intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài kết hợp phân tích lý thuyết và thực nghiệm nhằm nghiên cứu cơ chế quản lý rủi ro hoạt động theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Trên cơ sở đó, phơi bày các vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình trong công tác quản lý rủi ro hoạt động và đề xuất một số giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THU THỦY QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM THU THỦY QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH QUỐC TRUNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
  3. TÓM TẮT Sự phát triển của ngành ngân hàng và quá trình mở rộng quan hệ kinh tế vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia đã tạo đòn bẩy vững chắc cho các ngân hàng thương mại Việt Nam vươn lên mạnh mẽ. Mặt khác, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn: vừa phải đối mặt với thách thức trong việc chuẩn hóa hoạt động theo thông lệ quốc tế nhằm tránh nguy cơ tụt hậu, cụ thể trong giai đoạn hiện nay là Hiệp ước Basel II; vừa thường xuyên phải đối mặt với các loại hình rủi ro ngày càng gia tăng, đặc biệt là rủi ro hoạt động. Dựa trên lý thuyết về Hiệp ước Basel II nói chung và nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động nói riêng, đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng tiêu chuẩn Basel II vào công tác quản lý rủi ro hoạt động, luận văn nhằm tìm ra phương thức mới giúp Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế. Bằng những đánh giá về thực tiễn quản lý rủi ro hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2010-2014 trên cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích, thống kê, mô tả, so sánh, phỏng vấn, khảo sát, luận văn đã đạt được kết quả nhất định. Bên cạnh những thành tựu, luận văn đã tìm ra bảy điểm hạn chế dựa vào các nguyên nhân gây ra chúng. Luận văn cũng đề cập đến khoảng cách đang tồn tại giữa chuẩn mực Basel II và thực tiễn áp dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Trên cơ sở đó, luận văn xây dựng hệ thống giải pháp chi tiết, lộ trình áp dụng cụ thể góp phần cải tiến công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: PHẠM THU THỦY Sinh ngày 20 tháng 04 năm 1989 – tại: Hà Nội Hiện công tác tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. Số 170 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Là học viên cao học khóa 15 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã số học viên: 020115130091 Cam đoan đề tài: “Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình”, Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng - Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01. Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Quốc Trung Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. TP.HCM, ngày tháng năm 2015 Tác giả Phạm Thu Thủy
  5. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn, PGS.TS. Trịnh Quốc Trung về sự giúp đỡ chân thành và những ý kiến đóng góp có giá trị của thầy đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, cùng quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa học. Trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn thạc sỹ, nhà trường và quý thầy cô đã tạo môi trường thuận lợi cũng như truyền đạt kiến thức hữu ích bổ sung thêm hành trang vững chắc giúp tôi tiếp bước trên con đường nghiên cứu và làm việc trong ngành Tài chính- Ngân hàng. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, toàn thể đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình đã luôn quan tâm, động viên khích lệ, hỗ trợ tôi trong công việc để tôi yên tâm, tập trung hoàn thành khóa học và luận văn.
  6. i MỤC LỤC Tóm tắt Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC BASEL II .................................1 1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và rủi ro trong ngân hàng thương mại ....................................................................................1 1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại ......................................................................1 1.1.2.Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................................1 1.1.3.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .........................3 1.2. Tổng quan về Hiệp ước Basel II .......................................................................5 1.2.1.Nội dung của Hiệp ước Basel II .........................................................................5 1.2.2.Tầm quan trọng của việc ứng dụng Basel II trong quản lý rủi ro tại ngân hàng thương mại ..................................................................................................................7 1.2.3. Điều kiện ứng dụng Basel II tại ngân hàng thương mại ...................................9 1.3. Rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II ........................10 1.3.1.Rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại theo Basel II ..............................10 1.3.2.Ảnh hưởng của rủi ro hoạt động đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng ....12 1.3.3.Một số ví dụ điển hình về rủi ro hoạt động và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động ngân hàng .........................................................................................................13 1.3.4.Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II .............................................................16 1.4. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II từ một số nước trên thế giới ...................................................................................21 1.4.1.Kinh nghiệm quản lý rủi ro hoạt động tại một số nước ...................................21
  7. ii 1.4.2.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ...........................................................26 Kết luận chương 1 ...................................................................................................27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH .....................................................29 2.1. Tình hình quản lý rủi ro hoạt động tại hệ thống ngân hàng Việt Nam .....29 2.1.1. Khuôn khổ pháp lý về quản lý rủi ro hoạt động tại Việt Nam .......................29 2.1.2. Một số sự cố rủi ro hoạt động tại hệ thống ngân hàng Việt Nam ...................31 2.1.3. Đánh giá chung tình hình quản lý rủi ro hoạt động tại hệ thống ngân hàng Việt Nam ..................................................................................................................34 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ....................................................................................................................35 2.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ................................35 2.2.2. Cơ chế quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ...................................................................................................................................39 2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình từ năm 2010 đến 2014 ......................................................................................44 2.2.4. Đánh giá khách quan về quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình........................................................................................................55 2.3. Đánh giá công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ................................................................................62 2.3.1. Kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro hoạt động ...........62 2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ...........................................................655 Kết luận chương 2 ...................................................................................................68 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH.........................................................................................................................69 3.1. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ............69 3.1.1. Quy định về an toàn vốn tối thiểu ..................................................................69 3.1.2. Quy trình nội bộ và hoạt động giám sát ......................................................... 69 3.1.3. Kỷ luật thị trường tại Việt Nam .....................................................................70
  8. iii 3.1.4. Sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước .................................................................70 3.1.5. Chuẩn mực kế toán tại Việt Nam ...................................................................70 3.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2015-2018 ........................................................................................................71 3.2.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình 71 3.2.2. Định hướng và chiến lược phát triển đối với công tác quản lý rủi ro hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ..........................................................74 3.3. Giải pháp đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ......................78 3.3.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ...............................................................78 3.3.2. Giải pháp về chiến lược quản lý rủi ro hoạt động ...........................................81 3.3.3. Giải pháp về chính sách hoạt động .................................................................81 3.3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở tài chính vững mạnh đáp ứng lộ trình thực hiện Basel II .....................................................................................................................82 3.3.5. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin chuyên biệt cho quản lý rủi ro hoạt động ..........................................................................................................................83 3.3.6. Cải tiến hệ thống quy trình, văn bản ..............................................................83 3.3.7. Tăng cường kiểm soát gian lận và sai phạm nội bộ .......................................84 3.3.8. Giải pháp kỹ thuật khác .................................................................................85 3.3.9. Lộ trình triển khai các giải pháp ....................................................................87 3.4. Kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan hữu quan .......................................89 3.4.1. Đối với Chính phủ ...........................................................................................89 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà Nước ........................................................................90 Kết luận chương 3 ...................................................................................................93 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ABBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Advanced Measurement Approaches- Phương pháp đo lường tiên AMA tiến Basel Committee on Banking Supervision- Ủy ban Basel về giám BCBS sát ngân hàng BCP Business Continuity Plan- Kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh BIA Basic Indicator Approach- Phương pháp chỉ số cơ bản BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAR Capital Adequacy Ratio- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CBNV Cán bộ nhân viên ĐVKD Đơn vị kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị International Financial Reporting Standards- Chuẩn mực báo cáo IFRS tài chính quốc tế Incident Management and Data Collection- Thống kê và quản lý sự IMDC cố tổn thất KRI Key Risk Indicators- Các chỉ số đo lường rủi ro chính yếu MHB Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại ORM Operational Risk Management- Phòng Quản lý rủi ro hoạt động PWC Price Waterhousecooper RCSA Risk and Control Self Assessments- Tự đánh giá và kiểm soát rủi ro RMD Risk Management Division- Khối Quản lý rủi ro RO Risk Officer- Chuyên viên kiêm nhiệm quản lý rủi ro hoạt động RRHĐ Rủi ro hoạt động RWA Risk Weighted Assets- Các tài sản có tính trọng số rủi ro Sacombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín SME Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ TCTD Tổ chức tín dụng USD Đồng đô la Mỹ VAS Vietnam Accounting Standard- Chuẩn mực kế toán Việt Nam VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VietABank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam VND Đồng Việt Nam
  10. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê tổn thất từ RRHĐ của Maybank giai đoạn 2008-2013 ............22 Bảng 1.2: Thống kê tổn thất từ RRHĐ của DBS năm 2013-2014 ............................25 Bảng 2.1: Lợi nhuận sau thuế của ABBANK giai đoạn 2010-2014 .........................38 Bảng 2.2: RRHĐ của ABBANK từ năm 2010 đến 2014..........................................44 Bảng 2.3: Thống kê số lượng RRHĐ giai đoạn 2010-2014 ......................................45 Bảng 2.4: Mô hình quản lý báo cáo RRHĐ tại ABBANK .......................................53 Bảng 2.5. Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát...............................................58 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về nhận thức và văn hóa quản lý RRHĐ ......................59 Bảng 3.1: Đề xuất lộ trình áp dụng các giải pháp đối với quản lý RRHĐ................88
  11. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro ..................................................................4 Hình 1.2 Cơ cấu của Hiệp ước Basel II ......................................................................5 Hình 1.3: Mối quan hệ giữa các nguyên nhân gây ra RRHĐ ...................................12 Hình 1.4: Mô hình quản lý RRHĐ của Maybank .....................................................22 Hình 1.5: Nguyên tắc thiết kế chính sách quản lý RRHĐ tại Maybank ...................23 Hình 2.1: Lộ trình văn bản về quản lý rủi ro của NHNN Việt Nam .........................29 Hình 2.2: Quy mô vốn điều lệ của ABBANK từ năm 2006-2014 ............................36 Hình 2.3: Quy mô tổng tài sản của ABBANK từ năm 2006-2014 ...........................36 Hình 2.4: Quy mô dư nợ cho vay của ABBANK từ năm 2006-2014 .......................37 Hình 2.5: Quy mô vốn huy động của ABBANK từ năm 2006-2014 .......................38 Hình 2.6: Khung quản lý rủi ro tại ABBANK ..........................................................39 Hình 2.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý RRHĐ ........................................................41 Hình 2.8: Cơ cấu ORM .............................................................................................41 Hình 2.9: Mô hình quản lý RRHĐ ............................................................................42 Hình 2.10: Quy trình quản lý RRHĐ tại ABBANK .................................................43 Hình 2.11: Ma trận đánh giá tổng quan RRHĐ ........................................................51 Hình 3.1: Cơ cấu quản lý RRHĐ hiện tại của ABBANK .........................................76 Hình 3.2: Dự kiến mô hình quản lý RRHĐ của ABBANK từ năm 2016 .................76 Hình 3.3: Dự kiến cơ cấu tổ chức của ORM từ năm 2016 .......................................77
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trước xu thế hội nhập quốc tế, nền kinh tế trong nước nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đang dần chuyển mình để đón nhận những cơ hội hợp tác phát triển mới. Bên cạnh cơ hội, nhiều rủi ro cũng đang đe dọa đến hoạt động của các ngân hàng trong nước, đặc biệt là sự gia tăng tổn thất do rủi ro hoạt động gây ra. Thực tế cho thấy, rủi ro hoạt động trong hệ thống ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều, hiện hữu trong các giao dịch và hoạt động thường nhật, mức độ đa dạng, phức tạp gia tăng. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả cũng như xây dựng một văn hóa quản lý rủi ro đối với toàn bộ cán bộ nhân viên, nhằm đưa ra phương án phòng ngừa rủi ro cho tương lai, thay vì chỉ xử lý “chuyện đã rồi” như hiện nay. Mặt khác, nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động của nền kinh tế Việt Nam đang đặt hệ thống ngân hàng trước câu hỏi: Tự thay đổi nâng cao năng lực phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, điển hình là Hiệp ước Basel II hay tụt lại ngày càng xa hơn? Theo kinh nghiệm triển khai Basel II của các quốc gia trên thế giới thì quá trình áp dụng đầy đủ Basel II thường kéo dài từ 3-5 năm, do đó càng trì hoãn triển khai Basel II thì Việt Nam sẽ càng bị đẩy ra xa hơn, khả năng cạnh tranh, mức độ tín nhiệm của ngân hàng thương mại trong nước bị suy giảm trong “cuộc đua” mang tầm quốc tế. Vì vậy, việc nhanh chóng ứng dụng thành công Basel II là thước đo thể hiện sự tiên tiến, an toàn, vững mạnh của một ngân hàng. Là một tổ chức có mạng lưới hoạt động tương đối rộng tại Việt Nam, bên cạnh phát triển kinh doanh, Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động vận hành và quản trị rủi ro. Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn trăn trở để phát triển kinh doanh đi đôi với quản trị tốt rủi ro, và quản lý rủi ro không nhằm mục đích kiềm hãm kinh doanh. Từ đó, việc ứng dụng Basel II vào quản lý rủi ro nói chung và rủi ro hoạt động nói riêng trở thành nhu cầu cấp thiết. Song, văn hóa quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, trình độ,
  13. năng lực quản lý chưa cao đang gây ra những trở ngại không nhỏ đối với công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Từ những lý do trên cùng với mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định và đóng góp vào sự phát triển trong công tác quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, tôi chọn đề tài “ Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình” làm hướng nghiên cứu cho luận văn Cao học. 2. Mục tiêu của đề tài: Mục tiêu tổng quát: Đề tài kết hợp phân tích lý thuyết và thực nghiệm nhằm nghiên cứu cơ chế quản lý rủi ro hoạt động theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Trên cơ sở đó, phơi bày các vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình trong công tác quản lý rủi ro hoạt động và đề xuất một số giải pháp. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình giai đoạn 2010-2014 để đúc kết những kết quả đạt được và hạn chế. Từ đó tổng kết các nguyên nhân khách quan và chủ quan làm căn cứ đề xuất giải pháp khắc phục. Đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động theo chuẩn mực Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, góp phần nâng cao vị thế của Ngân hàng trong giai đoạn hội nhập. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Cơ chế quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình như thế nào? Kết quả đạt được và hạn chế trong cơ chế quản lý rủi ro hoạt động là gì? Những điều kiện và khó khăn nào tác động đến công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình? Giải pháp nào giúp gia tăng hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình?
  14. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý rủi ro hoạt động theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu về Hiệp ước Basel II, thực trạng và điều kiện ứng dụng Basel II vào quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. - Thời gian: Dữ liệu về biểu hiện và tổn thất rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình từ năm 2010 đến 2014 Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số dữ liệu tham khảo từ các NHTM khác nhằm làm rõ thông tin về rủi ro hoạt động trên thị trường ngân hàng, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm mục đích tận dụng tính ưu việt của mỗi phương pháp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu: - Phương pháp thống kê: Số liệu sử dụng trong luận văn được thống kê từ báo cáo rủi ro hoạt động hàng năm, báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình và của một số ngân hàng khác. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp chuyên gia thông qua bảng câu hỏi mở về nội dung quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình. Thông tin tham vấn ý kiến chuyên gia sẽ được sử dụng làm căn cứ để tác giả đưa ra những đánh giá và đề xuất khách quan. - Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm đối với cán bộ nhân viên đang công tác tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình nhằm kiểm định, đánh giá khách quan nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động. - Phương pháp khác: Luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, mô tả, so sánh, đối chiếu, kết hợp lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
  15. 6. Những đóng góp của luận văn: Khái quát được khung lý luận cơ bản về Hiệp ước Basel II và nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động, sự cần thiết của việc ứng dụng Basel II vào công tác quản lý rủi ro hoạt động trong điều kiện kinh tế hiện nay. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, luận văn đã tóm lược những kết quả quản lý rủi ro mà Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn cũng trình bày cụ thể những hạn chế còn tồn tại, làm căn cứ cho việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy công tác quản lý rủi ro hoạt động đạt hiệu quả hơn. Luận văn đề xuất nhóm giải pháp, kiến nghị giúp phát triển công tác quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Hệ thống giải pháp này khá thiết thực và khả thi trong việc khắc phục các hạn chế, cũng như phù hợp với chính sách, định hướng chung của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến lộ trình áp dụng các giải pháp một cách hiệu quả. 7. Hạn chế của luận văn: Thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, điều kiện tiếp xúc phỏng vấn hạn chế nên công tác phỏng vấn ý kiến chuyên gia chỉ tập trung tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình mà chưa thể thực hiện phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia tại một số ngân hàng thương mại khác, dẫn đến phạm vị phân tích của luận văn còn khá hạn hẹp. Vì vậy, luận văn chưa đủ cơ sở, điều kiện để so sánh hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình với thực trạng chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Điều này khiến những đánh giá của luận văn đối với nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình còn mang tính chủ quan. Cơ sở dữ liệu và hệ thống báo cáo của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chưa cho phép bóc tách dữ liệu chi tiết về rủi ro hoạt động đối với các mảng
  16. nghiệp vụ. Do đó, luận văn chưa thể phân tích một cách chính xác hiệu quả công tác quản lý rủi ro hoạt động qua các năm của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: Các nghiên cứu nước ngoài  Elisa Karam 2014 Nghiên cứu của Elisa Karam đề cập đến những nội dung lý luận tổng quan và mô hình quản lý rủi ro hoạt động (RRHĐ): Nguồn: Elisa Karam 2014 Theo đó, mô hình quản lý RRHĐ được dựa trên ba công cụ: Tự đánh giá và kiểm soát rủi ro (RCSA), Báo cáo sự cố-Incident reporting và Các chỉ số đo lường rủi ro chính yếu (KRI), cho thấy vai trò quan trọng của việc báo cáo rủi ro đối với sự hiệu quả của toàn bộ mô hình. Mô hình chỉ ra sự tương tác đồng bộ giữ các cấp, đơn vị nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy văn hóa quản lý rủi ro. Đồng thời, bằng việc trình bày đầy đủ cả khía cạnh định tính và định lượng, tác giả đưa ra phương pháp tiếp cận nhằm mô hình hóa RRHĐ đối với một số tổ chức tín dụng (TCTD): - Nghiên cứu đề cập đến tầm quan trọng của dữ liệu bên ngoài trong việc cải tiến phương pháp tính vốn cho RRHĐ, vì trong hoạt động tài chính chỉ dữ liệu nội
  17. bộ thì không đủ để đánh giá toàn diện về hồ sơ rủi ro của một ngân hàng. Có nhiều cách để kết hợp dữ liệu bên ngoài vào tính toán vốn RRHĐ: sử dụng để bổ sung cho dữ liệu bị mất nội bộ, nhằm sửa đổi các thông số có nguồn gốc từ các dữ liệu bị mất, và để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của kết quả; sử dụng để xác nhận các kết quả thu được từ dữ liệu nội bộ hoặc cho điểm chuẩn. - Vai trò của bảo hiểm đối với việc giảm bớt tác động tài chính từ các tổn thất hoạt động trong ngân hàng. Việc chuyển giao rủi ro cho đơn vị bảo hiểm góp phần ngăn chặn hiệu quả hơn nguy cơ chịu thiệt hại cho ngân hàng.  Price Waterhousecooper (PWC) 2013 Thông qua nghiên cứu, PWC đưa ra mô hình quản lý RRHĐ trong sự kết hợp với nội dung quản lý tuân thủ, nếu quản lý sự tuân thủ trong ngân hàng tốt, sẽ giúp ngân hàng đó hạn chế dần RRHĐ. Nguồn: PWC 2013 Tích hợp rủi ro: Là việc tích hợp chức năng quản lý RRHĐ và rủi ro tuân thủ để phát hiện những lỗ hổng trong công tác quản lý rủi ro phát sinh từ sản phẩm, kênh phân phối và khách hàng. Đơn giản hóa sản phẩm, kênh phân phối: Chủ động áp dụng phương pháp tiếp cận khách hàng chiến lược để đơn giản hóa những sản phẩm/ kênh phân phối và cải tiến công tác tư vấn, giới thiệu sản phẩm nhằm giảm thiểu RRHĐ và rủi ro tuân thủ.
  18. Kỹ thuật phân tích: Sử dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật phân tích dữ liệu để nâng cao kiến thức về hoạt động kinh doanh, vận hành sản phẩm/ kênh phân phối nhằm quản lý tốt RRHĐ và rủi ro tuân thủ. Chuẩn hóa kiểm tra sự tuân thủ: Ngân hàng cần chuẩn hóa quy trình kiểm tra sự tuân thủ nhằm giảm thời gian xử lý những vi phạm về tuân thủ, từ đó tập trung nhiều hơn cho các yếu tố cốt lõi về quản trị rủi ro. Áp dụng các nguyên tắc chủ chốt: Tập trung vào việc gia tăng giá trị và loại bỏ những công việc không cần thiết nhằm cải tiến chất lượng và hiệu quả hoạt động. Quản lý sự thay đổi: Thiết lập chương trình và phương pháp quản lý giúp duy trì hiệu quả quản lý RRHĐ bằng cách xây dựng nhiều hơn các yêu cầu về tuân thủ trong hoạt động kinh doanh.  Homolya và Dániel 2011 Homolya giới thiệu những đặc điểm (loại sự kiện, những sự kiện thường xảy ra với mức tác động nhỏ so với những sự kiện ít xảy ra nhưng có mức ảnh hưởng lớn), quy dịnh và các phương pháp tính toán vốn yêu cầu cho RRHĐ, đồng thời tóm lược những đặc điểm quan trọng của lý thuyết và thực tiễn quản lý rủi ro. Bằng những giả thuyết và kiểm định thực tế đối với hệ thống ngân hàng Hungary, tác giả chứng minh mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng với các thông số liên quan đến tổn thất RRHĐ. Theo đó, quy mô của một ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đối với việc lựa chọn phương pháp và công bố thông tin rủi ro. Trong cùng thời kỳ, với một chi phí cố định cho quản lý rủi ro, các ngân hàng lớn hơn thường có khả năng xảy ra tổng tốn thất nhiều hơn, và có xu hướng sử dụng các phương pháp tiên tiến hơn. Trên cơ sở nghiên cứu của Homolya và Dániel, mỗi ngân hàng có thể xây dựng ý tưởng về mô hình quản lý RRHĐ của riêng mình ở một mức độ phức tạp hơn, tương xứng với quy mô tổ chức. Nghiên cứu cũng cung cấp cái nhìn tổng quan đối với những yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp đo lường RRHĐ, giúp các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc áp dụng phương pháp tiên tiến.
  19. Các nghiên cứu trong nước: Khái niệm quản lý RRHĐ (hay rủi ro tác nghiệp) đã xuất hiện và được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới, song tại Việt Nam, đây được xem là nội dung khá mới mẻ. Các NHTM Việt Nam hiện vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng cơ chế, khung quản lý RRHĐ cũng như hoàn thiện quy trình quản lý RRHĐ. Vì vậy, những đề tài nghiên cứu về RRHĐ theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam khá ít. Tác giả đã tìm hiểu và tham khảo một số bài viết sau:  Nguyễn Anh Tuấn 2006 Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống về Hiệp ước Basel II và ý nghĩa ứng dụng của Hiệp ước này vào quản trị rủi ro tại NHTM Việt Nam. Nghiên cứu đã khái quát nội dung Basel II dựa trên ba trụ cột: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), quy trình giám sát và nguyên tắc thị trường. Nghiên cứu cũng phân tích thực trạng việc quản trị rủi ro tại hệ thống ngân hàng Việt Nam và khả năng đáp ứng cũng như ứng dụng Basel II của các NHTM. Từ đó, đề xuất giải pháp hỗ trợ cho việc ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tại Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu chỉ tập trung xoay quanh cái nhìn tổng quan về các loại rủi ro nói chung, mà chưa đào sâu khai thác khía cạnh RRHĐ.  Nguyễn Thị Ngọc Nhi 2013 Ưu điểm của nghiên cứu này là ngoài việc chú trọng đến lý thuyết nền, tác giả còn tập trung phân tích khá sâu sắc các hạn chế của công tác quản trị RRHĐ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB). Luận văn đề cập đến những thiếu sót trong vấn đề nhận thức rủi ro, sự thiếu ý thức tự đánh giá rủi ro của đại đa số cán bộ nhân viên (CBNV), sự thiếu quan tâm toàn diện các nhóm RRHĐ mà chỉ tập trung vào những rủi ro gây thiệt hại lớn, thiếu đầu tư cho việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro. Với lập luận chặt chẽ, tác giả chỉ ra nhược điểm trong công tác quản lý RRHĐ tại ACB, chỉ dừng lại ở việc kiểm tra sự kiện RRHĐ trong quá khứ phục vụ cho việc cảnh báo trong tương lai, mà không xây dựng công cụ hỗ trợ ngăn ngừa, giảm thiểu thiệt hại đối với RRHĐ hiện tại hay dự doán hiệu quả cho tương lai.
  20.  Nguyễn Thị Thơm 2015 Đây là nghiên cứu khá mới liên quan đến RRHĐ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích số liệu RRHĐ giai đoạn 2010-2013 kết hợp với khảo sát chọn mẫu CBNV tại BIDV để đưa ra những đánh giá về thực trạng quản lý RRHĐ tại ngân hàng được nghiên cứu. Đối với mỗi bước trong quy trình quản lý RRHĐ, BIDV đều xây dựng được quy định, hướng dẫn cụ thể, do đó các lỗi tác nghiệp, rủi ro được phân tách rõ ràng và thống kê theo từng đơn vị. Hệ thống báo cáo được thiết lập đồng bộ gồm ba loại: Báo cáo dấu hiệu RRHĐ, báo cáo ma trận RRHĐ, báo cáo giao dịch bất thường, các đơn vị kinh doanh (ĐVKD) bắt buộc phải thực hiện các báo cáo này định kỳ và gửi về hội sở. Đây được xem là công cụ chủ yếu trong công tác quản lý RRHĐ tại BIDV. Một điểm khá mới trong nghiên cứu, đó là tác giả sử dụng kết quả khảo sát để đánh giá những mặt còn hạn chế, xác định nguyên nhân chủ yếu gây ra RRHĐ, thay vì chỉ tập trung phân tích dữ liệu về RRHĐ như các luận văn khác. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã khái quát được nội dung cơ sở lý luận của RRHĐ và Hiệp ước Basel II, đánh giá được thực trạng công tác quản lý RRHĐ, đề xuất giải pháp hiệu quả tại một số NHTM. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước đề cập khá ít đến điều kiện áp dụng Basel II, phương pháp đo lường rủi ro theo Basel II và cơ sở ứng dụng các phương pháp này vào thực tiễn quản lý RRHĐ tại NHTM, mà cụ thể ở đây là Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBANK). Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước chưa đề cập nhiều đến vấn đề xây dựng văn hóa, nhận thức quản lý rủi ro cho toàn thể CBNV tại tổ chức. Với mục đích đóng góp những ý kiến mới trong hướng nghiên cứu về RRHĐ, đề tài “Quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình” sẽ đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về cơ sở lý luận của Hiệp ước Basel II đối với quản lý RRHĐ, khả năng ứng dụng, thực trạng công tác quản lý RRHĐ tại ABBANK, vai trò của bảo hiểm đối với RRHĐ và một số giải pháp hoàn thiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2