intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhàm 2 mục tiêu: Đánh giá thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam (Techcombank); đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả quản trị nợ xấu tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHAN THANH DIỆU QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH PHAN THANH DIỆU QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN DỤC THỨC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. i TÓM TẮT LUẬN VĂN Vấn đề về nợ xấu không phải là mới nhƣng việc quản trị nợ xấu vẫn không hề đơn giản, có ý nghĩa và rất quan trọng đối với các ngân hàng nói chung và đối với ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam nói riêng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản trị nợ xấu, tác giả xác định mục tiêu, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu của mình, các khoảng trống tri thức trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài... các nội dung này đƣợc trình bày cụ thể tại chƣơng một của luận văn. Triển khai theo trên mục tiêu đã xác định, tại chƣơng hai tác giả nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý luận xoay quanh việc quản trị nợ xấu nhƣ: khái niệm về quản trị nợ xấu, nội dung quản trị nợ xấu, các nguyên tắc căn bản trong quản trị nợ xấu cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị nợ xấu. Chƣơng hai giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề quản trị nợ xấu, là nền tảng để vận dụng nghiên cứu, đề xuất ở các chƣơng tiếp theo. Tiếp theo chƣơng hai về nền tảng lý luận, tác giả thực hiện đánh giá công tác quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam hiện nay tại chƣơng ba, qua đó nhận định những thành công và hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu tại ngân hàng. Với các hạn chế còn tồn tại, tác giả phân tích nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó để thấy đƣợc điểm yếu của hệ thống quản trị nợ xấu hiện tại của ngân hàng. Đây là cơ sở đề tác giả đề xuất các giải pháp cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, đƣa ra các kiến nghị cho Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam và Chính phủ ở chƣơng bốn nhằm nâng cao kết quả quản trị nợ xấu của Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Ngƣời viết Phan Thanh Diệu
  5. iii LỜI CÁM ƠN Qua quá trình học tập tại Trƣờng Đại học Ngân hàng Tp.HCM, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy Cô. Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi nhiều cơ sở lý luận cũng nhƣ kiến thức thực tế hữu ích giúp tôi nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, mang đến cho tôi những giá trị quan trọng trong học tập và cả cuộc sống. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô của Trƣờng Đại Ngân hàng Tp.HCM, xin cám ơn Thầy Trần Dục Thức (TS) đã tận tình hƣớng dẫn để tôi có thể hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi cho tôi để thực hiện đề tài này. Trân trọng!
  6. iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ------------------------------------------------------------------------- I LỜI CAM ĐOAN -------------------------------------------------------------------------------II LỜI CÁM ƠN ---------------------------------------------------------------------------------- III MỤC LỤC --------------------------------------------------------------------------------------- IV DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT-------------------------------------------------------------- VIII A. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ------------------------------------------------------- VIII B. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT---------------------------------------------------------- IX DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ -------------------------------------------------- XI CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU -------------------------------------------------------------------- 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài ---------------------------------------------------------------- 1 1.1.1. Đặt vấn đề -------------------------------------------------------------------------- 1 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ---------------------------------------------------------- 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ------------------------------------------------------------------- 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ----------------------------------------------------------------- 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể --------------------------------------------------------------------- 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu -------------------------------------------------- 3 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 3 1.6. Nội dung nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 4 1.7. Đóng góp của đề tài ------------------------------------------------------------------ 4 1.8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu ----------------------------------------------------- 4 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ----------------------------------- 6 2.1. NỢ XẤU ----------------------------------------------------------------------------------- 6 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu  -------------------------------------------------------------- 6 2.1.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu ---------------------------------------------------- 8
  7. v 2.1.2.1. Nhóm nguyên nhân khách quan --------------------------------------------- 8 2.1.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan ----------------------------------------------- 11 2.1.3. Các tác động của nợ xấu ---------------------------------------------------------- 14 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu ------------------------------------------------------ 15 2.2. QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ---------------------- 16 2.2.1. Khái niệm về quản trị nợ xấu ----------------------------------------------------- 16 2.2.2. Nội dung của quản trị nợ xấu ----------------------------------------------------- 18 2.2.2.1. Nhận dạng nợ xấu ------------------------------------------------------------- 18 2.2.2.2. Phân tích nợ xấu--------------------------------------------------------------- 19 2.2.2.3. Đo lƣờng nợ xấu -------------------------------------------------------------- 19 2.2.2.4. Kiểm soát nợ xấu-------------------------------------------------------------- 20 2.2.2.5. Tài trợ nợ xấu ------------------------------------------------------------------ 20 2.2.3. Các nguyên tắc căn bản trong quản trị nợ xấu của các NHTM -------------- 21 2.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM VIỆT NAM -------------------------------- 22 2.3.1. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu các nƣớc ở Châu Âu, Châu Mỹ --------------- 22 2.3.2. Kinh nghiệm quản trị nợ xấu của một số nƣớc Châu Á ----------------------- 24 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam ------------------------------- 25 TÓM TẮT CHƢƠNG II ---------------------------------------------------------------------- 27 CHƢƠNG III. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015----------------------------------------------------------------------------------------- 28 3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ----- 28 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam--- 28 3.1.2. Cơ cấu tổ chức -------------------------------------------------------------------- 29 3.1.3. Tổng quan về tài chính của ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 ----------------------------------------------------------------------- 30 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 ----------------------------- 34 3.2.1. Nội dung quản trị nợ xấu tại Techcombank ----------------------------------- 34 3.2.1.1. Nhận biết và phân loại nợ xấu -------------------------------------------- 34 3.2.1.2. Phân tích nợ xấu --------------------------------------------------------------- 36 3.2.1.3. Đo lƣờng nợ xấu --------------------------------------------------------------- 37 3.2.1.4. Kiểm soát nợ xấu ----------------------------------------------------------- 40 3.2.1.5. Xử lý nợ xấu ----------------------------------------------------------------- 49 3.2.2. Kết quả quản lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 ----------------------------------------------------------------------- 52
  8. vi 3.2.3. Đánh giá về công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam ------------------------------------------------------------------------------------ 60 3.2.3.1. Thành công ------------------------------------------------------------------ 60 3.2.3.2. Hạn chế----------------------------------------------------------------------- 61 3.2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ------------------------------------------------- 62 TÓM TẮT CHƢƠNG III --------------------------------------------------------------------- 66 CHƢƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ------------------------------------------------------------------------ 67 4.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG THỜI GIAN TỚI ------------- 67 4.1.1. Định hƣớng quản trị nợ xấu hệ thống ngân hàng Việt Nam------------------ 67 4.1.1.1. Định hƣớng chung trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ------------ 67 4.1.1.2. Định hƣớng riêng trong hoạt động quản trị nợ xấu ---------------------- 68 4.1.2. Định hƣớng quản trị nợ xấu của ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam 69 4.1.2.1. Định hƣớng phát triển của ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam --- 69 4.1.2.2. Định hƣớng về quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam --------------------------------------------------------------------------------------- 70 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM -------------------------------- 71 4.2.1. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bao gồm cả trình độ chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp ---------------------------------------------------------------------- 71 4.2.2. Tăng cƣờng việc kiểm tra, giám sát --------------------------------------------- 73 4.2.3. Đầu tƣ hệ thống công nghệ thông tin -------------------------------------------- 75 4.2.4. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành của ban lãnh đạo --------------------- 76 4.2.5. Nâng cao quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng ----------------------------- 77 4.2.6. Một số giải pháp để tăng cƣờng kết quả xử lý nợ xấu của ngân hàng ------ 78 4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ------------------------------------------------------------------ 80 4.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc---------------------------------------------- 80 4.3.2. Kiến nghị với Chính phủ ---------------------------------------------------------- 84 TÓM TẮT CHƢƠNG IV --------------------------------------------------------------------- 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------------- 87 PHỤ LỤC ---------------------------------------------------------------------------------------- 91 PHỤ LỤC 1: TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ----------------------------- 91 1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ----------------------------------------------------- 91
  9. vii 2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc -------------------------------------------------------- 95 PHỤ LỤC 2: TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC --- 101 PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT 17 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II ----------------------------------------------------------------------------- 106 PHỤ LỤC 4: PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ TỔN THẤT CỦA KHOẢN CẤP TÍN DỤNG THEO BASEL II ------------------------------------------ 113
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A. Từ viết tắt tiếng Anh Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Nghĩa của từ Advanced Internal A-IRB Phƣơng pháp xếp hạng nội bộ nâng cao Ratings Based Asset Management Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và AMC Company khai thác tài sản Techcombank BB Business Banking Khối khách hàng doanh nghiệp Compounded Annual CAGR Tốc độ tăng trƣởng kép Growth Rate CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Commercial Banking Phân khúc Commercial Banking trực CMB thuộc Khối doanh nghiệp lớn Corm and Legal Khối Khối Tuân thủ, Quản trị rủi ro hoạt CnL động và Pháp chế Coporate Banking Phân khúc Coporate Banking trực thuộc CRB Khối doanh nghiệp lớn The European Central ECB Ngân hàng Trung Ƣơng Châu Âu Bank EWS Early Warning System Hệ thống cảnh báo sớm FDI Foreign Direct Investment Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FI Finance Institution Định chế tài chính HUB HUB Đơn vị quản lý nợ chuyên trách
  11. ix The International IMF Quỹ tiền tệ quốc tế Monetary Fund LGD Loss Given Default Mức độ tổn thất do nợ quá hạn Micro Small and Medium Phân khúc thuộc Khối khách hàng MSME Enterprise doanh nghiệp NIM Net Interest Margin Lợi nhuận biên ròng PD Probability of Default Xác suất vỡ nợ RP Risk Premium Phần bù rủi ro tín dụng Small and Medium Phân khúc thuộc Khối khách hàng SME Enterprise doanh nghiệp SnD Sales and Distribution Khối Bán hàng và kênh phân phối Viet Nam Technological Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Techcombank and Commercial Joint Nam Stock Bank Upper Small and Medium Phân khúc thuộc Khối khách hàng USME Enterprise doanh nghiệp WB World Bank Ngân hàng thế giới B. Từ viết tắt tiếng Việt Từ viết tắt Nghĩa của từ DPRR Dự phòng rủi ro ĐVKD Đơn vị kinh doanh HĐQT Hội đồng quản trị
  12. x KHDN Khách hàng doanh nghiệp KHDN NVV Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa NHTM Ngân hàng thƣơng mại RRTD Rủi ro tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TSBĐ Tài sản bảo đảm TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trƣờng chứng khoán
  13. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Sơ đồ Sơ đồ 2.1. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank Sơ đồ 3.2: Mô hình khung quản trị rủi ro toàn diện tại Techcombank Sơ đồ 3.3: Cấu trúc quản trị rủi ro tại Techcombank Sơ đồ 3.4: Quy trình xử lý nợ có vấn đề tại Techcombank 2. Bảng Bảng 3.1: Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ của TCB Bảng 3.2: Nguyên tắc kiểm soát ba tuyến phòng thủ của Techcombank Bảng 3.3: Phân loại nợ vay tại Techcombank từ năm 2011-2015 Bảng 3.4: Dƣ nợ cho vay theo ngành nghề tại Techcombank từ 2012-2015 Bảng 3.5: Giá trị LGD tối thiểu đối với các khoản phải đòi có tài sản đảm bảo 3. Biểu đồ Biểu đồ 3.1: Doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế của Techcombank từ 2011-2015 Biểu đồ 3.2: Dƣ nợ cho vay và huy động của Techcombank từ 2011-2015 Biểu đồ 3.3: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ của Techcombank từ 2011- 2015 Biểu đồ 3.4: Tỷ suất sinh lời (ROA, ROE) và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Techcombank từ 2011-2015 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank từ năm 2011-2015 Biểu đồ 3.6: Dƣ nợ cho vay cá nhân, doanh nghiệp và số dƣ nợ xấu tại Techcombank từ năm 2011-2015 Biểu đồ 3.7: Tốc độ tăng trƣởng nợ xấu, tăng trƣởng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp và cá nhân tại Techcombank từ năm 2011-2015 Biểu đồ 3.8: Dƣ nợ cho vay theo kỳ hạn tại Techcombank từ năm 2011-2015
  14. xii Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dƣ nợ vay theo các kỳ hạn tại Techcombank từ năm 2011-2015
  15. 1 CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1.1.1. Đặt vấn đề Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến những vụ sụp đổ ngân hàng với quy mô lan rộng toàn cầu nhƣ đại khủng hoảng trong hệ thống tƣ bản năm 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 và vừa qua là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nhắc tới nguyên nhân của khủng hoảng tài chính, phải nhắc tới những rủi ro trong hoạt động ngân hàng, mà tâm điểm của nó là những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Bài học về các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên các thị trƣờng tài chính - tiền tệ lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada…cho thấy việc các ngân hàng thƣơng mại chủ động ứng phó với các rủi ro và xây dựng cho mình những chiến lƣợc quản trị rủi ro là thực sự cần thiết. Nợ xấu là một biểu hiện rõ nét của rủi ro tín dụng. Nợ xấu có ảnh hƣởng to lớn đối với các tổ chức tín dụng cũng nhƣ cả nền kinh tế. Nó không chỉ làm “tắc nghẽn” dòng tín dụng trong nền kinh tế mà còn có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống tài chính. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản trị nợ xấu, tác giả chọn vấn đề quản trị nợ xấu để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản nợ xấu, đó là các khoản nợ không còn khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi. Do đó việc quản trị nợ xấu thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận theo hƣớng quản trị rủi ro tín dụng. Việc quản trị để ngăn ngừa những khoản nợ xấu phát sinh cũng nhƣ có những biện pháp để xử lý đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm hiện nay trong hoạt động tài chính ngân hàng. Số liệu thống kê nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến thời điểm tháng 8/2015 cho thấy sự biến động lên xuống thất thƣờng: tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong giai đoạn này từng đạt là khoảng 3,3% (vào trong năm 2011) và ngƣỡng cao nhất từng chạm là 4,6% tổng dƣ nợ (vào năm 2014). Trƣớc tình
  16. 2 hình nợ xấu trong nƣớc tăng cao, trong năm 2015 Chính phủ đặt ra nhiệm vụ cho ngành ngân hàng là đƣa mức nợ xấu toàn hệ thống về dƣới 3%. Với nỗ lực không ngừng của Chính phủ cũng nhƣ hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM), số liệu nợ xấu vào cuối năm 2015 ƣớc tính 2,5%. Có thể nói rằng, nợ xấu không còn là vấn đề mới trên thế giới nhƣng chính Việt Nam hiện nay lại gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh nghiệm xử lý. Vậy câu hỏi đặt ra là nợ xấu đƣợc quản trị ra sao, làm sao để việc quản trị nợ xấu hiệu quả? Trƣớc những trăn trở về vấn đề nợ xấu, khi quay lại xem xét tại môi trƣờng đang làm việc là Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam (Techcombank), tác giả đã nhận thấy nợ xấu tại đây vào cuối năm 2015 chỉ ở mức 1,67%, thấp hơn nhiều so với mức 2,5% của toàn ngành. Đây là một con số thực sự ấn tƣợng nếu nhƣ các cơ sở tính toán là phù hợp, các cấu phần ghi nhận là chính xác. Quá trình tìm hiểu việc nợ xấu với quy mô toàn hệ thống Techcombank chỉ mới tìm thấy một nghiên cứu thực hiện năm 2013. Do đó để tìm hiểu rõ hơn về nợ xấu cũng nhƣ phƣơng thức quản trị nợ xấu tại đây, tác giả đã chọn nghiên cứu nội dung: “Quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn xác định mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Dựa trên mục tiêu tổng quát đã đặt ra, các mục tiêu cụ thể đƣợc xác định là: - Đánh giá thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam (Techcombank). Để đạt mục tiêu này, tác giả đánh giá phƣơng thức quản trị nợ xấu, kết quả quản trị nợ xấu tại Techcombank trong 5 năm gần nhất (từ 2011 đến 2015). Qua đó làm rõ những thành công và hạn chế trong việc quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam.
  17. 3 - Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả quản trị nợ xấu tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận cho nợ xấu, quản trị nợ xấu là gì? - Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động quản trị nợ xấu tại Ngân hàng Kỹ Thƣơng Việt Nam là gì? - Các giải pháp để nâng cao kết quả quản trị nợ xấu tại Ngân hàng Kỹ Thƣơng Việt Nam là gì? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động quản trị nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại. - Phạm vi về không gian: tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: số liệu dùng cho việc phân tích đánh giá thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam đƣợc thu thập trong giai đoạn từ 2011 đến 2015. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Cụ thể: - Trong chƣơng một, tác giả đã tổng hợp nhiều công trình nghiên cứu trƣớc đây, đánh giá những đóng góp cũng nhƣ hạn chế của các công trình này. Từ đó xác định các khoảng trống tri thức hiện có để làm cơ sở thực hiện nghiên cứu lần này. - Trong chƣơng hai, tác giả đã tổng hợp các tài liệu nhằm hệ thống lại cơ sở lý thuyết về nợ xấu và quản trị nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại. Đây là cơ sở lý thuyết nền tảng để tiếp tục tìm hiểu, phân tích thực trạng quản trị nợ xấu tại chƣơng ba. - Trong chƣơng ba, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để trình bày thực trạng của hệ thống quản trị nợ xấu tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam. Thông qua đó, tác giả phân tích đánh giá việc quản trị nợ xấu tại Techcombank đang ra sao, từ đó rút ra đƣợc những thành công và hạn chế Techcombank đã làm trong thời gian qua.
  18. 4 - Trong chƣơng bốn, dựa trên những giải pháp kiến nghị đƣợc rút ra từ các nghiên cứu trƣớc đó, kết hợp với những thành công – hạn chế trong việc quản trị nợ xấu tại Techcombank đƣợc nhận định trong chƣơng ba, tác giả luận giải các giải pháp phù hợp, đi kèm các kiến nghị nhằm nâng cao kết quả quản trị nợ xấu tại Techcombank. 1.6. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu gồm 4 phần chính: - Chƣơng 1: Giới thiệu. - Chƣơng 2: Cơ sở lý luận quản trị nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. - Chƣơng 3: Thực trạng quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam. - Chƣơng 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kết quả quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam. 1.7. Đóng góp của đề tài Thông qua việc đánh giá phƣơng thức quản trị nợ xấu tại Techcombank, luận văn rút ra những thành công mà Techcombank đã làm đƣợc trong việc quản trị nợ xấu. Thành công này của Techcombank có thể xem là bài học cho các NHTM khác để tham chiếu và linh hoạt áp dụng tại ngân hàng mình. Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu cũng ghi nhận những hạn chế trong công tác quản trị nợ xấu tại Techcombank, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để Techcombank điều chỉnh nhằm nâng cao kết quả quản trị nợ xấu tại ngân hàng. Ngoài ra với những hạn chế mà Techcombank đang tồn tại cũng đƣợc xem là bài học để các NHTM khác học tập để tránh rơi vào tình trạng tƣơng tự. 1.8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu Nợ xấu là một chủ đề đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm, có khá nhiều nghiên cứu từng thực hiện xoay quanh nợ xấu dƣới nhiều góc độ nhƣ quản lý nợ xấu, xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu… tại nhiều quốc gia trong nhiều thời kỳ khác nhau. So
  19. 5 với các NHTM khác thì có không nhiều nghiên cứu về nợ xấu của Techcombank từng đƣợc thực hiện, đặc biệt là góc độ nợ xấu toàn ngân hàng. Tác giả đã tìm đƣợc hai luận văn có liên quan đến nợ xấu tại Techcombank, trong đó một luận văn nghiên cứu việc quản lý nợ xấu tại Techcombank trên quy mô toàn hệ thống, luận văn còn lại nghiên cứu theo góc độ xử lý nợ xấu tại một chi nhánh của Techcombank. Do đó việc thực hiện nghiên cứu lần này, tác giả đóng góp thêm một nghiên cứu liên quan đến nợ xấu của hệ thống Techcombank theo một hƣớng toàn diện là quản trị nợ xấu, bao gồm cả việc hạn chế nợ xấu mới phát sinh và xử lý nợ xấu đã hình thành. Với những nghiên cứu từng thực hiện, mỗi công trình đều có những đóng góp riêng cũng nhƣ tồn tại các hạn chế nhất định. Để tìm hiểu kỹ hơn về các nghiên cứu này, vui lòng tham khảo tại Phụ lục 1 về “Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu”
  20. 6 CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1. NỢ XẤU 2.1.1. Khái niệm về nợ xấu  Liên quan đến cách hiểu về nợ xấu thì hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Các quan điểm này không chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà còn khác nhau theo góc nhìn của mỗi chủ thể trong nền kinh tế. Một số quan điểm về nợ xấu nhƣ sau: i. Theo quan điểm của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB):  Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như: + Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thƣờng từ ngƣời mắc nợ. + Ngƣời mắc nợ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ. + Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ hoặc không thể tìm đƣợc ngƣời mắc nợ. + Những khoản nợ mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.  Nợ xấu là những khoản cho vay có thể không được thu hồi đầy đủ cho Ngân hàng: + Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đƣa ra để thế chấp không đủ để trả nợ. điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì ngƣời mắc nợ rất khó kiếm đƣợc lợi nhuận từ công việc kinh doanh hoặc ngƣời mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi đƣợc. Những khoản nợ loại này gồm có: + Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhƣng phần còn lại không thể đƣợc đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản đƣợc chuyển để thanh toán nhƣng giá trị còn lại không đủ trang trải toàn bộ nợ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0