intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là hai yếu tố có tác động đến sự ổn định của ngân hàng đại diện qua hệ số Z-core. Bên cạnh đó bài luận văn này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HÀ VĂN BẢO RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TỚI SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HÀ VĂN BẢO RỦI RO THANH KHOẢN VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TỚI SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hƣớng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐẠT CHÍ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thật sự của tác giả với sự hƣớng dẫn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học là TS. Lê Đạt Chí. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã đƣợc công bố đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Hà Văn Bảo
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................... 4 1.3 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 4 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu............................................................................................. 5 1.5 Bố cục trình bày .................................................................................................. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ................ 7 2.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 7 2.1.1 Lý luận chung về rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và nhân tố đo lƣờng độ ổn định của ngân hàng ............................................................................................................... 7 2.1.2.Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ...................................... 18 2.1.3 Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định của ngân hàng .................................................................................................................................... 22 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 25 2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 25 2.2.2 Mô hình nghiên cứu................................................................................................. 26 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 36 3.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 36 3.1.1 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ..................................... 39 3.1.2 Tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng qua phƣơng pháp GMM ........................................................................................... 42 3.2 Kết luận và hàm ý ............................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2-1.Danh sách tên các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam ................................. 25 Bảng 2-2.Các biến trong mô hình và cách thức đo lƣờng ............................................ 32 Bảng 3-1.Thống kê mô tả các biến................................................................................. 36 Bảng 3-2.Ma trận hệ số tƣơng quan của các biến .......................................................... 38 Bảng 3-3.Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng .... 39 Bảng 3.4. Kết quả kiểm định tính dừng ........................................................................ 41 Bảng 3.5.Lựa chọn độ trễ tối ƣu dựa trên mô hình VAR............................................... 41 Bảng 3.6 .Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng theo mô hình PVAR .............................................................................................................. 42 Bảng 3.7. Kết quả ƣớc lƣợng tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của ngân hàng ................................................................................................... 43 Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra sự tƣơng quan giữa các biến tới sự ổn định của ngân hàng ........................................................................................................................................ 46 Bảng 3.9. Kiểm định Hausane........................................................................................ 47
  6. TÓM TẮT Để đo lƣờng sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng, các bài nghiên cứu trên thế giới thƣờng sử dụng hai yếu tố rủi ro để đo lƣờng là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Bài nghiên cứu này tiến hành kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng đƣợc đại diện bởi hệ số Z –core qua việc phân tích và thu thập số liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thƣờng niên của 29 ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018. Bằng việc sử dụng các ƣớc lƣợng trong mô hình PVAR và mô hình GMM xác định mối quan hệ của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng nhƣ tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với hệ số Z –core đại diện cho sự ổn định của ngân hàng. Kết quả bài nghiên cứu này đã tìm thấy có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng nhƣ sự tƣơng tác của hai loại rủi ro này có gây tác động đáng kể đến sự ổn định của ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam. Hàm ý từ kết quả luận văn cho thấy mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng; tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của ngân hàng qua biến đại diện Z-core để từ đó năng cao việc kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng để đảm bảo sự ổn định của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.
  7. ABSTRACT To measure the stability of banking operations, researches in the world often use two risk factors to measure: liquidity risk and credit risk. This paper examines the impact of liquidity and credit risks on the stability of banks represented by the Z -core coefficient by analyzing and collecting data from financial statements. The auditor has audited and annual report of 29 commercial banks operating in Vietnam during 2008- 2018. Using estimates in the PVAR model and the GMM model determine the relationship of liquidity risk and credit risk as well as the impact of liquidity risk and credit risk on the coefficient Z - The core represents the stability of the bank. The results of this study have found an inverse relationship between liquidity risk and credit risk; liquidity risk and credit risk as well as the interaction of these two types of risks have a significant impact on the stability of commercial banks operating in Vietnam. Implications from the thesis results show the relationship between liquidity risk and credit risk; The impact of liquidity and credit risks on the stability of banks through the Z-core representative variable from which to enhance the control of liquidity and credit risks to ensure the stability of commercial banks in Vietnam.
  8. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Khi một hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả và lành mạnh sẽ góp phần duy trì và ổn định tăng trƣởng kinh tế. Theo thời gian cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng hoạt động với của quy mô ngày càng lớn, các sản phẩm kinh doanh mở rộng, đa dạng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đi kèm với việc mở rộng thị trƣờng kinh doanh khiến cho ngân hàng thƣơng mại phải đối mặt và xử lý các nghiệp vụ về rủi ro ngày càng nhiều. Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng sẽ đối mặt trực tiếp với các nguy cơ nhƣ giảm uy tín, mất khả năng thanh toán,… và trƣờng hợp xấu nhất là phải nộp đơn phá sản. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ là minh chứng rõ nét về sự ảnh hƣởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới tình hình hoạt động của các ngân hàng. Với việc duy trì chính sách tiền tệ mở rộng của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) từ đầu năm 2000-2004 và nỗ lực duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế sau thời tổng thống Bill Clinton đã làm cho lãi suất chiết khấu ở mức thấp nhằm thúc đẩy thị trƣờng tín dụng phát triển (trong đó nổi bật nhất là cho vay để mua nhà- tín dụng thứ cấp nhà ở). Kết quả là thị trƣờng nhà đất phát triển “nóng” (bởi niềm tin của công chúng về sự an toàn khi nắm giữ các loại tài sản tài chính khác nhau cho rằng đây là tài sản có giá trị thực tế hơn là nắm giữ các loại cổ phiếu công nghệ, cũng nhƣ việc Chính phủ Mỹ nới lỏng các điều kiện đi vay trong đó có quy định sở hữu nhà ở của ngƣời dân Mỹ đã trở nên dễ dàng hơn). Chớp lấy thời cơ các ngân hàng và định chế tài chính khác ở Mỹ nhanh chóng thu gom các hợp đồng vay nợ, gói ghém lại và tung ra thị trƣờng những trái phiếu phái sinh đƣợc bảo đảm bằng các hợp đồng cho vay bất động sản (MBS), cũng nhƣ phát triển mạnh các loại trái phiếu phái sinh đƣợc bảo đảm với những hợp đồng cho vay nợ (CDO). Các bên cho vay đã không nghiêm túc thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng, kiểm tra khả năng hoàn vốn của những bên đi vay nợ mà chỉ tập trung
  9. 2 vào thành tích lập và bán các hợp đồng này càng nhiều càng tốt. Để bảo hiểm nguy cơ xảy ra nợ xấu, các nhà đầu tƣ những sản phẩm phái sinh nêu trên lại tiến hành mua những hợp đồng “Bảo đảm nợ xấu” (CDS). Sau đó các hợp đồng cho vay bất động sản đã biến thành các khoản nợ xấu do thị trƣờng nhà đất ở Mỹ bắt đầu suy thoái từ năm 2006. Cũng trong giai đoạn này lãi suất cơ bản bắt đầu tăng lại khiến ngƣời đi vay khó có thể trả lãi. Các trái phiếu phái sinh MBS không những mất giá mà còn bị từ chối giao dịch. Các nhà đầu tƣ nắm giữ loại trái phiếu này lâm vào tình trạng mất thanh khoản, mất khả năng thanh toán (trong đó các ngân hàng và định chế tài chính). Tóm lại ngân hàng đã đẩy mạnh tài trợ cho các khoản vay thế chấp dƣới chuẩn bằng cách tạo ra các khoản thế chấp hay mua các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp- đại diện cho các khoản vay thế chấp dƣới chuẩn với kỳ vọng ngân hàng kiếm đƣợc lãi suất cao hơn so với các khoản thế chấp dƣới chuẩn. Nhƣng thực tế là sau đó giá trị của tài sản đảm bảo giảm xa so với giá trị khoản thế chấp. Bài học từ cuộc khủng hoảng này là khi ngân hàng có chiến lƣợc cho vay để đạt lợi nhuận cao thì phải nhận diện đầy đủ các loại rủi ro. Từ đây có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã bắt đầu từ việc ngân hàng chấp nhận đánh đổi rủi ro rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng để thu lợi nhuận lớn nhất cho hoạt động kinh doanh của mình mà không có nhận diện đủ rủi ro. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại là nơi cung cấp các nguồn vốn cho nền kinh tế: từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn. Mà để làm đƣợc điều đó, ngân hàng sẽ thông qua các hoạt động cơ bản của mình là huy động vốn và cho vay. Những hoạt động này của ngân hàng đã chứa đựng nhiều loại rủi ro. Trong đó dễ dàng nhận biết các loại rủi ro cơ bản của ngân hàng là rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Xuất phát của rủi ro tín dụng là trong trƣờng hợp các khách hàng đi vay vi phạm các điều kiện trong hợp đồng tín dụng. Kết quả là làm giảm giá trị hoặc mất đi các khoản mục tín dụng gây ra các khoản nợ xấu tích lũy qua các năm, cũng nhƣ chi phí xử lý nợ xấu năm sau cao hơn năm trƣớc làm giảm khoản lợi nhuận của ngân hàng. Từ đây nếu xảy ra
  10. 3 trƣờng hợp nhu cầu vốn của các khách hàng khác gia tăng một cách đột ngột mà ngân hàng không kịp thời đáp ứng lƣợng tiền mặt thì sẽ gây ra hậu quả về tính thanh khoản của ngân hàng tại thời điểm này. Còn khả năng thanh khoản của ngân hàng đƣợc xác định bởi khả năng đáp ứng tất cả các chi phí dự kiến, cho các khoản vay hoặc thanh toán nợ trong tƣơng lai. Để hoạt động hiệu quả nhất thì ngân hàng nên duy trì mức độ thanh khoản hợp lý để có thể đáp ứng bất kỳ một khoản chi phí bất ngờ (rủi ro bất khả kháng) nào mà không phải thanh lý các tài sản khác ở mức giá quá thấp. Tác động của rủi ro thanh khoản gây ra khủng hoảng nghiêm trọng về nguồn cung tiền mặt nhất là trong trƣờng hợp cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá cao trong cơ cấu vốn. Nhƣ vậy để ngân hàng hoạt động ổn định và an toàn thì chủ ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng để tránh nguy cơ vỡ nợ và mất thanh khoản. Việc các ngân hàng tiến hành công tác quản lý rủi ro là một quá trình phức tạp, lâu dài bởi tính chất đặc thù về loại hàng hóa kinh doanh của ngân hàng mang tính rủi ro cao cũng nhƣ môi trƣờng hoạt động có sự liên kết chặt chẽ trong ngành dễ gây hiệu ứng dây chuyền khi gặp khủng hoảng. Nhờ sự hỗn loạn của thị trƣờng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008 đã làm cho ngân hàng trung ƣơng và các nhà quản trị của ngân hàng thấy rõ tính quan trọng của công tác quản lý rủi ro hơn các thời kì trƣớc dẫn đến có nhiều nghiên cứu sự tƣơng tác của rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và tác động của sự tƣơng tác đó tới sự ổn định của ngân hàng dƣới các góc độ khác nhau, nổi bật nhất là các bài nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định của ngân hàng. Các bài viết phân tích mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định của ngân hàng đƣợc nghiên cứu rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên thế giới nhƣ công trình của Diamond và Rajan (2005); Diamond và Rajan (2005); Imbierowicz và Rauch (2014); Ameni và cộng sự (2017). Tuy nhiên, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định với dữ liệu ở các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Do vậy tác giả thực hiện đề
  11. 4 tài “Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” để kiểm tra tác động rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới độ ổn định của ngân hàng đại diện qua hệ số Z-core trong bối cảnh ngành ngân hàng tại Việt Nam. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chung của luận văn này là phân tích rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Từ mục tiêu chung này, bài luận văn sẽ tiến hành trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: Thứ nhất, kiểm tra về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có tồn tại ở các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam hay không? Thứ hai, nếu có tồn tại một mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng thì mối quan hệ này là quan hệ cùng chiều hay ngƣợc chiều? Thứ ba, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có tác động tới sự ổn định của ngân hàng qua biến đại diện là Z-core hay không? 1.3 Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng chuỗi dữ liệu quan sát theo năm với các biến độc lập đƣợc tính toán từ Báo cáo tài chính và báo cáo thƣờng niên của 29 ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018, biến tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam để kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp định lƣợng. Luận văn tiến hành phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy bình phƣơng tối thiểu hai giai đoạn (2SLS). Phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy bình phƣơng tối thiểu hai giai đoạn (2SLS) đƣợc sử dụng phổ biến để khắc phục vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu này. Sau đó bài luận văn tiến hành kiểm tra mối nhân quả giữa rủi ro thanh
  12. 5 khoản và rủi ro tín dụng bằng mô hình vector tự hồi quy theo dữ liệu bảng (PVAR). Trong mô hình PVAR một biến không những chịu ảnh hƣởng từ tác động hiện tại của các biến khác mà còn chịu ảnh hƣởng bởi độ trễ của chính biến đó và độ trễ của các biến khác. Cuối cùng, bài nghiên cứu xem xét tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có tác động tới sự ổn định của ngân hàng thông qua mô hình GMM. Mô hình GMM đƣa thêm biến công cụ (có quan hệ chặt với biến độc lập, phụ thuộc trong mô hình cũ nhƣng không có quan hệ với phần dƣ) để tránh khuyết tật trong việc bỏ xót biến quan trọng. Mô hình GMM cũng phù hợp với trƣờng hợp có nhiều đối tƣợng quan sát nhƣng thời gian nghiên cứu dữ liệu lại quá ngắn, biến phụ thuộc có thể có hiện tƣợng tự tƣơng quan, các biến độc lập cũng không phải hoàn toàn có tính chất ngoại sinh. 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là hai yếu tố có tác động đến sự ổn định của ngân hàng đại diện qua hệ số Z-core. Bên cạnh đó bài luận văn này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Luận văn cũng bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm trong kho tàng nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng, hỗ trợ cho các lý thuyết về công tác tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của ngân hàng để đảm bảo ổn định hệ thống tài chính trong ngành ngân hàng. 1.5 Bố cục trình bày Luận văn này nghiên cứu rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam có bố cục gồm 3 chƣơng: Trƣớc tiên trong Chƣơng 1 sẽ trình bày lý do chọn đề tài và các vấn đề nghiên cứu.
  13. 6 Trong Chƣơng 2, bài luận văn giới thiệu các lý thuyết về rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, các đại lƣợng đo lƣờng sự ổn định của ngân hàng. Sau đó bài luận văn trình bài các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng; tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của ngân hàng. Đồng thời trong Chƣơng 2 cung cấp thông tin về các mô hình đƣợc sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng; mô hình dùng để kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Trong chƣơng 3, Bài luận văn trƣớc tiên phân tích kết quả ƣớc lƣợng mối quan hệ của hai yếu tố rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng qua hai bƣớc sau:  Bƣớc 1: Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng khi sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy bình phƣơng tối thiểu hai giai đoạn (2SLS).  Bƣớc 2: Kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng bằng mô hình vector tự hồi quy theo dữ liệu bảng (PVAR). Phần tiếp theo trong Chƣơng 3, bài luận văn tiến hành đo lƣờng sự ảnh hƣởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối có sự ổn định của ngân hàng thông qua mô hình GMM. Phần cuối trong chƣơng 3 của bài luận văn sẽ trình bày một số thảo luận và hàm ý liên quan đến đề tài nghiên cứu.
  14. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Lý luận chung về rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và nhân tố đo lường độ ổn định của ngân hàng Bảng cân đối kế toán của ngân hàng cung cấp cái nhìn về tổng quan về quá trình vận động, phát triển của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng trong một năm tài chính cũng nhƣ cung cấp một góc nhìn cơ bản cho nhà quản trị, nhà đầu tƣ về tình hình tài chính của ngân hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận từ tình hình huy động vốn và cho vay. Bên trái của bảng cân đối kế toán thể hiện khía cạnh về cách sử dụng vốn qua việc đầu tƣ, quản lý các loại tài sản của ngân hàng: ngân hàng bổ sung các dòng tín dụng cho nền kinh tế bằng cách cung cấp các khoản vay cho những ngƣời có nhu cầu đi vay, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng khi nắm giữ các tài sản tài chính qua các khoản mục về chứng khoán, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng nhà nƣớc... Xét về mặt tài sản, các ngân hàng tạo ra một khoản lợi nhuận đơn giản nhất từ lãi suất cho vay trừ chi phí từ khoản nợ phải trả phía bên nguồn vốn. Còn bên phải của bảng cân đối kế toán lại thể hiện trách nhiệm pháp lý mà ngân hàng phải chịu do việc nắm giữ các nguồn vốn huy động đƣợc trên thị trƣờng chẳng hạn là trách nhiệm pháp lý phải hoàn trả các khoản tiền gửi theo yêu cầu của ngƣời gửi tiền. Xét về mặt nguồn vốn, ngân hàng phải đối mặt với chi phí phát sinh thông qua lãi suất tiền gửi huy động. Điều này đã cho thấy có mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng hay đơn giản hơn có thấy một mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản (các khoản tiền gửi của khách hàng) và rủi ro tín dụng (các khoản cho vay chứa nhiều rủi ro): trong đó nếu ngân hàng có một khoản nợ xấu trong kỳ sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng do dòng tiền lợi nhuận âm và một khoản khấu hao cho phần dự phòng rủi ro do phát sinh sự mất mát trong tƣơng lai.
  15. 8 Theo Cecchetti và Schoenholtz (2011) thì những rủi ro tài chính bao gồm sự bất khả kháng khi ngƣời gửi tiền đột nhiên rút lại khoản tiền gửi của họ ở ngân hàng (rủi ro thanh khoản), ngƣời đi vay sẽ không trả nợ đúng hạn theo đúng những điều khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng(rủi ro tín dụng), lãi suất sẽ thay đổi theo quy luật cung cầu trên thị trƣờng và chênh lệch giữa các kỳ hạn huy động cũng nhƣ kỳ hạn đầu tƣ (rủi ro lãi suất), hệ thống máy tính của ngân hàng gặp trục trặc hoặc các tòa nhà của họ sẽ bị khủng bố phá hủy do một sự kiện bất kháng (rủi ro hoạt động). Tuy nhiên, trong số những rủi ro vừa kể trên thì rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là hai loại rủi ro cơ bản và quan trọng nhất mà ngân hàng phải đối mặt, những rủi ro này liên quan trực tiếp đến những hoạt động thƣờng xuyên của ngân hàng và những rủi ro này cũng đƣa ra những lý giải tại sao mà ngân hàng dễ dẫn tới thất bại và phá sản trong các công trình nghiên cứu gần đây. 2.1.1.1. Lý luận chung về rủi ro thanh khoản Đối với rủi ro thanh khoản thì theo Benton và cộng sự (2005) về vấn đề quản trị quản trị rủi ro của ngân hàng thì rủi ro thanh khoản là rủi ro có tổn thất phát sinh trong tình huống thiếu hụt một lƣợng tiền mặt hoặc các loại tài sản có tính chất tƣơng đƣơng tiền, hay có thể nói rủi ro thanh khoản là rủi ro có tổn thất phát sinh từ trạng thái mất khả năng thu xếp đƣợc nguồn tài trợ có mức chi phí hợp lý, hoặc từ việc thanh lý một tài sản hiện có ở mức giá hợp lý để ngân hàng trang trải một nghĩa vụ tài chính trong tƣơng lai hoặc trong tình huống bất khả kháng. Nhƣ vậy có thể hiểu rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh trong trƣờng hợp ngân hàng không có đủ lƣợng tiền dự trữ để đáp ứng tình huống khi khách hàng có nhu cầu cần ngân hàng chi trả tức thời hoặc khi ngân hàng có khả năng đáp ứng các nhu cầu chi trả này bằng cách thanh lý các tài sản khác có giá trị thấp để đáp ứng các nhu cầu chi trả đó. Các nguyên nhân xuất phát của rủi ro thanh khoản có thể từ các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến ngân hàng. Đối với nhóm yếu tố bên trong có thể ảnh hƣởng
  16. 9 đến rủi ro ngân hàng nhƣ chiến lƣợc quản trị thanh khoản (nắm giữ quá nhiều tài sản có tính thanh khoản thấp, tỷ lệ dự trữ tiền hoặc các tài sản có gía trị tƣơng đƣơng tiền không đáp ứng đủ cho nhu cầu chi trả; hoặc sử dụng quá nhiều nguồn vốn huy động ngắn hạn để đầu tƣ cho vay,…), quy định cho vay không tuân thủ quy tắc về đảm bảo an toàn vốn gây ra nợ khó đòi, ngân hàng có sự mất cân đối giữa nguồn vốn và mục đích sử dụng nguồn,…. Đối với nhóm yếu tố bên ngoài có thể ảnh hƣởng đến rủi ro thnah khoản của ngân hàng nhƣ những thay đổi trong chính sách điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ (nhƣ quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái,..), sự cạnh tranh lãi suất huy động vốn trên thị trƣờng giữa các ngân hàng, cũng có thể do tình hình của kinh tế trong giai đoạn suy thoái dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay bị thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn theo quy định của hợp đồng tín dụng, hoặc có thể do tin tức về các vụ đại án sai phạm về Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động khinh doanh có liên quan đến Ban Lãnh đạo của ngân hàng hoặc các tin đồn thất thiệt về tình hình hoạt động của ngân hàng sẽ làm cho khách hàng e ngại và họ sẽ rút tiền hàng loạt bởi tâm lý e sợ mất tiền của “đám đông”. Để đo lƣờng và quản lý rủi ro thanh khoản, ngân hàng có nhiều phƣơng pháp tiếp cận nhƣ phƣơng pháp tiếp cận các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định Ngân hàng nhà nƣớc, phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản, phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phƣơng pháp thang đáo hạn. Phƣơng pháp tiếp cận các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định Ngân hàng nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua các văn bản hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM có thể kể tới nhƣ Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; thông tƣ số 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà
  17. 10 nƣớc ngày 25/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 36/2014/TT- NHNN. Những chỉ số đƣợc quan tâm ở đây gồm: Tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi. Trong đó ,Tỷ lệ về khả năng chi trả hàm nghĩa cho biết khả năng thanh khoản của ngân hàng khi đáp ứng tổng nợ phải trả tại tất cả các kì hạn. Do đó tỷ lệ này càng cao thì nguy cơ rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng giảm, và ngƣợc lại. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản cũng nhƣ rủi ro lãi suất tại các ngân hàng buộc phải tính Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế sự bất cân xứng về kì hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ. Ngân hàng nhà nƣớc cũng quy định về giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản cũng nhƣ an toàn cho hệ thống ngân hàng. Ngân hàng thƣơng mại phải thƣờng xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. Ngân hàng nhà nƣớc đang xây dựng và ứng dụng các phƣơng pháp xây dựng chỉ số (net stable funding ratio - NSFR) trong quy định của Basel III về các chỉ số tỷ lệ vốn cổ phần thƣờng (CET1) theo yêu cầu tối thiểu 4,5%, yêu cầu tối thiểu về khả năng hấp thụ lỗ tổng thể (TLAC), tỷ số cơ cấu vốn yêu cầu tối thiểu (MRC), tỷ lệ thanh khoản an toàn (LCR), Tỷ lệ Quỹ bình ổn ròng (NSFR) đối với các ngân hàng thƣơng mại. Phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản thì ngân hàng sẽ quan tâm qua các chỉ số tài chính sau: chỉ số về trạng thái tiền mặt, chỉ số về chứng khoán thanh khoản, chỉ số về năng lực cho vay, chỉ số tiền nóng, tỷ số đầu tƣ ngắn hạn trên vốn vay nhạy cảm, chỉ số tiền gửi cơ sở, chỉ số cấu trúc tiền gửi. Những chỉ số này đƣợc tính toán dựa trên việc thu thập số liệu từ báo cáo tài chính hằng năm. Mục tiêu của chỉ số trạng thái tiền mặt nhằm đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng (tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng chia cho tổng tài sản). Còn chỉ số về năng lực cho vay thể hiện việc phân bổ tài sản vào những tài snar có tính thanh khoản thấp nhất bằng cách đo lƣờng tỷ lệ giữa dƣ nợ cho vay và cho thuê trên
  18. 11 tổng tài sản. Chỉ số tiền nóng càng cao thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao qua cách đo lƣờng tỷ lệ giữa giấy tờ có giá ngắn hạn và tiền gửi vố vay ngắn hạn. Tỷ số đầu tƣ ngắn hạn trên vốn vay nhạy cảm càng cao thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Phƣơng pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn đƣợc ngân hàng thực hiện qua việc dự báo nhu cầu vay vốn và tiền gửi của khách hàng để từ đó phỏng đoán sự thay đổi về lƣợng tiền cho vay, khe hở thanh khoản. Trong trƣờng hợp tổng cung thanh khoản lớn hơn tổng cầu thanh khoản hay khe hở thanh khoản trong trình trạng thặng dƣ thì ngân hàng sẽ đầu tƣ vào các tài sản sinh lời và ngƣợc lại. Phƣơng pháp tiếp cận cấu trúc vốn dựa vào việc phân chia cơ cấu huy động nguồn vốn thành các nhóm khác nhau (nguồn vốn nóng, nguồn vốn ổn định, nguồn vốn kém ổn định) tƣơng ứng với các yêu cầu về tỷ lệ dự trữ thanh khoản khác nhau để xác định tổng mức dự trữ thanh khoản vốn. Bên cạnh đó ngân hàng sẽ tính phần chênh lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và dƣ nợ thực tế để có đƣợc dự trữ thanh khoản cho vay. Kết quả là qua phƣơng pháp này, ngân hàng sẽ tính toán đƣợc tổng dự trữ thanh khoản bằng tổng mức dự trữ thanh khoản vốn cộng với dự trữ thanh khoản cho vay. Khi đó ngân hàng sẽ tính toán các kịch bản tƣơng ứng với từng trƣờng hợp xảy ra rủi ro. Phƣơng pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản đƣợc nghiên cứu bởi Jim Pierce nhằm đo lƣờng khoản thất thoát tiềm năng khi ngân hàng phải bán ngay các tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản quá gấp so với giá trị thị trƣờng hợp lý mà ngân hàng có thể bán trong trƣờng hợp bình thƣờng. Nếu sự chênh lệch này quá lớn hàm nghĩa danh mục tài sản này của ngân hàng rất kém thanh khoản. Phƣơng pháp thang đáo hạn xây dựng một thang đáo hạn để so sánh dòng tiền vào và dòng tiền ra trong mỗi ngày hoặc một thời kỳ nhất định, từ đó để xác định trạng thái thanh khoản ròng và trạng thái thanh khoản tích lũy. Dòng tiền ra đƣợc sắp xếp
  19. 12 theo thứ tự ngày mà các Tài sản nợ đáo hạn. Dòng tiền vào có thể đƣợc sắp xếp theo thứ tự ngày mà Tài sản có đáo hạn hoặc căn cứ vào ƣớc tính về dòng tiền của ngân hàng. 2.1.1.2. Lý luận chung về rủi ro tín dụng Với vai trò là bên cho vay hàm nghĩa ngân hàng là chủ nợ cũng phải chịu rủi ro vỡ nợ/rủi ro tín dụng khi các khoản cho vay không thể thu hồi đƣợc. Để đo lƣờng rủi ro tín dụng thì ngân hàng đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng tiềm năng trƣớc khi kí hợp đồng tín dụng. Các chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ tiến hành xác định tài sản thế chấp và xác định lãi suất cho vay. Những hoạt động này nhằm mục đích đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, xác định hạn mức tín dụng, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng để phòng ngừa rủi ro tín dụng trong trƣờng hợp khách hàng đi vay không còn khả năng thanh toán. Ngân hàng phải lựa chọn đánh đổi giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận: Muốn giảm rủi ro tín dụng thì ngân hàng dùng phần lớn ngân quỹ để mua các sản phẩm có mức độ rủi ro thấp nhất nhƣ chứng khoán của Bộ tài chính tuy nhiên tỷ suất sinh lợi của chứng khoán này sẽ thấp hơn chi phí trung bình mà ngân hàng đi huy động vốn và ngƣợc lại, để tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng tiến hành cung cấp các tín dụng tiêu dùng. Mà chiến lƣợc này mang đến rủi ro vỡ nợ cao hơn các loại hình tín dụng khác. Để giảm rủi ro tín dụng thì ngân hàng có thể sử dụng các phƣơng pháp sau nhƣ tiến hành đa dạng hóa các khoản vay theo ngành để đảm bảo doanh thu của ngân hàng không phụ thuộc vào một nguồn thu nhập, bán các khoản cho vay mang lại rủi ro quá cao trong bảng danh mục đầu tƣ trên thị trƣờng thứ cấp. Theo Tursoy (2018) một trong những hoạt động chính của một ngân hàng là thực hiện nghiệp vụ cho vay. Khi một số hợp đồng tín dụng của ngân hàng không thu hồi lại đƣợc bởi khách hàng của ngân hàng gặp vấn đề về tài chính thì sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho chính ngân hàng. Đây là loại tổn thất tài chính do khoản mất mát tín dụng từ khách hàng để trả nợ ngân hàng. Còn theo “Báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính
  20. 13 2017” thì tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong năm 2017 tăng trên 18% đẩy tỷ lệ thâm dụng tín dụng lên cao mà từ đó có thể gây ra các lo ngại về sự ổn định của hệ thống tài chính với lý do“tăng trƣởng tín dụng cao hơn thƣờng kéo theo khủng hoảng tài chính” (Crowley, 2008). Tín dụng cao tuy hỗ trợ đẩy mạnh đầu tƣ, nhƣng tín dụng tiếp tục tăng với tốc độ nhƣ hiện nay có thể sẽ làm tăng các lo ngại về chất lƣợng tài sản, đặc biệt khi những rủi ro trên bảng cân đối liên quan đến nợ xấu trong quá khứ vẫn chƣa giải quyết xong. Cơ cấu nợ, cơ cấu tài sản, các thành phần tạo vốn của ngân hàng, các khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ khó đòi, các hành động trong việc xử lý nợ xấu của ngân hàng tạo ra các vấn đề liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng nhƣ các tính toán về thanh khoản của ngân hàng nhƣ cách ngân hàng xử lý các khoản rút tiền ồ ạt khi tin đồn về khả năng thanh khoản của một ngân hàng có vấn đề. Khi gặp một cú sốc trong nền kinh tế, vấn đề rủi ro tín dụng cũng nhƣ rủi ro thanh khoản có thể gây ra những sự bất ổn trong hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng và của toàn ngành tài chính. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có thể kể đến nhƣ nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên ngoài, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía ngân hàng. Nguyên nhân khách quan từ môi trƣờng bên ngoài có thể đến từ các nguồn sau: nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,…), chính trị/pháp luật (hệ thống pháp luật thƣờng xuyên thay đổi, các quy định trong luật có sự thiếu thống nhất còn nhiều mâu thuẫn hoặc không rõ ràng), thông tin bất cân xứng giữa bên đi vay và bên cho vay, môi trƣờng kinh tế (chu kỳ kinh tế, lạm phát, vấn đề tỷ giá,…) cũng có thể gây rủi ro hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nguyên nhân từ phía khách hàng thƣờng đƣợc xem là nguyên nhân gây rủi ro chính cho ngân hàng. Nguyên nhân này có thể đến từ rủi ro trong hoạt động kinh doanh đói với khách hàng doanh nghiệp khi gặp các tình huống trong việc không hoàn thành đúng những điều kiện trong hợp đồng kinh tế đã kí kết (giao hàng chậm tiến độ/ hàng không đạt chuẩn/ hủy hợp đồng làm ảnh hƣởng đến tiến độ thanh toán giữa bên mua bên bán) từ đó gây ảnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2