intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

21
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được chia làm 3 chương với những nội dung chính như sau: Tổng quan về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại, thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn, một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM TRẦN THỊ CAM TUYỀN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM TRẦN THỊ CAM TUYỀN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN Chuyên ngành : Tài Chính- Ngân Hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƢƠNG THỊ HỒNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong luận văn được tác giả thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, Ngân hàng Nhà nước và từ các nguồn khác. Các số liệu và thông tin trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được phép công bố. TPHCM, ngày 15 tháng 10 năm 2012 Học viên Trần Thị Cam Tuyền
  4. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài: “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ thông tin từ quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - PGS- TS Trương Thị Hồng, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương cho đến khi hoàn tất luận văn. - Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu phân tích. - Cảm ơn các thầy cô trong quá trình giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về phương pháp nghiên cứu, học tập, ứng dụng trong công việc. - Và đặc biệt, cảm ơn gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
  5. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ i Danh mục các bảng biểu ...........................................................................................ii Mở đầu ................................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................... 3 1.1 Rủi ro lãi suất ..................................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất ...................................................................................... 3 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất ......................................................................... 4 1.1.3 Các mô hình đo lường rủi ro lãi suất ....................................................................... 5 1.1.3.1 Mô hình định giá lại (the repricing model) ........................................................ 5 1.1.3.2 Mô hình kỳ hạn đến hạn (the maturity model) ................................................... 8 1.1.3.3 Mô hình thời lượng (The duration model) ....................................................... 11 1.1.3. 4 Đo lường RRLS bằng giá trị có thể tổn thất ( VaR)........................................ 14 1.2 Quản trị rủi ro lãi suất ..................................................................................... 17 1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro lãi suất ....................................................................... 17 1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất ....................................................................... 17 1.2.2.1 Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng ................................................................. 17 1.2.2.2 Tăng lợi nhuận cho ngân hàng ....................................................................... 18 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro lãi suất .................................................. 19 1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM .................................................... 21 1.2.4.1 Nhận diện và phân loại rủi ro .......................................................................... 21 1.2.4.2 Tính toán và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra ....................................................................................................................... 21 1.2.4.3 Giám sát rủi ro ................................................................................................ 22 1.2.4.4 Kiểm soát rủi ro .............................................................................................. 22 1.2.5 Phương thức quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM trên thế giới........................... 23 1.2.5. 1 Thành lập Ủy ban quản trị tài sản Nợ- Có .................................................... 23 1.2.5. 2 Quy định về việc duy trì vốn chủ sở hữu ......................................................... 23 1.2.5. 3 Quản trị hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất ................................................... 23 1.2.5. 4 Quản trị hạn mức giá trị có thể tổn thất ( VaR) ............................................ 24 1.2.5. 5 Sử dụng các công cụ phái sinh ...................................................................... 24 1.2.5.6 Quản trị rủi ro lãi suất theo cơ chế quản lý vốn tập trung ............................. 28
