Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về QTRRHĐ của NHTM; phân tích được thực trạng QTRRHĐ của Eximbank, từ đó đưa ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế trong công tác QTRRHĐ của Eximbank; đề xuất các giải pháp có thể giúp ích cho công tác QTRRHĐ tại Eximbank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------- ------- VÕ VIỆT THÁI QUYÊN QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. NGUYỄN THỊ NHUNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
- i TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” với mục đích nhằm đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động (QTRRHĐ) tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác QTRRHĐ tại Eximbank. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả, sau đó tác giả tiến hành khảo sát các nhân viên đang công tác tại Eximbank để đưa ra những nhận định về công tác QTRRHĐ tại Eximbank. Luận văn gồm 3 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về QRRRHĐ tại NHTM. Các cơ sở lý thuyết về RRHĐ và QTRRHĐ sẽ được tác giả trình bày trong chương 1. Các nội dung của công tác QTRRHĐ tại NHTM làm cơ sở cho phân tích thực trạng ở chương 2. Chương 2: Thực trạng QTRRHĐ tại Eximbank. Trong chương này tác giả đưa ra quy trình QTRRHĐ tại Eximbank, sau đó tiến hành khảo sát các chi nhánh trong hệ thống để đánh giá nhận thức của nhân viên Eximbank về RRHĐ và QTRRHĐ. Từ đó, tác giả phân tích những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác QTRRHĐ tại Eximbank. Chương 3: Giải pháp tăng cường QTRRHĐ tại Eximbank giai đoạn 2016- 2020. Ở chương 3 tác giả dựa vào những nguyên nhân hạn chế ở chương 2 để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác QTRRHĐ tại Eximbank, đồng thời tác giả cũng đưa ra những kiến nghị đối với NHNN ở trong chương này. Sau khi kết thúc luận văn, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về QTRRHĐ của NHTM, thực trạng công tác QTRRHĐ tại Eximbank, các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác QTRRHĐ trong thời gian tới.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: VÕ VIỆT THÁI QUYÊN Sinh ngày: 25 tháng 06 năm 1989 - Tại: Thạnh Hóa- Long An Quê quán: Long An Hiện công tác tại: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn Là học viên cao học khóa 16 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Tôi cam đoan đề tài: Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.,TS. Nguyễn Thị Nhung Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP.HCM, ngày 20 tháng 10 năm 2016 Tác giả Võ Việt Thái Quyên
- iii LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn cô PGS.,TS. Nguyễn Thị Nhung đã hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành luận văn này. Cô đã định ra hướng đi và hướng dẫn tôi chi tiết từ đề cương đến nội dung cụ thể từng chương. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo cùng các anh chị của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (các chi nhánh Chợ Lớn, Sài Gòn, Quận 10, Cộng Hòa, An Giang, Buôn Ma Thuộc, Phòng quản lý RRHĐ) đã hỗ trợ trả lời khảo sát và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các thầy cô, những đồng nghiệp, bạn bè người thân của tôi đã tận tình góp ý, thảo luận, chia sẻ và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Mặc dù đã có sự cố gắng rất lớn nhưng luận văn không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa để bản thân có điều kiện nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cám ơn.
- iv MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ..............................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ..............................................................ix MỞ ĐẦU ...................................................................................................................xi CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................1 1.1. RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................ 1 1.1.1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ............................. 1 1.1.2. Rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại ..............................................1 1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại......6 1.2.3. Nội dung của quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại ...........7 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại ........................................................................................................18 1.2.5. Nguyên tắc quản trị rủi ro hoạt động theo Basel ....................................20 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM ...............................................................................................................22 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng trên thế giới .22 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.....................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 27
- v CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............28 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ...................................................................................................28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 28 2.1.2. Các sản phẩm và dịch vụ.........................................................................28 2.1.3. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...............................................................................29 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............................. 31 2.2.1. Mục tiêu quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...............................................................................31 2.2.2. Các quy định liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ..............................................32 2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...............................................................................34 2.3. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CỦA RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............................. 38 2.3.1. Rủi ro do con người ................................................................................38 2.3.2. Rủi ro do quy trình ..................................................................................42 2.3.3. Rủi ro do công nghệ thông tin .................................................................43 2.3.4. Rủi ro do các yếu tố bên ngoài ................................................................ 44 2.3.5. Khảo sát ý kiến của các bộ công nhân của Eximbank đối với rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động ......................................................................45 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .................53
- vi 2.4.1. Thành tựu ................................................................................................ 53 2.4.2. Tồn tại .....................................................................................................55 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ................................................59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 62 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 ................................................................................63 3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016- 2020 ........................................................................................................................... 63 3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2016-2020 ............................................................... 63 3.1.2. Định hướng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...............................................................................64 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 .....................................................................................................65 3.2.1. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro hoạt động, đánh giá đúng vai trò quản trị rủi ro hoạt động trong toàn bộ hệ thống ....................................................... 66 3.2.2. Xây dựng đầy đủ quy trình, quy chế cho công tác quản trị rủi ro hoạt động ...................................................................................................................67 3.2.3. Hoàn thiện về tổ chức, bố trí cán bộ ....................................................... 69 3.2.4. Xây dựng nguồn nhân lực .......................................................................70 3.2.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất một cách đầy đủ, tin cậy ...................... 72 3.2.6. Tiến hành thống kê các rủi ro hoạt động, chấn chỉnh việc thực hiện báo cáo tổn thất rủi ro hoạt động .............................................................................73
- vii 3.2.7. Áp dụng các công cụ đo lường và tài trợ rủi ro hoạt động ..................... 73 3.2.8. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn đánh giá COSO và tăng cường kiểm toán nội bộ qua kết hợp công tác kế toán quản trị............74 3.2.9. Tăng cường năng lực tài chính ................................................................ 75 3.2.10. Đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. ..................... 75 3.2.11. Áp dụng các phương pháp giảm thiểu tổn thất rủi ro hoạt động ..........77 3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC .......................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 81 KẾT LUẬN ..............................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC EXIMBANK PHỤ LỤC 2: TÍNH TOÁN VỐN YÊU CẦU CHO RRHĐ PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH KRIs ĐỀ XUẤT CHO EXIMBANK PHỤ LỤC 5: KHUNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN QTRRHĐ PHỤ LỤC 6: MẪU BÁO CÁO TỔN THẤT RRHĐ PHỤ LỤC 7: KHUNG QTRRHĐ ĐỀ XUẤT CHO EXIMBANK
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATM Máy rút tiền tự động AMA Phương pháp đo lường tiên tiến BIA Phương pháp chỉ số cơ bản Basel Ủy ban giám sát tài chính ngân hàng CNTT Công nghệ thông tin Eximbank Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước SA Phương pháp chuẩn hóa RRHĐ Rủi ro hoạt động QTRRHĐ Quản trị rủi ro hoạt động QTRR Quản trị rủi ro TCTD Tổ chức tín dụng
- ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH BẢNG Trang Bảng 1.1: Bảng giá trị hệ số β cho mỗi mảng nghiệp vụ theo quy định của Ủy ban Basel ...................................................................................................... 13 Bảng 1.2: So sánh sự khác biệt của ba phương pháp lượng hóa RRHĐ theo Basel II ............................................................................................................ 15 Bảng 1.3: Bảng kế hoạch kiểm soát RRHĐ ............................................................. 16 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động của Eximbank 2011-2015 .............................. 30 Bảng 2.2: Thống kê RRHĐ tại Eximbank qua các năm .......................................... 37 Bảng 2.3: Đặc điểm đối tượng được khảo sát tại Eximbank ................................... 46 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về RRHĐ và QTRRHĐ ............................................... 47 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về nghiệp vụ có lỗi tác nghiệp thường hay xảy ra... 49 Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát về nguyên nhân chính dẫn đến RRHĐ .................... 50 Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát về các giai đoạn quan trọng trong QTRRHĐ .......... 50 Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát về các công cụ QTRRHĐ ........................................ 51 Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát phòng ngừa RRHĐ .................................................. 51 Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát về trách nhiệm QTRRHĐ ........................................ 52 Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát đánh giá về thực trạng công tác QTRRHĐ ............. 52
- x HÌNH Trang Hình 1.1: Sơ đồ tóm lược nguyên nhân RRHĐ ....................................................... 4 Hình 1.2: Quy trình QTRRHĐ ................................................................................. 8 Hình 1.3: Mô hình QTRRHĐ của Maybank ............................................................ 23 Hình 1.4: Nguyên tắc thiết kế chính sách QTRRHĐ tại Maybank .......................... 24 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức QTRRHĐ tại Eximbank ........................................ 33 Hình 3.1: Khung QTRRHĐ đề xuất cho Eximbank ................................................ 66
- xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro, vì vậy, các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội có lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Trong số các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng thì RRHĐ là rủi ro bao trùm, có mặt trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng và khó lường nhất. Trong những năm qua các NHTM Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do RRHĐ, ảnh hưởng đến uy tín và tài sản của NHTM. Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, công nghệ ứng dụng trong ngân hàng ngày càng hiện đại và đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì ngành ngân hàng cần phải cải cách mạnh mẽ để tăng cường QTRRHĐ. Một ngân hàng không thể quản lý thành công RRHĐ bằng một vài quy trình, quy chế hay cơ sở dữ liệu đơn giản. Thực tế cho thấy, sai lầm lớn nhất mà một ngân hàng có thể mắc phải đó là coi nhẹ và thờ ơ với RRHĐ, QTRRHĐ chỉ dựa vào các phương pháp truyền thống và quá mức đơn giản nhằm giảm chi phí. Ủy ban Basel đã đưa vấn đề RRHĐ vào nội dung sửa đổi Basel II. Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp hiện đại để QTRRHĐ và đã thể hiện được tính ưu việt của nó. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng trong nước khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Điều này dẫn đến công tác QTRR của các ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Hơn nữa, trong QTRR, các NHTM Việt Nam thường chú ý nhiều đến rủi ro tín dụng bởi nó chiếm phần chủ yếu trong rủi ro ngân hàng. Thế nhưng, trong những năm gần đây, RRHĐ đang trở thành vấn đề đau đầu của các nhà quản lý không chỉ bởi quy mô ngày càng lớn mà việc quản lý loại hình rủi ro này còn nhiều khó khăn lúng túng, RRHĐ đã bắt đầu được nhìn nhận và quan tâm dưới một góc độ mới. Các NHTM tại Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm đối phó với loại rủi ro này. Theo
- xii đó, vấn đề QTRRHĐ đã bước đầu được chuyên môn hóa với việc thiết lập bộ máy QTRRHĐ thực hiện chức năng một cách độc lập. Quy trình nghiệp vụ, hệ thống bảo mật, hệ thống kiểm soát, hệ thống CNTT phục vụ cho việc QTRRHĐ,…cũng đang được xây dựng hoàn thiện hơn. Tuy vậy, vấn đề QTRRHĐ tại từng ngân hàng vẫn còn mang tính tự phát, “thiệt hại đâu, quản lý đó”, chưa mang tính hệ thống do chưa có tiêu chuẩn chung và chưa có định hướng rõ ràng. Điểm đáng chú ý nữa là mặc dù loại rủi ro này đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng và bất ngờ như vậy, NHNN Việt Nam vẫn chưa có quy định bắt buộc các TCTD phải trích lập dự phòng cho loại rủi ro này và đã loại trừ ra trong quá trình tính hệ số an toàn vốn. Được thành lập và phát triển hơn 26 năm nhưng tại Eximbank việc QTRRHĐ là vấn đề còn khá mới mẻ, chưa được quan tâm đúng mức. Trong thời gian qua nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến RRHĐ của ngân hàng, gây thiệt hại không nhỏ đến lợi nhuận và vị thế của Eximbank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài có thể thấy QTRRHĐ đang trở thành một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết của Eximbank hiện nay. Theo sự hiểu biết của tác giả trong giai đoạn 2011-2015 thì công trình nghiên cứu về QTRRHĐ tại Eximbank chưa nhiều, hiện chưa có công trình nào được ứng dụng cho ngân hàng. Trước thực tiễn yêu cầu trên, tôi đã chọn vấn đề “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ” cho đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở thực trạng về hoạt động QTRRHĐ, trên cơ sở định hướng hoạt động QTRRHĐ của Eximbank đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QTRRHĐ tại Eximbank. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn tập trung nghiên cứu: - Cơ sở lý thuyết về QTRRHĐ tại NHTM. - Thực trạng QTRRHĐ tại Eximbank.
- xiii - Giải pháp hoàn thiện QTRRHĐ tại Eximbank giai đoạn 2016-2020. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi sau: - Nội dung của QTRRHĐ của ngân hàng như thế nào? - Thực trạng QTRRHĐtại Eximbank hiện này ra sao? Những mặt đạt được, chưa được trong công tác QTRRHĐ tại Eximbank? - Giải pháp nào để tăng cường công tác QTRRHĐ tại Eximbank? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác QTRRHĐ tại Eximbank. - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng công tác QTRRHĐ tại Eximbank từ năm 2011 đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả, nghiên cứu tình huống kết hợp với lý luận và thực tiễn. Phương pháp điều tra thực địa bằng phỏng vấn bảng hỏi: Được áp dụng để tìm hiểu ý kiến và quan điểm của các đối tượng hữu quan (Cơ quan QTRR, các chi nhánh hoạt động kinh doanh,…) đánh giá về thực trạng công tác QTRRHĐ tại Eximbank, cũng như cân nhắc các kiến nghị đổi mới mà các đối tượng này đưa ra. 6. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung các vấn đề: - Tìm hiểu các vấn đề lý luận về RRHĐ của ngân hàng và công tác QTRRHĐ của ngân hàng. - Tổng hợp và phân tích thực trạng QTRRHĐ tại Eximbank từ đó đánh giá những mặt đạt được và hạn chế.
- xiv - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác QTRRHĐ tại Eximbank. 7. Đóng góp của đề tài Tác giả kỳ vọng sau khi nghiên cứu, đề tài có thể đóng góp được những nội dung sau: - Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về QTRRHĐ của NHTM. - Phân tích được thực trạng QTRRHĐ của Eximbank, từ đó đưa ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế trong công tác QTRRHĐ của Eximbank. - Đề xuất các giải pháp có thể giúp ích cho công tác QTRRHĐ tại Eximbank. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 8.1. Nghiên cứu nước ngoài Xiaoling Hao 2013, Operational Risk Control of Commercial Banks based on Bayesian Network. Nghiên cứu nhấn mạnh các NHTM đang phải đối mặt với những thách thức trong QTRRHĐ tuy nhiên sự phát triển của Trung Quốc trong các lĩnh vực QTRRHĐ của các NHTM là tương đối mới, các ngân hàng thường thiếu nhận thức và khuôn khổ về QTRRHĐ. Vì vậy cần thiết phải thiết lập mô hình và phương pháp QTRRHĐ hợp lý để làm giảm các RRHĐ và có được khả năng cạnh tranh cốt lõi. Nếu như các nghiên cứu phần lớn tập trung vào làm thế nào để đo lường tổn thất RRHĐ dựa trên chuẩn Basel II và tập trung vào phương pháp toán học và thống kê để tính toán chính xác các khoản phí vốn thì các nghiên cứu về cách kiểm soát và giảm thiểu các ảnh hưởng của RRHĐ trong ngân hàng thì lại khan hiếm. Vì vậy, nghiên cứu này làm sâu sắc thêm các nghiên cứu về nguyên nhân gốc rễ của RRHĐ và tìm các phương pháp kiểm soát, có thể cung cấp kết quả có ý nghĩa trong tương lai. Nghiên cứu này, các sự kiện rủi ro đều được phân tích theo kỹ thuật cây sự kiện (ETA- event tree analysis), sau đó các cây sự kiện được chuyển đổi thành các mạng Bayesian. Tiếp theo, tỉ lệ tổn thất ở mỗi nút được ước tính dựa theo cấu trúc mạng Bayesian. Cuối cùng, các chương trình kiểm soát cụ thể được đưa ra để đạt được kết
- xv quả kiểm soát mong muốn. Cụ thể, tác giả thu thập các dữ liệu mất mát RRHĐ của 20 NHTM trong từ năm 2000-2009, và phân loại các rủi ro thành bốn loại, và tính toán xác suất RRHĐ của từng loại. Sau đó, các dữ liệu được nhập vào mạng Bayesian, thông qua việc nghiên cứu sự phân bố tổn thất RRHĐ có nguồn gốc từ một số yếu tố nguy cơ, tác giả xây dựng một chương trình kiểm soát hợp lý để loại bỏ hoặc làm giảm các nguy cơ. Cuối cùng, việc phân bổ vốn có thể được thực hiện theo nguyên tắc đánh đổi giữa chi phí và kiểm soát tổn thất của rủi ro. Dr. Yogieta S. Mehra 2011, Operational Risk Management in Indian Banks: Impact of Ownership and size on range of practices for implementation of Advanced Measurement Approach. Đây là nghiên cứu định lượng, số liệu sử dụng là cả số liệu thứ cấp và sơ cấp. Bảng câu hỏi được thu thập từ những người phụ trách rủi ro ngân hàng của 31 ngân hàng tại Ấn Độ. Phân tích thống kê của các dữ liệu sơ cấp đã tiết lộ một số thông tin quan trọng về các ngân hàng Ấn Độ như tình hình thực hiện QTRRHĐ, phạm vi của việc sử dụng các phương pháp tiên tiến về QTRRHĐ dựa trên lý thuyết Basel II trong khi phân tích nhân tố đã giải thích các yếu tố đặc trưng ở mẫu nghiên cứu. Kết quả phân tích số liệu cho thấy cơ cấu tổ chức của các ngân hàng tạo nên sự khác biệt về chiến lược và hệ thống QTRRHĐ của các ngân hàng nhưng có một xu hướng nhất quán đó là các phòng ban báo cáo RRHĐ dưới sự giám sát của giám đốc rủi ro. Quy mô ngân hàng được quan sát là một rào cản đối với sự can thiệp của bộ phận phụ trách RRHĐ, việc thu thập và sử dụng và phân tích số liệu tổn thất. Ngân hàng quy mô lớn đã có một khuôn khổ/mô hình phát triển tốt cho hoạt động quản trị/đo lường rủi ro so với các ngân hàng khác. Hiệu suất QTRRHĐ của các ngân hàng khu vực công và khu vực tư nhân cũ đã được quan sát thấy tụt hậu so với khu vực ngân hàng tư nhân mới và các ngân hàng nước ngoài. 8.2. Nghiên cứu trong nước Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về rủi ro ngân hàng, đó là các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, nhưng đặc biệt tập trung vào rủi ro tín
- xvi dụng mà ít nhắc đến RRHĐ. Hiện nay việc nghiên cứu về RRHĐ ở Việt Nam còn hạn chế, một số công trình nghiên cứu về loại rủi ro này như: Hoàng Thị Loan 2013, Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP Bắc Á, luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng công tác QTRR tác nghiệp tại ngân hàng TMCP Bắc Á trong giai đoạn 2008-2012. Luận văn đã đưa ra được các cơ sở lý thuyết về QTRRHĐ của NHTM. Tác giả đã đánh giá được thực trạng QTRRHĐ tại ngân hàng TMCP Bắc Á, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ tại ví trí giao dịch viên. Tác giả chưa tiến hành công tác khảo sát hỏi ý kiến của các nhân viên trong ngân hàng Bắc Á, luận văn chỉ mới tập trung vào các RRHĐ về nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ. Võ Thanh Hằng 2013, Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro vận hành của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Luận văn đưa ra được các cơ sở lý thuyết về rủi ro vận hành và quản lý rủi ro vận hành nhưng chưa đưa ra được quy trình của quản lý rủi ro vận hành, chưa đưa ra được các NHTM trên thế giới đã thực hiện công tác quản lý RRHĐ như thế nào, chưa xây dựng được bài học kinh nghiệm có thế giúp ích cho các NHTM Việt Nam. Luận văn tập trung vào công tác quản lý rủi ro vận hành tại Eximbank từ 2011-2013, như vậy thời gian nghiên cứu là quá ngắn, tác giả chưa tiến hành khảo sát ý kiến của các nhân viên trong hệ thống Eximbank. Các hạn chế và nguyên nhân mà tác giả đưa ra là khoảng cách ngôn ngữ so với những quy định mang tính chuẩn quốc tế là chưa hợp lý, tác giả cũng chưa xây dựng được các chỉ số rủi ro chính, các lỗi thường xuyên gặp phải tại Eximbank để có thể cho nhân viên phòng tránh, hoặc xử lý khi gặp phải. Nguyễn Thị Ngọc Nhi 2013, Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, TP.HCM. Luận văn đã xây dựng các cơ sở lý thuyết về rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp của NHTM, sau đó tác giả đưa ra các nguyên tắc về QTRR tác nghiệp theo tiêu chuẩn của Basel và khuyến nghị các NHTM Việt Nam áp dụng triệt để các nguyên tắc trên nhưng khi xây dựng các giải hoàn thiện công tác QTRR
- xvii tác nghiệp tại ACB tác giả không đưa ra giải pháp phải thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó, khi phân tích thực trạng công tác QTRR tác nghiệp tại ACB tác giả đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích chưa thật sự hợp lý, tác giả cần chỉ ra những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại của công tác QTRR tác nghiệp tại ACB từ đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý. Đào Quỳnh Nga 2015, Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã cũng đã xây dựng các cơ sở lý thuyết về rủi ro tác nghiệp và QTRR tác nghiệp, tác giả cũng đã tiến hành đo lường rủi ro tác nghiệp tại HDBank theo ba phương pháp đo lường rủi ro tác nghiệp của Basel đưa ra nhưng khi ra kết quả tác giả đã không đưa ra khuyến nghị là HDBank có áp dụng được hay không. Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy các tác giả đi trước đều đưa ra được cơ sở lý luận cơ bản về RRHĐ và QTRRHĐ. Song, các nghiên cứu trên thời gian nghiên cứu đã lâu, các tác giả nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả,....mà chưa tiến hành khảo sát các nhà quản trị ngân hàng, các phòng ban QTRR, các giải pháp các công trình nghiên cứu trên đưa ra chung chung, chưa phù hợp với thực trạng của chính ngân hàng mình. Bên cạnh đó, theo hiểu biết của tác giả thì hiện tại chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác QTRRHĐ tại Eximbank, chưa có cuộc khảo sát chính thức nào tại ngân hàng. Do đó, trong công trình nghiên cứu “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành khảo sát các nhà quản lý, nhân viên tại Eximbank về RRHĐ, công tác QTRRHĐ tại ngân hàng để thấy được những mặt còn tồn tại trong công tác QTRRHĐ từ đó đưa ra được những giải pháp tăng cường.
- xviii 9. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về QTRRHĐ tại NHTM. - Chương 2: Thực trạng QTRRHĐ tại Eximbank. - Chương 3: Giải pháp tăng cường QTRRHĐ tại Eximbank giai đoạn 2016-2020.
- 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù, được biểu hiện thông qua các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Có thể nhìn nhận rủi ro trong kinh doanh ngân hàng dưới nhiều góc độ khác nhau, theo Ủy ban Basel phân biệt rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thành 3 loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và RRHĐ. Rủi ro tín dụng: Basel đưa ra khái niệm về rủi ro tín dụng năm 2000 như sau: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tốn thất khi khách hàng vay hoặc là bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng như cam kết đã thỏa thuận”. Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường được ủy ban Basel nhấn mạnh trong bảng sửa đổi Hiệp ước Basel I vào năm 1996, theo đó: “Rủi ro thị trường là khả năng tổn thất xảy ra trong và ngoài bảng cân đối của ngân hàng, phát sinh từ biến động giá cả trên thị trường”. Theo ủy ban Basel, rủi ro thị trường là cộng gộp của các loại rủi ro bộ phận như rủi ro lãi suất, rủi ro vốn, rủi ro ngoại hối, rủi ro quyền chọn và rủi ro hàng hóa. RRHĐ: RRHĐ là rủi ro xảy ra trong tác nghiệp hàng ngày của ngân hàng mà nguyên nhân của nó có thể do con người, do sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, hoặc do sự kiện khách quan bên ngoài. 1.1.2. Rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro hoạt động Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, “RRHĐ là khả năng gây ra tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn