intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội CN tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

28
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Phân tích RRTD và QTRR tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long; phân tích “hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong QTRR tín dụng tại NHCSXH” tỉnh Vĩnh Long; đề xuất các giải pháp hoàn thiện QTRR tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội CN tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ……………………….. CAO LÊ HOÀNG NGUYÊN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG “ TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG ” LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ……………………….. CAO LÊ HOÀNG NGUYÊN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG “ TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG ” Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế với tên đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn Trầm Thị Xuân Hương. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn, phát triển từ các tài liệu, công trình nghiên cứu, tạp chí và các trang wed có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy được trình bày đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn Cao Lê Hoàng Nguyên
  4. MỤC LỤC Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu, hình vẽ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát:....................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................3 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI ...........................3 1.6.1 Ý nghĩa khoa học .......................................................................................3 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................3 1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN.........................................................................4 Tóm tắt chương 1 ..................................................................................................5 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ....................................................6 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG .....................................................................................................................6 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long ....................6 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHCSXH chi nhánh tỉnh Vĩnh Long ........................7 2.1.3 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long ....................................................................................................................8 2.1.4 Tình hình hoạt động của NHCSXH chi nhánh tỉnh Vĩnh Long ..............11 2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG QTRRTD TẠI NGÂN
  5. HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG.....................................16 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................19 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .20 3.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................20 3.1.1 Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ..................................................20 3.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng .....................................................23 3.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ........................................................................28 3.2.1 Nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................28 3.2.2 Nghiên cứu trong nước ............................................................................29 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................30 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................31 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG.....................................32 4.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ............................................................................32 4.1.1 Tỷ lệ nợ quá hạn ......................................................................................32 4.1.2 Tỷ lệ nợ khoanh .......................................................................................34 4.1.3 Cơ cấu nợ quá hạn ...................................................................................35 4.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ..................................................37 4.2.1 Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng .......................................37 4.2.2 Áp dụng chính sách quản trị rủi ro tín dụng ............................................39 4.2.3 Tổ chức bộ máy và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng .............................43 4.2.4 Giám sát và kiểm tra ................................................................................44 4.2.5 Áp dụng các biện pháp điều chỉnh sau giám sát .....................................47 4.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ........................49 4.3.1 Những mặt đạt được ................................................................................49
  6. 4.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế .....................................................................50 4.3.3 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế............................................................52 Tóm tắt chương 4 ................................................................................................56 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ...................................................................................................................57 5.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ..................................................57 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG ................58 5.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng ...............................................................58 5.2.2 Thực hiện tuân thủ nghiêm chính sách tín dụng được ban hành để hạn chế rủi ro tín dụng.............................................................................................60 5.2.3. Tăng khả năng phối hợp giữa NHCSXH tỉnh Vĩnh Long với các tổ chức liên quan nhằm hạn chế sai sót của các tổ chức liên quan trong quá trình cấp tín dụng .............................................................................................................64 5.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng ......................................................................................64 5.2.5 Giải pháp nâng cao nhận thức của khách hàng vay vốn .........................64 5.3 KIẾN NGHỊ...................................................................................................66 5.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................66 5.3.2 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ....................................66 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................68 KẾT LUẬN ..........................................................................................................69
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CLTD : Chất lượng tín dụng CN : Chi nhánh CTCV : Chương trình cho vay ĐTCS : Đối tượng chính sách HĐQT : Hội đồng quản trị NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch QĐ-HĐQT : Quyết định Hội đồng quản trị QĐ-TTg : Quyết định - Thủ tướng QTRRTD : Quản trị rủi ro tín dụng RRTD : Rủi ro tín dụng TDCS : Tín dụng chính sách TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn TSBĐ : Tài sản bảo đảm UBND : Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục bảng số liệu Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2014 – 2019.....................................................................................12 Bảng 2.2: Số lượng khách hàng dư nợ tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long ......................13 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo chương trình tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long .16 Bảng 4.1: Nợ khoanh, tỷ lệ nợ khoanh của NHCXH tỉnh Vĩnh Long ......................34 Bảng 4.2: Cơ cấu nợ quá hạn theo mức độ bảo đảm của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long .................................................................................................................35 Bảng 4.3: Cơ cấu nợ quá hạn theo phương thức cho vay của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long .........................................................................................................36 Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2019 ...45 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2019 ..............................................................................46 Danh mục biểu đồ, hình Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay khách hàng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long ...................14 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long ......32
  9. TÓM TẮT Tiêu đề: Quản trị rủi ro tín dụng tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long Tóm tắt: “Khách hàng vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, chủ yếu không có tài sản đảm bảo, được ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội, do đó rủi ro trong hoạt động tín dụng rất dễ xảy ra, vì thế quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề quan trọng. Mục tiêu của luận văn là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, “ tính toán các chỉ tiêu từ số liệu được thu thập từ báo cáo của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, nhằm phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội . ” ” Từ khóa: Rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng chính sách xã hội, tỉnh Vĩnh Long
  10. ABSTRACT Title: Credit risk management at the Bank of Social Policy in Vinh Long province Abstract: Subjects of the Social Policy Bank (VBSP) are poor households, near poor households, other policy beneficiaries living in remote, ethnic minority, extremely difficult areas and modes. Major lending without collateral is entrusted through socio-political organizations, so the risk in credit activities is very likely to occur, so credit risk management is an important issue. The author chooses the topic of credit risk management of VBSP in Vinh Long to analyze, thereby proposing solutions to improve credit risk management, through previous studies only analyzing the actual situation of each credit program, credit risk management is still a new issue that has not been focused on research, by methods of researching documents and data to collect and analyze the author wants to analyze credit risk management mechanisms of VBSP, the workable and existing aspects to propose solutions to bring positive effects in the preservation and development of policy capital, contribute to improving people's living conditions and implementation effectiveness of poverty reduction, job creation and social security. Keywords: Credit risk, credit risk management, Social Policy Bank, Vinh Long Province
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “ “ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH. “ “ Đây là loại rủi ro có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của NH , vì vậy, luôn ” phải được quan tâm đặc biệt. Là một loại hình NH đặc biệt, không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, “ NHCSXH được thành lập để thực hiện các CTCV của chính phủ theo từng thời kỳ, “ thường là các ĐTCS khó vay vốn tại các NH thương mại . Thông qua các khoản vay ” của NHCSXH, các ĐTCS có khoản vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo thêm thu nhập, hoặc cải thiện điều kiện sống. Nhờ có NHCSXH mà hoạt động xóa đói giảm nghèo của nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội cho các chủ thể trong nền kinh tế. Đồng thời, các chương trình TDCS được thực hiện cho vay thông qua công tác ủy thác qua 4 tổ chức Hội đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn TDCS xã hội an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên chính đối tượng vay của NHCSXH đã tiềm ẩn nhiều rủi ro không trả được nợ, do đó, RRTD rất dễ xảy ra, cùng với phương thức cho vay chủ yếu không có tài sản đảm bảo đã phần nào ảnh hưởng đến việc quản lý nợ vay của NHCSXH (Hoàng Xuân Trường và cộng sự, 2016) . Do đó QTRRTD là ” một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của NHCSXH nhằm đảm bảo nguồn “ vốn vay được đầu tư hiệu quả, đúng đối tượng, phát huy vai trò tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội ở từng địa phương . ” NHCSXH tỉnh Vĩnh Long là một trong 63 CN của NHCSXH Việt Nam, đã và đang thực hiện các chương trình TDCS do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, QTRRTD vẫn còn mới mẻ, còn nhiều hạn chế cần khắc phục, nhằm từng bước chuẩn hóa góp phần thực hiện hiệu quả vai trò giám sát bảo toàn nguồn vốn TDCS
  12. 2 trong thời gian tới. Vì những lý do nêu trên, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội CN tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm đánh giá đầy đủ khách quan thực trạng hoạt động QTRRTD tại NHCSXH, từ đó, đề ra các giải pháp khả thi quản trị rủi ro tín dụng của đơn vị trong thời gian tới. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Phân tích RRTD và QTRR tín dụng của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, qua đó “ đề xuất các giải pháp hoàn thiện QTRRTD tại NHCSXH CN Vĩnh Long. ” 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài phải đạt được các mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích RRTD và QTRR tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long ; - Phân tích hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong QTRR tín dụng “ tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. ” - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QTRR tín dụng tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây: - QTRRTD tại NHCSXH như thế nào? - Thực trạng QTRRTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long như thế nào? - Giải pháp nào hoàn thiện QTRRTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là RRTD và QTRRTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
  13. 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu RRTD và QTRRTD tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Long Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp liên quan đến RRTD, QTRRTD của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2014 – 2019. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích “ thống kê nhằm đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian. Dựa trên kết quả của phương pháp so sánh đề tài nhận định về hoạt động QTRRTD của NHCSXH tỉnh Vĩnh ” Long. Bên cạnh đó, để phân tích các ý kiến, các nội dung lý thuyết, tác giả sử dụng phương pháp phân tích sẽ làm sáng tỏ các nội dung trong nghiên cứu, đảm bảo sự khách quan, khoa học trong những đánh giá, kết luận. 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1.6.1 Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết về RRTD, QTRRTD, đề tài phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại NHCSXH. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho hoạt động QTRRTD tại NHCSXH. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn “ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long từ khi thành lập luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cấp TDCS cho các đối tượng theo chính sách ban hành từng thời kỳ của Chính phủ. NHCSXH tỉnh Vĩnh Long luôn chú trọng QTRRTD nhằm đảm bảo CLTD. Do đó, đề tài được thực hiện sẽ giúp các nhà quản trị hoàn thiện hơn công tác QTRRTD tại NHCSXH nói chung, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
  14. 4 1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài dự kiến bao gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long. Chương 5: Giải pháp và kiến nghị
  15. 5 Tóm tắt chương 1 Tại chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài về lý do mục tiêu chọn đề tài, đặt ra những câu hỏi cụ thể để làm cơ sở phân tích nội dung đề tài. Qua đó, đề tài cũng lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu phù hợp với chủ đề nghiên cứu, đồng thời cho thấy ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
  16. 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG “ 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH “ ” LONG 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ và ngành nông lâm ngư nghiệp và gần 80% dân số tỉnh tập trung ở khu vực nông thôn và làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Cuối năm 2018, tỉnh Vĩnh Long xếp thứ 41 về đông dân trong cả nước, có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) xếp thứ 42 và xếp thứ 35 về tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người và đứng thứ 62 cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP. Tỉnh Vĩnh Long còn có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao trong cả nước. Theo báo cáo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long vào cuối năm 2019, tổng số hộ dân trên địa bàn là 279.672 hộ, trong đó “tổng số hộ nghèo là 7.363 hộ chiếm tỷ lệ là 2,63%”; tổng số hộ cận nghèo là 12.549 hộ, tương ứng với tỷ lệ 4,49% (Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2019). Với đặc điểm là một tỉnh vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo nên NHCSXH tỉnh Vĩnh Long có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn. Ngân hàng Chính sách xã hội CN tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo Quyết ““ định 70/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo , nhận bàn giao vốn từ ”” Kho bạc và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn CN Vĩnh Long. Sau 15 năm hoạt động, nhờ sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả tích cực. Về mạng lưới hoạt động, cuối năm 2019, CN có tổng cộng 7 phòng giao dịch cấp huyện, 109 điểm giao “ dịch tại xã và 2.683 tổ TK&VV để phục vụ, triển khai có hiệu quả các chương trình TDCS của Chính phủ tại địa phương. ” NHCSXH CN tỉnh Vĩnh Long đã góp phần quan trọng trong thực hiện chiến
  17. 7 lược xoá đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh. NHCSXH CN tỉnh Vĩnh Long ra đời và phát triển đã góp phần ngăn chặn tệ tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho các ĐTCS và hộ nghèo. Từ đó, NHCSXH CN tỉnh Vĩnh Long đã cấp các khoản cho vay chính sách nhằm góp phần thể hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương là người nghèo và các ĐTCS xã hội khác để giúp họ có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Huyền Trang, 2019). 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHCSXH chi nhánh tỉnh Vĩnh Long Mạng lưới hoạt động của CN gồm: hội sở chính, 7 phòng giao dịch cấp “ huyện, 109 điểm giao dịch tại xã và 2.683 tổ TK&VV để đảm bảo các đơn vị cấp thôn xã đều có hoạt động của NHCSXH . ” Bộ máy tổ chức của CN gồm Ban đại diện HĐQT - NHCSXH và Ban điều hành cùng bộ phận tác nghiệp ở cấp tỉnh và cấp huyện. Trong đó : - Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện: Đây là bộ phận thực hiện triển khai, giám sát việc thực thi nghị quyết, văn bản chỉ đạo của HĐQT tại địa phương. “Ban đại diện HĐQT phải xem xét kế hoạch giảm nghèo, dự án phát triển kinh tế địa phương để chỉ đạo NHCSXH thực hiện triển khai tín dụng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi. Thành viên Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh gồm 13 thành viên là lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc các Sở Tài Chính, Nông Nghiệp, Kế hoạch đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Ban dân tộc; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng CSXH “ tỉnh và lãnh đạo các hội đoàn thể Nông dân, Phụ Nữ, Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên” (Hoàng Xuân Trường và cộng sự (2016)). Trong đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Bên cạnh đó còn có Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, gồm các thành viên là lãnh đạo các phòng, ban của huyện như Phòng ” Tài chính - kế hoạch, phòng LĐTB&XH, Phòng Nông nghiệp; lãnh đạo Văn phòng UBND huyện, lãnh đạo NHCSXH cấp huyện; lãnh đạo 4 tổ chức hội: Nông dân,
  18. 8 Phụ nữ, Cựu chiến binh, đoàn thanh niên và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trên toàn huyện. Trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban. - Bộ máy điều hành tác nghiệp: Bao gồm CN NHCSXH cấp tỉnh và 7 Phòng giao dịch cấp huyện. Trong đó, Giám đốc CN điều hành hoạt động của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, còn có 2 Phó Giám đốc và các trưởng phòng chuyên môn hỗ trợ cho Giám đốc CN. Các phòng giao dịch cấp huyện đặt trên địa bàn 7 huyện, thị xã, bao gồm: huyện Vũng Liêm, huyện Long Hồ, thị xã Bình Minh, huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn, huyện Mang Thít và huyện Bình Tân. Điều hành Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện là Giám đốc, giúp việc Giám đốc gồm 01 Phó giám đốc và 02 Tổ trưởng Tổ chuyên môn nghiệp vụ (Tổ Kế hoạch nghiệp vụ và Tổ Kế toán - Ngân quỹ). Mỗi phòng giao dịch có số lượng cán bộ từ 7 - 8 người. Cơ cấu tổ chức này giúp cho phân phối các dịch vụ tài chính do NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đến tận tay người dân tại các huyện. Bên cạnh đó, Ban Lãnh đạo ngân hàng gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc hỗ trợ là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản trị hoạt động, trong đó có QTRRTD của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. 2.1.3 Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long Vì NHCSXH ra đời nhằm thực hiện các chính sách tín dụng của Nhà nước nên hoạt động chủ yếu của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động khác. 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Để thực hiện CTCV có lãi suất ưu đãi theo chính sách của chính phủ, NHCSXH thường tìm kiếm nguồn vốn có lãi suất thấp, thời gian dài, bao gồm 3 nguồn: nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn huy động và nguồn vốn đi vay. Trong đó: - Vốn huy động: NHCSXH cũng huy động vốn thông qua nhận tiền gửi trả lãi của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, NHCSXH còn “nhận tiền
  19. 9 gửi của tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thỏa thuận. Ngoài ra, còn có tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các chủ thể trong và ngoài nước gửi tại NHCSXH. Để tăng khả năng chủ động nguồn vốn, hạn chế phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, NHCSXH còn phát hành “ trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác” (Hoàng Xuân Trường và cộng sự, 2016). Đặc biệt, khi cho vay đối với người nghèo, NHCSXH thực hiện vận động người vay tự nguyện gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. ” Đây là nguồn tài chính khá quan trọng của NH, vừa giúp NH tăng vốn hoạt động vừa giúp NH kiểm soát khoản vay, hạn chế rủi ro cho khách hàng và NH. - Vốn đi vay: NHCSXH có thể bổ sung vốn thông qua vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay Ngân hàng Nhà nước. - Vốn ủy thác: NHCSXH nhận vốn ủy thác ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước. 2.1.3.2 Hoạt động cho vay NHCSXH thực hiện cho vay một số lĩnh vực, ngành nghề ít mang lại lợi nhuận nhưng có ý nghĩa xã hội cao. Dựa theo tính chất đối tượng cho vay, các khoản cho vay của NHCSXH có thể phân thành: 1. Cho vay theo các chương trình TDCS đầu tư cho người nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh: các chương trình này nhằm giúp người dân thoát nghèo. 2. Cho vay theo các chương trình TDCS đầu tư cho vay để giải quyết việc làm trong và ngoài nước: Một số CTCV giải quyết việc làm như là CTCV quỹ quốc gia giải quyết việc làm, CTCV các ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Các chương trình này giúp cho người dân có công việc, kiếm được thu nhập. Bên cạnh đó, giảm được tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội. 3. Cho vay các chương trình TDCS cho vay để khách hàng vay mua hoặc xây dựng nhà ở: Để hỗ trợ các đối tượng khó khăn có nhà ở, ổn định đời sống, Chính phủ thông qua NHCSXH đã thực hiện các CTCV mua nhà dành cho hộ nghèo hoặc
  20. 10 một số tuyến dân cư đặc thù như cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long… 4. Cho vay CTCV học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: với những hộ gia “ đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ khó có thể đảm bảo được nguồn kinh phí để con em ” đi học. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành CTCV đối với những đối tượng đi học có hoàn cảnh khó khăn để các đối tượng này được nâng cao trình độ và sau này cải thiện cuộc sống. 5. Cho vay các chương trình TDCS đầu tư cho vay phát triển sản xuất đối với “ “ hộ đồng bào dân tộc thiểu số : Đồng bào dân tộc thiểu số cũng là ĐTCS được Chính ” ” phủ hỗ trợ nguồn vốn nhằm cải thiện cuộc sống với các CTCV vốn phát triển sản xuất kinh doanh đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, CTCV đồng bào dân số thiểu số nghèo đời sống khó khăn đồng bằng sông Cửu Long… Các chương trình này nhằm hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đầu tư phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. 6. Cho vay CTCV nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: là các chương trình liên quan đến việc hỗ trợ các hộ gia đình ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch. 7. Cho vay các chương trình TDCS hỗ trợ vốn cho các hộ kinh tế cá thể tại vùng khó khăn: gồm CTCV đối hộ kinh tế cá thể tại vùng khó khăn, CTCV thương nhân tại vùng khó khăn… NHCSXH cho vay để khuyến khích các hộ gia đình, thương nhân ở vùng có khó khăn có vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó làm cơ sở phát triển kinh tế vùng khó khăn. 2.1.3.3 Một số hoạt động khác Ngoài huy động vốn và cho vay chính sách, NHCSXH còn thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng, dịch vụ chuyển tiền, kho quỹ, và một số các dịch vụ NH khác.... Tuy nhiên, đây không phải là những hoạt động quan trọng của NHCSXH.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2