.2. Giáo dục hiện nay mang tính phổ cập 40 3.6.3. Các trường không thể phát huy tính tự chủ 40 3.6.4. Chưa xây dựng ngân sách theo đầu ra 40 3.6.5. Hệ thống chỉ số đo lường chưa được sử dụng triệt để để đo lường mục tiêu đầu ra và chất lượng giáo dục 41 3.6.6. Phân bổ nguồn lực thiếu gắn kết mục tiêu đầu ra 41 3.6.7. Chưa dự báo số lượng học sinh tăng giảm trong trung hạn 42 3.6.8. Chưa thống kê và đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của hệ thống trường, lớp để có kế hoạch sáp nhập hoặc xây mới 42 Chương 4: Kết luận và kiến nghị để hoàn thiện phương thức lập, quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện 44 Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp 4.1. Kết luận 44 4.2. Những kiến nghị để hoàn thiện phương thức lập, quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh 45 Đồng Tháp 4.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, bộ, ngành trung ương 45 4.2.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đồng Tháp 46 4.2.3. Kiến nghị đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện 47 4.2.4. Kiến nghị đối với các trường trên địa bàn huyện 47 Danh mục bảng biểu Tài liệu tham khảo
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XHCN : Xã hội chủ nghĩa TP : Thành phố TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông GV : Giáo viên UBND : Ủy ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân BGD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo BNV : Bộ Nội vụ OECD : (Organization for Economic Cooperation and Development) Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn CBQL : Cán bộ quản lý QL : Quốc lộ
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Hệ thống các trường trên địa bàn huyện Tháp Mười, giai đoạn 21 2014-2019. Bảng 3.2 : Hệ thống lớp và số lượng học sinh các cấp học trên địa bàn 22 huyện Tháp Mười, giai đoạn 2014-2019. Bảng 3.3: Số lượng, trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên các cấp học 23 trên địa bàn huyện Tháp Mười, giai đoạn 2014-2019. Bảng 3.4: Định mức phân bổ chi phí 01 trường/năm cấp tiểu học tại 25 huyện Tháp Mười. Bảng 3.5 : Dự toán chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục của huyện từ 26 năm 2014-2019. Bảng 3.6 : Chi tiêu công cho giáo dục huyện giai đoạn từ năm 2014- 30 2018. Bảng 3.7: Cơ cấu chi tiêu công cho sự nghiệp giáo dục theo nội dung 31 kinh tế từ năm 2014-2018. Bảng 3.8: Định mức phân bổ chi phí 01 học sinh/lớp/năm cấp tiểu học tại 36 TPHCM. Bảng 3.9: Kết quả điểm học tập cuối kỳ của học sinh lớp 8 tại huyện Tháp Mười 38
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật ngân sách nhà nước mới Luật số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015. 2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. 3. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ nội vụ số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập áp dụng cho khu vực trung du, đồng bằng, thành phố. 4. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2017), Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. 5. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2010), Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Tiểu học; 6. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2015), Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường Mầm non; 7. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2010), Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các sở, ban, ngành, đảng, đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn từ năm 2011. 9. Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp (2016), Nghị quyết số 70/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 quy định định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn từ năm 2017. 10. Hội đồng nhân dân huyện Tháp Mười (2018), Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 02/7/2018 về phương án cấp kinh phí hoạt động thường xuyên thuộc nguồn ngân sách năm 2018 cho các trường: Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn huyện. 11. Hội đồng nhân dân huyện Tháp Mười (2018), Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện năm 2019 huyện Tháp Mười. 12. Chi cục Thống kê Tháp Mười, niên giám thống kê 2015-2018, NXB Thanh Niên, TPHCM.
- 13. Ủy ban nhân dân Tháp Mười (2015), Báo cáo số 232/BC-UBND ngày 04/12/2015 về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020. 14. Ủy ban nhân dân Tháp Mười (2018), Báo cáo số 131/BC-UBND ngày 14/6/2018 sơ kết nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2021. 15. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười, Báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện qua các năm học 2014-2019. 16. Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Quyết định giao quyền tự chủ Tài chính - Tài sản các đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 2014-2019 trên địa bàn huyện Tháp Mười. 17. Ủy ban nhân dân huyện Tháp Mười, Báo cáo quyết toán ngân sách từ năm 2014- 2018 của UBND huyện Tháp Mười. 18. UBND TP.HCM (2016), Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2016 phân bổ dự toán ngân sách năm 2017. 19. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010), Tài chính công và phân tích chính sách thuế. 20. Aiden Rose, Results-Orientated Budget Practice in OECD countries, 2/2003, p.18. 21. Aguide fpr Project M&E: managing for impact inRural Development, IFAD (International Fund for Agricultural Development), 2002, p. A-11.
- 1 Chương 1: Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nổ lực để nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực và sử dụng tài chính công, thế nhưng kết quả đạt được là chưa cao. Nguyên nhân cơ bản là khu vực công vẫn duy trì phương thức quản lý ngân sách theo các khoản đầu vào và hệ quả của việc áp dụng là làm cho nguồn lực bị phân bổ dàn trải, sử dụng lãng phí, chất lượng hàng hóa công cung cấp cho xã hội kém, người quản lý thiếu trách nhiệm về kết quả hoạt động mà mình chịu trách nhiệm phụ trách chính, tính tự chủ trong quản lý chưa cao. Đồng thời dưới thách thức lớn của cạnh tranh quốc tế khi hàng loạt các hoạt động thương mại được ký kết đòi hỏi các Bộ ngành trung ương, Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp công lập phải có những cải cách mạnh mẽ trong quản lý chi tiêu công, hướng tới phân bổ nguồn lực theo kết quả hoạt động, trong đó lĩnh vực tài chính công phải tìm ra và áp dụng các công nghệ mới của thế giới để quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cũng là địa phương không ngoại lệ vì thời gian qua việc phân bổ ngân sách trong chi tiêu công cũng thực hiện theo phương thức quản lý ngân sách truyền thống và kiểm soát đầu vào, kiểm soát theo các khoản mục chi (Chi bao nhiêu kinh phí, chế độ và chính sách chi tiêu như thế nào…), từ đó chưa đánh giá, đo lường được mức độ dịch vụ cung ứng cho xã hội so với chi phí bỏ ra được chính xác, chất lượng của các loại hàng hóa, dịch vụ công cung cấp cho người sử dụng và mức độ áp dụng không thực sự quan tâm…Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành Giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu, từ đó đánh giá thực trạng ngân sách và đưa ra một số giải pháp thực hiện, đề xuất một số kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- 2 Chi tiêu công cho ngành giáo dục thời gian qua phân bổ theo khoản mục, vẫn còn áp đặt mang tính đầu vào, chưa đo lường hiệu quả đầu ra, do đó phải làm thế nào để áp dụng và quản lý ngân sách theo đầu ra cho ngành giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để áp dụng và quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: phân bổ ngân sách cho ngành giáo dục và kết quả sự phân bổ đó. Phạm vi nghiên cứu: Trong lĩnh vực giáo dục do địa bàn huyện quản lý từ cấp học Mầm non đến Trung học cơ sở. Không gian nghiên cứu: Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, thời gian từ năm 2014-2019. 1.4. Khung phân tích, phương pháp tiếp cận và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Lý thuyết nền Đối mới phương thức lập và quản lý ngân sách theo đầu ra từ các nước OECD. Lý thuyết hiệu quả chi tiêu công. Lý thuyết về đo lường chỉ số và chỉ tiêu trong chi tiêu công. 1.4.2. Phương pháp tiếp cận Dựa vào khung phân tích, các lý thuyết để xem xét phân tích đối chiếu, so sánh, để phát hiện những vấn đề không phù hợp trong quá trình lập, phân bổ và quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. 1.5. Dữ liệu thu thập - Dữ liệu thu thập: Tại Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Tháp Mười. - Dữ liệu thứ cấp: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười, Chi cục Thống kê huyện Tháp Mười.
- 3 1.6. Kết cấu luận văn Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Khung phân tích và cách tiếp cận. Chương 3: Thực trạng lập phân bổ ngân sách đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, giai đoạn năm 2014-2019. Chương 4: Kết luận và kiến nghị để hoàn thiện phương thức lập, quản lý ngân sách theo đầu ra đối với ngành giáo dục trên địa bàn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
- 4 Chương 2 Khung phân tích và cách tiếp cận 2.1. Tổng quan về chi tiêu công 2.1.1. Khái niệm chi tiêu công Trong khuôn khổ của phạm trù tài chính công, có thể khái niệm chi tiêu công là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp được kiểm soát và tài trợ bởi chính phủ. Với khái niệm này cho thấy ngoại trừ các khoản chi của quỹ ngoài ngân sách, về cơ bản chi tiêu công thể hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước hàng năm được quốc hội thông qua. Chi tiêu công phản ánh giá trị của các loại hàng hóa mà Chính phủ mua vào để qua đó cung cấp các loại hàng hóa công cho xã hội nhằm thực hiện chức năng của nhà nước. Dựa vào hiệu quả và hiệu quả chi tiêu công là chỉ số được tính toán thông qua chỉ tiêu so sánh giữa chi phí đầu vào bỏ ra đề sản xuất một đơn vị đầu ra (Theo quan điểm các nhà kinh tế học cổ điển). 2.1.2. Phân loại chi tiêu công Để giúp cho nhà nước thiết lập được những chương trình hành động, tăng cường tính hiệu quả trong việc thi hành ngân sách nói chung và chi tiêu nói riêng, quy định trách nhiệm trong việc phân phối sử dụng nguồn lực nhà nước, có thể phân loại chi tiêu công theo những căn cứ sau: Căn cứ vào chức năng vĩ mô: Chi tiêu công chi cho các hoạt động như: Xây dựng cơ sở hạ tầng; Tòa án và Viện kiểm sát; Quân đội; Giáo dục; Quản lý nhà nước, an sinh xã hội…. Căn cứ vào tính chất kinh tế: + Chi thường xuyên: đây là nhóm chi phát sinh thường xuyên, cần thiết cho hoạt động khu vực công gồm các khoản chi lương, chi nghiệp vụ, quản lý cho các hoạt động, kinh tế, giáo dục, y tế, hành chính, an ninh quốc phòng, chi chuyển giao…
- 5 + Chi đầu tư phát triển: đây là nhóm chi gắn liền với chức năng kinh tế của nhà nước, chi xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội - ưu tiên những công trình không có khả năng thu hồi vốn; đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia quản lý và điều tiết nhà nước, cho dự trữ nhà nước… - Căn cứ vào quy trình lập ngân sách: + Chi theo yếu tố đầu vào: với cách phân chia này, dựa vào sự liệt kê các khoản mục mua sắm các phương tiện cần thiết cho các hoạt động của các cơ quan, đơn vị để qua đó nhà nước xác lập mức kinh phí tài trợ, gồm các khoản mục mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động, chi tiền lương và các khoản phụ cấp. + Chi tiêu công theo đầu ra: Mức kinh phí phân bổ cho một cơ quan, đơn vị không căn cứ vào các yếu tố đầu vào mà dựa vào khối lượng công việc đầu ra và kết quả hoạt động đến mục tiêu hoạt động của đơn vị. 2.1.3. Hiệu quả chi tiêu công 2.1.3.1. Khái niệm hiệu quả chi tiêu công Hiệu quả chi tiêu công là một khái niệm bắt nguồn từ mục đích thỏa mãn các nhu cầu tất yếu để đạt các mục tiêu quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước trong mối quan hệ khách quan về khả năng tổ chức, khai thác nguồn lực tài chính công và cách thức phối hợp giữa chúng phù hợp với quan hệ xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Hiệu quả chi tiêu công là nhấn mạnh đến hiệu quả các yếu tố thuộc về quản lý như: xây dựng thể chế, tổ chức, cung cấp thông tin, sử dụng công cụ để xây dựng nguồn lực tối ưu tạo ra kết quả và các đầu ra cuối cùng sao cho phù hợp với chiến lược quản lý và mục tiêu tổng thể (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2010). Hiệu quả chi tiêu công thể hiện ở hai yêu cầu khi ngân sách được đánh giá đảm bảo tính hiệu suất và tính hiệu quả: - Tính hiệu suất: mô tả mối quan hệ giữa đầu ra (ở dạng hàng hoá và dịch vụ) với đầu vào được sử dụng để tạo ra đầu ra. Hoạt động có đầu ra với chi phí đầu vào thấp nhất là hoạt động có hiệu suất nhất. Một hoạt động có hiệu suất nhất khi nó tạo
- 6 ra đầu ra tối đa với đầu vào cho trước, hoặc tạo ra đầu ra với chi phí đầu vào tối thiểu. - Tính hiệu quả: Mô tả mức độ đạt mục tiêu của một hoạt động bằng cách đo lường đầu ra và kết quả cuối cùng. Sơ đồ thể hiện tính hiệu suất và hiệu quả (1). So sánh kinh tế Chi phí 1 (2). So sánh hiệu suất Đầu vào (3). Mức độ thành công 2 Hoạt động 4 (4). Hiệu quả sử dụng nguồn lực Đầu ra 3 Kết quả Sơ đồ 1: Tính hiệu suất và tính hiệu quả 2.1.3.2. Gia tăng hoạt động cung ứng dịch vụ cho cộng đồng Trích văn kiện Đại hội XII của Đảng “Thực hiện cơ chế thị trường và đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công thông qua xã hội hóa đối với những dịch vụ công cần thiết, như dịch vụ giáo dục và y tế, mà Nhà nước đang quản lý giá, phải minh bạch và bảo đảm công khai, các yếu tố hình thành giá; thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp nhưng phải tính đúng, tính đủ chi phí. Đồng thời, hỗ trợ cho người nghèo, cho đồng bào dân tộc thiểu số, cho đối tượng chính sách. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công, theo các hình thức đối tác công-tư. Phải đảm bảo công bằng giữa các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ.
- 7 Đa dạng hình thức xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập như: cổ phần hóa; giao cộng đồng quản lý, cho thuê tài sản, cơ sở vật chất của Nhà nước để kinh doanh cung ứng dịch vụ công và thực hiện cơ chế đơn vị sự nghiệp công hoạt động như doanh nghiệp công ích”. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, cải cách hành chính, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với dịch vụ công được thể hiện như sau: - Trực tiếp tổ chức thực hiện một số dịch vụ công: Nhà nước trực tiếp thực hiện cung ứng một số dịch vụ công thông qua các cơ quan tổ chức của mình lập ra. Nhà nước cần phải xác định và nghiên cứu rõ các dịch vụ nào cần thiết nhà nước phải trực tiếp làm, phạm vi đến đâu để tránh vượt quá với khả năng cho phép nhất là về tài chính và bộ máy nhân sự. Hiện nay Nhà nước phân cấp mạnh cho các cấp chính quyền địa phương trực tiếp quản lý và thực hiện các loại dịch vụ công liên quan trực tiếp đến đời sống công dân, cộng đồng, đồng thời vừa đẩy mạnh xã hội hóa các loại dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Những loại dịch vụ quan trọng, đòi hỏi chất lượng và trình độ cao thì Chính phủ, các Bộ trực tiếp thực hiện cung cấp. - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách cho mỗi loại dịch vụ công: Nhằm để đảm bảo sản phẩm hàng hóa dịch vụ công đến tận tay người được hưởng thụ, khắc phục sự thất thoát từ những tổ chức thực hiện dịch vụ. Trong một số lĩnh vực cần nghiên cứu cơ chế cấp ngân sách dịch vụ thẳng cho đối tượng được hưởng dịch vụ, bỏ cơ chế cấp qua tổ chức thực hiện. - Không ngừng cải tiến cung cấp dịch vụ công: Nhà nước phải không ngừng cải tiến việc cung ứng dịch vụ công ở tầm vĩ mô. Đối với tầm vĩ mô, việc cải tiến được hướng trước hết vào việc xác định rõ các loại dịch vụ công cộng nào thực sự là dịch vụ nhà nước cần phải đảm bảo cung cấp cho xã hội, mức độ can thiệp của Nhà nước trực tiếp hay gián tiếp qua việc cung cấp tài chính hay chỉ đơn giản là đề ra các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả. Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý và tổ chức cung ứng từng loại dịch vụ công.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn