Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước cấp huyện đối với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI LÊ CÔNG THỤ QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI LÊ CÔNG THỤ QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔN THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG VĂN MẠNH HÀ NỘI, NĂM 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, trong luận văn các số liệu đƣợc sử dụng là trung thực và kết quả nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 Tác giả Lê Công Thụ
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện làm luận văn tốt nghiệp, em nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài trƣờng Đại học Thƣơng Mại. Em xin đƣợc bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Thƣơng mại đã giúp em rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu. Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cũng nhƣ thu thập dữ liệu để cho em có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ nghiên cứu luận văn Thạc sĩ này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ngƣời hƣớng dẫn khoa học là TS. Hoàng Văn Mạnh, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, đọc và góp ý chi tiết, tỉ mỉ tất cả các bản thảo liên quan đến việc thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị, em đồng nghiệp, các bạn và ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ tôi vƣợt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu nói chung và luận văn tốt nghiệp nói riêng./. Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 Tác giả Lê Công Thụ
- iii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình, STT Nội dung Trang Biểu đồ 1 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Lục Nam 47 2 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các loại đất huyện Lục Nam 2019 49
- iv DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Tình hình dân số và lao động huyện Lục Nam 1 Bảng 2.1 50 giai đoạn 2016 - 2019 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Nam giai đoạn 2 Bảng 2.2 53 2016 - 2019 Kết quả huy động vốn xây dựng nông thôn mới trên 3 Bảng 2.3 55 địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2010 - 2019 Kết quả thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn 4 Bảng 2.4 58 mới huyện Lục Nam giai đoạn 2010 - 2019 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lục Nam giai 5 Bảng 2.5 60 đoạn 2016 - 2019
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt 1 BCĐ Ban chỉ đạo 2 CCKT Cơ cấu kinh tế 3 GTNT Giao thông nông thôn 4 HĐND Hội đồng nhân dân 5 HTX Hợp tác xã 6 KT-XH Kinh tế - xã hội 7 MTTQ Mặt trận Tổ quốc 8 NTM Nông thôn mới 9 QLNN Quản lý nhà nƣớc 10 QLXDNTM Quản lý xây dựng nông thôn mới 11 TW Trung ƣơng 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 XDNTM Xây dựng nông thôn mới
- vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài …………………………………………........ 3 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ................................................ 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 10 7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 10 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN ................ 11 1.1. Một số vấn đề về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện ............ 11 1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................. 11 1.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện ........ 13 1.1.3. Nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện ……… 15 1.2. Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện ...................... 17 1.2.1. Một số khái niệm ....……………………………………………… 17 1.2.2. Sự cần thiết, mục tiêu và yêu cầu của quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện .............................…………………………….. 20 1.2.3. Nội dung quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện .... 23 1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện .............................……………………………………. 31 1.2.5. Đánh giá quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện ...... 36 1.3. Kinh nghiệm về quản lý xây dựng nông thôn mới cấp huyện ở một số địa phƣơng trong và ngoài tỉnh Bắc Giang ........................................... 39 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý xây dựng nông thôn mới cấp huyện ở một số huyện ngoài tỉnh Bắc Giang ................................................................. 39 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý xây dựng nông thôn mới cấp huyện ở một số huyện trong tỉnh Bắc Giang .................................................................. 43 1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý xây dựng nông thôn mới cho huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang......................................................... 45
- vii Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG ......... 47 2.1. Tổng quan xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang …………………………………………………………............ 47 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang …………………... 47 2.1.2. Khái quát kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .......................................................................................... 55 2.2. Phân tích thực trạng quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ........................................................................ 61 2.2.1. Tổ chức bộ máy xây dựng nông thôn mới huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .................................................................................................. 61 2.2.2. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới … 64 2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới .................................................................................................... 67 2.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới ................................................................. 72 2.3. Đáng giá chung về quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang................................................................... 75 2.3.1. Ƣu điểm và nguyên nhân ................................................................. 75 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 77 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG ....................................................................... 80 3.1. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng xây dựng nông thôn mới của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ........................................................ 80 3.1.1. Quan điểm, chủ chƣơng của huyện Lục Nam về xây dựng nông thôn mới .................................................................................................... 80 3.1.2. Mục tiêu, phƣơng hƣớng xây dựng nông thôn mới của huyện Lục Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030 .............................................. 81 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa
- viii bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2030 .............. 82 3.2.1. Đối với bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới .......................... 82 3.2.2. Đối với công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới .................................................................................. 84 3.2.3. Đối với công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới ............................................................ 88 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................ 90 3.3.1. Đối với Trung ƣơng ……………………………………………… 90 3.3.2. Đối với tỉnh Bắc Giang ................................................................... 90 KẾT LUẬN ............................................................................................... 91
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã hội (KT-XH) đất nƣớc. Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Việt Nam luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lƣợc quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lƣợng để phát triển KT-XH bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Việt Nam đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trực tiếp là Nghị quyết Trung ƣơng (TW) 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [1]. Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2010 - 2020 xác định mục tiêu xây dựng và phát triển nông thôn theo mô hình mới nhằm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt của ngƣời nông dân [2]. Chủ trƣơng XDNTM đƣợc triển khai trên phạm vi cả nƣớc, tới tất cả các địa phƣơng, từ tỉnh, đến huyện, đến xã và xuống các thôn bản; hƣớng tới mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của ngƣời nông dân, thay đổi diện mạo các vùng nông thôn. Quản lý xây dựng nông thôn mới (QLXDNTM) trên địa bàn cấp huyện là rất cần thiết nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn cấp huyện và trên phạm vị cả nƣớc. Huyện Lục Nam là một trong các huyện của tỉnh Bắc Giang triển khai thực hiện XDNTM ngay từ những năm đầu khi có chƣơng trình, trong gần 10 năm (2010 - 2020) thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM huyện Lục Nam đƣợc một số kết quả tích cực, trong đó công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Kết quả thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM của huyện Lục Nam giai đoạn 2010 - 2019 đã đƣợc một số kết quả tích cực nhất định, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện XDNTM, kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng lên; văn hóa,
- 2 giáo dục, y tế phát triển; hệ thống chính trị cơ sở đƣợc củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo; đến hết năm 2019 huyện Lục Nam có 11/24 xã đạt chuẩn NTM [3]. Bên cạnh những kết quả nổi bật đó, thì công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam trong thời gian qua còn có những tồn tại, hạn chế, khó khăn: kết quả của XDNTM chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, chƣa quyết liệt trong triển khai thực hiện XDNTM, huy động nguồn lực cho XDNTM chƣa cao, công tác tuyên truyền về XDNTM có lúc còn chƣa thƣờng xuyên, việc lập quy hoạch và quản lý quy hoạch XDNTM thiếu đồng bộ, chấp hành quy hoạch XDNTM chƣa nghiêm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện XDNTM còn chƣa sát với thực tiễn của địa phƣơng, hoạt động của bộ máy QLXDNTM hiệu quả chƣa cao; công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát chƣa thật sự đƣợc coi trọng. Vì thế hiệu lực, hiệu quả của công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam chƣa cao, còn có tồn tại hạn chế. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, khó khăn đó là: Phát triển nông nghiệp, nông thôn và XDNTM chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện tự nhiên; sản xuất nông nghiệp đối mặt nhiều rủi ro nhƣ thiên tai, dịch bệnh, thị trƣờng tiêu thụ. Huyện Lục Nam và các xã trong huyện có điểm xuất phát thấp về điều kiện KT-XH. Trong đó nguyên nhân đáng kể là do: Năng lực quản lý, điều hành của chính quyền huyện còn chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của nhiệm vụ XDNTM. Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác QLXDNTM còn hạn chế, chuyên môn và kinh nghiệm trong XDNTM còn ít; bộ máy điều hành, QLXDNTM của huyện còn chồng chéo, các thành viên BCĐ huyện chủ yếu là kiêm nhiệm; nhân lực quản lý, điều hành XDNTM của huyện còn thiếu và yếu. Chƣa phát huy đƣợc hết khả năng của đội ngũ cán bộ cấp thôn và của ngƣời dân trong tham gia quản lý, điều hành XDNTM. Vì vậy hiệu lực, hiệu quả công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam là hết sức quan trọng, tác động đến sự thành bại của chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam. Cho đến nay chƣa có một nghiên cứu khoa học nào đánh giá toàn diện, cụ thể về QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam. Trong giai đoạn 2020 -
- 3 2025 và thời gian tiếp theo XDNTM nói chung và QLXDNTM nói riêng của huyện Lục Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng, để xây dựng huyện Lục Nam đạt chuẩn NTM vào năm 2025, phát triển huyện Lục Nam toàn diện, thì đòi hỏi phải có các giải pháp phù hợp, đồng bộ, có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam. Từ những vấn đề nêu trên và từ kinh nghiệm thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” là thiết thực và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan 2.1. Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài Liên quan đến đề tài “Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”, có một số công trình, một số nghiên cứu khoa học về nội dung XDNTM, QLXDNTM đã đƣợc công bố, tiêu biểu có một số công trình sau: Ban tổ chức Hội thảo lý luận và thực tiễn XDNTM ở Việt Nam (2019), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam”, (Báo cáo đề dẫn Hội thảo), báo cáo đề dẫn đã khái quát tiến trình XDNTM ở Việt Nam, cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn; báo cáo đã nêu ra những kết quả nổi bật sau gần 10 năm XDNTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn; báo cáo đã đề xuất định hƣớng phát triển nông nghiệp nông thôn tƣơng lai. Báo cáo đã xem xét mổ xẻ các vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, XDNTM từ góc nhìn khoa học, để định hƣớng chiến lƣợc và giải pháp đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, XDNTM trong thời gian tới [4]. Mai Thanh Cúc và Quyền Đình Hà (2005), “Phát triển nông thôn”, (Giáo trình), theo quan điểm giáo trình này “phát triển nông thôn là một tất yếu cải thiện một cách bền vững về KT-XH, văn hóa và môi trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ nông thôn, quá trình này trƣớc hết là do ngƣời dân nông thôn và sự hỗ trợ tích cực của nhà nƣớc và các tổ chức khác”. Tác giả khái quát vai trò của phát triển kinh tế nông thôn với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vai trò của nhà nƣớc trong phát
- 4 triển nông thôn, nhà nƣớc đóng vai trò thiết yếu nhƣ một ngƣời hỗ trợ chính cho việc phát triển nông thôn [5]. Hoàng Sỹ Kim (2009), “Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn phân tích làm rõ thực trạng quá trình XDNTM ở Việt Nam từ 2009 đến nay, tìm ra đƣợc các nhóm giải pháp cụ thể đối với QLNN về XDNTM. Tác giả kiến nghị đƣa nội dung XDNTM vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để thực hiện đồng bộ về chính trị và pháp lý trong XDNTM trên toàn quốc; cần lập Hội đồng tƣ vấn Quốc gia về XDNTM, tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia trên mọi lĩnh vực để tƣ vấn chính sách XDNTM. Đổi mới QLXDNTM, phát huy hiệu quả nguồn lực con ngƣời tại chính nông thôn, có chính sách thu hút lao động, nhất là lao động có tày nghề, trình độ cao sinh sống làm việc tại nông thôn để phát triển nông thôn [6]. Dƣơng Thị Bích Diệp (2014), “Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”, (Bài báo), bài báo đánh giá bƣớc đầu về triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM, tuy nhiên trong quá trình thực hiện XDNTM còn tồn tại một số bất cập, hạn chế so với mục tiêu đặt ra. Tác giả kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả XDNTM trên cả nƣớc. Tác giả đã đóng góp vào việc xây dựng cơ sở khoa học cho hoàn thiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM nói chung, các chính sách để thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM nói riêng [7]. Đỗ Thị Thạch (2019), “Đổi mới hệ thống quản lý nhà nước cho xây dựng nông thôn mới; thực trạng, định hướng và giải pháp”. (Tham luận kỷ yếu hội thảo), tham luận chỉ ra hệ thống QLNN về XDNTM ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra; tác giả đƣa ra định hƣớng, giải pháp đổi mới hệ thống QLNN cho XDNTM. Tác giả khẳng định cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn, các viện nghiên cứu, trƣờng đại học để sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhân lực chất lƣợng cao trong XDNTM; có cán bộ quản lý chung, có cán bộ quản lý riêng từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể trong XDNTM [8]. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Đào Đức Huấn (2019), “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới”, (Báo cáo), báo cáo đã đƣa ra
- 5 một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ sở về thực tiễn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Cần tập trung đột phá về thể chế để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch CCKT nông nghiệp, đổi mới mô hình liên kết sản xuất, phát triển thị trƣờng [9]. Ngô Thị Vân Anh (2015), “Vai trò của chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn đề cập vai trò của cấp xã trong XDNTM. Sự vào cuộc quyết liệt và nỗ lực của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể nhân dân ở xã trong phát huy mọi nguồn lực để XDNTM; XDNTM chủ yếu là diễn ra ở cấp xã, là nơi trực tiếp thực hiện các công việc XDNTM, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm, vai trò, vị trí của chính quyền cấp xã trong XDNTM [10]. . Nguyễn Thế Toan (2019), “Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong quá trình XDNTM trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”, (Luận án Tiến sĩ), luận án tiến hành hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với quá trình xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong XDNTM của thành phố Hà Nội [11]. Lƣơng Thị Thu Hằng (2015), “Chương trình xây dựng nông thôn mới nhìn từ thực tế các xã thí điểm”, (Đề tài cấp Bộ), đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM từ các xã đang triển khai, phân tích quan điểm và giải pháp của các địa phƣơng tại một số tỉnh chiến lƣợc thực hiện XDNTM theo hƣớng bền vững. Phân tích các thuận lợi, các thách thức, các cản trở, các điểm vƣớng trong thực hiện XDNTM ở các xã làm điểm XDNTM và các xã đang triển khai. Đề tài đã đƣa ra những đề nghị chính sách và đề xuất giải pháp thực hiện mô hình XDNTM theo hƣớng phát triển bền vững [12]. Bạch Quốc Khang (2019), “Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới”, (Báo cáo), báo cáo đã nhấn mạnh vai trò của ngƣời dân trong tham gia XDNTM, ngƣời dân vừa là chủ thể XDNTM đồng thời là ngƣời hƣởng thụ thành quả XDNTM [13].
- 6 Đinh Thị Thanh Hà (2016), “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn đã khái quát các nguyên tắc trong XDNTM, các nội dung và các bƣớc XDNTM, các nhân tố ảnh hƣởng đến XDNTM. Khái quát thực trạng XDNTM huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2016, rút ra những kinh nghiệm trong quản lý XDNTM trên địa bàn huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc để làm bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác [14]. Nguyễn Thị Quỳnh (2015), “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn đề cập đến những kết quả đạt đƣợc, những khó khăn trong QLNN về XDNTM tại huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chƣơng trình trong thời gian tới [15]. Hoàng Thị Hồng Lê (2016), “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những khó khăn trong QLNN về XDNTM tại huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2018; luận văn đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt công tác QLNN về XDNTM trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn tiếp theo [16]. Vƣơng Đình Thắng (2015), “Xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang hiện nay”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn đã đánh giá thực trạng kết quả XDNTM của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015, rút ra kinh nghiệm và đƣa ra các giải pháp để XDNTM cho huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong thời gian tiếp theo [17]. Nguyễn Thanh Tuấn (2014), “Thực trạng và giải pháp XDNTM trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn đã chỉ ra thực trạng về kết quả XDNTM của huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, từ đó đƣa ra các giải pháp để XDNTM của huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo [18]. Vũ Văn Tuấn (2017), “Giả pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước”, (Luận văn Thạc sĩ), luận văn đánh giá kết quả XDNTM của huyện Nga Sơn, tỉnh Thành Hóa và đƣa ra những giải pháp để thực hiện thắng lợi chƣơng trình mục tiêu quốc gia XDNTM của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa [19]. 2.2. Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu
- 7 Kết quả tổng quan các nghiên cứu có liên quan cho thấy có nhiều đề tài khoa học, luận án, luận văn, bài báo nghiên cứu về XDNTM, QLXDNTM, các công trình đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong QLXDNTM theo tiếp cận khác nhau. Có các nghiên cứu lý luận về phát triển nông nghiệp, nông thôn, XDNTM; một số nghiên cứu đi sâu vào phân tích nội dung phát triển kinh tế nông thôn, XDNTM, đổi mới QLXDNTM ở những góc độ khác nhau. Có công trình nghiên cứu khái quát các nguyên tắc, quy trình QLXDNTM; một số đi sâu phân tích về quan điểm, phƣơng hƣớng XDNTM ở những phạm vi khác nhau. Một số công trình nghiên cứu ở từng thời điểm cụ thể, quy mô và phƣơng pháp tiếp cận khác nhau đã làm phong phú về lý luận và thực tiễn QLXDNTM ở từng địa phƣơng. Đây là những căn cứ khoa học và thực tiễn quan trọng để kế thừa trong thực hiện luận văn. Kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan cũng cho thấy chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện một cách có hệ thống và cập nhật về vấn đề QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc cấp huyện đối với XDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có một số nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về QLXDNTM trên địa bàn cấp huyện. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, làm rõ những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất thực hiện một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìm 2030. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nƣớc cấp huyện đối với XDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Vấn đề quản lý XDNTM có thể tiếp cận theo các góc độ khác nhau và có phạm vi rộng, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu, bao gồm: Tổ chức bộ máy QLXDNTM; công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch XDNTM; công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch XDNTM; công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch XDNTM. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nƣớc cấp huyện đối với XDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2011 - 2019, tập trung vào giai đoạn 2016 - 2019; Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc cấp huyện về XDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2020 - 2025 tầm nhìn 2030. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; hệ thống quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về XDNTM. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông tin công bố chính thức của các cơ quan nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về XDNTM; những thông tin về tình hình tự nhiên, KT-XH của huyện Lục Nam, kết quả XDNTM, kết quả công tác QLXDNTM trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2010 -2019 do các cơ quan chức năng của huyện cung cấp. Các báo cáo tình hình phát triển KT- XH, báo cáo XDNTM của huyện Lục Nam giai đoạn 2016 - 2019, báo cáo XDNTM của các xã trong huyện Lục Nam. Thu thập tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong huyện Lục Nam và các xã trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; Chi cục Thống kê huyện Lục Nam; BCĐ XDNTM huyện Lục Nam, Ban quản lý XDNTM các xã trong huyện Lục Nam; sử dụng các tài liệu, số liệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn