Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận
lượt xem 4
download
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài gồm có hai chương: Cơ sở pháp lý đối với hoạt động nuôi chim yến thực trạng hoạt động nuôi chim yến tại tỉnh ninh thuận và đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật việt nam quản lý hoạt động nuôi chim yến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM HƯNG AN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận, tháng 12 năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM HƯNG AN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH NINH THUẬN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN HƯNG Ninh Thuận, tháng 12 năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Số liệu và tài liệu tham khảo trong luận văn được trích dẫn và có nguồn gốc rõ ràng. Ninh Thuận, ngày tháng 12 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Hưng An
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH VẼ, QUY TRÌNH TÓM TẮT ABSTRACT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu: ......................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu: ..........................................................................................4 4. Giả thuyết nghiên cứu: .....................................................................................5 5. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................5 5.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................5 5.2. Không gian nghiên cứu: ..............................................................................5 5.3. Thời gian nghiên cứu:..................................................................................5 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài: .....................................................................5 7. Kết cấu đề tài: ...................................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN .......7 1.1. Các Khái niệm:...............................................................................................7 1.1.1. Nuôi chim Yến .........................................................................................7 1.1.2. Nhà nuôi chim Yến .................................................................................10 1.1.3. Hoạt động dẫn dụ Yến ............................................................................10 1.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hoạt động nuôi chim yến ...............................................................................................................11 1.2.1. Quy định về quy hoạch vùng nuôi chim Yến .........................................13
- 1.2.2. Quy định đối với hoạt động nuôi chim yến: ...........................................16 1.2.3. Quy định về khai thác và sơ chế tổ Yến .................................................18 1.2.4. Quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động nuôi chim yến ...................................................................................................19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................25 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN TẠI TỈNH NINH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN ................................26 2.1. Thực trạng về hoạt động nuôi chim yến ....................................................26 2.1.1. Về công tác quy hoạch vùng nuôi Yến...................................................26 2.1.2. Về vệ sinh phòng chống dịch bệnh.........................................................31 2.1.3. Về khai thác tổ Yến ................................................................................32 2.1.4. Nhận xét, đánh giá sự phù hợp của quy định pháp luật Việt Nam với thực tiễn: ...........................................................................................................33 2.2. Thực trạng công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động nuôi chim yến ...............................................................................................................................37 2.2.1. Về công tác quy hoạch vùng nuôi Yến...................................................37 2.2.2. Về vệ sinh phòng chống dịch bệnh.........................................................39 2.2.3. Về xử lý vi phạm đối với hoạt động của hoạt động nuôi chim yến .......41 2.2.4. Nhận xét đánh giá: ..................................................................................44 2.3. Đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quản lý hoạt động nuôi chim yến ....................................................................................47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................56 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nước
- DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH VẼ, QUY TRÌNH Bảng 2.1. Phân bố nhà nuôi chim Yến của tỉnh Ninh Thuận năm 2018 Bản đồ 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận Biểu đồ 2.3. Phân bố nhà nuôi chim Yến tỉnh Ninh Thuận Biểu đồ 2.4. Phân bố quần đàn chim Yến tỉnh Ninh Thuận Biểu đồ 2.5. Phân bố các nhà nuôi chim Yến trong/ngoài vùng so với Quyết định quy hoạch số 358 Quy trình 2.6. Quy trình nộp hồ sơ và xét duyệt hồ sơ cấp giấy chúng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú ý cho cơ sở nuôi chim Yến
- TÓM TẮT Tiếp cận thực tế công tác Quản lý nhà nước về nghề nuôi chim yến tại Ninh Thuận. Tác giả Luận văn nhận thấy vấn đề xây dựng nhà yến và hoạt động nuôi chim yến diễn ra một cách tự phát, ngoài vùng quy hoạch; mặc dù đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và đất đai nhưng khả năng áp dụng xử phạt đối với hoạt động nuôi chim yến còn hạn chế. Thông qua phương pháp phân tích và so sánh luật, cùng với các phương pháp định lượng, thống kê,... Tác giả sẽ làm sáng tỏ những tồn tại, thiếu sót của pháp luật Việt Nam trong quản lý các hoạt động nuôi chim yến. Từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể giải quyết có hiệu quả những tồn tại, hạn chế để hoạt động nuôi chim yến được quản lý ngày càng tốt hơn trên phạm vi cả nước. Từ khóa: Hoạt động nuôi chim yến, Quản lý hoạt động nuôi chim yến, Quy hoạch nhà nuôi yến.
- ABSTRACT Through researching Managementing of Government about Aerodramus fuciphagus farming in Ninh Thuan. The author of this thesis found that the problem of building Aerodramus fuciphagus farming houses is raising activities happened spontaneously, outside the planning area; Although there have been regulations on sanctioning of administrative violations in the field of construction and land, the ability to apply sanctions on bird nest raising activities is limited. By method of analyzing and comparing laws, combined quantitative and statistical methods, ... The author will clarify the shortcomings of Vietnamese law in the management of bird raising activities. So this thesis will proposes specific measures to effectively solve the shortcomings and limitations so that bird nest farming activities will be managed better in Vietnam. Keywords: Aerodramus fuciphagus farming houses; Managementing of Aerodramus fuciphagus farming houses; Planning of Aerodramus fuciphagus farming houses.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong khoảng 10 năm trở lại đây phong trào nuôi chim yến lấy tổ tại Ninh Thuận phát triển rất mạnh, với đặc thù là loài chim hoang dã, có thể tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên nên người nuôi chim yến không phải bỏ công chăm sóc, tổ yến sau khi được khai thác mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi yến, chính vì vậy mà rất nhiều tổ chức, cá nhân đã không tiếc “tiền của” đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến với mong muốn có được thu nhập cao và ổn định từ nghề này. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, ngày 22 tháng 7 năm 2013 Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT quy định tạm thời về quản lý nuôi chim Yến (Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT) nhằm đưa hoạt động nuôi chim yến lấy tổ đi vào khuôn khổ. Sau khi Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ra đời, UBND tỉnh Ninh Thuận đã nhanh chóng ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 (Quyết định số 358/QĐ-UBND). Việc phê duyệt quy hoạch này nhằm đạt được mục tiêu duy trì ổn định và phát triển vùng nuôi chim yến, bảo vệ môi trường, kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện cho việc xây dựng thương hiệu yến Ninh Thuận, đảm bảo quy hoạch xây dựng, phát triển du lịch… đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Tại thời điểm tháng 5/2013 toàn tỉnh Ninh Thuận mới chỉ có 85 nhà nuôi chim yến thì đến tháng 11/2018, theo số liệu khảo sát thực tế của Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận đã có được 332 nhà nuôi chim Yến. Trong số này có đến 313 nhà nuôi chim yến xây dựng ngoài quy hoạch. Nhiều tồn tại, bất cập đã xảy ra từ đây đòi hỏi các cấp chính quyền của tỉnh phải tìm biện pháp giải quyết như: Thứ nhất, Hiện nay trên cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng vấn đề xây dựng hoạt động nuôi chim yến một cách tự phát, ngoài vùng quy hoạch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch xây dựng chung của đô thị và nông thôn
- 2 đang là vấn đề hết sức nhức nhối, mặc dù đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và đất đai nhưng không thể áp dụng được đối với nhà yến. Thứ hai, Quy định của pháp luật Việt Nam Việt Nam đối với các hoạt động của nhà yến còn bộc lộ nhiều thiếu sót hạn chế. Tuy đã có Thông tư 35/2015/TT- BNN&PTNT ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành quy định tạm thời về quản lý nuôi chim Yến điều chỉnh trực tiếp đến các hoạt động của hoạt động nuôi chim yến nhưng hạn chế của Thông tư này là rất lớn bởi lẽ: Đây chỉ là Thông tư của một ngành điều chỉnh một lĩnh vực mới mẻ có liên quan đến nhiều ngành lĩnh vực khác như xây dựng, đất đai, quy hoạch,... do đó mức độ phủ quát không lớn; nhiều quy định mang tính chung chung chưa thật sự chi tiết do đó khó áp dụng trong thực tiễn Thứ ba, Do còn mang tính tự phát cao vì vậy những rủi ro đối với người nuôi chim yến là rất lớn, nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, phá sản cũng từ việc đầu tư nuôi chim yến lấy tổ theo phong trào mà không chịu tìm hiểu nắm bắt được kỹ thuật và đánh giá các rủi ro trước khi quyết định đầu tư. Thứ tư, Mâu thuẫn của chủ nhà yến với các hộ dân sống xung quanh những hoạt động nuôi chim yến do tiếng kêu từ thiết bị dẫn dụ yến, lo ngại về vệ sinh môi trường từ chất thải của chim yến… Những vấn đề nêu trên nếu không sớm được xử lý một cách triệt để sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam đối với nghề nuôi chim yến qua đó phát hiện được những tồn tại thiếu sót của pháp luật Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến nghề nuôi chim yến để xác định được nguyên nhân, hạn chế và thách thức từ đó đề xuất hướng giải quyết có hiệu quả những tồn tại hạn chế và thách thức đã nêu là nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong tỉnh… Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật kinh tế.
- 3 2. Tình hình nghiên cứu: Thời gian qua, trên cả nước đã có một số nghiên cứu khoa học về chim Yến và nghề nuôi chim yến. Có thể kể ra như: đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” do Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa làm chủ nhiệm đã mở ra cơ hội để nghề nuôi chim yến tại Việt Nam phát triển bền vững Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nước trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến. Khi hình thành nhà yến đầu tiên tại Khánh Hòa năm 2004, UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty thực hiện Dự án “Thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ”. Đây là điểm khởi đầu cho một công trình phát triển ngành nghề mới đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, tác giả Hồ Thị Loan, trong luận án Tiến sĩ năm 2018 với đề tài “Đa dạng di truyền của loài chim Yến Việt Nam và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của chim Yến làm tổ trong nhà” đã nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng lai tự nhiên giữa Yến đảo với Yến nhà, tạo cơ sở khoa học cho đề xuất các biện pháp bảo tồn quần thể Yến đảo. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Yến nhà, kết hợp với các nghiên cứu đa dạng di truyền tạo cơ sở khoa học để phát triển bền vững, hiệu quả nghề nuôi chim yến ở nước ta. Về hiệu quả kinh tế, tác giả Nguyễn Ngọc Hải, trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim Yến trong nhà tại Khánh Hòa” đã cung cấp số liệu tin cậy và phân tích tính hiệu quả kinh tế của nghề nuôi chim Yến trong nhà đồng thời đề xuất các giải pháp hướng dẫn người dân phát triển bền vững nghề nuôi chim yến. Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng, 2010, Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus amechanus làm cở sở khoa học cho việc phát triển đàn chim yến trong nhà ở Khánh Hòa, báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh. Đề tài đã dày công nghiên cứu, phân tích về: Đặc điểm sinh học sinh sản của chim yến Aerodramus fuciphagus làm cơ sở cho việc ấp nuôi nhân tạo; kỹ thuật
- 4 chăm sóc chim con; xây dựng phương pháp cho chim bay; tổng hợp tư liệu bước đầu đưa ra phương pháp ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus fuciphagus. Năm 1991, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nghiên cứu khá kỹ đặc trưng sinh sản, sinh trưởng phát triển của chim non, trong đó các vấn đề thời gian ấp, nhiệt độ tổ, tập tính chim non ở tổ đã được nghiên cứu kỹ và thực hiện ấp nuôi nhân tạo thử để kiểm tra môi trường sinh sống, thức ăn dinh dưỡng của trên đối tượng yến đảo. Hồ Thế Ân, 1994 trong báo cáo tại Hội nghị “Những nhà xuất khẩu yến sào” được tổ chức tại Đài Loan, đã mô tả chi tiết các tập tính sinh sản, dinh dưỡng, làm tổ, nuôi con của C. fuciphaga germani Oust và Lịch sử phát triển nghề khai thác Yến sào Khánh Hòa. Năm 1997, TS. Nguyễn Quang Phách và cán bộ nghiên cứu của Công ty Yến sào Khánh Hòa đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố vi khí hậu hang, thức ăn, tác động của con người đến số lượng quần thể chim yến hàng và chất lượng tổ yến Khánh Hòa. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, các bài viết hiện nay nhìn chung chỉ đề cập tới tổng quan về lợi ích của việc nuôi, dẫn dụ chim yến và các hệ luỵ khi xây dựng hoạt động nuôi chim yến tự phát. Vì thế vẫn chưa có công trình khoa học nào xem xét đến khía cạnh xây dựng một khuôn khổ pháp lý thống nhất để quản lý và quy hoạch hoạt động nuôi chim yến trên phạm vi cả nước, trong đó có địa bàn tỉnh Ninh Thuận, do đó có thể nói đề tài “Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận” là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về sự hình thành, đề xuất các chính sách cụ thể để QLNN về hoạt động nuôi chim Yến trên phạm vi cả nước thông qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Quản lý hoạt động nuôi chim yến và xây dựng nhà nuôi chim Yến được quy định tại những văn bản pháp luật Việt Nam nào? - Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam về quản lý nhà nuôi chim Yến tại tỉnh Ninh Thuận diễn ra như thế nào và cần có giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật
- 5 về quản lý hoạt động nuôi chim yến và xây dựng nhà nuôi chim Yến ở Việt Nam hiện nay? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Người dân xây dựng nhà nuôi chim Yến tự phát, không tuân thủ quy hoạch cũng như sự phối hợp chưa tốt giữa các cấp, ngành trong QLNN về hoạt động nuôi chim yến tại Ninh Thuận. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra những hạn chế của pháp luật Việt Nam về QLNN trong hoạt động nuôi chim Yến, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. 5. Phạm vi nghiên cứu: 5.1. Đối tượng nghiên cứu: - Pháp luật Việt Nam về hoạt động nuôi chim Yến và xây dựng hoạt động nuôi chim yến và cụ thể là Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT; - Công tác QLNN về hoạt động nuôi chim Yến và xây dựng nhà nuôi chim yến tại Ninh Thuận; 5.2. Không gian nghiên cứu: Những bất cập trong áp dụng thực hiện Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ở Việt Nam hiện nay, nhất là các tình huống vi phạm về xây dựng hoạt động nuôi chim yến tự pháp và ngoài quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 5.3. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 10 năm, từ năm 2010 đến nay. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Trong chương 1 tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp, diễn giải;... để làm rõ cơ sở pháp lý và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hoạt động nuôi chim yến. Trong chương 2 tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp định tính và định lượng; Phương pháp thống kê toán học;... để xác định và thống kê các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam đối với hoạt động nuôi chim yến hiện nay đồng thời lựa chọn, đề ra các giải pháp phù hợp.
- 6 7. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề tài gồm có hai chương, chương 1 là nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động nuôi chim yến. Với chương 1, tác giả sẽ làm rõ các khái niệm về hoạt động nuôi chim yến và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam đang điều chỉnh các hoạt động nuôi chim yến trên phạm vi toàn quốc. Trong chương 2, thông qua thực tiễn tại tỉnh Ninh Thuận, tác giả sẽ chỉ ra các nội dung còn bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam và các tình huống thực tế về hoạt động tự phát của nghề nuôi yến tại địa phương. Từ đó, đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động nuôi chim yến.
- 7 Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN 1.1. Các khái niệm: 1.1.1. Nuôi chim yến Cách đây gần 700 năm, nghề khai thác yến sào đảo yến thiên nhiên đã có mặt ở Việt Nam. Tổ yến đã trở thành sản phẩm đặc biệt phục vụ yến tiệc thời phong kiến. Đến nay, nghề khai thác yến sào ở Việt Nam không ngừng phát triển, quần thể đàn chim yến và sản lượng yến sào khai thác tự nhiên ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, yến sào đảo yến thiên nhiên được khai thác ở các hang đảo thuộc vùng biển Việt Nam như: Quảng Bình, Hội An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc. Trong đó, Khánh Hòa là nơi có số lượng quần thể chim yến và sản lượng yến sào dẫn đầu cả nước. Trong thời gian qua với sự hình thành luận điểm khoa học mới về sự phát triển quần thể chim yến hang gắn liền với sự hình thành và phát triển hang đảo yến mới. Các bí quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn chim yến, đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng phát triển các hang đảo yến thiên nhiên trên cả nước. Những năm trở lại đây, ngoài hướng khai thác tổ yến đảo thiên nhiên, ở nước ta phân loại chim yến trong nhà đã phát triển trên khắp các tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Cà Mau, như: Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và đặc biệt là ở tỉnh Khánh Hòa, nghề nuôi chim yến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Nguồn lợi từ việc nuôi chim yến trong nhà cũng như hiệu quả của việc sử dụng tổ yến ngày càng được nhiều người biết đến. Lượng nhà nuôi chim yến xuất hiện ngày càng nhiều tại các địa phương đã tạo nên một làn sóng mới và được xã hội quan tâm. Từ trước đến nay, chim yến hang sinh sống, làm tổ tự nhiên trong các hang đảo. Tuy nhiên, những năm gần đây đã xuất hiện phân loài chim yến nhà sinh sống, làm tổ trong nhà với số lượng quần đàn ngày càng tăng. Hiện nay, các phân loài chim yến này phân bố ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt chim yến tập trung với số lượng khá lớn ở các tỉnh duyên hải từ Nam Trung Bộ đến Cà Mau. Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và phát triển.
- 8 Trong xã hội hiện nay, hoạt động nuôi chim yến đối với một số người dân đã có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc làm tốt công tác này đã tạo nguồn thu nhập cho các tổ chức cá nhân, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và tạo thế mạnh cho ngành chăn nuôi ở nước ta. Vì vậy, nghề nuôi chim yến rất được chú trọng. Khái niệm về nuôi chim yến được hiểu một cách đơn giản đó là việc các chủ thể dùng các biện pháp để nuôi chim yến nhằm tạo ra các thành phẩm từ tổ yến để tạo nguồn thu nhập cũng như phục vụ các nhu cầu của các chủ thể trên. Hoạt động nuôi chim yến là ngành nghề mới, có tính nhân văn cao, góp phần bảo tồn loài chim quý. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới định hình và thiếu những cơ chế chính sách cụ thể nên người nuôi yến cũng như thị trường yến đang trong tình trạng “thuyền không bến”… Cần làm gì để nghề nuôi chim yến - món quà thiên nhiên vô cùng quý giá, được ví là “mỏ vàng trắng” của Việt Nam phát huy giá trị của nó cũng là trăn trở của đông đảo người nuôi yến… . Dưới góc độ pháp lý, hoạt động “nuôi chim yến” được quy định tạm thời tại Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý nuôi chim Yến (sau đây gọi tắt là Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT)1. Khái niệm trên là nền tảng quan trọng cho hoạt động nuôi chim yến trong thực tế. Nuôi chim yến là quy trình kỹ thuật liên hoàn để cho ra sản phẩm phục vụ đời sống cho các đối tượng có nhu cầu. Mà sản phẩm ở đây được hiểu là tổ yến. Theo quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, sản phẩm từ việc nuôi chim yến sử dụng làm thực phẩm thì hoạt động nuôi chim yến là hoạt động tương tự nuôi gia súc, gia cầm và những động vật khác nhằm mục đích làm thực phẩm. Hoạt động nuôi chim yến là một quy trình khép kín, trong quy trình đó con người sử dụng những dụng cụ chuyên dùng cho hoạt động nuôi chim yến, tác động đến động vật được nuôi là 1 Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT “1. Nuôi chim yến: là hoạt động dẫn dụ và khai thác tổ của chim yến (tổ yến).”
- 9 chim yến. Kết quả của quy trình trên tạo ra sản phẩm là tổ yến an toàn phục vụ cho nhu cầu con người. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Thú y năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Thông tư số 35/2013/TT- BNNPTNT đã quy định rõ về các điều kiện có liên quan đến nuôi chim yến phải đáp ứng với các yêu cầu như thế nào, ví dụ: quản lý về nuôi chim yến, các cơ sở nuôi yến, sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến, vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh. Các cơ sở “nuôi chim yến” này phải đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh thú y theo quy định. Với định nghĩa được xây dựng trên những hoạt động của việc nuôi chim yến được thực hiện trong thực tế để từ đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định để quản lý công tác này một cách có hiệu quả ở nước ta hiện nay. Thông qua các quy định pháp lý về vấn đề này để hình thành các quan hệ pháp luật Việt Nam về nuôi chim yến được các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh một cách có hiệu quả. Trong quan hệ pháp luật Việt Nam về nuôi chim yến hiện nay quy định một cách rõ ràng quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm việc thực thi về quy trình nuôi chim yến một cách an toàn và đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đối với các sản phẩm mà hoạt động nuôi chim yến mang lại. Thông qua các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm mà hoạt động nuôi chim yến mang lại góp phần quan trọng trong việc nâng cao việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với quy định như trên, có thể nhận thấy các văn bản pháp luật Việt Nam đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến việc áp dụng những quy định về nuôi chim yến ở nước ta hiện nay góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm từ lý luận đến thực tiễn. Tạo ra nền tảng cơ sở pháp lý cho các hoạt động có liên quan đến an toàn thực phẩm ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế.
- 10 1.1.2. Nhà nuôi chim yến Xuất phát từ đặc thù và vai trò của hoạt động nuôi chim yến thì các quy phạm pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này đã đưa ra khái niệm về nhà nuôi chim yến2. Trong kỹ thuật nuôi chim yến thì nhà yến phải được xây dựng tại những vị trí thích hợp để nuôi yến như: Trên đường bay đi kiếm ăn và trên đường về tổ của chim yến; gần ao hồ, mặt nước; không có nhiều cây cao chắn tầm nhìn và vòng lượn. Khi xây dựng nhà yến phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp; nhiệt độ trong nhà yến từ 26oC – 30oC, ánh sáng từ 0,02 – 0,10 Lux3 và phải có hệ thống thông hơi thoáng khí. Thông thường nhà yến được xây dựng bằng khung bê tông cốt thép, tường gạch hoặc nhà khung tiền chế, tường và mái bằng tole cách nhiệt, kích thước trung bình của nhà yến là 5m x 20m. Trong thực tiễn nhà yến ở khu vực đô thị thường được xây dựng xen kẽ trong các khu dân cư (tận dụng tầng cao của nhà ở để cải tạo thành nhà yến hoặc được xây dựng độc lập), tại những vùng nông thôn nhà yến thường được xây dựng độc lập nhưng gần với khu dân cư để dễ quản lý. Như vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay việc quản lý nhà nước bằng các công cụ pháp luật Việt Nam luôn được quan tâm, chú trọng. Hoạt động nuôi chim yến cần được quan tâm một cách đúng mức bởi lẽ việc xây dựng nhà nuôi chim yến có sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo tuân thủ quy hoạch xây dựng. Vì vậy, khái niệm về nhà nuôi chim yến cần phải có sự bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn. 1.1.3. Hoạt động dẫn dụ yến Chim yến sống theo đàn, trong mỗi đàn có nhiều gia đình yến. Giống như các loài khác, chim yến cũng có ngôn ngữ riêng của mình để giao tiếp với nhau, ngôn ngữ của chim yến là tiếng kêu, qua phân tích âm phổ của âm thanh thu được 2 Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT: “3. Nhà nuôi chim yến: là công trình xây dựng được cải tạo hoặc xây mới nhằm mục đích làm nơi dẫn dụ để chim yến trú ngụ và làm tổ.” 3 Là đơn vị được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cần trong văn phòng, trường học, nhà nuôi yến…
- 11 từ việc nghiên cứu về loài chim yến các nhà khoa học biết được rằng tần số âm thanh mà loài yến phát ra rơi vào khoảng từ 01 - 16 KHz, tập trung nhất ở khoảng 02 - 5 KHz, chim yến khi trưởng thành phát ra khoảng 12 tiếng kêu khác nhau, khi đi kiếm ăn và khi về tổ chúng đều phát ra tiếng kêu để gọi nhau. Nắm được quy luật này con người đã sử dụng âm thanh mô phỏng tiếng kêu gọi bầy của chim Yến để dẫn dụ chim Yến4 trong tự nhiên về làm tổ. Trong hoạt động nuôi yến thì hoạt động dẫn dụ yến đóng vai trò quan trọng. Việc thực hiện tốt hoạt động này hay không là nền tảng cho quá trình thu hút yến và nuôi yến ở nước ta hiện nay. Dưới góc độ nghiên cứu hoạt động dẫn dụ yến có vai trò quan trọng trong hoạt động nuôi chim yến bởi lẽ đây là hoạt động thu hút và hấp dẫn chim yến về trú ngụ và làm tổ. Theo cách tiếp cận này, khái niệm đã làm rõ và tác động quan trọng trong việc chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra. Hoặc tiếp cận thông qua mục đích thì khái niệm này được hiểu là việc đạt tới mục đích của việc hấp dẫn chim yến nhằm tạo kết quả và hiệu quả thông qua quá trình nuôi yến trong thực tế. 1.2. Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành đối với hoạt động nuôi chim yến Từ trước đến nay, Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư phát triển ngành chăn nuôi, trong đó có hoạt động nuôi chim yến. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này. Những quy định về hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi chim yến đã đáp ứng khá tốt các yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động nuôi chim yến đã và đang trở thành vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và toàn xã hội. Nhận thức được 4 Khoản 4, Điều 2, Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT giải thích “Dẫn dụ chim yến: là việc sử dụng thiết bị âm thanh để hấp dẫn chim yến trú ngụ và làm tổ”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn