Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các định chế tài chính – Bằng chứng tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là phân tích, đánh giá để xem xét sự tác động của các yếu tố quy mô hoạt động, quản trị doanh nghiệp,... đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các định chế tài chính – Bằng chứng tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- NGUYỄN VĂN LƢƠNG QUY MÔ, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- NGUYỄN VĂN LƢƠNG QUY MÔ, QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ RỦI RO CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH BẰNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VIỆT QUẢNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng bài luận văn “Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các định chế tài chính – Bằng chứng tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng rôi và có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là TS. Vũ Việt Quảng. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực; các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp Hồ Chí Minh, Ngày 19 tháng 03 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Văn Lương
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5 1.5. Đóng góp của Luận văn .................................................................................6 1.6. Kết cấu luận văn.............................................................................................6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................8 2.1. Khung lý thuyết..............................................................................................8 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ...........................................................11 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................17 3.1. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................17 3.2. Mô tả biến nghiên cứu .................................................................................20 3.3. Dữ liệu và mẫu nghiên cứu ..........................................................................27 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................29 4.1. Phân tích thống kê mô tả ..............................................................................29 4.2. Ma trận hệ số tương quan ............................................................................32 4.3. Kết quả hồi quy ............................................................................................34 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ..........................................................................................48 5.1. Kết luận ........................................................................................................48 5.2. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ..................................................................49 5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu .....................................................................50 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................52
- PHỤ LỤC .....................................................................................................................55
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Từ viết tắt Fixed effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định FEM Random effect model – Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên REM Return on assets – Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an toàn vốn CAR Two-Stage least squares – Mô hình hồi quy 2 giai đoạn 2SLS Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành CEO Nhóm các nền kinh tế lớn, bao gồm 20 nền kinh tế lớn nhất Thế giới G20 Federal Reserve System – Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE Thị trường phi tập trung OTC Sàn chứng khoán Upcom UPCOM Thương mại cổ phần TMCP
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Danh sách các ngân hàng ...............................................................................5 Bảng 2.1: Tổng hợp mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................................................11 Bảng 2.2: Tóm tắt các ngiên cứu trước đây ..................................................................15 Bảng 3.1: Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu ........................................................................25 Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến được sử dụng trong mô hình ......................................31 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan .............................................................................33 Bảng 4.3: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro ( được đo lường bởi biến phụ thuộc ln(Z-score)) ..............................................36 Bảng 4.4: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc ) .....................................................37 Bảng 4.5: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ln(Z-score) ...............................40 Bảng 4.6: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ....................................41 Bảng 4.7: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc CAR .........................................42 Bảng 4.8: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ROA .........................................43 Bảng 4.9: Mô hình hồi quy 2SLS với biến phụ thuộc ....................................44 Bảng 4.10: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa Tổng doanh thu (Revenue) và mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc Z-score) ........................................45 Bảng 4.11: Hồi quy ước lượng mối tương quan giữa Tổng doanh thu (Revenue) và mức độ rủi ro (được đo lường bởi biến phụ thuộc )........................................46 Bảng 4.12: So sánh mối tương quan giữa các biến trong giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu ..............................................................................................................47
- TÓM TẮT Tác giả thực hiện bài luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và mức độ chấp nhận rủ ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với dữ liệu của 24 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2017 với tổng cộng 200 quan sát, trong đó có 13 ngân hàng đã được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán của Việt Nam là HNX và HOSE, 11 ngân hàng chưa niêm yết hoặc niêm yết trên sàn UPCOM và thị trường OTC. (Tác giả đã loại bỏ các ngân hàng không hoạt động trong khoảng thời gian nghiên cứu hoặc có độ dài dữ liệu không đạt yêu cầu). Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quy mô và quản trị doanh nghiệp có tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cụ thể là sự gia tăng trong quy mô ngân hàng làm gia tăng rủi ro của các ngân hàng. Trong khí đó, ở chiều hướng ngược lại, sự gia tăng trong quản trị doanh nghiệp và tuổi của ngân hàng sẽ làm giảm mức độ rủi ro của các ngân hàng. Từ khóa: Mức độ rủi ro, quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, Việt Nam
- ABSTRACT The author aims to learn about the relationship between firm size and risk-taking of commercial banks in Vietnam. The author made panel data with data of 24 commercial banks operating in Vietnam in the period from 2009 to 2017 with a total of 200 observations, of which 13 banks were listed on Vietnam's 2 stock exchanges are HNX and HOSE, 11 banks have not yet listed or listed on UPCOM and OTC market. (The author has removed banks that are not active during the study period or whose data length is not satisfactory). Research results show that firm size and corporate governance factors have an impact on risk-taking of commercial banks in Vietnam. Specifically, the increase in bank size increases the risk of banks, and banks engage in excessive risk-taking mainly through increased leverage. In the opposite direction, the increase in corporate governance measured as the median director dollar stockholding and the age of the bank will reduce risk-taking of banks. Key words: risk-taking, leverage, firm size, corporate governance, commercial banks, Vietnam
- 1 ` CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chương 1 sẽ giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu mà tác giả thực hiện phân tích trong bài luận văn này thông qua các mục lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được tác giả áp dụng. 1.1. Lý do chọn đề tài Thuật ngữ “Quá lớn để sụp đổ - Too-big-to-fail” bắt đầu xuất hiện từ năm 1984, sau sự kiện Tổng Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ - FDIC thực hiện cứu trợ cho ngân hàng Continental Illinois khỏi phá sản. Thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức, định chế tài chính, doanh nghiệp có quy mô rất lớn và có sự ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, mà để tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và khả năng xảy ra tình trạng domino dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống thì chính phủ buộc phải thực hiện việc cứu trợ cho các tổ chức tài chính này khi các tổ chức tài chính này lâm vào khủng hoảng có nguy cơ dẫn đến phá sản, hoặc có bất kỳ sự biến động nào xảy ra đối với nền kinh tế. Khi một ngân hàng lớn gặp khủng hoảng, các nhà quản lý sẽ không muốn để ngân hàng đó sụp đổ. Sự sụp đổ của một ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng lớn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho cả người gửi tiền, người đi vay, cho các ngân hàng khác cũng như cho cả hệ thống tài chính. Người gửi tiền sẽ không thể nhận được tiền hoặc nhận được nhưng không đầy đủ số tiền họ đã gửi vào ngân hàng. Nhiều người vay tiền sẽ mất đi nguồn cho vay và sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn ở các tổ chức tài chính khác với một loạt các chi phí gia tăng và chi phí mới phát sinh thêm để có được khoản vay. Mặt khác, các ngân hàng cũng phải bổ sung nguồn tiền cho vay của mình bằng cách đi vay ở các tổ chức tài chính, ngân hàng khác. Do đó sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và sẽ tạo ra tác động dây chuyền lan rộng ra cả nền kinh tế. Tác động càng lớn khi quy mô của ngân hàng bị sụp đổ càng lớn, do tầm ảnh hưởng của ngân hàng đó đến nền kinh tế càng lớn, số lượng các đối tác, người gửi tiền và vay tiền càng lớn. Khi đó, nền kinh tế sẽ phải chịu hậu quả rất nặng nề. Vì thế, với tâm lý sẽ được cứu trợ khi rủi ro xảy ra, các ngân hàng càng lớn thì có xu hướng càng mạo hiểm hơn trong hoạt động kinh doanh. Thực tế đã chứng minh điều đó, với tâm lý cho rằng mình quá lớn để sụp đổ, các ngân hàng lớn của Anh và
- 2 ` Mỹ đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình một cách đầy rủi ro. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới năm 2008 xảy ra, một loạt các ngân hàng lớn trên Thế giới rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Lúc này, các chính phủ đã phải tung ra các gói cứu trợ khổng lồ để cứu vãn tình thế, giúp các tổ chức vượt qua cuộc khủng hoảng. Có thể kể đến một số trường hợp điển hình như vào tháng 3/2018, FED cung cấp 30 tỷ đô la nhằm hỗ trợ cho thương vụ JPMorgan Chase mua lại Bear Stearns nhằm tránh cho việc Bear Stearns tuyên bố phá sản. Gói cứu trợ trị giá 85 tỷ đô la đã được chính phủ Mỹ cấp cho công ty bảo hiểm AIG vào tháng 9/2008. Ngân hàng trung ương Anh đã cung cấp gói cứu trợ 1 tỷ bảng Anh để ngân hàng Northern Rock chi trả cho người gửi tiền. Với sự hỗ trợ này, Northern Rock đã thoát khỏi tình trạng thiếu hụt tiền mặt, nhưng số lượng người dân chờ rút tiền vẫn không suy giảm. Chính phủ Anh phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này và thực hiện việc quốc hữu hóa Northern Rock vào tháng 2/2008. Mặc dù các chính phủ đã ra sức hỗ trợ, vẫn có các cuộc giải cứu bất thành, chính phủ Anh và Mỹ đã buộc phải cho phép một số các ngân hàng phá sản. Mở đầu là sự kiện ngân hàng Northern Rock của Anh bị quốc hữu hóa đầu năm 2008, tiếp theo đó là ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ - Washington Mutual vào năm 2008, ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ là Lehman Brothers năm 2008 ... Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, với một loạt sự sụp đổ của các ngân hàng hàng đầu Thế giới, các quốc gia trên Thế giới bắt đầu đẩy mạnh việc kiểm soát những ngân hàng lớn này một cách chặt chẽ. Cụ thể, vào năm 2014, tại cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G20 tổ chức ở thành phố Brisbane của Australia, nguyên thủ quốc gia của 20 nước thuộc nhóm G20 đã thống nhất thông qua một kế hoạch kiểm soát tài chính nhằm chấm dứt tình trạng "Quá lớn để sụp đổ" của các tổ chức tài chính. Năm 2015, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thông qua một loạt các quy định mới, trong đó có các quy định về việc chấm dứt tình trạng FED cung cấp các gói cứu trợ tài chính đối với từng công ty tài chính tư nhân mỗi khi các công ty lâm vào khủng hoảng. Việc FED thông qua các quy định trên đã đặt một dấu chấm hết cho khái niệm “too big to fall” tại Mỹ bằng cách FED chỉ được phép thực hiện việc cung cấp các gói cứu trợ cho toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ thay vì giải cứu từng công ty cá nhân như trước đây. Cụ
- 3 ` thể, FED chỉ có thể cung cấp khoản cứu trợ tài chính cho ít nhất từ 5 tổ chức tài chính trở lên. Tại Việt Nam, trước năm 2018, không chỉ các ngân hàng có quy mô đạt đến trạng thái “Quá lớn để sụp đổ”, cả các ngân hàng nhỏ lẻ cũng đều nhận được sự đảm bảo của chính phủ sẽ không để cho tình trạng phá sản xảy ra. Bằng chứng là việc chính phủ đã thực hiện việc mua lại các ngân hàng 0 đồng, hoặc sáp nhập các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém vào các ngân hàng lớn. Vì thế, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, cả ngân hàng có quy mô lớn và nhỏ, đều có mức rủi ro rất cao và điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với nền kinh tế. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 và chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018. Trong các nội dung được sửa đổi, bổ sung có một điều luật lần đầu tiên được áp dụng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ phê duyệt quyết định cho phép phá sản các tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Luật. Điều này sẽ tạo tâm lý đầu tư, gửi tiền vào các tổ chức tín dụng có quy mô lớn, hoạt động an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, liệu có phải các ngân hàng có quy mô càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro? Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, những cuộc khủng hoảng của các ngân hàng lớn là rất ít, có thể kể đến cuộc khủng hoảng năm 2003 và 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng năm 2003 xuất phát từ việc Ngân hàng Á Châu bị kẻ xấu tung tin đồn thất thiệt. Còn những cuộc khủng hoảng liên quan đến các ngân hàng nhỏ là rất nhiều, điển hình là sự kiện Ngân hàng Nhà nước đã phải mua lại các ngân hàng thương mại với giá 0 đồng là các ngân hàng nhỏ lẻ, gồm Ngân hàng Đại Dương – Ocean Bank, Ngân hàng Xây dựng – VNCB, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GPBank. Vậy, liệu quy mô hoạt động có phải là vấn đề quan trọng tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam? Sử dụng dữ liệu của các tổ chức tín dụng trong giai đoạn từ năm 2008-2017, tác giả kiểm tra việc quy mô của các ngân hàng có thực sự tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng hay không? Xuất phát từ thực tiễn đã nêu trên, tác đã quyết định chọn đề tài “Quy mô, quản trị doanh nghiệp và mức
- 4 ` độ rủi ro của các định chế tài chính. Bằng chứng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là phân tích, đánh giá để xem xét sự tác động của các yếu tố quy mô hoạt động, quản trị doanh nghiệp, … đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Để giải quyết mục tiêu tổng quát, tác giả thực hiện các mục tiêu cụ thể : Kiểm tra vai trò của nhân tố quy mô hoạt động của các ngân hàng tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tìm hiểu các yếu tố khác như quản trị doanh nghiệp ( được đo lường bởi hai yếu tố là trung vị giá trị bằng tiền của lượng cổ phần sở hữu bởi các thành viên trong Ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu của CEO), tuổi của ngân hàng ... tác động đến mức độ rủi ro của các ngân hàng. 1.3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của quy mô đến mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại tại Việt Nam – được đo lường bằng hệ số Z-score. Dữ liệu bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu của 24 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong suốt giai đoạn 2009 – 2017. Mẫu dữ liệu nghiên cứu đã loại bỏ các ngân hàng đã bị sát nhập trong giai đoạn nghiên cứu và các ngân hàng có độ dài dữ liệu không đáp ứng yêu cầu của luận văn. Nguồn dữ liệu cho bài luận văn được thu thập chủ yếu từ Vietstock (Công ty cung cấp thông tin tài chính lớn tại Việt Nam với nguồn dữ liệu mở có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, bộ dữ liệu thu thập từ Vietstock là không đầy đủ. Do đó, tác giả đã kết hợp tìm kiếm những dữ liệu trên các Báo cáo tài chính, bảng thuyết minh Báo cáo tài chính , Bản cáo bạch, Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017. Hiện nay, trong danh sách 24 ngân hàng được lấy số liệu, có 13 ngân hàng đã được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán của Việt Nam là HNX và HOSE, 11 ngân hàng chưa niêm yết hoặc niêm yết trên sàn OTC.
- 5 ` Bảng 1.1: Danh sách các ngân hàng Số thứ tự Ngân hàng 1 Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) 2 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 3 Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB) 4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) 5 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) 6 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) 7 Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDB) 8 Ngân hàng TMCP Kiên Long (KLB) 9 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) 10 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) 11 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) 12 Ngân hàng TMCP Nam Á (NAMABANK) 13 Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) (NVB) 14 Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 16 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) 17 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) 18 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) 19 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) 20 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) 21 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) 22 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 23 Ngân hàng TMCP Việt Á (VIETABANK) 24 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) Nguồn: tác giả tự tổng hợp 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam với dữ liệu bảng (Panel data) được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2017. Các dữ liệu cần thiết được thu thập từ kho cơ sở dữ liệu của Vietstock, đây là một trong những công ty cung cấp dữ liệu tài chính uy tín hàng đầu tại Việt Nam, và được bổ sung bằng cách thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và bản cáo bạch của các ngân hàng thương mại. Luận văn áp dụng các phương pháp định lượng cùng với các mô hình hồi quy dữ liệu bảng thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy Robust và mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên - Random Effect (REM) để xem xét sự tác động của quy mô doanh nghiệp lên mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sau đó, để xử lý vấn đề
- 6 ` nội sinh của biến quy mô doanh nghiệp, tác giả sử dụng mô hình hồi quy hai giai đoạn Two-stage Least Square (2SLS). Để xem xét sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp tác động đến mức độ rủi ro như thế nào, tác giả tiến hành kiểm tra sự tác động của biến quy mô doanh nghiệp đến 3 thành phần cấu tạo nên biến đo lường mức độ rủi ro Z-score là ROA, CAR và . 1.5. Đóng góp của Luận văn Tại Việt Nam, với tâm lý được bảo vệ từ các cơ quan quản lý, các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro cao nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao, đặc biệt là ở những ngân hàng lớn. Điều này tạo ra rủi ro rất lớn đối với các ngân hàng và đặc biệt nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của các ngân hàng và quy mô hoạt động sẽ đưa ra một cái nhìn cụ thể về sự tác động của quy mô hoạt động đến mức độ rủi ro của ngân hàng ở Việt Nam. Qua đó, các lãnh đạo ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý có thể đưa ra các giải pháp, quy định phù hợp nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Và từ đó, góp phần ổn định nền tài chính quốc gia, đảm bảo nền kinh tế Việt Nam khỏe mạnh và ổn định, tạo đà phát triển vững chắc hơn. 1.6. Kết cấu luận văn Bài luận văn gồm 5 phần: Chương 1: Giới thiệu : Đầu tiên tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, và trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu bài nghiên cứu, ý ngh a và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2 : Tổng quan lý thuyết : Tác giả sẽ trình bày các bài nghiên cứu trước đây trên thế giới. Từ các bài nghiên cứu trên, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho bài nghiên cứu này. Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu : Phần này sẽ trình bày lần lượt về mô hình nghiên cứu, giải thích các biến trong bài và cách thu thập dữ liệu nghiên cứu. Cuối cùng là trình bày về phương pháp kiểm định mô hình, phân tích và trình bày kết quả kiểm định.
- 7 ` Chương 4 : Kết quả nghiên cứu : Phần này sẽ trình bày các kết luận về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, so sánh kết quả với các bài nghiên cứu trước đây, và đưa ra một số kiến nghị cho ngân hàng. Chương 5: Kết luận : Phần này sẽ tổng kết lại bài nghiên cứu, các kết quả đạt được và nêu lên những hạn chế khi thực hiện đề tài này. Đồng thời đưa ra một số định hướng để phát triển đề tài trong tương lai.
- 8 ` CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Thông qua Chương 2, tác giả sẽ trình bày về phần tổng quan cơ sở lý thuyết của luận văn - về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại, về mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng, tóm tắt kết quả của các nghiên cứu đã được công bố trước đây để người đọc trang bị kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro và mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại. Thông qua Chương 2, tác giả xây dựng nền tảng cở sở về mặt lý thuyết cho các chương tiếp theo của luận văn. 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1. Mối quan hệ giữa quy mô và mức độ rủi ro của các ngân hàng Cơ sở lý thuyết chính của luận văn là việc các ngân hàng có quy mô càng lớn thì có mức độ rủi ro càng lớn. Lý thuyết này được bắt nguồn từ hiện tượng “Quá lớn để sụp đổ - Too-big-too-fail” trong l nh vực tài chính, sau sự kiện Tổng Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ - FDIC thực hiện cứu trợ cho công ty Continental Illinois vào năm 1984. Theo đó, khi quy mô của các ngân hàng, tổ chức tài chính càng lớn thì tầm ảnh hưởng của các ngân hàng, tổ chức tài chính đó đến nền kinh tế càng lớn. Khi quy mô của các ngân hàng, tổ chức tài chính đó đạt đến trạng thái “quá lớn để sụp đổ”, sự sụp đổ của họ sẽ ảnh hưởng mạnh đến các ngân hàng khác, gây ra mối đe dọa đến hoạt động trung gian tài chính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn gặp khủng hoảng, niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng vốn là xương sống của nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng. Một lượng vốn lớn lúc này sẽ bị rút ra khỏi nền kinh tế, hiệu ứng lan truyền sẽ diễn ra, nguồn cung thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng. Các cá nhân, tổ chức sẽ bị hạn chế nguồn vốn vay hoặc phải đi vay với mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với khi nền kinh tế ở trong trạng thái ổn định. Điều này gây ra mối nguy hại vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Chính vì thế, khi các ngân hàng, tổ chức tài chính gặp khủng hoảng, các cơ quan quản lý buộc phải đưa ra các gói cứu trợ, đảm bảo cho các ngân hàng, tổ chức tài chính vượt qua được khó khăn. Với tâm lý sẽ được các cơ quan quản lý ra tay cứu trợ, các nhà quản lý cũng như các chủ sở hữu của các ngân hàng
- 9 ` với quy mô hoạt động càng lớn thì càng có động cơ để gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao hơn trên thị trường. Rất nhiều tác giả đã công bố các nghiên cứu của mình về việc kiểm tra mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính, đặc biệt là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới. Trong số các nghiên cứu đã được công bố, có thể kể đến một số bài nghiên cứu của Sauder, Stock và Travlos (1990), Demsetz và Strahan (1997), Laeven và Levine (2009), Houston (2010), … Tuy nhiên, số lượng bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ rủi ro và quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính thì chưa nhiều, có thể kể đến bài nghiên cứu của Boyl và Runkle (1993), Sanjai Bhagat, Brian Bolton và Jun Lu (2015), … Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa quy mô và mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính. Theo kết quả nghiên cứu của French (2010) đăng trên Squam Lake Report cho thấy chính sách quá lớn để sụp đổ (too-big-too-fail pilicies) đã đưa ra một sự đảm bảo cho các công ty có tầm ảnh hưởng và quy mô lớn về việc tung ra các gói cứu trợ khi các công ty này lâm vào tình trạng khủng hoảng. Với sự đảm bảo chắc chắn từ các cơ quan quản lý, các chủ sở hữu của các công ty này có thể gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tìm kiếm một mức lợi nhuận cao hơn mà không chịu áp lực về mức rủi ro phải gánh chịu hay áp lực từ các cổ đông, các chủ nợ, ... Từ đấy dẫn đến tình trạng tư nhân hóa lợi nhuận thu được nhưng xã hội hóa các rủi ro phát sinh. Trong kết quả nghiên cứu của mình, Rime (2005) thấy rằng trạng thái “Quá lớn để sụp đổ” có tác động tích cực đáng kể đến xếp hạng của các ngân hàng. Laeven và Levine (2009) ghi nhận mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và rủi ro của các ngân hàng … Với các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ nhất H01 như sau: H01 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa Quy mô doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 2.1.2. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng Lý thuyết quản trị doanh nghiệp hiện đại cho rằng các doanh nghiệp có hoạt động quản trị tốt sẽ làm tăng giá trị cũng như giảm thiểu rủi ro của công ty thông qua việc đầu tư vào các dự án NPV dương và rủi ro thấp. Tuy nhiên, các cổ đông, các nhà điều
- 10 ` hành của các công ty cũng không hề thờ ơ với các dự án có rủi ro cao miễn là các dự án đó đem lại mức lợi nhuận tiềm năng đủ lớn và giúp nâng cao giá trị của công ty. Bên cạnh đó, theo lý thuyết quyền chọn của Black và Scholes (1973) và Merton (1974), trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá trị của một quyền chọn tăng khi độ biến động của tài sản cơ sở tăng. Việc nắm giữ cổ phần của công ty tương đương với việc các cổ đông của công ty đang nắm giữ quyền chọn mua với giá trị của công ty là tài sản cơ sở, giá trị khoản nợ là giá thực hiện, nên theo đó, dòng tiền của công ty càng biến động mạnh, kỳ vọng về sự gia tăng trong giá trị của công ty càng lớn, do đó giá trị quyền chọn của các cổ đông càng có giá trị. Do đó, với một ngân hàng có sự quản trị doanh nghiệp tốt, các nhà điều hành của công ty sẽ điều hành công ty tham gia vào các hoạt động kinh doanh có thể khiến cho dòng tiền của công ty biến động mạnh nhằm gia tăng giá trị của công ty, từ đó, tác giả có thể kỳ vọng rằng điều này sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro của các công ty, cụ thể trong nghiên cứu của tác giả là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ở một chiều hướng ngược lại, trong bài nghiên cứu của Rajan (2006) và Diamond và Rajan (2009), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất làm việc của các giám đốc điều hành được đánh giá dựa trên các tiêu chí mà một trong số đó là dựa trên lợi nhuận mà các giám đốc điều hành tạo ra so với các đồng nghiệp khác của họ. Trong nghiên cứu của Scott (2006), Scott cũng đã nêu rõ “Việc trả lương, thưởng theo hiệu suất làm việc cũng đem lại những động lực nhất định giúp các nhà quản lý, điều hành có động lực hơn để thực hiện tốt công việc của mình. Việc đánh giá sự nỗ lực của các nhà quản lý, điều hành được đánh giá dựa trên hiệu suất của lợi nhuận, dòng tiền, giá trị thị trường của công ty, ...”. Với áp lực được tạo ra đó, các nhà quản lý, điều hành công ty có động cơ rất lớn để thực hiện các hoạt động có mức rủi ro quá mức để tìm kiếm một mức lợi nhuận lớn, ngay cả khi các hoạt động đó không thực sự tối đa hóa giá trị của công ty. Bài nghiên cứu của Diamond và Rajan (2009) đã chỉ ra rằng " Với mong muốn gia tăng giá cổ phiếu cũng như danh tiếng của bản thân, ngay cả khi các nhà quản lý nhận ra rằng các chiến lược này không thực sự tạo ra giá trị, thì nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của họ". Với những lập luận như vậy, tác giả có thể đưa ra những kỳ vọng về việc những công ty có sự quản trị doanh nghiệp tốt sẽ có
- 11 ` những biện pháp để khuyến khích và kiểm soát để tránh rủi ro cho công ty, và từ đó sẽ làm giảm mức độ rủi ro của công ty. Với các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu thứ hai H02 và thứ ba H03 như sau: H02 : Có mối quan hệ cùng chiều giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam H03 : Có mối quan hệ nghịch chiều giữa quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Bảng 2.1: Tổng hợp mối tương quan giữa quy mô doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo giả thuyết nghiên cứu Mối tương quan Mức độ rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Quy mô doanh nghiệp (+) Quản trị doanh nghiệp (+)/(-) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây Các cuộc khủng hoảng tài chính càng ngày càng có tác động lớn đến nền kinh tế cả về quy mô lẫn hậu quả mà các cuộc khủng hoảng đó gây ra. Ngày nay, trong thời đại thế giới phẳng, công nghệ đã có những bước phát triển thần kỳ và các quốc gia trên Thế giới đang dần hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì các cuộc khủng hoảng kinh tế đã không còn bị giới hạn bởi yếu tố địa lý hay trong khuôn khổ của một quốc gia cụ thể nào cả mà nó diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tất cả các quốc gia đều có sự tác động nhất định tùy thuộc vào mức độ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của từng quốc gia. Cũng chính vì thế, hậu quả mà các cuộc khủng hoảng tài chính trong thời đại hiện nay gây ra càng trầm trọng hơn. Do đó, việc kiểm soát mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế. Việc tìm hiểu nguyên nhân, các mối tương quan, quan hệ, sự tác động của các yếu tố đến mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính đang là yêu cầu cấp thiết và là sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn