intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

32
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" nhằm nghiên cứu hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM SOÁT RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ QUỐC TẾ NGUYỄN HUYỀN LƯƠNG Hà Nội - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------o0o------ LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM SOÁT RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Nguyễn Huyền Lương Người hướng dẫn: TS. Phùng Mạnh Hùng Hà Nội, 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Tất cả các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Học viên thực hiện Nguyễn Huyền Lương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế quốc tế, Khoa Sau Đại Học - Trường Đại học Ngoại Thương, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu và vô cùng bổ ích cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phùng Mạnh Hùng - Người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện Nguyễn Huyền Lương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1:.................................................................................................................12 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .........12 1.1. Ngân hàng thương mại và rủi ro hoạt động của NHTM ........................ 12 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại .....................................................12 1.1.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại ....................................................13 1.1.3. Rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại .........................................14 1.1.4. Phân loại rủi ro hoạt động ......................................................................17 1.1.5. Nguyên tắc kiểm soát rủi ro hoạt động ..................................................20 1.2. Nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát RRHĐ tại ngân hàng thương mại .... 22 1.2.1. Nhân tố chủ quan ....................................................................................22 1.3. Hội nhập quốc tế trong hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại ................................................................................................ 24 1.4. Tổng quan về Basel II ................................................................................. 26 1.4.1. Khái quát về Basel II ..............................................................................26 Chương 2:.................................................................................................................38 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI KIỂM SOÁT RỦI RO HOẠT ĐỘNG .............38 TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ......................................38 2.1. Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................................................................................... 38 2.2. Cơ sở pháp lý về kiểm soát rủi ro và triển khai áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam ................................................................................................ 43
  6. iv 2.3. Kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế........................................................................................... 47 2.4. Đánh giá kết quả triển khai basel ii tại các NHTM VN .......................... 68 2.4.1. Về tính vốn rủi ro hoạt động theo yêu cầu trụ cột 1 của Basel II...........69 CHƯƠNG 3..............................................................................................................78 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .........................................................................78 3.1. Định hướng của NHNN đối với hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. ........................................ 78 3.2. Giải pháp triển khai hiệu quả hoạt động kiểm soát rủi ro theo chuẩn Basel II và chuẩn bị cho Basel III..................................................................... 79 3.2.1. Tính vốn rủi ro hoạt động theo chuẩn Basel ..........................................79 3.2.2. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại theo chuẩn Basel .......................................................................................................81 3.3. Một số đề xuất cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ...................... 84 3.3.1. Đề xuất về tính vốn rủi ro hoạt động theo chuẩn Basel II tiến tới Basel III (trụ cột 1) .....................................................................................................84 3.3.2. Đề xuất triển khai kiểm soát rủi ro hoạt động đảm bảo tuân thủ trụ cột 2 và 3 của Basel II (tiếp tục duy trì tại Basel III) ................................................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................94
  7. v DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ Danh mục bảng Bảng 2.1: Tỷ lệ vốn an toàn, tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu theo từng loại rủi ro ...................................................................................................................49 Bảng 2.2: Quy mô hệ thống ngân hàng và tỷ lệ CAR của nhóm CPTPP .................50 Bảng 2.3: Một số ví dụ về KRI .................................................................................60 Bảng 2.4: Một số ví dụ về các sự kiện RRHĐ thường phát sinh ..............................61 Bảng 2.5: Ví dụ về kịch bản đảm bảo kinh doanh liên tục trong bối cảnh đại dịch Covid dựa trên mức độ ảnh hưởng ............................................................................63 Bảng 2.6: Ví dụ 1 về khẩu vị rủi ro hoạt động ..........................................................65 Bảng 2.7: Ví dụ 2 về khẩu vị rủi ro hoạt động ..........................................................65 Bảng 2.8: Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp tính vốn theo Basel II .........79 Bảng 2.9: Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp tính vốn SMA - Basel III ....81 Danh mục biểu Biểu: 2.1. Tỷ lệ CAR của một số NHTTM cuối năm 2021 ......................................49 Biểu 2.2: Hạn mức rủi ro hoạt động ..........................................................................57 Biểu đồ 2.3: Ma trận đánh giá mức độ rủi ro hoạt động ...........................................58 Biểu 2.4: Sơ đồ kiểm soát các hoạt động và rủi ro ngân hàng theo mô hình “Ba tuyến bảo vệ”.............................................................................................................64 Danh mục hình Hình 1.1: Mô hình về rủi ro của Ngân hàng thương mại ..........................................15 Hình 2.1: Mô hình 3 tuyến bảo vệ của ngân hàng Vietinbank .................................55
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH: Ngân hàng NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTW: Ngân hàng trung ương RRTD: Rủi ro tín dụng RRHĐ: Rủi ro hoạt động RRTT: Rủi ro thị trường WTO: Tổ chức thương mại Thế giới AEC: Cộng đồng Kinh tế ASEAN FTA: Hiệp định thương mại tự do CPTTP : Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương TCTD : Tổ chức tín dụng HĐQT : Hội đồng quản trị KSRR: Kiểm soát rủi ro VAMC: Công ty quản lý tài sản TGĐ: Tổng Giám đốc HĐQT: Hội đồng quản trị SPDV: Sản phẩm dịch vụ PCRT/TTKB: Phòng chống rửa tiền/Tài trợ khủng bố AML: Hệ thống phòng chống rửa tiền QLRRHĐ: Quản lý rủi ro hoạt động RWA: Tài sản có rủi ro
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài luận văn “Kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” đã thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra thông qua việc làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm soát RRHĐ của các NHTM, cũng như xem xét thực trạng kiểm soát RRHĐ theo Basel II của các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn đã đạt được một số kết quả sau: Chương 1: Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận về NHTM và rủi ro hoạt động của các NHTM. Đồng thời, trong chương 1, cũng chỉ ra những vấn đề về Hội nhập quốc tế trong hoạt động kiểm soát RRHĐ của NHTM. Đặc biệt là những vấn đề về kiểm soát rủi ro hoạt động theo Basel II. Chương 2: Luận văn đã đưa ra một bức tranh tổng thể về hệ thống NHTM của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm vừa qua. Đồng thời, Chương 2 cũng phân tích thực trạng kiểm soát RRHĐ tại các NHTM theo Basel II, lần lượt theo 2 nội dung là (i) về tỷ lệ an toàn vốn và (ii) kiểm soát RRHĐ trong công tác vận hành chung, đảm bảo tuân thủ các quy định gắn với hoạt động thanh tra giám sát (Trụ cột 2), minh bạch hóa thông tin (Trụ cột 3) của Basel II. Chương 3: Trên cơ sở đánh giá những điểm cần hoàn thiện để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát rủi ro theo chuẩn Basel II và chuẩn bị cho Basel III, Luận văn đã đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro hoat động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Doanh thu tăng mạnh nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng và việc mở thêm nhiều sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, so với các nước ở khu vực và thế giới, hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, đáng chú ý là mức độ rủi ro vẫn cao và phát triển thiếu bền vững. Trong giai đoạn 2016-2021, một số NHTM có quy mô nợ xấu lớn và phải chịu sự giám sát đặc biệt từ NHNN, hoặc buộc phải tái cơ cấu theo hướng sáp nhập hoặc mua lại để tránh tình trạng phá sản. Nhiều sai phạm lớn trong hoạt động ngân hàng, thời kỳ này, đã bộc lộ với thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng, điều này cho thấy một số NHTM chưa thực hiện đúng các nguyên tắc an toàn, các quy trình nghiệp vụ và vi phạm các quy định luật pháp về hoạt động ngân hàng. Trong phạm vi hoạt động của các NHTM luôn có những rủi ro cơ bản là: Rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động. Mỗi loại rủi ro trên được tính toán và quản lý với đặc thù riêng biệt của từng loại rủi ro. Do đó, các NHTM cần phải xác định rõ cơ hội kinh doanh thông qua mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận, để đưa ra những giải pháp nhằm đạt được lợi nhuận hợp lý với mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu kiểm soát rủi ro một cách hiểu quả. Vì vậy, có thể hiểu: Kiểm soát rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động của NHTM. Từ đó, chủ động đưa ra các phương án thực hiện thích hợp để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay đang diễn ra ngày càng sâu rộng và toàn diện. Do đó, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần chủ động, tích cực tham gia hội nhập vào thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tiến trình này cũng có nhiều thách thức, đặc biệt là áp lực cạnh tranh lớn từ các NH bên ngoài. Đồng thời, các NHTM trong nước cũng phải thực hiện các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế, để vừa bảo đảm hoạt động an toàn trong nước vừa mở rộng hội nhập quốc tế.
  11. 2 Basel II bao gồm, hệ thống các nguyên tắc và chỉ tiêu, nhằm đánh giá và giám sát mức độ an toàn của các NHTM, trong hoạt động kinh doanh, đã được áp dụng tại ở nhiều nước phát triển và đang phát triển ở trên thế giới, chính là cơ sở để các NHTM Việt Nam hướng đến trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc các NHTM thực hiện Basel II yêu cầu phải quan tâm nhiều hơn đến các nhân tố định tính, theo đó cần phải: (i) Thành lập cơ cấu tổ chức một cách hiệu quả với sự quan tâm của HĐQT; (ii)Ấn định mức độ rủi ro có thể chấp nhận được (“khẩu vị rủi ro”) để các đơn vị liên quan lấy đó làm cơ sở đánh giá mức độ hiệu quả để đưa ra quyết định hành động dựa trên sự cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả; (iii) Hình thành cơ chế thường xuyên báo cáo trong tất cả các bộ phận của NHTM; (iv) Đảm bảo tính toàn diện và liên tục đối với cán bộ quản lý rủi ro tại các khâu kiểm soát. Tuy nhiên, việc áp dụng những chuẩn mực và nguyên tắc của Basel II thực sự là những khó khăn đối với các NHTM Việt Nam. Bên cạnh việc phải tăng chi phí và đầu tư gia tăng chất lượng nguồn nhân lực, các NHTM còn phải chú ý vào những vấn đề cơ bản sau: (1) Tăng nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp rủi ro; (2) Đầu tư cho cơ sở dữ liệu và để có thể đo lường được rủi ro; (3) Đổi mới phương thức quản trị, điều hành để đáp ứng được các đòi hỏi của mô hình 3 vòng kiểm soát, với sự độc lập về nhiệm vụ và chức năng trong hoạt động kiểm soát rủi ro; (4) Thường xuyên thẩm định và giám sát mô hình một cách độc lập, nhằm bảo đảm sự vận hành một cách khách quan các quy trình, quy định, kiểm tra, giám sát. Trong quá trình phát triển và từng bước hội nhập theo những cam kết quốc tế, thì hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết. Những tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng rõ nét, với sự xuất hiện của hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đổi mới, sáng tạo, cũng như sự ra đời của các kênh dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ tài chính (Fintech), và xu hướng phát triển Ngân hàng Số (Digital Bank). Điều này mang lại cho các ngân hàng nhiều cơ hội, cũng như nhiều rủi ro mới, đặc biệt là rủi ro hoạt động – loại rủi ro có thể tiềm ẩn trong bất kỳ nghiệp vụ/hoạt động nào của ngân hàng với
  12. 3 tác động khó lường. Do đó, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đảm bảo cho hệ thống NHTM phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả. Từ lý do trên, với mong muố n tìm hiể u thực tra ̣ng và đề xuấ t các giải pháp cho hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại hiện nay, tác giả đã lựa cho ̣n đề tài: “Kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn tha ̣c si,̃ chuyên ngành Kinh tế quốc tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Có thể nói rằng, những rủi ro trong hoạt động của các NHTM ở các nước trên thế giới đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, thậm chí đã dẫn đến khủng hoảng tài chính của các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng trên không chỉ là những vấn đề yếu kém trong hoạt động kinh doanh, mà còn có vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý, kiểm soát rủi ro hoạt động của các NHTM. Các công trình nghiên cứu trong nước Trần Việt Dung (2016), Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã xây dựng các điều kiện cần thiết để áp dụng Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng; rút ra những bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc thực hiện các quy định của Hiệp ước vốn Basel II; phân tích những khó khăn mà hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt trong quá trình áp dụng các quy tắc trên cả ba trụ cột trong Hiệp ước vốn; đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của Hiệp ước vốn Basel II trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát RRHĐ của các NHTM chưa được đề cập trong công trình. Nguyễn Minh Sáng và các cộng sự (2013), “Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam”. Bài viết đã chỉ ra 06
  13. 4 điểm hạn chế trong quy trình quản trị rủi ro của các ngân hàng, trong đó nhấn mạnh tới hạn chế liên quan tới nguồn lực con người, công nghệ; sự yếu kém trong khả năng phối hợp QTRR giữa các bộ phận trong ngân hàng; và nhận thức của NHTM về tầm quan trọng của hoạt động QTRR là những rào cản lớn nhất đối với hiệu quả QTRR trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đào Thị Thanh Tú (2014),“Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Học viện Ngân hàng. Tác giả cho rằng: Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó. Bài viết đã đưa ra 4 nguyên tắc về quản trị rủi ro hoạt động và 08 giải pháp nâng cao quản trị rủi ro hoạt động. Đinh Xuân Cường và cộng sự (2014), “Đòn bẩy để các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận Hiệp ước vốn Basel II”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, tập số 30, số 3. Bài viết đã nhấn mạnh những khó khăn của các TCTD Việt Nam khi áp dụng Basel do tình trạng thiếu thông tin tín dụng tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích, đo lường rủi ro tín dụng. Theo nghiên cứu này, hầu hết các ngân hàng thuộc top trên đã đáp ứng được tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn (>8%) nhưng cách tính vốn ở Việt Nam cũng còn khá nhiều vấn đề như cách xác định tỷ lệ tài sản rủi ro hay tổng tài sản có nên tỷ lệ vốn này (CAR) có thể chưa thật sự chính xác. Luận án của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2012): “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội, phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn xung quanh những chuẩn mực quản trị rủi ro được nêu trong Hiệp ước Basel, đi sâu phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam theo ba trụ cột của Basel II từ khi Việt Nam chính thức có hệ thống ngân hàng hai cấp đến nay (từ 1988). Luận án mới đề cập đến quản trị rủi ro trong kinh doanh của các NHTM, chưa đề cập đến kiểm soát rủi ro nói chung trong các NHTM Việt Nam hiện nay. Luận án chưa chỉ ra được lộ trình áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro
  14. 5 trong kinh doanh theo Hiệp ước Basel đối với các NHTM Việt Nam. Do vậy, đây vẫn còn khoảng trống để có thể tiếp tục nghiên cứu kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel hiện nay. Nghiên cứu của tác giả Tô Thị Ánh Dương (2006)“Những giải pháp để hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel”, đã đề cập một cách quy mô nhất và hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay về nội dung Hiệp ước vốn Basel và thực trạng áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ được tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro hoạt động của các NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra còn có một số bài viết như: Đào Minh Phúc và Lê Văn Hinh (2012), “Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”,Tạp chí Ngân hàng số 24 tháng 12/2012, đã đưa ra các nhận định về tính chất mới của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cũng như những bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó các tác giả đã có một số đề xuất đối với hoạt động kiểm soát nội bộ tại các NHTM đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), “Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel II - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế”, đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014. Trên cơ sở khảo sát và rút ra giá trị tham khảo từ việc áp dụng Basel tại Singapore, Malaysia, Philipines. Bài viết đề xuất các giải pháp để áp dụng Basel II tại các NHTM Việt Nam. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Về khía cạnh lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả trong ngân hàng, nghiên cứu của Michael McAleera và cộng sự (2013) đã chỉ ra rằng, chiến lược QTRR mạo hiểm mang lại mức chi phí trung bình về vốn rẻ hơn, và giúp tối thiểu hóa chi phí về vốn hàng ngày thường xuyên hơn trong cả thời kỳ dự báo so với chiến lược QTRR cẩn trọng. Tuy nhiên, chiến lược QTRR mạo hiểm có thể gây ra những vi phạm và đẩy một Tổ chức Ký nhận uỷ thác (ADI) tới việc bị cấm kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn. Do đó, chiến lược QTRR cẩn trọng được xem xét áp
  15. 6 dụng đối với một ADI nếu nó muốn nằm trong “vùng xanh an toàn” của Basel II. Về đánh giá tính hiệu quả của Basel II đối với việc đo lường rủi ro, nghiên cứu của Gunnar Wahlstroms (2012) chỉ ra rằng, mặc dù việc xây dựng và ban hành Basel II trên thực tế là rất tốt, nhưng vẫn còn sự quan ngại đáng kể về những cách thức đo lường rủi ro của Basel II có thể ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng. Về ước lượng tác động của yếu tố rủi ro hoạt động tới hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân (trường hợp cụ thể ở Thổ Nhĩ Kỳ), nghiên cứu của Ali Bayrakdaroglu và cộng sự (2013) đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống mờ (FAHP - Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để ước lượng các yếu tố rủi ro hoạt động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có cấu trúc nguồn vốn khác nhau sẽ có sự đối phó khác nhau đối với những yếu tố rủi ro hệ thống và không có một công thức chung nào áp dụng cho toàn bộ các ngân hàng. Nghiên cứu của Loriana Pelizzon và cộng sự (2005) tập trung vào trụ cột 2 của Basel II trong đó mở rộng các công cụ có sẵn để điều tiết khi cần can thiệp vào các ngân hàng, đó là mức độ phù hợp về vốn và yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro. Đặc biệt bài viết này tập trung vào vai trò của các quy tắc khi chi phí cho việc vốn hóa là khá cao. Ngân hàng có thể quản lý danh mục đầu tư một cách linh hoạt và tự quyết định về việc vốn hóa và cấu trúc vốn của mình. Về khía cạnh tính hiệu quả của tỷ lệ vốn bắt buộc trong Basel II sửa đổi (2011), nghiên cứu của Gordon J. Alexander và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng tỷ lệ vốn bắt buộc đưa ra trong Basel II sửa đổi (2011) là đủ tốt, giúp ngân hàng chống đỡ hiệu quả hơn đối với những tổn thất trong giao dịch (Trading Loss) so với Hiệp ước Basel cũ (1996). Trong đó, Basel sửa đổi (2011) mang lại nhiều lợi ích hơn so với Basel cũ (1996) đối với hoạt động quản trị RRHĐ và RRTT. Nghiên cứu của Gayani Godellawatta (2007) cũng đưa ra những thách thức đối với các ngân hàng thương mại và cơ quan giám sát trong việc thực hiện Trụ cột 2 của Basel II. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hiện trụ cột 2 của Basel II cần rất nhiều nỗ lực của toàn bộ hệ thống tài chính, cũng như đòi hỏi sự cố gắng và quyết tâm của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Chính sự khác biệt về mô
  16. 7 hình quản lý đặc thù của từng quốc gia đã khiến cho việc áp dụng các nguyên tắc trong thanh tra, giám sát ngân hàng theo trụ cột 2 trở nên khó khăn. Các quốc gia mong muốn rằng việc áp dụng trụ cột 2 sẽ giúp mở rộng và phát triển hệ thống giám sát, thanh tra ngân hàng hiện có chứ không phải là xây dựng lại hoàn toàn một hệ thống thanh tra, giám sát mới. Nghiên cứu của Elizabeth Roberts (2008) đã chỉ ra những thách thức mà các nền kinh tế mới nổi sẽ gặp phải khi tiến hành áp dụng những nguyên tắc của trụ cột 2 trong Basel II vào hoạt động thanh tra, giám sát ngành ngân hàng đó là: (1) Sự khác biệt trong hệ thống các quy định, văn bản pháp luật; (2) Chất lượng nguồn nhân lực; (3) Tạo lập “môi trường bình đẳng” giữa các ngân hàng thương mại; và (4) Mức độ minh bạch của nền kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu của Manuel Chavez (2007) đã chỉ ra rằng, mặc dù trụ cột 2 của Basel II đã được xây dựng hoàn chỉnh, được quy định chi tiết trong nhiều văn bản, tài liệu khác nhau, nhưng việc áp dụng tại các quốc gia vẫn gặp nhiều khó khăn do các quy định đặc thù cũng như cơ cấu tổ chức của từng quốc gia. Việc áp dụng các nguyên tắc của trụ cột 2 này rất đa dạng ở từng khu vực khác nhau. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ rõ rằng quy trình đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ (ICAAP) theo nguyên tắc thứ nhất của trụ cột 2 đạt được hiệu quả khi mà có sự chia sẻ thông tin hoàn hảo giữa cơ quan giám sát và các tổ chức tín dụng trong nước. Nhận xét tình hình nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy một số công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về các loại hình rủi ro trong hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, các công trình chỉ tập trung nghiên cứu vào việc quản trị rủi ro tại các ngân hàng riêng biệt (Agribank, Vietinbank.) mà chưa đề cập tới nội dung kiểm soát rủi ro hoạt động của cả hệ thống. Do vậy, chưa đưa các giải pháp và gợi ý chính sách tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM chi tiết cụ thể sát với thực tế hoạt động của các NHTM. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu cũng đã phân tích, đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực, các trụ cột của Basel II vào hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tuy nhiên, một số công trình chỉ đi sâu phân tích một trong ba trụ cột
  17. 8 của Basel II (chẳng hạn vấn đề an toàn vốn tối thiểu). Mặt khác, do thời điểm nghiên cứu khác nhau, bối cảnh kinh tế - xã hội khác nhau, đặc biệt là phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau nên việc đánh giá, phân tích việc kiểm soát rủi ro hoạt động trong hoạt động NHTM theo các trụ cột của Basel II cũng có những điểm khác biệt. Như vậy có thể thấy, trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay để đảm bảo các NHTM Việt Nam hoạt động một cách an toàn trong điều kiện tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, các NHTM Việt Nam cần phải kiểm soát được các rủi ro hoạt động tiềm ẩn. Do đó, vấn đề kiểm soát rủi ro hoạt động của các NHTM đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và kinh doanh ngân hàng, các nhà xây dựng và vận hành chính sách ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều các công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề kiểm soát rủi ro hoạt động đối với các NHTM. Đây sẽ là cơ sở để đề tài “Kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” tiếp tục nghiên cứu với sự kế thừa và phát triển một cách chọn lọc những kết quả nghiên cứu trước đây. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích thực trạng triển khai hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại hiện nay. - Đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
  18. 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể là kiểm soát rủi ro hoạt động theo các nguyên tắc và chuẩn mực của Basell II. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động theo các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II. Theo thông lệ quốc tế, chuẩn mực Basel II đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng để kiểm soát rủi ro hoạt động. Cùng hội nhập với quốc tế trong hoạt động kiểm soát RRHĐ, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã và đang áp dụng chuẩn mực Basel II. Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Bao gồm ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần, không bao gồm ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng chi nhánh nước ngoài). Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích trong giai đoạn 2016 – 2021. Đây là giai đoạn việc kiểm soát RRHĐ được chú trọng, triển khai theo thông lệ quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 4.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế, các NHTM Việt Nam đang chủ động, từng bước hội nhập theo những nguyên tắc và cam kết quốc tế. Trong khi đó, Basel II bao gồm hệ thống các nguyên tắc, chỉ tiêu để đánh giá và giám sát mức độ an toàn của các NHTM đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Do đó, các NHTM hướng đến việc áp dụng các nguyên tắc Basel II chính là cơ sở để kiểm soát rủi ro hoạt động của các NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế. Với quan điểm như vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động của các NHTM theo các nguyên tắc của Basel II gồm việc đảm bảo vốn tối thiểu và kiểm soát rủi ro trong hoạt động vận hành chung.
  19. 10 Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để đảm bảo việc nhận thức về kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel II, luôn đảm bảo tính logic giữa nhận thức trực quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với các quy luật vận động vốn có của nó. Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp: Các phương pháp tư duy khoa học: Quy nạp, diễn dịch, loại suy, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các dữ liệu đã được thu thập, để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các NHTM và Thực trạng triển khai kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các NHTM theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ của các NHTM và báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Thông qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo để đánh giá phân tích về thực trạng triển khai kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Phương pháp suy luận logic: Từ những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đặc biệt những tồn tại trong tiến trình triển khai hoạt động kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại hiện nay tác giả đưa ra một số giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4.4 Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bảng, hình, chữ viết tắt, và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro hoạt động của NHTM trong tiến trình hội nhập quốc tế.
  20. 11 Chương 2: Thực trạng triển khai kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro hoạt động tại các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2