intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

37
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá thực trạng tín dụng và RRTD của BIDV trong giai đoạn 2014 – 2018 để chỉ ra những kết quả đạt được và những điểm hạn chế trong việc quản trị RRTD tại BIDV, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi, sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của BIDV để hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại BIDV nhằm hạn chế nợ xấu và khả năng mất vốn, gia tăng hiệu quả kinh doanh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH THẢO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (hƣớng Ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần thừa kế, tham khảo đều đƣợc tác giả trích dẫn nguồn một cách đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Trần Thị Thanh Thảo
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ............................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................6 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................6 1.4.2.1. Phạm vi không gian..........................................................................6 1.4.2.2. Phạm vi thời gian .............................................................................6 1.5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài .......................................................................... 6 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................6 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................7 1.6. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ............................................................................................ 9
  4. 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam9 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính ..................................... 10 2.3. Dấu hiệu cảnh báo quản trị rủi ro tín dụng ..................................................... 14 2.3.1. Quy mô nợ xấu tăng cao ........................................................................14 2.3.2. Tốc độ tăng trƣởng quy mô tín dụng cao ...............................................15 2.3.3. Cơ cấu dƣ nợ tập trung tại một số nhóm khách hàng lớn ......................15 2.3.4. Quy trình tín dụng chƣa có sự tách bạch về chức năng tiếp thị khách hàng, quản lý rủi ro, và quản lý khoản vay ......................................................16 2.3.5. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ chƣa hiệu quả ..................................16 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18 3.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại .................................................... 18 3.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ..................................................................18 3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ........................................................................19 3.1.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .......................................................20 3.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại ......................................... 21 3.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng .........................................................21 3.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng ........................................................22 3.2.3. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng ....................................................23 3.2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng ...................................................................23 3.2.3.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng ....................................................................24 3.2.3.3. Quản lý rủi ro tín dụng .......................................................................27 3.2.3.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng ...................................................................29 3.3. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng ..................................................................... 29 3.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ...................................... 31 3.4.1. Chỉ tiêu định lƣợng ................................................................................31
  5. 3.4.2. Chỉ tiêu định tính ...................................................................................32 CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ...... 35 4.1. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ................................................................................................................ 35 4.1.1. Các sản phẩm tín dụng ...........................................................................35 4.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tín dụng .................................................35 4.1.3. Cơ cấu tín dụng ......................................................................................36 4.1.3.1. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn ............................................................36 4.1.3.2. Cơ cấu tín dụng phân theo đối tƣợng cho vay ...................................37 4.1.3.3. Cơ cấu tín dụng phân theo ngành nghề ..............................................39 4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .......................................................................................... 41 4.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng .......................................................................41 4.2.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng ........................................................................41 4.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng ...........................................................................42 4.2.3.1. Chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng ....................................................42 4.2.3.2. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng ....................................................44 4.2.3.3. Quản lý danh mục cho vay.................................................................45 4.2.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng .......................................................................45 4.2.5. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng ............................................................47 4.2.5.1. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện quản trị rủi ro tín dụng .................................................................................................................47 4.2.5.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV .........................................48 4.3. Những thành tựu và hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ............................................. 51
  6. 4.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .........................................................................51 4.3.1.1. Chất lƣợng nợ, cơ cấu tín dụng chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực ...................................................................................................................51 4.3.1.2. Minh bạch trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .................................................................................................................54 4.3.1.3. Xây dựng đƣợc hệ thống khuôn khổ, cơ chế chính sách tín dụng .....56 4.3.1.4. Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng đƣợc hình thành ................57 4.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam........................................57 4.3.2.1. Mô hình quản lý tín dụng không phù hợp..........................................57 4.3.2.2. Chƣa có sự quan tâm đúng mức đến công tác nhận diện rủi ro tín dụng .................................................................................................................59 4.3.2.3. Hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng còn hạn chế .................................60 4.3.2.4. Chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro tín dụng chƣa toàn diện .....62 4.3.2.5. Quy trình cấp tín dụng còn bất cập ....................................................63 4.3.2.6. Quản lý rủi ro danh mục cho vay thụ động........................................64 4.3.2.7. Hoạt động kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc chú trọng đúng mức ..........65 4.3.3. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .......67 4.3.3.1. Nhân sự bộ phận quản trị rủi ro còn hạn chế .....................................67 4.3.3.2. Hệ thống công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của quản trị rủi ro tín dụng .............................................................................................67 4.3.3.3. Chƣa có sự quan tâm đúng mức đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng từ cấp lãnh đạo .......................................................................................68
  7. CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .......................................................................... 70 5.1. Định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến 2025 ...................................................................... 70 5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .......................................................... 71 5.2.1. Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý tín dụng hiện tại ..........................71 5.2.2. Chú trọng đến công tác nhận diện rủi ro tín dụng .................................75 5.2.2.1 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (EWS – Early Warning System).............................................................................................75 5.2.2.2. Thay đổi quy trình chấm điểm định hạng khách hàng trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ .................................................................................76 5.2.3. Xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro .............77 5.2.4. Phân tách bộ phận quản lý khách hàng thành các bộ phận nhỏ thực hiện công việc chuyên môn .....................................................................................78 5.2.5. Thành lập các Văn phòng kiểm tra, giám sát tại từng khu vực kinh doanh ................................................................................................................78 5.3. Đề xuất kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có liên quan ............................. 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Anh PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG PHỤ LỤC 2: CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO SỚM VÀ KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ CỦA KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC KINH TẾ
  8. PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DPRR Dự phòng rủi ro HĐQT Hội đồng quản trị HTXHTDNB Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHNN Ngân hàng nhà nƣớc QLKH Quản lý khách hàng QLRR Quản lý rủi ro QLTD Quản lý tín dụng QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng QTTD Quản trị tín dụng RRTD Rủi ro tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ Tài sản bảo đảm VND Việt Nam Đồng Bank for Invesment and Development of Viet Nam - Ngân BIDV hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam EAD Exposure at Default - Giá trị gắn với rủi ro vỡ nợ EL Expected Loss -Tổn thất dự kiến FDI Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài IMF International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế Internal Rating-basel approach – Phƣơng pháp xếp hạng tín IRB nhiệm nội bộ LGD Loss given Default - Tổn thất vỡ nợ PD Default Probability - Xác suất vỡ nợ ROA Return on Asset - Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE Return in Equity - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu UL Unexpected Loss -Tổn thất ngoài dự kiến
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của BIDV giai đoạn 2014-2018 ...........10 Bảng 2. 2: Thu nhập thuần từ các hoạt động của BIDV giai đoạn 2014-2018 .........14 Bảng 2. 3: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng BIDV và của toàn ngành ngân hàng giai đoạn 2014-2018 .........................................................................................................15 Bảng 4. 1: Quy mô dƣ nợ tín dụng BIDV giai đoạn 2014 – 2018 ............................35 Bảng 4. 2: Cơ cấu dƣ nợ vay theo kỳ hạn của BIDV giai đoạn 2014-2018 .............37 Bảng 4. 3: Cơ cấu dƣ nợ vay theo đối tƣợng cho vay của BIDV giai đoạn 2014- 2018 ...........................................................................................................................38 Bảng 4. 4: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành nghề của BIDV giai đoạn 2014-2018 ...................................................................................................................................40 Bảng 4. 5: Cơ cấu dƣ nợ vay theo nhóm nợ của BIDV giai đoạn 2014-2018 ..........51 Bảng 4. 6: Cơ cấu nợ xấu theo kỳ hạn của BIDV giai đoạn 2014-2018 ...................52 Bảng 4. 7: Cơ cấu nợ xấu theo đối tƣợng cho vay của BIDV giai đoạn 2014-2018 53 Bảng 4. 8: Cơ cấu nợ xấu theo ngành nghề của BIDV giai đoạn 2014-2018 ...........53 Bảng 4. 9: Tình hình trích lập dự phòng RRTD của BIDV giai đoạn 2014-2018 ....54 Bảng 5. 1: So sánh mô hình quản lý tín dụng tập trung và phân tán ........................71
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2. 1: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng tài sản của BIDV giai đoạn 2014 – 2018 12 Hình 2. 2: 10 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam ...........................................................................................................................12 Hình 2. 3: Tốc độ tăng trƣởng quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2014- 2018 ...........................................................................................................................13 Hình 3. 1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại ....................30 Hình 4. 1: Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV ...............................................49
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay, BIDV đang là ngân hàng có quy mô nợ xấu lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của BIDV là cần thiết. Mục tiêu của luận văn là dựa trên việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại BIDV. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng trong luận văn bao gồm phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp tổng hợp. Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV. Trên cơ sở đó, xét trên định hƣớng quản trị rủi ro tín dụng cũng nhƣ nguồn lực của BIDV, luận văn đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Kết quả thu đƣợc từ luận văn sẽ hỗ trợ Ban điều hành của BIDV trong việc nhận thức đƣợc các hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV và áp dụng các giải pháp đã đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng. Từ khóa: tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, quy trình.
  13. ABSTRACT As of December 31, 2018, BIDV is the bank with the largest bad debt scale in the commercial banking system in Vietnam. Therefore, improving the efficiency of credit risk management of BIDV is necessary. The objective of the thesis is based on the analysis of the current situation of credit risk and credit risk management at BIDV in order to propose feasible solutions to enhance credit risk management and limit credit risk. The specific methods used in the thesis are statistical method, comparative method and integrated method. Through research, the thesis shows the achievements as well as the limitations in credit risk management at BIDV. On that basis, in the consideration of the orientation of credit risk management as well as BIDV's resources, the thesis proposes a number of solutions to implement the specified objectives. The results from the thesis will support the Executive Board of BIDV in recognizing the limitations in credit risk management at BIDV and applying the proposed solutions to improve the efficiency of credit risk management. Key words: credit, credit risk, credit risk management, process.
  14. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Hoạt động của ngân hàng là cần thiết trong nền kinh tế vì nó thực hiện những chức năng đặc biệt mà không phải một tổ chức kinh tế bình thƣờng có thể đảm nhiệm (Altman et al., 2002). Cụ thể, ngân hàng chính là kênh trung gian tài chính dẫn nguồn vốn từ những ngƣời thừa vốn đến những ngƣời thiếu vốn, giúp tăng hiệu quả và tốc độ luân chuyển nguồn vốn thông qua việc giải quyết 3 vấn đề chính mà ngƣời thừa vốn và thiếu vốn phải đối mặt nếu gặp nhau trực tiếp, đó là (1) chi phí giám sát (2) chi phí thanh khoản và (3) rủi ro về giá (Saunders và Cornett, 2008). Tuy nhiên, ngân hàng chỉ làm đƣợc chức năng này khi duy trì sự tồn tại của mình thông qua việc tạo ra nguồn thu nhập đủ để chi trả đƣợc hết các chi phí hoạt động kinh doanh cần thiết, hay nói cách khác ngân hàng hoạt động vì mục tiêu tạo ra lợi nhuận – cách làm thƣờng gắn liền với việc đánh đổi lấy rủi ro. Trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng trở nên hội nhập với tốc độ phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh khốc liệt, ngân hàng phải luôn đối mặt với rất nhiều loại rủi ro trong quá trình hoạt động, bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trƣờng, rủi ro ngoại bảng, rủi ro ngoại hối, rủi ro quốc gia, rủi ro công nghệ, rủi ro hoạt động, rủi ro vỡ nợ (Saunders và Cornett, 2008). Vì vậy, việc quản trị rủi ro là nhiệm vụ cơ bản và cần thiết cần phải đƣợc thực hiện trƣớc khi những tổn thất thực tế diễn ra (Shafiq và Nasr, 2010). Trong số các loại rủi ro ngân hàng phải đối mặt thì RRTD đƣợc đánh giá là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và là một phần cố hữu trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision, 2000), bởi tổng thu nhập của ngân hàng thƣơng mại hiện nay vẫn xuất phát phần lớn từ thu nhập của các hoạt động tín dụng (Kolapo, Ayeni và Oke, 2012). RRTD gây ra tổn thất về tài chính, làm giảm giá trị thị
  15. 2 trƣờng của ngân hàng, và trong trƣờng hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí dẫn đến phá sản. Do đó, việc quản trị RRTD tốt giúp giảm thiểu tổn thất, gia tăng khả năng sinh lời, góp phần vào sự phát triển ổn định của bản thân ngân hàng và cải thiện việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế (Psillaki, Tsolas và Margaritis, 2010). Đề tài về quản trị RRTD, đặc biệt là những giải pháp để quản trị RRTD hiệu quả, từ lâu đã thu hút sự quan tâm và tranh luận của giới học thuật. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD không chỉ bao gồm các giải pháp mang tính định hƣớng nhƣ 4 nguyên tắc để quản trị RRTD mà Uỷ ban Basel (2001) đã đƣa ra đó là (1) hình thành môi trƣờng RRTD phù hợp (2) thiết lập quy trình cấp tín dụng an toàn (3) tạo lập quy trình quản trị, đo lƣờng và giám sát tín dụng phù hợp (4) đảm bảo kiểm soát RRTD mà còn đề xuất các công cụ để giảm bớt RRTD tại ngân hàng nhƣ sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh để bảo hiểm rủi ro vỡ nợ của ngƣời đi vay (Jones và Perignon, 2013) hay việc chứng khoán hóa và mua bán các khoản vay (Michalak và Uhde, 2009). Về mặt lý thuyết, ở Việt Nam cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về quản trị RRTD, bao gồm việc quản trị RRTD ở phạm vi toàn bộ hệ thống của một ngân hàng thƣơng mại nhƣ đề tài luận án tiến sĩ:” Quản lý RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của Nguyễn Hùng Tiến (2016), hay tại phạm vi chi nhánh nhƣ đề tài “Tăng cƣờng quản trị RRTD tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nam” của Trịnh Thị Minh Nguyệt (2016). Đối với đề tài về quản trị RRTD tại BIDV, tác giả mới chỉ tìm thấy đề tài:”Quản lý RRTD tại Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam” của Lê Thị Hồng Điều (2008) với thời gian nghiên cứu đã khá xa so với hiện tại. Nhƣ vậy, theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay vẫn chƣa có bài nghiên cứu nào nêu tổng quát về thực trạng quản trị RRTD và đề
  16. 3 xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị RRTD tại BIDV trong bối cảnh thực tế hiện nay với nhiều xu hƣớng thay đổi trong tƣơng lai. Về mặt thực tiễn, có thể thấy kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu vào năm 2008 khiến cho tỷ lệ nợ xấu – một trong những biểu hiện của RRTD – tăng cao liên tục đã dẫn đến những tổn thất nặng nề đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung thì RRTD và các giải pháp để quản trị RRTD trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đã nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn từ phía Chính phủ và NHNN với hàng loạt các quy định đƣợc ban hành để hạn chế RRTD. Đáng lƣu ý trong số đó phải kể đến việc NHNN định hƣớng cho các ngân hàng thƣơng mại xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của Ủy ban Basel, cụ thể 10 ngân hàng thƣơng mại đƣợc lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II theo lộ trình từ năm 2015 đến năm 2018, bao gồm Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Công Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến ngày 01/05/2019, mới chỉ có 5 ngân hàng thƣơng mại đƣợc NHNN công nhận đạt chuẩn Basel II bao gồm Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong. Mặc dù các ngân hàng thƣơng mại đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
  17. 4 của việc quản trị RRTD mà nhờ đó tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đã liên tục giảm (năm 2018, tỷ lệ nợ xấu toàn của toàn hệ thống ngân hàng chỉ còn ở mức 1.89% so với tỷ lệ 2.46% vào năm 2016 và 1.99% vào năm 2017) nhƣng nếu xem xét đến khía cạnh quy mô nợ xấu thì một số ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với thách thức không hề nhỏ, mà trong số đó nổi bật nhất phải kể đến Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BIDV. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ vay của BIDV chỉ đạt 1.9% nhƣng quy mô nợ xấu lại đạt con số lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Quy mô nợ xấu tại thời điểm 31/12/2018 đạt 18,802 tỷ đồng tƣơng đƣơng mức tăng 34% so với năm 2017, trong đó nợ nhóm 5 đạt 7,170 tỷ đồng, tăng 1,940 tỷ đồng so với năm 2017 tƣơng đƣơng mức tăng lên đến 37%. Nợ xấu gia tăng khiến chi phí trích lập dự phòng RRTD tăng theo làm lợi nhuận của BIDV sụt giảm mạnh, cụ thể chi phí trích lập dự phòng RTTD trong năm 2018 lên đến 18,894 tỷ đồng, chiếm đến 67% lợi nhuận trƣớc khi trích lập DPRR. Bên cạnh những con số thống kê nêu trên, BIDV còn là một trong những ngân hàng thƣờng xuyên có liên quan đến những vụ nợ xấu hay đại án nổi tiếng trong hệ thống ngân hàng, gây ra thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cũng nhƣ làm tổn hại đến uy tín và thƣơng hiệu của BIDV, ví dụ nhƣ Dự án chăn nuôi bò Bình Hà tại Hà Tĩnh sau hơn 2 năm triển khai không hiệu quả khiến BIDV hầu nhƣ không thể thu hồi đƣợc nguồn vốn 3,000 tỷ đồng đã cấp tín dụng, hay vụ việc BIDV có liên quan đến vụ án của Ông Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xây dựng Việt Nam hơn 9,000 tỷ đồng, trong đó mặc dù BIDV không bị tổn thất về mặt kinh tế nhƣng quá trình điều tra đã cho thấy những sai phạm trong trong quy trình cấp tín dụng của các cán bộ ngân hàng BIDV.
  18. 5 Từ những cơ sở trên cho thấy việc quản trị RRTD tại BIDV chƣa thực sự hiệu quả và còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Xuất phát từ những yêu cầu lý thuyết và thực tiễn nói trên, vấn đề cấp thiết đặt ra đó là phải nâng cao năng lực quản trị RRTD của BIDV, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong thời gian sắp tới. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Dựa trên việc phân tích thực trạng rủi ro và quản trị RRTD tại BIDV, từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cƣờng quản trị RRTD và hạn chế RRTD tại BIDV. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện đƣợc mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ hƣớng tới các mục tiêu cụ thể nhƣ sau: - Phân tích thực trạng tín dụng và quản trị RRTD tại BIDV trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. - Tìm ra những điểm bất cập và hạn chế trong quản trị RRTD tại BIDV trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018. - Đề xuất các giải pháp khả thi cho quản trị RRTD và góp phần hạn chế RRTD tại BIDV trong thời gian tới. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu định tính khác nhau cụ thể nhƣ sau: - Phƣơng pháp thống kê: luận văn thống kê số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của BIDV từ năm 2014 đến năm 2018 và từ
  19. 6 nguồn số liệu đƣợc thu thập nội bộ phục vụ cho công tác quản trị RRTD của BIDV. - Phƣơng pháp so sánh: các số liệu đã đƣợc thống kê sẽ đƣợc so sánh qua từng năm để nhận biết xu hƣớng vận động của đối tƣợng nghiên cứu và so sánh với các ngân hàng khác và mức bình quân trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam để đánh giá tƣơng đối đƣợc hiệu quả trong quản trị RRTD của BIDV trong hệ thống. - Phƣơng pháp tổng hợp: dựa trên các số liệu đã đƣợc thống kê, luận văn kết hợp với việc tổng hợp các quy định, chính sách tín dụng của BIDV để phân tích thực trạng RRTD và quản trị RRTD tại BIDV. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động quản trị RRTD tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi không gian Quản trị RRTD đƣợc nghiên cứu trong luận văn đƣợc giới hạn trong phạm vi quản trị RRTD trong hoạt động cho vay của toàn hệ thống BIDV (không bao gồm các sản phẩm cấp tín dụng khác của ngân hàng nhƣ bảo lãnh, cho thuê tài chính…). 1.4.2.2. Phạm vi thời gian Thực trạng quản trị RRTD trong luận văn đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn 2014 – 2018. Dữ liệu đƣợc lấy từ báo cáo tài chính kiểm toán của BIDV từ năm 2014 -2018. 1.5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học
  20. 7 Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về RRTD, quản trị RRTD để làm khung lý thuyết cho phân tích luận văn. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá thực trạng tín dụng và RRTD của BIDV trong giai đoạn 2014 – 2018 để chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những điểm hạn chế trong việc quản trị RRTD tại BIDV, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi, sát thực tiễn, phù hợp với đặc thù của BIDV để hoàn thiện công tác quản trị RRTD tại BIDV nhằm hạn chế nợ xấu và khả năng mất vốn, gia tăng hiệu quả kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quản trị RRTD trên toàn hệ thống BIDV. Việc tìm ra các giải pháp thực tiễn sẽ đƣợc áp dụng tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống, vì vậy phạm vi ảnh hƣởng cũng lớn hơn so với các đề tài chỉ nghiên cứu quản trị RRTD tại một chi nhánh cụ thể. 1.6. Kết cấu đề tài Ngoài phần danh mục các bảng, hình vẽ, đồ thị, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành năm chƣơng bao gồm cả chƣơng này cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chƣơng 2: Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và những dấu hiệu cảnh báo quản trị rủi ro tín dụng Chƣơng 3: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 4: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chƣơng 5: Giải pháp và đề xuất kiến nghị để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2