intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam" nhằm nghiên cứu phân tích vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp nhằm đề xuất kiến nghị thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế CẤN THỊ PHƯƠNG THÚY Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Họ và tên học viên: Cấn Thị Phương Thúy Người hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tác giả Cấn Thị Phương Thúy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Khoa Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương cũng như các cơ quan đơn vị trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Chu Thị Mai Phương, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tác giả Cấn Thị Phương Thúy
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................II DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................ VI DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................ VII DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ VIII DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... IX TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN........................................... X LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................... 8 1.1. Khái niệm công nghệ, đổi mới sáng tạo .......................................................... 8 1.1.1. Khái niệm Công nghệ ................................................................................ 8 1.1.2. Khái niệm Đổi mới sáng tạo ...................................................................... 9 1.2. Khái niệm Hoạt động của doanh nghiệp ....................................................... 11 1.3. Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp ............................................................................................................................ 11 1.3.1. Phương pháp đo lường ............................................................................ 13 1.3.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ...................................................................... 16 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 19 2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ...................................................................... 19 2.1.1. Mô hình hồi quy tuyến tính ...................................................................... 19 2.1.2. Mô hình hồi quy gộp, FE và RE ............................................................... 20 2.2. Biến số và thước đo ...................................................................................... 22 2.2.1. Biến phụ thuộc......................................................................................... 22 2.2.2. Biến độc lập............................................................................................. 23 2.3. Dữ liệu ......................................................................................................... 27 2.4. Phương pháp ước lượng và kiểm định .......................................................... 30 2.4.1. Phương pháp ước lượng các mô hình POLS, RE và FE ........................... 30
  6. iv 2.4.2. Kiểm định lựa chọn mô hình .................................................................... 30 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ...... 32 3.1. Thực trạng về công nghệ .............................................................................. 32 3.2. Thực trạng về đổi mới sáng tạo ..................................................................... 35 3.2.1. Các yếu tố tác động tới hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp .... 35 3.2.2. Kết quả hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ............................ 38 3.3. Thực trạng về hoạt động của doanh nghiệp ................................................... 40 3.3.1. Quy mô và số lượng doanh nghiệp Việt Nam ........................................... 40 3.3.2. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam ....................................... 44 3.4. Đánh giá thực trạng chung ............................................................................ 46 3.5. Phân tích vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hoạt động của doanh nghiệp ................................................................................................................. 47 3.5.1. Mô tả thống kê và tương quan ................................................................. 47 3.5.2. Kết quả ước lượng và kiểm định .............................................................. 53 3.5.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 57 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ................ 61 4.1. Kết luận ........................................................................................................ 61 4.2. Một số kiến nghị ........................................................................................... 61 4.2.1. Đối với chính phủ .................................................................................... 62 4.2.2. Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 63 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........ 64 4.3.1. Gia tăng số lượng và chất lượng bằng sáng chế cấp quốc gia và cấp quốc tế ........................................................................................................................... 64 4.3.2. Sử dụng toàn bộ nguồn lực để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ......................................................................................................... 65 4.3.3. Thực hiện đổi mới sáng tạo theo từng loại hình cụ thể ............................. 65 4.3.4. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho đổi mới công nghệ .................................... 66 4.3.5. Tập trung nhiều hơn cho công tác lựa chọn công nghệ ............................ 66 4.3.6. Tăng cường hợp tác, chia sẻ tri thức về đổi mới công nghệ ..................... 66
  7. v 4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu và định hướng trong tương lai ..................... 67 KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. XI PHỤ LỤC ..........................................................................................................XVI
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt Nội dung 1 DN Doanh nghiệp 2 ĐMST Đổi mới sáng tạo 3 MMTB Máy móc thiết bị 5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 FE Fixed Effect Tác động cố định 2 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển 3 OECD Co-operation and kinh tế Development Bình phương nhỏ nhất thông 4 OLS Ordinary Least Square thường Pooled Ordinary Least Bình phương nhỏ nhất thông 5 POLS Square thường gộp 6 R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển 7 RE Random Effect Tác động ngẫu nhiên
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các biến kiểm soát trong mô hình.......................................................... 24 Bảng 2.2: Thước đo của các biến độc lập............................................................... 26 Bảng 2.3: Nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình ............................................. 28 Bảng 3.1: Đánh giá lợi ích các hoạt động ĐMST mang lại cho doanh nghiệp ........ 35 Bảng 3.2: Mức độ quan trọng của các mục tiêu đặt ra đối với hoạt động ĐMST của doanh nghiệp ......................................................................................................... 37 Bảng 3.3: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cản trở ĐMST .................................. 38 Bảng 3.4: Thống kê mô tả các biến ........................................................................ 47 Bảng 3.5: Thống kê các doanh nghiệp có và không có hoạt động phối hợp nghiên cứu theo từng năm ........................................................................................................ 49 Bảng 3.6: Giá trị trung bình các biến rddoing, rddone, domeslicense, intllicense và change ................................................................................................................... 50 Bảng 3.7: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ................................... 52 Bảng 3.8: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình .............................................. 55 Bảng 3.9: Tỷ lệ các hoạt động R&D do doanh nghiệp thực hiện năm 2014 ............ 58 Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu............................................................... 60
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Loại máy móc và công nghệ quan trọng nhất ..................................... 32 Biểu đồ 3.2: Loại máy móc và công nghệ quan trọng thứ hai ................................. 33 Biểu đồ 3.3: Chi phí công nghệ trung bình của các doanh nghiệp chế biến chế xuất từ năm 2012 – 2018 ................................................................................................... 34 Biểu đồ 3.4: Thực trạng thực hiện hoạt động ĐMST của doanh nghiệp ................. 39 Biểu đồ 3.5: Hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp ............................................... 40 Biểu đồ 3.6: Số lượng doanh nghiệp chế biến chế xuất tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018 ................................................................................................................... 41 Biểu đồ 3.7: Tỉ trọng các doanh nghiệp chế biến, chế xuất năm 2018 .................... 42 Biểu đồ 3.8: Tỉ trọng các doanh nghiệp chế biến, chế xuất năm 2012 .................... 42 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ doanh nghiệp theo vùng năm 2018 ........................................... 43 Biểu đồ 3.10: Loại hình các doanh nghiệp chế biến chế xuất tại Việt Nam năm 2018 .............................................................................................................................. 44 Biểu đồ 3.11: Tổng lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp chế biến, chế xuất Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018 ............................................................................ 45 Biểu đồ 3.12: Doanh thu trung bình của các doanh nghiệp chế biến, chế xuất Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018.................................................................................... 46
  12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn được thực hiện nhằm nghiên vai trò của cộng nghệ đối và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2012 – 2018 của hơn 19.000 doanh nghiệp. Thông qua mô hình hồi quy, kết quả thu được đã chỉ ra rằng một số hoạt động đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu của các doanh nghiệp lần lượt là: Các dự án đang thực hiện, hoạt động tiếp nhận bằng sáng chế cấp quốc gia và hoạt động tiếp nhận bằng sáng chế cấp quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn vốn và lao động cũng có tác động tích cực đối với doanh thu của doanh nghiệp góp phần củng cố lý thuyết về hàm sản xuất Cobb-Douglas. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp chế biến chế tạo có tuổi đời cao sẽ đạt được doanh thu cao hơn so với những doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên nghiên cứu không tìm ra mối quan hệ giữa chi phí cho công nghệ đối với doanh thu của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế về phạm vi nghiên cứu và số biến số, đây cũng là khoảng trống mà các nghiên cứu trong tương lai cần hướng tới. Cuối cùng nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cho các doanh nghiệp cũng như nhà hoạch định chính sách có một số giải pháp giúp tăng doanh thu hướng đến mục tiêu phát triển ngành chế biến chế tạo cũng như phát triển toàn bộ nền kinh tế. Từ khóa: Công nghệ, đổi mới sáng tạo, hoạt động của doanh nghiệp, chế biến chế tạo, Cobb-Douglas.
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam nhiều và gia tăng liên tục, nhưng trong số đó có đến 97% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp siêu nhỏ , cùng với tác động của đại dịch Covid-19 vừa qua, việc duy trì và phát triển doanh nghiệp tạo tiền đề cho việc phát triển toàn bộ nền kinh tế luôn trở thành nỗi trăn trở của cả các nhà quản trị cũng như những nhà hoạch định chính sách. Để có thể giải quyết vấn đề đó, trong những năm gần đây, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã trở thành đề tài mà các nhà quản trị cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm. Hoạt động này được đánh giá là có những ảnh hưởng tích cực và đóng góp quan trọng tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo giúp giúp cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao sự hài lòng của người lao động từ đó tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Lê Anh Hưng, 2020). Cơ cấu GDP của Việt Nam được phân chia thành ba khu vực chính là: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Trong những năm qua đã có sự chuyển dịch trong đóng góp vào GDP của ba bộ phận này, tuy nhiên khu vực công nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong GDP của kinh tế Việt Nam qua các năm (bình quân khoảng 33.5% trong tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn từ 2009 – 2019). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chính là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp chế biến, chế tạo đã đóng vai trò then chốt dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng trưởng là 5.82%. Tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu đạt sự tăng trưởng từ 20% (tăng từ 65% - 85% trong giai đoạn 2016 – 2020). Trong suốt 20 năm qua, ngành công nghiệp chế biến chế tạo luôn đóng góp khoảng 20% vào tổng GDP. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến chế tạo càng khẳng định đóng góp của mình vào sự tăng trưởng kinh tế khi tạo ra khoảng 300.000 việc làm bình quân mỗi năm. Thế giới đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp bao gồm: sản xuất cơ khí và động cơ hơi nước (1784), sản xuất dây chuyền và năng lượng điện (1870), sản xuất tự động và sử dụng công nghệ thông tin (1969), sản xuất thông minh và điện
  14. 2 toán đám mây mà ngày nay chúng ta đang sử dụng. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo chính là nền tảng của các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, chúng ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của các nền kinh tế như Anh (thế kỷ XIX), Mỹ, Đức, Nhật Bản vào thế kỷ XX, và gần đây nhất là Trung Quốc. Ở các nền kinh tế phát triển này đều có một đặc điểm chung đó là sự đầu tư vào đổi mới sáng tạo (Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, 2013) và ngành công nghiệp chế biến chế tạo luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển (Trần Tuấn Anh, 2020). Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần thiết phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam để từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến chế tạo đồng thời đẩy nhanh quá trình phát triển đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn đề tài “Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam” để nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau tới hoạt động của doanh nghiệp, trong số đó cũng có một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài “Vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam”. Một số nghiên cứu có thể kể đến như: “The relationship between technology, innovation, and firm performance – Emprical evidence form e-business in Europe” (Tạm dịch: Mối quan hệ giữa công nghệ, đổi mới và hiệu suất của doanh nghiệp – Bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp điện tử tại Châu Âu). Philipp Koellinger vào năm 2008 đã phân tích mối quan hệ giữa việc sử dụng công nghệ dựa trên Internet cùng các dạng đổi mới và hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu cho điều tra thực nghiệm được thu thập từ 7302 doanh nghiệp Châu Âu. Kết quả đã chỉ ra rằng công nghệ dựa trên Internet là một sự thúc đẩy việc đổi mới vào năm 2003. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các dạng đổi mới sáng tạo bao gồm đổi mới sản phẩm (dựa trên Internet hoặc không) và đổi mới trong quy trình đều có ảnh hưởng tích cực đến vòng quay và sự phát triển phát triển nhân lực.
  15. 3 Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các hoạt động đổi mới không liên quan tới tỷ lệ lợi nhuận cao hơn. Cùng nghiên cứu về tác động của công nghệ, đề tài “Exploring the impact of energy efficiency technologies on manufacturing firm performance” (2013) (Tạm dịch: Khám phá ảnh hưởng của các công nghệ hiệu quả năng lượng tới hoạt động của các doanh nghiệp chế tạo). Nghiên cứu được thực hiện bởi Marc Pon và cộng sự để khám phá mối quan hệ giữa việc áp dụng công nghệ tối ưu năng lượng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chế biến tại Tây Ban Nha và Slovenia vào năm 2013 để giúp các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy hiệu quả về năng lượng và tài nguyên một cách phù hợp. Kết quả đã chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lược không có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp một cách rõ ràng. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ có ảnh hưởng tích cực vào hiệu quả môi trường của doanh nghiệp. Gần đây nhất, nghiên cứu về đổi mới sáng tạo trong vấn đề khí thải trong đề tài “Can low-carbon technological innovation truly improve enterprise performance? The case of Chinese manufacturing companies” được thực hiện vào năm 2021 (Tạm dịch: Sự đổi mới công nghệ giảm thiểu Carbon có thực sự cải thiện hoạt động của doanh nghiệp: Ví dụ của các công ty chế tạo Trung Quốc). Trong bối cảnh những hệ lụy của ô nhiễm môi trường là hệ lụy của sự phát triển công nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong mục tiêu kinh tế giảm thiểu lượng khí thải Carbon. Fengshu Li và các cộng sự của mình vào năm 2021 đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa cải tiến công nghệ giảm thiểu khí thải Carbon tới hoạt động của doanh nghiệp với các ví dụ thực tế là các doanh nghiệp chế tạo tại Trung Quốc. Với số liệu thi được từ 438 doanh nghiệp, kết quả đã chỉ ra rằng cải tiến công nghệ giảm thiểu khí thải Carbon có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp chế tạo. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra các chỉ dẫn cho các doanh nghiệp chế tạo Trung Quốc cách thực hiện sản xuất giảm thiểu Carbon và đạt được sự phát triển bền vững. Để bổ sung vào các khoảng trống nghiên cứu về đề tài này, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã thực hiện một số nghiên cứu để đưa ra một số chỉ dẫn và kết
  16. 4 luận giúp các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin cho quyết định của mình. Một số nghiên cứu có thể kể đến như: Đầu tiên là nghiên cứu “Thực trạng hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam” được thực hiện bởi Lê Anh Hưng (2020) nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn để đưa ra giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả đã chỉ ra thứ tự các hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam như sau: đổi mới sáng tạo sản phẩm/dịch vụ, đổi mới sáng tạo về quy trình, đổi mới sáng tạo về marketing và cuối cùng là đổi mới sáng tạo về tổ chức. Bên cạnh đó vào năm 2012, Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân cũng đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam” chỉ ra thực trạng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nước ta bao gồm các nội dung: nhận thức, văn hóa đổi mới sáng tạo, những hình thức và kết quả của đổi mới sáng tạo cũng như năng nhân lực phục vụ đổi mới sáng tạo. Dữ liệu được thu thập từ 583 doanh nghiệp theo phương pháp phỏng vấn và sử dụng bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các doanh nghiệp Việt Nam có nhận thức rõ ràng về vai trò và lợi ích của đổi mới sáng tạo nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp ban hành chính sách thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo hiện nay ở các doanh nghiệp mới chỉ mang tính cải tiến, chứ có nhiều doanh nghiệp đổi mới về sản phẩm, dịch vụ đối với thị trường. Phần lớn doanh nghiệp được khảo sát chưa có bộ phận nghiên cứu và phát triển. Ít doanh nghiệp quan tâm chú trọng đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tác giả đã đặt giả thuyết và khám phá ảnh hưởng của các nhân tố như: quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, quản trị nợ phải thu khách hàng, tài sản cố định, cơ cấu vốn, rủi ro kinh doanh và thời gian hoạt động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra rằng quy mô và thời gian hoạt động không có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng tích
  17. 5 cực và các nhân tố còn lại như tốc độ tăng trưởng, quản trị nợ, tài sản cố định, cơ cấu vốn và rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu hoạt động đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ở phạm vi nhỏ hơn, các nghiên cứu này hướng đến các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Nguyễn Hương Giang (2021) đã thực hiện đề tài “Đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống Công ty Cổ phần Phát Triển Xanh Bền Vững FARGREEN” từ đó tìm hiểu được tình hình đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp Fargreen đồng thời chỉ ra các hoạt động đổi mới sáng tạo chính của công ty bao gồm: đổi mới sáng tạo về sản phẩm, đổi mới sáng tạo về quy trình và đổi mới sáng tạo về tổ chức với các nhân tố ảnh hưởng chính đến năng lực sáng tạo chính là: văn hóa của doanh nghiệp và mối quan hệ hợp tác với các tổ chức có liên quan. Khám phá sâu hơn ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng như thế nào tới các doanh nghiệp trong một ngành cụ thể, Nguyễn An Huy và cộng sự (2021) đã tìm hiểu tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo đối với kết quả kinh doanh của các ngân hàng được niêm yết sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu thập từ 14 ngân hàng sau khi được đưa ra mô hình hồi quy đa biến đã đưa ra kết quả: hoạt động đổi mới sáng tạo về sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngược lại, hoạt động đổi mới sáng tạo tổ chức có ảnh hưởng ngược chiều tới kết quả kinh doanh, bên cạnh đó hoạt động đổi mới quy trình không có mối liên hệ nào đối với kết quả kinh doanh. Từ tình hình nghiên cứu trên, ta có thể thấy trên thế giới đã nghiên cứu ảnh hưởng của đổi mới sáng tạo và công nghệ vào các doanh nghiệp chế biến chế tạo. Điều này chỉ ra rằng việc nghiên cứu mối liên hệ giữa công nghệ và đổi mới sáng tạo tới hoạt động của các doanh nghiệp chế biến chế tạo là cần thiết. Tuy nhiên, tại Việt Nam các đề tài nghiên cứu về hoạt động đổi mới sáng tạo chưa phong phú. Các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở việc đánh giá thực trạng chứ chưa đi sâu vào khám phá và chỉ ra tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo đến hoạt động cụ thể nào của doanh nghiệp. Gần đây, một số nghiên cứu đã đi sâu khám phá ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành
  18. 6 như nghiên cứu của Nguyễn An Huy và cộng sự (2021). Do khoảng trống nghiên cứu nhận thấy từ tình hình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy sự cần thiết của nghiên cứu về vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phân tích vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp nhằm đề xuất kiến nghị thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các mục tiêu cụ thể được xác định:  Đo lường ảnh hưởng của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tại Việt Nam.  Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này được triết xuất từ các phiếu điều tra doanh nghiệp do Tổng cục thống kê thực hiện, trong đó, chỉ có phiếu 1AM áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu thập thông tin về công nghệ và đổi mới sáng tạo. Do đó, luận văn chỉ nghiên cứu vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam.  Thời gian: Nghiên cứu vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hoạt động của các doanh nghiệp chế biến chế tạo từ năm 2012 đến 2018.
  19. 7  Không gian: Trong khuôn khổ của luận văn chỉ nghiên cứu vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam.  Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu vai trò của công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa tác động của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Cụ thể về phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương 2 của luận văn này. 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục Bảng, Biểu và từ viết tắt, bài luận văn có kết cấu 4 chương: Chương 1: Tổng quan về công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoạt động của doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Phân tích vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam Chương 4: Kết luận, một số kiến nghị và giải pháp
  20. 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm công nghệ, đổi mới sáng tạo 1.1.1. Khái niệm Công nghệ Mặc dù từ “công nghệ” đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra một định nghĩa công nghệ lại chưa có được sự thống nhất. Nguyên nhân là do số lượng các loại hình công nghệ ngày càng đa dạng, bên cạnh đó sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm thay đổi nhiều quan điểm cũ về công nghệ khiến việc đưa ra một định nghĩa thống nhất ngày càng khó khăn. Có thể kể đến một vài cách tiếp cận định nghĩa về công nghệ như sau: Theo R. Jones (1970) thì Công nghệ là cách thức để đạt được mục tiêu chuyển nguồn lực thành sản phẩm. Bên cạnh đó J. Barason (1976) lại định nghĩa Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một quy trình hoặc các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh. Điểm chung của hai định nghĩa trên là đều nêu bật mục tiêu của công nghệ chính là chuyển đổi nguồn lực thành sản phẩm. Theo như định nghĩa được đưa ra bởi UNCTAD (1972) thì công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và như vậy nó được mua và bán trên thị trường như một hàng hóa và được thể hiện dưới một trong các dạng sau đây: tư liệu sản xuất, các sản phẩm trung gian, nhân lực có trình độ chuyên sâu, thông tin về khoa học kỹ thuật và thương mại. Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam quy định “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Quốc hội Việt Nam 2013, tr.1). Trong định nghĩa này, công nghệ bao gồm cả kiến thức và công cụ, phương tiện với mục đích là biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Từ các định nghĩa trên đây, có thể nhận thấy rằng, xét về mặt bản chất thì các định nghĩa đều chỉ ra công nghệ là kiến thức cần có để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Trong số đó, một số định nghĩa coi công nghệ là kiến thức và chủ yếu phản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
32=>2