intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

42
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là dựa trên những phân tích về thực trạng thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO ở Việt Nam để thấy thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thực thi hiệp định; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc thực thi Hiệp định ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC THI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA WTO: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế quốc tế CAO THỊ THU HIỀN Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC THI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA WTO: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Cao Thị Thu Hiền Người hướng dẫn: PGS,TS. Trịnh Thị Thu Hương Hà Nội - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đề tài” Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: thực trạng và giải pháp “ là một công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân em dưới sự hướng dẫn của PGS,TS.Trịnh Thị Thu Hương. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Cao Thị Thu Hiền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: – Trường Đại học Ngoại thương, khoa Sau đại học, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, các giảng viên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. – Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khóa học: PGS, TS Trịnh Thị Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. – Nhân dịp này em xin được chân thành cảm ơn đến các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, cùng tất cả các thầy cô giáo giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tư liệu và nhiệt tình đóng góp ý kiến cho em trong quá trình nghiên cứu. – Cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2020 Cao Thị Thu Hiền
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ vii LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI .......................................................... 6 1.1 Giới thiệu chung về thuận lợi thương mại (Trade Facilitation) ...................... 6 1.1.1 Khái niệm thuận lợi thương mại ................................................... 6 1.1.2 Lợi ích của tạo thuận lợi thương mại .......................................... 11 1.2 Tiến trình đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO ............. 13 1.3 Nội dung Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO .............................. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA WTO Ở VIỆT NAM .......................................................... 23 2.1 Văn bản của Việt Nam về thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO ................................................................................................................. 23 2.2 Thực trạng thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO ở Việt Nam .......................................................................................................................... 24 2.2.1. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Hiệp định TF ........ 24 2.2.2. Theo dõi và triển khai các cam kết nhóm A của Việt Nam ........ 31 2.2.3 Xây dựng lộ trình thực hiện cam kết nhóm B, C......................... 38
  6. iv 2.2.4 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực thi cam kết theo Hiệp định ....................................................................................................... 42 2.2.6 Triển khai nhóm cam kết về thể chế ............................................ 54 2.3 Thuận lợi khi thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam...... 56 2.4 Khó khăn khi thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam ..... 59 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC THI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ..................................................................................................................... 62 3.1 Đối với Chính phủ ....................................................................................... 62 3.1.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý .................................................... 62 3.1.2 Thúc đẩy việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia ...................... 68 3.1.3 Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ .................. 70 3.1.4 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin .. 72 3.1.5 Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan .. 75 3.1.6 Thu hẹp danh mục phải kiểm tra chuyên ngành ........................ 76 3.1.7 Chấm dứt tình trạng chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành . 78 3.2. Đối với doanh nghiệp ................................................................................. 79 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 83
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Các định nghĩa về Tạo thuận lợi Thương mại ................................ 8 Bảng 1.2: So sánh nội dung Hiệp định và các quy định của GATT ............... 17 Bảng 1.3: Các biện pháp kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại trong nội dung Hiệp định .............................................................................................................. 18 DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Lộ trình thực hiện các nhóm A, B và C của các nước đang và kém phát triển ...................................................................................................... 20
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết tắt HĐ Hiệp định TFA Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TCHQ Tổng cục Hải quan TTCP Thủ tướng Chính phủ VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VBPL Văn bản pháp luật WTO Tổ chức thương mại thế giới WCO Tổ chức Hải quan Thế giới NHTG Ngân hàng thế giới XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài “Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: thực trạng và giải pháp” bao gồm 3 chương: Chương 1: Luận văn trình bày tổng quan về thương mại, tạo thuận lợi thương mại là gì, phân tích Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO về quá trình kí kết, nội dung các điều khoản của Hiệp định. Chương 2: Luận văn phân tích quá trình kí kết và thực trạng thực thi Hiệp định tại Việt Nam bao gồm: lộ trình thực hiện Hiệp định tại Việt Nam, rà soát pháp luật Việt Nam với nội dung Hiệp định. Qua đó đưa ra thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực thi Hiệp định tại Việt Nam. Chương 3: Qua tình hình thực trạng những khó khăn trong quá trình thực thi, đưa ra một số giải pháp giúp việc thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO tại Việt Nam đạt hiệu quả cao.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất thế giới. Tuy nhiên, những bất cập trong thủ tục thông quan đang cản trở Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh thương mại. Để đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới, trong những năm qua, Tổng cục Hải quan luôn xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, được thực hiện thường xuyên, liên tục, góp phần quan trọng vào hoạt động cải cách hành chính của ngành Tài chính. Trong đó, việc tạo thuận lợi thương mại tại các cửa khẩu quốc tế là một trong những mục tiêu quan trọng của chủ trương này, do đó Việt Nam đã tham gia kí kết đồng thuận thông qua Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO. Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization Trade Facilitation Agreement - TFA) – gọi tắt là Hiệp định hoặc TFA sẽ là một trong những văn bản rất quan trọng của WTO nhằm tạo ra những thuận lợi nhất định cho di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên của WTO. Thứ nhất, TFA được coi là sự đồng thuận cam kết tạo thuận lợi thương mại của 160 nước thành viên WTO. Thông qua Hiệp định, WTO thực hiện cơ chế thực thi và giám sát tiến trình tạo thuận lợi thương mại trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa TFA được xem là công cụ hữu hiệu nhằm hài hòa hóa, minh bạch hóa và tiêu chuẩn hóa quy định pháp lý và thực hành pháp luật về kiểm tra, giám sát sự di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế ở góc độ quản lý nhà nước nói chung và biên giới quốc gia nói riêng. Thứ hai, TFA góp phần hạn chế rào cản thương mại đặc biệt những hàng rào phi thuế quan và kỹ thuật do các nước lập nên nhằm bảo hộ thương mại nội
  11. 2 địa và khu vực. Hàng rào phi thuế quan và kỹ thuật đã, đang và sẽ gây cản trở không nhỏ đối với sự phát triển thương mại toàn cầu, gia tăng chi phí và thời gian giao dịch trong thương mại quốc tế. Thứ ba, cơ quan quản lý vùng biên giới quốc gia và hải quan ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Bên cạnh nghiệp vụ cơ bản là kiểm tra, giám sát sự di chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế, ngày nay cơ quan hải quan của mỗi quốc gia không ngừng mở rộng hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác như: chống khủng bố và buôn bán vũ khí trái phép, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh lương thực.... Điều này cần có cơ chế ràng buộc pháp lý và phối hợp hiệu quả giữa các quốc gia ở phạm vi toàn cầu, đó chính là TFA của WTO. Thứ tư, cũng giống như các hiệp định quan trọng của WTO, TFA có tính ràng buộc và linh hoạt cao đối với các quốc gia thành viên thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp và quy định về đối xử đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển. Bên cạnh đó Ủy ban tạo thuận lợi thương mại của WTO và quốc gia góp phần giám sát và điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực thi tạo thuận lợi thương mại nhằm đạt được các mục tiêu về tạo thuận lợi thương mại của WTO. Theo báo cáo thương mại thế giới 2015, việc thực hiện đầy đủ TFA có thể giảm trung bình 14,3% chi phí giao dịch và thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu lên tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. TFA cũng được đánh giá có khả năng tiết kiệm 1,5 ngày thời gian thông quan hàng nhập khẩu, giảm 47% so với mức trung bình hiện tại và tiết kiệm gần 2 ngày thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, giảm 91% so với mức trung bình hiện tại. Vì thế em đã lựa chọn dề tài: “Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: thực trạng và giải pháp” cho luận văn này. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
  12. 3 Dựa trên những phân tích về thực trạng thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO ở Việt Nam để thấy thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thực thi hiệp định; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường việc thực thi Hiệp định ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Từ năm 2015 Việt Nam tham gia Hiệp định đến nay. 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Các nghiên cứu về Hiệp định TF đã xuất hiện ngay từ khi Hiệp định TF được các quốc gia đề xuất ở những vòng đàm phán đầu . Cho đến nay có thể liệt kê được một số nghiên cứu như sau: Ngoài nước: Vấn đề này được đề cập, thảo luận chính thức và đàm phán tại diễn đàn WTO từ năm 2001 đến nay, các tổ chức quốc tế như WB, IMF, OECD, WCO, UNCTAD,…đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này: - Tổ chức thương mại thế giới WTO đã cập nhật các tài liệu liên quan đến Hiệp đinh TF trên trang web chính thức của tổ chức: nội dung của Hiệp định, lộ trình của các quốc gia thành viên, kết quả thực thi ở một số nước,… - APEC cũng thực hiện tạo thuận lợi thương mại với các quốc gia thành viên. - OECD : “Quantitive assessment of the benefit of trade facilitation” (OECD – TD/TC/WP(2003)31FINAL). Nghiên cứu được thực hiện bởi ủy ban thương mại của OECD, đưa ra những đánh giá cụ thể mang tính định tính về lợi ích của việc thực hiện các biện pháp tạo thuận lới thương mại.
  13. 4 - Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC); “Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO: Hướng dẫn kinh doanh cho các quốc gia đang phát triển.” 2013. - OECD; Vượt qua nút thắt trong quản lý biên giới: Vượt qua tình trạng nghẽn cổ chai tại biên giới: Chi phí và Lợi nhuận của Tạo thuận lợi thương mại - OECD, 2009 OECD Tài liệu chính sách thương mại số 35 “Hậu cần và Thời gian như một rào cản thương mại,” 2006 THÁNG 06/2015 (TÁI BẢN LẦN 2) - OECD Tài liệu chính sách thương mại số 86; “Thương mại Quốc tế không chính thức và Cải cách Tạo thuận lợi Thương mại ở ngoại vi Sahara, châu Phi,” 2009 - UNCTAD; Tạo thuận lợi Thương mại và Vận tải - Tập 1; Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, 2011 - UNCTAD; Tạo thuận lợi Thương mại và Vận tải - Tập 6; Các cơ quan hỗ trợ thương mại quốc gia trên thế giới, 2014 Các nước thành viên WTO tham gia đàm phán cũng đã có nhiều nghiên cứu chung và nghiên cứu riêng về vấn đề thực thi Hiệp định. Trong nước: - Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế là đầu mối chủ trì nghiên cứu vấn đề Tạo thuận lợi thương mại ngay từ khi nội dung này bắt đầu được đề cập tại WTO năm 2001 và đã có một số nghiên cứu về vấn đề này. - Ngành hải quan đã có nghiên cứu và tổ chức nhiều chuyên đề họp báo về việc triển khai thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tự do về nội dung Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO. 5. Phương pháp nghiên cứu
  14. 5 Trong luận văn này em đã sử dụng chủ yếu những phương pháp thuần túy trong phân tích kinh tế, cụ thể là: • Phương pháp tổng hợp, thống kê từ các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí website,... • Phương pháp phân tích, đánh giá. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới. Chương 2: Thực trạng thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới ở Việt Nam. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp trong việc thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức thương mại thế giới.
  15. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1 Giới thiệu chung về thuận lợi thương mại (Trade Facilitation) 1.1.1 Khái niệm thuận lợi thương mại 1.1.1.1. Thương mại quốc tế và rào cản thương mại Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Hiện nay, các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản hoạt động ngoại thương, nhưng tựu trung lại có hai nhóm công cụ chính là: thuế quan và phi thuế quan a. Hàng rào thuế quan Là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan b. Hàng rào phi thuế quan Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời. Ngày nay, ngoại thương thế giới có những đặc điểm mới: tốc độ tăng trưởng của ngoại thương thế giới tăng nhanh so với tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân. Tốc độ tăng trưởng của hàng hóa vô hình tăng nhanh so
  16. 7 với tốc độ tăng trưởng hàng hóa hữu hình. Nhu cầu về đời sống vật chất giảm trong khi đó, nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng. Tỷ trọng xuất khẩu hàng nguyên liệu thô giảm, trong khi đó dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm công nghệ chế biến tăng nhanh. Phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại quốc tế diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng: chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng. Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, hàng hóa có hàm lượng khoa học và công nghệ tăng cao. Quá trình thương mại quốc tế đòi hỏi, một mặt phải tự do hóa thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý. Ngoại thương Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm và giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với các nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, tạo thuận lợi thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế. 1.1.1.2. Tạo thuận lợi thương mại Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chung về thuận lợi hóa thương mại. Tạo thuận lợi thương mại đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) coi tạo thuận lợi thương mại là "đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại quốc tế," bao gồm các hoạt động (thông lệ và thủ tục) có liên quan trong việc thu thập, trình bày, trao đổi và xử lý các dữ liệu cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế" (ESCAP, 2002). Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) định nghĩa “thuận lợi thương mại là tăng sự hiệu quả trong quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia”. Còn theo Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), “thuận lợi thương mại là việc dỡ bỏ những rào cản thương mại không cần thiết bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại đồng thời cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chung của quốc tế” (ADB & ESCAP, 2013). Các tổ chức
  17. 8 quốc tế khác như Ủy ban Kinh tế Châu Âu (ECE), UNCTAD, và APEC đã đưa ra những định nghĩa nhấn mạnh các khía cạnh khác của tạo thuận lợi thương mại. Bảng 1. 1: Các định nghĩa về Tạo thuận lợi Thương mại “Đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm các hoạt động, thông lệ, và thủ tục có liên quan trong WTO and việc thu thập, trình bày, trao đổi và xử lý các dữ liệu cần thiết UNCTAD cho việc vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế” (WTO, UNCTAD, Báo cáo Phát triển và Thương mại điện tử 2001, trang 80) “Đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa các thủ tục liên quan và dòng thông tin cần thiết để vận chuyển hàng hóa quốc tế từ người OECD bán tới người mua và để thực hiện việc thanh toán của người mua trả cho người bán” (OECD, TD/TC/WP (2001), John Raven) “Là phương pháp tiếp cận toàn diện và thống nhất nhằm giảm thiểu sự phức tạp và chi phí của quá trình giao dịch thương mại, UN/ECE đồng thời đảm bảo rằng tất cả các hoạt động này có thể diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch, có tính dự báo, dựa trên các tiêu chuẩn, chuẩn mực và thông lệ tốt nhất được quốc tế thừa nhận.” “Tạo thuận lợi thương mại được hiểu một cách khái quát là quá trình đơn giản hóa và hài hòa hóa, có sử dụng các công nghệ APEC mới và các biện pháp khác để giải quyết các trở ngại về thủ tục hành chính đối với thương mại.” (Các Nguyên tắc của APEC về Thúc đẩy thương mại năm 2002)
  18. 9 Nguồn: WTO, UNCTAD, Báo cáo Phát triển và Thương mại điện tử 2001, OECD, TD/TC/WP (2001), John Raven; Các nguyên tắc của APEC về Thúc đẩy thương mại năm 2002; Ủy ban APEC 1999. Chan-Hyun Sohn (2001) định nghĩa tạo thuận lợi thương mại là "tất cả các hoạt động hay chính sách nhằm giảm chi phí giao dịch bằng cách loại bỏ hoặc đơn giản hóa các quy trình và thủ tục phức tạp liên quan đến thương mại nhằm tăng hiệu quả và nhờ đó tăng thương mại." Một định nghĩa khác coi "tạo thuận lợi thương mại bao gồm việc giảm tất cả các chi phí giao dịch cùng với việc thực thi, quy định và điều hành chính sách thương mại." Như vậy, mục tiêu tạo thuận lợi thương mại là "giảm chi phí kinh doanh cho tất cả các bên bằng cách loại bỏ gánh nặng hành chính không cần thiết trong quá trình đưa hàng hoá và dịch vụ qua biên giới". Mặc dù khác biệt đôi chút, tất cả các định nghĩa trên đều có chung một nhận định rằng tạo thuận lợi trong thương mại đòi hỏi đơn giản hóa hoặc hài hòa hóa các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, như cấp phép và thủ tục hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe, v.v. Chan-Hyun Sohn và Junsok Yang (UNESCAP) chia các hoạt động tạo thuận lợi thương mại thành hai nhóm chính: (i) các thủ tục quản lý, đặc biệt là các thủ tục hành chính, và (ii) giao thông vận tải, logistics, bảo hiểm, phương thức thanh toán và các thủ tục tài chính khác. Trong thương mại hiện đại, điều này còn bao gồm cả các giao dịch thương mại điện tử. Có quan điểm tương tự, Ngân hàng Thế giới cho rằng tạo thuận lợi thương mại không chỉ bao gồm các yếu tố liên quan như giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, các quy định về xuất xứ, chất lượng, mà còn cả các yếu tố như tăng cường môi trường kinh doanh, chất lượng của cơ sở hạ tầng, tính minh bạch và hệ thống luật pháp. Tất cả các yếu tố này có tác động đến khả năng xuất khẩu của một quốc gia thông qua việc cắt giảm chi phí sản
  19. 10 xuất hàng hóa xuất khẩu. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể được hiểu theo hai chiều: (i) đầu tư cơ sở hạ tầng "cứng" (đường cao tốc, đường sắt, bến cảng, cơ sở hạ tầng thông tin) và (ii) đầu tư cơ sở hạ tầng "mềm" (tính minh bạch, hiệu quả trong hải quan, quản lý biên mậu, môi trường kinh doanh và các cải cách thể chế khác). Cách tiếp cận này của Ngân hàng Thế giới dường như phù hợp nhất với Việt Nam vì các lý do sau đây: Thứ nhất, tăng trưởng dựa trên xuất khẩu vẫn là một định hướng quan trọng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020. Thứ hai, Việt Nam kiên định theo đuổi chính sách mở cửa, thành công trong việc hội nhập kinh tế thế giới thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, ASEAN, APEC, và ASEM cũng như ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với nhiều đối tác thương mại quốc tế. Thứ ba, mặc dù gần đây Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể để trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình, kết quả này cũng đặt ra những thách thức mới. Tuy Việt Nam vẫn cần đạt được những tiến bộ đáng kể để trở thành một quốc gia có thu nhập cao, có những lo ngại cho rằng, trừ khi khắc phục được những thách thức này, Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, điều đã xảy ra với nhiều nền kinh tế khác trước khi đạt tới ngưỡng thu nhập cao. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế lành mạnh và xuất khẩu bùng nổ khiến Việt Nam có khả năng dễ bị tổn thương về kinh tế. Sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng ở Việt Nam là nhờ việc loại bỏ các rào cản thương mại bao gồm thuế quan và phi thuế quan trong suốt thời kỳ cải cách. Điều này cho phép Việt Nam tận dụng triệt để đòn bẩy lợi thế so sánh về chi phí nhân công thấp. Đồng thời, các đối tác kinh doanh hiện tại và tiềm năng đã cho phép Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường của họ với ít trở ngại hơn. Khi nền kinh tế
  20. 11 bùng nổ và tiền lương tăng, lợi thế về chi phí lao động bắt đầu suy giảm trong khi năng suất lao động chậm được cải thiện. Mặc dù các rào cản thông thường đối với thương mại (như thuế quan, hạn chế số lượng và các hàng rào phi thuế quan) đã giảm đáng kể trong những thập kỷ qua, khó có thể thu thêm lợi ích từ các biện pháp này. Cơ cấu thương mại của Việt Nam cần được cải thiện. Xuất khẩu bị chi phối bởi các sản phẩm có công nghệ thấp và ít giá trị gia tăng. Hàng công nghiệp chế tác xuất khẩu cũng có hàm lượng nhập khẩu cao. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có sự tập trung về địa lý. Những thách thức này cùng với tự do hóa thương mại tạo ít cơ hội hơn cho tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai, khiến các chi phí liên quan tới logistics và tạo thuận lợi thương mại nổi lên như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Các chi phí logistics thương mại, bao gồm cả vận chuyển, có tác động đến thương mại tương tự như thuế quan. Vì vậy, cắt giảm các chi phí này là một ưu tiên để tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại. 1.1.2 Lợi ích của tạo thuận lợi thương mại ● Nó kích thích tăng trưởng kinh tế: ngay cả khi hạn chế giới hạn như thuế quan được áp dụng, tất cả các nước tham gia có xu hướng nhận ra tăng trưởng kinh tế cao hơn. ● Nó giúp người tiêu dùng: hạn chế thương mại như thuế quan và hạn ngạch được thực hiện để bảo vệ các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp địa phương. Khi hạn chế thương mại là loại bỏ, người tiêu dùng có xu hướng để xem giá thấp hơn vì nhiều sản phẩm nhập khẩu từ các nước có chi phí lao động thấp hơn trở nên có sẵn ở cấp địa phương. ● Nó làm tăng đầu tư nước ngoài: Khi không phải đối mặt với những hạn chế thương mại, đầu tư nước ngoài có xu hướng đổ tiền vào các doanh nghiệp địa phương giúp họ mở rộng và cạnh tranh. Ngoài ra, nhiều phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2