  6. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 2.1 Biến động của lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ từ 2009-2012 .......................... 31 2.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn từ 2009-2012 .......... 36 2.2.1 Lịch sử hình thành ................................................................................................. 36 2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ ............................................................................................ 38 2.2.3 Biến động của lãi suất từ 2009- 2012 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh SCB ............................................................................................................... 39 2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại SCB .................................................... 42 2.3.1 Chính sách quản trị rủi ro lãi suất tại SCB ............................................................ 42 2.3.2 Phương pháp nhận dạng, đo lường rủi ro lãi suất tại SCB .................................... 44 2.3.2.1 Đo lường rủi ro lãi suất tác động đến thu nhập của SCB ............................... 44 2.3.2.2 Giới hạn rủi ro lãi suất .................................................................................... 46 2.3.3 Biến động của nguồn vốn và tài sản nhạy cảm lãi suất từ 2009-2011 .................. 47 2.3.3.1 Biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ....................................................... 47 2.3.3.2Biến động của tài sản nhạy cảm lãi suất .......................................................... 49 2.3.3.3 Khe hở nhạy cảm lãi suất................................................................................. 50 2.3.3.4 Biến động hệ số chênh lệch lãi thuần ( hệ số thu nhập lãi ròng cận biên) ...... 51 2.4 Ứng dụng mô hình định giá lại, chênh lệch thời lƣợng và lãi suất bình quân đầu ra- đầu vào để đo lƣờng rủi ro lãi suất tại SCB ............................................ 51 2.4.1 Đo lường rủi ro lãi suất tại thời điểm tháng 06/2011.............................................. 51 2.4.2 Đo lường rủi ro lãi suất tại thời điểm tháng 11/2011............................................. 54 2.4.3 Đo lường rủi ro lãi suất tại thời điểm tháng 06/2012 ........................................... 60 2.4.3.1Sử dụng mô hình Tái định giá để đo lường rủi ro lãi suất ............................... 61 2.4.3.2 Sử dụng mô hình Duration theo từng nguyên tệ .............................................. 65 2.4.3.3 Sử dụng phương pháp đánh giá chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào ............. 67 2.5 Kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro ........................ 68 2.5.1 Kết quả đạt được ................................................................................................... 68 2.5.1.1 Sử dụng mô hình tiên tiến để đo lường rủi ro lãi suất ..................................... 68 2.5.1.2 Thành lập phòng quản lý rủi ro thị trường và Uỷ ban ALCo, có chức năng nghiên cứu biến động và dự đoán về lãi suất. ............................................................. 68 2.5.1.3 Chủ động thiết lập chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế lãi suất và những biến động của thị trường.............................................................................................. 68 2.5.1.4 Tuân thủ các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu .................. 69 2.5.2 Hạn chế .................................................................................................................. 70 2.5.2.1 Chưa có biện pháp giải quyết triệt để khi lãi suất biến động liên tục nhằm hạn chế rủi ro lãi suất ......................................................................................................... 70 2.5.2.2 Hạn chế về phương pháp đo lường rủi ro lãi suất ........................................ 70
  7. 2.5.2.3 Hạn chế về công nghệ.................................................................................... 71 2.5.2.4 Hạn chế về nguồn nhân lực ............................................................................. 71 2.5.2.5 Hạn chế trong việc sử dụng các công cụ phái sinh ......................................... 72 2.5.2.6 Một số nguyên nhân khác ................................................................................ 72 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 3.1 Định hƣớng về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn ........ 74 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM .................................................................................................... 76 3.2.1 Đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn....................................................................... 76 3.2.1.1 Giải pháp về chất lượng hoạt động ............................................................... 76 3.2.1.2 Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro lãi suất ............................................... 78 3.2.1.3 Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất .................................................. 78 3.2.1.4 Nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp các hoạt động trong quản trị rủi ro lãi suất ........................................................................................................................ 79 3.2.1.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận quản lý rủi ro thị trường ............ 79 3.2.1.6 Nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng ................................................... 80 3.2.1.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................. 81 3.2.1.8 Kiểm soát, giám sát rủi ro lãi suất.................................................................. 82 3.2.2 Đối với NHNN ..................................................................................................... 82 3.2.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý ................................................................................ 82 3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin .......................................................... 83 3.2.2.3 Hoàn thiện thị trường công cụ phái sinh. ........................................................ 83 KẾT LUẬN CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐQT : Hội đồng quản trị Hội đồng ALCO : Hội đồng quản lý Tài sản Có- Tài sản Nợ của SCB LSBQ : Lãi suất bình quân NIM : Hệ số chênh lệch lãi thuần (Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên) NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước QLRRTT : Quản lý rủi ro thị trường RRLS : Rủi ro lãi suất SCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần
  9. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn, sử dụng nguồn của một số NHTM đến 31/12/2009 ......... 34 Bảng 2.2: Tăng trưởng huy động, tín dụng toàn ngành 2010 so với 2009 .............. 35 Bảng 2.3: Quy mô hoạt động kinh doanh của SCB từ 2007-11/2011 .................... 38 Bảng 2.4: Hiệu quả kinh doanh của SCB từ 2007-11/2011 ..................................... 39 Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SCB từ 2007-11/2011 ......................... 39 Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay khách hàng của SCB từ 2007-11/2011 .......................... 40 Bảng 2.7: Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của SCB từ 2009- 2011............................ 47 Bảng 2.8 : Tài sản nhạy cảm lãi suất của SCB từ 2009- 2011 ................................. 48 Bảng 2.9 : Khe hở nhạy cảm lãi suất của SCB từ 2009- 2011 ................................. 49 Bảng 2.10 Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên của SCB từ 2009- 2011...................... 50 Bảng 2.11: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào của SCB tháng 6/2011 .................. 53 Bảng 2.12: Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào của SCB tháng 11/2011 ................ 57
  10. -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại được ví như người đồng hành và tham gia tích cực, năng động trong sự phát triển chung của nền kinh tế, có khả năng hỗ trợ tốt cho nhu cầu phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều NHTM chỉ tập trung đến tăng trưởng và lợi nhuận mà chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề an toàn và quản trị rủi ro trong kinh doanh. Từ lâu, công tác quản trị rủi ro được xem như là một chức năng nhằm thỏa mãn yêu cầu tuân thủ pháp chế và kiểm soát nội bộ mà chưa thấy được tầm quan trọng trong quản trị rủi ro và cách tiếp cận theo hướng mới: quản trị rủi ro tốt chính là một nguồn lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, cũng góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Tác giả xin trích dẫn câu nói của Tiến sĩ S. L. Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc - nơi cung cấp các giải pháp học tập trực tuyến về tài chính có trụ sở tại California, Hoa Kỳ: “Hãy nói cho tôi biết bạn quản lý rủi ro ra sao, tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế nào?” đã cho thấy tầm quan trọng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Như vậy, quản lý rủi ro là phần cốt lõi, phản ánh hiệu quả bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng, là thước đo chính xác nhất của mỗi ngân hàng trong tương lai. Một ngân hàng quản lý rủi ro tốt nghĩa là ngân hàng đó ít bị ảnh hưởng bởi những tác động do rủi ro không lường trước. Đặc thù của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ- chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, chính những rủi ro thị trường này sẽ tạo ra cả rủi ro tín dụng của người cho vay. Trong giai đoạn hiện nay, việc chạy đua lãi suất của các NHTM ngày càng quyết liệt, đây cũng là tiền đề gây ra rủi ro lãi suất, sau đó là rủi ro tín dụng cho chính các NHTM. Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài : Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn” làm luận văn tốt nghiệp.
  11. -2- 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa và khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại. Tìm hiểu chênh lệch thời lượng giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, qua đó cho thấy rủi ro lãi suất luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đo lường mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại từ ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thời gian: rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn từ năm 2009 đến quý 2/2012 Đối tượng: hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu, sử dụng các báo cáo cạnh tranh, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phương pháp phân tích đo lường rủi ro lãi suất, các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Sài Gòn.
  12. -3- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Rủi ro lãi suất Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Có bốn loại rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng : Rủi ro tín dụng: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tỷ giá hối đoái: là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.1.1 Khái niệm về rủi ro lãi suất Theo Timothi W.Koch (Bank Management 1955- University of South Crolina), rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của lãi suất. Theo Thomas P.Fitch (Dictionary of Banking Terms 1997- Barron’s Edutional Series Inc) thì rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị.
  13. -4- Tuy có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro lãi suất, nhưng các khái niệm có cùng nội hàm: Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng. Theo Peter Rose (2011), khi lãi suất thay đổi ngân hàng phải đương đầu với ít nhất một trong hai loại rủi ro lãi suất : rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư. Rủi ro về giá: Giá trị thị trường của tài sản Có, tài sản Nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, rủi ro sẽ phát sinh nếu lãi suất thị trường tăng lên dẫn đến mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng theo và giá trị hiện tại của tài sản Có hoặc tài sản Nợ giảm xuống. Giá trị thị trường của các trái phiếu và các khoản cho vay với lãi suất cố định ngân hàng đang nắm giữ sẽ bị giảm giá khi lãi suất tăng. Rủi ro tái đầu tư: xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có, tài sản Nợ hoặc khi các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. Chẳng hạn, khi kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn tài sản Nợ, rủi ro xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình vào nhưng tài sản Có mới với mức sinh lời thấp hơn. 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất Thứ nhất, khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Nếu kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ nghĩa là ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tư dài hạn, rủi ro sẽ xảy ra nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi. Nếu kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ nghĩa là khi ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài để cho vay và đầu tư với kỳ hạn ngắn, rủi ro sẽ xảy ra nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư giảm xuống. Thứ hai, do các ngân hàng áp dụng lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. Nếu ngân hàng huy động với lãi suất cố định để cho
  14. -5- vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí không đổi trong khi thu nhập từ lãi giảm, điều đó làm cho lợi nhuận ngân hàng giảm. Ngược lại, ngân hàng huy động với lãi suất biến đổi để cho vay và đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trường trong khi thu nhập lãi không đổi, do đó lợi nhuận ngân hàng cũng giảm theo. Thứ ba, do có sự không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Chẳng hạn ngân hàng huy động vốn 100 tỷ đồng với lãi suất 1%/tháng và kỳ hạn là 6 tháng thì chi phí lãi là 6 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay 60 tỷ đồng với lãi suất 1.2%/tháng với kỳ hạn 6 tháng thì thu nhập lãi là 4.32 tỷ đồng. Ngân hàng không sử dụng hết nguồn vốn để cho vay làm lợi nhuận giảm 1.68 tỷ. Thứ tư, do có sự không phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. Chẳng hạn ngân hàng huy động vốn 100 tỷ đồng với lãi suất 1%/tháng và kỳ hạn là 6 tháng thì chi phí lãi là 6 tỷ đồng. Ngân hàng cho vay 100 tỷ đồng với lãi suất 1.2%/tháng với kỳ hạn 3 tháng thì thu nhập lãi là 3.6 tỷ đồng. Do huy động vốn với thời gian dài nhưng cho vay với thời hạn ngắn làm lợi nhuận ngân hàng giảm 2.4 tỷ đồng. Thứ năm, do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế nên vốn của ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay. Chẳng hạn khi dự kiến lãi suất cho vay là 8% trong đó lãi suất thực là 3% và dự kiến tỷ lệ lạm phát là 5%, nếu sau khi cho vay, tỷ lệ lạm phát thực là 7% thì lãi suất thực ngân hàng được hưởng chỉ còn là 1%. 1.1.3 Các mô hình đo lƣờng rủi ro lãi suất 1.1.3.1 Mô hình định giá lại (the repricing model) Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ khi lãi suất biến động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại. Phân loại như trên nhằm đưa các tài sản Có và tài sản Nợ về cùng một nhóm có cùng
  15. -6- kỳ hạn từ đó đo lường sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các nhóm với sự thay đổi lãi suất của thị trường. Giá trị tài sản và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch là giá trị lịch sử, khe hở nhạy cảm lãi suất được dùng để đo lường sự nhạy cảm lãi suất.( Trần Huy Hoàng, Quản trị Ngân hàng 2010) Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản Có nhạy lãi – Tài sản Nợ nhạy lãi Trong đó: Tài sản Có nhạy cảm với lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm: các khoản cho vay có lãi suất biến đổi, các khoản cho vay ngắn hạn với thời gian dưới n tháng (trái phiếu chính phủ, công ty, xí nghiệp), các khoản cho vay có thời hạn còn lại dưới n tháng, tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng khác, các khoản đầu tư tài chính có thời gian còn lại dưới n tháng… Tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất (có thể được định giá) bao gồm: tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới n tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dưới n tháng)… Đặc điểm của tài sản Có nhạy cảm với lãi suất và tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất là thời gian đến hạn càng ngắn thì tính nhạy lãi càng cao. Mức thay đổi lợi nhuận của ngân hàng được tính bằng công thức: Mức thay đổi lợi nhuận = Khe hở nhạy cảm lãi suất x mức thay đổi lãi suất Các trường hợp các thể xảy ra khi xác định khe hở nhạy cảm lãi suất: Một là, khe hở nhạy cảm lãi suất bằng không: tài sản Có nhạy cảm với lãi suất bằng tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất. Rủi ro lãi suất không xuất hiện vì lãi suất tăng hay giảm không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Hai là, khe hở nhạy cảm lãi suất lớn hơn không: tài sản Có nhạy cảm với lãi suất (100) lớn hơn tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất (80), khe hở dương, rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường giảm. Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM)
  16. -7- của ngân hàng giảm, ví dụ lãi suất thị trường giảm 0.5%; thu nhập lãi giảm 0.5 tỷ đồng (100 tỷ đồng x (-0.5%)); chi phí lãi giảm 0.4 (80 tỷ đồng x (-0.5%)), khi đó mức giảm của lợi nhuận -0.1 (-0.5 – (-0.4)). Ba là, khe hở nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn không: tài sản Có nhạy cảm với lãi suất (80) nhỏ hơn tài sản Nợ (100) nhạy cảm với lãi suất, khe hở âm, rủi ro lãi suất xuất hiện khi lãi suất thị trường tăng. Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) của ngân hàng giảm, ví dụ lãi suất thị trường tăng 0.5%; thu nhập lãi tăng 0.4 tỷ đồng (80 tỷ đồng x (0.5%)); chi phí lãi tăng 0.5 (100 tỷ đồng x (0.5%)). Mức giảm của lợi nhuận -0.1 (0.4 – 0.5). Mô hình này cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản Có, tài sản Nợ được định giá lại khi lãi suất thay đổi và các giá trị này được xác định dựa trên giá trị sổ sách tại thời điểm tính toán, do đó hiệu ứng lãi suất làm thay đổi vốn chủ sở hữu là không xuất hiện mà chỉ làm thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất. Mặc dù phương pháp này tương đối đơn giản, dễ xác định, trực quan nhưng lại bộc lộ hạn chế: Một là không nghiên cứu đầy đủ tác động của rủi ro lãi suất đến giá trị thị trường của vốn, mà chỉ chú trọng vào số liệu trên sổ sách kế toán của vốn do đó nó chỉ phản ánh một phần rủi ro của lãi suất. Hai là, việc phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định, làm phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản Có và tài sản Nợ trong cùng một nhóm. Ví dụ, tài sản và nợ có thể cùng kỳ hạn nhưng được định giá vào hai thời điểm khác nhau trong cùng kỳ hạn (đầu kỳ hạn và cuối kỳ hạn) thì trở nên không cân xứng với nhau nhưng phương pháp định giá lại bỏ qua vấn đề này. Nếu kỳ hạn định giá càng ngắn, thì những hạn chế này càng nhỏ, nếu định giá hằng ngày thì mô hình phản ánh trung thực hơn, nhưng nếu kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm thì hạn chế càng lớn. Vì vậy, mô hình định giá lại chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, đòi hỏi phải có một phương pháp đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất tốt hơn nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên.
  17. -8- 1.1.3.2 Mô hình kỳ hạn đến hạn (the maturity model) Mô hình này dựa vào thời hạn của tài sản – nợ và thời điểm đáo hạn của tài sản- nợ để đo lường sự biến động giá trị của chúng trước sự biến động của lãi suất. Để áp dụng mô hình kỳ hạn đến hạn đối với một danh mục tài sản, trước hết các nhà quản trị phải tính được kỳ hạn bình quân của danh mục tài sản và nguyên tắc chung trong việc quản trị rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng có giá trị đối với một danh mục tài sản. Gọi MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Có; ML là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Nợ, ta có: MA= ∑ MAi WAi ML= ∑ MLj WLj Với i, j= 1,n Trong đó WAi là tỷ trọng và MAi là kỳ hạn đến hạn của tài sản Có thứ i; WLj là tỷ trọng và MLj là kỳ hạn đến hạn của tài sản Nợ thứ j; n, m là số loại tài sản Có và Nợ phân theo kỳ hạn. Đặc điểm của sự biến động giá trị danh mục tài sản - nợ trong mô hình là: mỗi sự tăng hoặc giảm của lãi suất thị trường đều dẫn tới một sự giảm hoặc tăng giá trị danh mục tài sản và giá trị danh mục nợ; kỳ hạn đến hạn (trung bình) của danh mục tài sản và danh mục nợ có thu nhập cố định càng dài thi khi lãi suất thị trường thay đổi (tăng hoặc giảm), giá trị của chúng biến động càng lớn; lãi suất thị trường thay đổi, kỳ hạn của danh mục tài sản hoặc nợ càng dài thì mức độ biến động giá trị của chúng càng giảm. Như vậy ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào mức độ và tính chất của sự không cân xứng kỳ hạn giữa danh mục tài sản Có và danh mục tài sản Nợ và chênh lệch giữa giá trị tài sản Có và giá trị tài sản Nợ (A- L) chính là giá trị vớn tự có hay vốn cổ phần của ngân hàng (E), tất cả các giá trị này được đo lường bằng giá trị thị trường. Giả sử trạng thái ban đầu của bảng cân đối tài sản của ngân hàng khi lãi suất thị trường chưa thay đổi như sau:
  18. -9- Đvt : tỷ đồng Tài sản Có Tài sản Nợ Tài sản có kỳ hạn dài (A) 100.000 Nợ có kỳ hạn ngắn (L) 80.000 Vốn tự có (E) 20.000 Cộng 100.000 Cộng 100.000 Tài sản của ngân hàng được đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, mức lợi tức cố định 10%/ năm. Nợ là vốn huy động kỳ hạn 1 năm, mức lãi suất huy động cố định 10%/ năm (để đơn giản giả định lãi suất cho vay và huy động bằng nhau). Áp dụng công thức tính thị giá của tài sản C C C F P= + + + … + (1+rm) (1+rm)2 (1+rm)t (1+rm)t Trong đó P là giá trị thực tại thời điểm hiện tại; C là tiền thu hồi hoặc hoàn trả bình quân hằng năm; F là vốn ban đầu; t là khoảng thời gian tiền được thanh toán; rm là lãi suất đầu tư bình quân của thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng lên 1%, giá trị thị trường của trái phiếu: 100.000 PA= 10.000 + 10.000 + 10.000 + … + (1+0.11) (1+0.11)2 (1+0.11)3 (1+0.11)3 = 97.556,29 ΔPA= 97.556,29 - 100.000 = - 2.443,71 Sự thay đổi giá trị thị trường của vốn huy động 80.000 8.000 PL= + = 79.279,28 (1+0.11) (1+0.11) ΔPL= 79.28 - 80.000 = -0.72
  19. -10- Sự thay đổi giá trị thị trường của vốn tự có PE= 97.556,29 - 79.279,28 = 18.277,01 ΔPE= 18.277,01 - 20.000 = -1.722.99 Vậy với lãi suất tăng từ 10% lên 11% thì thị giá của Tài sản Có giảm 2,44% trong khi vốn huy động chỉ giảm 0,9%. Rủi ro lãi suất đối với ngân hàng được thể hiện qua bảng cân đối tài sản như sau: Tài sản Có (tỷ đồng) Tài sản Nợ (tỷ đồng) Tài sản Có có kỳ hạn dài (A) Nợ có kỳ hạn ngắn (L) 79.279,28 97.556,29 Vốn tự có (E) 18.277,01 Cộng 97.556,29 Cộng 97.556,29 Như vậy, tài sản tài chính có lãi suất cố định với kỳ hạn càng dài thì càng biến động mạnh trước sự biến động một đơn vị lãi suất thị trường và khoảng cách chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ càng cao thì mức biến động đối với vốn tự có càng cao. Theo đặc điểm của mô hình này thì phương pháp tốt nhất để phòng ngừa rủi ro lãi suất là cân xứng kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Mô hình kỳ hạn đến hạn là một phương pháp đơn giản, trực quan, dễ lượng hóa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đã được các ngân hàng sử dụng khá phổ biến, do đó phù hợp với các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình kỳ hạn đến hạn còn nhược điểm là không đề cập đến yếu tố thời lượng của các luồng tài sản Có và tài sản Nợ, cho nên khi lãi suất thị trường thay đổi có thể làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng, thậm chí nếu lãi suất biến động mạnh, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cuối cùng.
  20. -11- 1.1.3.3 Mô hình thời lượng (The duration model) Mô hình thời lượng hoàn hảo hơn trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản Có và tài sản Nợ với lãi suất, vì đã đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền. Phương pháp này chủ yếu dựa vào chênh lệch thời lượng giữa tài sản Có với tài sản Nợ để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất. Thời lượng (Duration): thời lượng tồn tại của tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tài sản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Khi lãi suất thị trường biến động thì thời lượng (D) là phép đo độ nhạy cảm của thị giá tài sản (P). Thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn) của tài sản là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư, là thời gian trung bình dựa trên dòng tiền dự tính sẽ nhận được trong tương lai. Còn thời lượng (kỳ hạn hoàn trả) của nợ là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động và đi vay, là thời gian trung bình của dòng tiền dự tính ra khỏi ngân hàng (thanh toán lãi và vốn vay). Công thức xác định kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả của một công cụ tài chính: 1  Ci x i x (1+YTM)i D = P i = 1,n Với D là thời lượng (kỳ hạn hoàn vốn hay hoàn trả) của công cụ tài chính, i là kỳ hạn khoản tiền được thanh toán, Ci giá trị khoản tiền dự tính thanh toán trong kỳ hạn i , P là giá trị hiện tại của công cụ tài chính, YTM là tỷ lệ thu nhập khi đến hạn của công cụ tài chính. Công thức khác: 1 D= [ 1.P(CF1)+2.P(CF2)+…+tP(CFt+F)] P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2