intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sở hữu nước ngoài và biến động giá chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ của quyền sở hữu nước ngoài và biến động giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến mối tương quan này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sở hữu nước ngoài và biến động giá chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỂN KIM ANH SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN : BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. `z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN KIM ANH SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN : BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS LÊ ĐẠT CHÍ TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN : BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đạt Chí. Tp, Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2014 Nguyễn Kim Anh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VỄ TÓM TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................................1 1.1 Giới thiệu đề tài ...........................................................................................................................1 1.2 Lý do chọn đề tài .........................................................................................................................3 1.3 Vấn đề nghiên cứu.......................................................................................................................3 1.4 Mục đích và câu hỏi đề tài ..........................................................................................................4 1.5 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................................................4 1.6 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................4 1.7 Cấu trúc bài nghiên cứu .............................................................................................................5 1.8 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................................5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................6 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 19 3.1 Dữ liệu và mẫu...........................................................................................................................19 3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................20 3.3 Các biến sử dụng trong mô hình ..............................................................................................20 3.3.1 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài FHi,t ....................................................... 20 3.3.2 Tổng thay đổi tuyệt đối của nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phiếu FTi,t : ..................... 21 3.3.3 Biến động giá chứng khoán i,t................................................................................................ 22 3.3.4 Giá trị vốn hoá thị trường MACPi,t......................................................................................... 23 3.3.5 Tỷ số vòng quay của cổ phần TOVERi,t.................................................................................. 23
  5. 3.3.6 Tỷ suất sinh lợi hàng tháng ri,t (return).................................................................................... 24 3.4 Giả thiết và mô hình nghiên cứu ..............................................................................................25 3.4.1 Mô hình (1) nghiên cứu tác động của biến động giá cổ phiếu với chênh lệch tỷ lệ sở hữu nước ngoài ............................................................................................................................................. 26 3.4.2 Mô hình (2) nghiên cứu tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài với biến động. ..................... 27 CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................28 4.1 Thống kê mô tả ..........................................................................................................................28 4.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................................35 4.2.1. Kiểm định ảnh hưởng của biến động lên chênh lệch sở hữu nước ngoài. ...........................35 4.2.2. Kiểm định sở thích của nhà đầu tư nước ngoài đối với tính biến động của cổ phiếu. ........ 43 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 56 5.1 Các kết quả chính ......................................................................................................................56 5.2 Các hàm ý từ kết quả nghiên cứu ............................................................................................59 5.2.1. Đối với hoạch định chính sách .................................................................................................. 59 5.2.2. Đối với đầu tư cổ phiếu.............................................................................................................. 59 5.3 Hạn chế của đề tài .....................................................................................................................60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỬ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1. SGDCK Sở giao dịch chứng khoán 2. VN – Index Chỉ số chứng khoán sàn TPHCM 3. HASTC – Index Chỉ số chứng khoán sàn TP Hà Nội 4. TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 5. HN Hà Nội 6. NĐT Nhà đầu tư DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Ký hiệu Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt FT Foreign trading Giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài FH Foreign holding Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài TOVER Turn over Tỷ lệ doanh thu R Return Thu nhập ( Lợi nhuận ) cổ phiếu MACP Maket capital Vốn hoá thị trường Ln Natural logarit Logarit tự nhiên Mean Trung bình Median Trung vị
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ STT KÝ HIỆU TÊN TRANG Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 - 28 1. Bảng 1 A 2014 2. Bảng 1 B Sở hữu nước ngoài theo vốn hoá thị trường 30 3. Bảng 1 C Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại sàn HNX 31 4. Bảng 1 D Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại sàn HSX 32 5. Bảng 2 Mô tả dữ liệu thống kê của các biến quan sát 33 6. Bảng 3 Ma trận tương quan của các biến nghiên cứu 34 Kiểm định ảnh hưởng của biến động giá chứng khoán lên 39 7. Bảng 4 chênh lệch sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo mô hình (1) Kiểm định ảnh hưởng của sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 47 8. Bảng 5 đến biến động giá chứng khoán theo mô hình (2) Kiểm định ảnh hưởng của sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 50 9. Bảng 6 đến biến động giá chứng khoán theo mô hình (2) theo phân nhóm tỷ lệ 10. Hình 1 Vnindex-HNX index và vốn hoá thị trường năm 2009-2014 29 11. Hình 2 Giao dịch chứng khoán từ tháng 01/2009 đến tháng 05/2014 33
  8. TÓM TẮT Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và biến động thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Sử dụng dữ liệu hàng ngày tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ số cổ phiếu niêm yết trên 2 sàn giao dịch là sở giao dịch chứng khoán TPHCM và SGD Hà Nội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 31 tháng 05 năm 2014. Bộ dữ liệu gồm 755 cổ phiếu giao dịch trong thời kỳ này.  Nhà đầu tư nước ngoài ưa thích cổ phiếu có biến động quá khứ thấp. Biến động chứng khoán tương lai chịu tác động của biến động chứng khoán quá khứ và tỷ lệ sở hữu nước ngoài quá khứ.  Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không có tác động đến biến động giá chứng khoán. Từ khoá: sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, biến động giá chứng khoán
  9. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu đề tài Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam giống các quốc gia đang phát triển, là một nền kinh tế mới nổi đang có nhu cầu vốn rất lớn. Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm môi trường chính trị - xã hội ổn định, bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đang ngày càng thể hiện là một môi trường hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ để thu hút nhiều dòng vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong các kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài là thị trường chứng khoán. Từ việc hạn chế quyền sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam đã mở rộng hơn quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Cuối năm 2005, giới hạn sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài được tăng lên 49%, ngoại trừ đối với ngân hàng vẫn giữ là 30%. Đặc trưng của thị trường tài chính của các nền kinh tế mới nổi đều có thị trường chứng khoán với biến động giá chứng khoán cao. Điều này dẫn đến tâm lý e ngại của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Biến động cao dẫn đến rủi ro mà nhà đầu tư phải gánh chịu gia tăng đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường tài chính Việt Nam. Từ năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ khi đó VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm và HASTC-Index là 459,36 điểm ( năm 2007 ). Đến năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, thị trường chứng khoán Việt Nam chạm đáy lúc VNIndex chỉ còn là 235.5 điểm và HASTC-Index là 78,06 điểm (ngày 24/2/2009). Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trở lại cho
  10. 2 đến nay với sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài.Việc kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 cũng đã hỗ trợ giúp tăng thanh khoản thị trường chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6, chỉ số VN-Index đứng ở mức 578,13 điểm, tăng 14,6% so với đầu năm, tương tự, chỉ số HNX-Index cũng tăng tới 14,9% và đứng ở mức 77,93 điểm.Cùng với những diễn biến sôi động của các nhà đầu tư trong nước, khối nhà đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp khá lớn vào sự tăng trưởng tích cực của thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa đầu năm 2014. Cụ thể, khối nhà đầu tư nước ngoài 6 tháng qua đã giao dịch rất sôi động,nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 1,18 tỷ cổ phiếu, trị giá lên tới 35.719 tỷ đồng, trong khi bán ra 855 triệu cổ phiếu, tương ứng 28.635 tỷ đồng.Tổng khối lượng mua ròng đạt tới 328 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị mua ròng đạt hơn 7.084 tỷ đồng (hơn 337, 35 triệu USD), gấp 2,8 lần so với mức mua ròng 2.472 tỷ đồng của 6 tháng cuối năm 2013 và tăng 62,6% so với mức 4.356 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2013. Điều này chứng tỏ thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động hơn 14 năm nhưng đến nay các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa có nhiều và đa đạng. Trong những năm gần đây, nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển hơn về quy mô cũng như đa dạng hơn. Để đánh giá về sự ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán, cần thiết có các nghiên cứu đánh giá đầy đủ những tác động của nhà đầu tư nước ngoài đem lại cho Việt Nam. Để từ đó chính phủ Việt Nam đưa ra các chính sách hiệu quả để mời gọi sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài giúp phát triển thị
  11. 3 trường chứng khoán Việt Nam đúng hướng , là nơi phát huy khả năng huy động vốn cho nền kinh tế. 1.2 Lý do chọn đề tài Khi tham gia thị trường chứng khoán, bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải đặt ra câu hỏi vốn đầu tư sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận? Bên cạnh đó rủi ro nào nhà đầu tư sẽ phải đối mặt khi bước chân vào thị trường chứng khoán. Rủi ro thường hay xảy ra ở các thị trường chứng khoán các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam là rủi ro về giá. Biến động chứng khoán quá cao, hoặc giá chứng khoán dễ thay đổi đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Biến động giá chứng khoán cũng là thước đo hiệu quả rủi ro và lợi nhuận chứng khoán. Hiểu rõ hơn cơ chế biến động giá chứng khoán là điều quan tâm của tất cả các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong thời gian qua, khi thị trường có những phiên giao dịch biến động giá rất mạnh, chúng ta chứng kiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn tăng cường mua ròng mặc dù mức giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa phải là vai trò dẫn dắt thị trường Vậy vì sao nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng chứng khoán khi lúc biến động chứng khoán cao? Có hay không tác động bình ổn biến động giá chứng khoán có ảnh hưởng từ nhà đầu tư nước ngoài. 1.3 Vấn đề nghiên cứu Dựa vào mẫu nghiên cứ từ năm 2009 đến tháng 5 năm 2014 của các công ty niêm yết trên cả hai sàn TPHCM và HN, bài nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và biến động giá chứng khoán. Kết hợp với các biến tác động là vốn hoá thị trường của công ty, doanh thu chứng khoán, lợi nhuận chứng khoán, biến động tỷ suất sinh lời trong quá khứ, biến động tỷ suất sinh
  12. 4 lời tương lai. Từ kết quả nghiên cứu để có chính sách phù hợp với nhà đầu tư nước ngoài. 1.4 Mục đích và câu hỏi đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ của quyền sở hữu nước ngoài và biến động giá chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến mối tương quan này. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài :  Quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có bị tác động bởi biến động giá chứng khoán quá khứ không?  Biến động giá chứng khoán tương lai có bị tác động bởi quyền sở hữu nước ngoài không?  Những nguyên nhân nào tạo ra mối tương quan quyền sỡ hữu của nhà đầu tư nước ngoài và biến động giá chứng khoán? 1.5 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu thống kê dãy số liệu theo thời gian hàng tháng từ năm 2009 đến 31 tháng 05 năm 2014. Bao gồm 755 công ty tên hai sàn giao dịch TPHCM và HN. Các số liệu lấy từ dữ liệu chứng khoán hàng ngày sau đó tính theo chỉ tiêu tháng. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng các tham số với các phương pháp OLS, GLS, REM và FEM. Tìm mô hình hồi quy nào phù hợp nhất. Sau đó đưa các biến vào kiểm định tác động của biến cần nghiên cứu.
  13. 5 1.7 Cấu trúc bài nghiên cứu Bài nghiên cứu có cấu trúc như sau : Phần 1 : Giới thiệu Phần 2 : Tổng quan nghiên cứu Phần 3 : Dữ liệu, phương pháp và mô hình Phần 4 : Nội dung và kết quả nghiên cứu Phần 5 : Kết luận 1.8 Ý nghĩa của đề tài Bài nghiên cứu này giải thích mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và biến động cổ phiếu tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài ưa thích loại cổ phiếu có mức biến động như thế nào trong quá khứ? Khi nào sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tác động đến biến động cổ phiếu trong tương lai? Đây là mối quan hệ rất quan trọng để tìm hiểu động lực và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường vốn của các nước có nền kinh tế mới nổi.
  14. 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Bekaert và Harvey (1997) nghiên cứu cho thấy việc tự do hóa thị trường vốn thường kéo theo gia tăng mối tương quan giữa lợi nhuận thị trường trong nước và thị trường thế giới nhưng không làm tăng biến động thị trường địa phương. Mức độ gia tăng toàn cầu hóa và tự do hóa tài chính trong thị trường mới nổi thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và dẫn đến cả cải thiện thanh khoản thị trường và giảm chi phí vốn. Tác giả phân tích biến động lợi nhuận chứng khoán tại các thị trường mới nổi. Wang (2007) dẫn chứng mối quan hệ mạnh mẽ cùng lúc giữa các giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài nước ngoài và biến động thị trường chứng khoán tại Indonesia và Thái Lan. Mặc dù lượng bán ra chỉ chiếm một phần nhỏ trong giao dịch hàng ngày, nó có sức mạnh giải thích cao nhất cho biến động thị trường trong cả nước. Giao dịch của nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước thường liên quan ngược chiều đến biến động. Những phát hiện này mạnh mẽ hơn trong thời gian phụ khác nhau và các biện pháp khác nhau đối với các biến động và hoạt động giao dịch. Tác giả khám phá hai cách giải thích kinh tế cho các hiệu ứng bất đối xứng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tác giả tập trung vào những ảnh hưởng của giao dịch nước ngoài hàng ngày rất lâu sau khi tự do hóa thị trường và tìm cách giải thích sự thay đổi năng động trong biến động thị trường về hoạt động giao dịch của các bên tham gia thị trường. Trước khi tự do hóa, biến động là hoàn toàn xác định bằng cách giao dịch các hoạt động của nhà đầu tư trong nước. Tác giả kiểm tra làm thế nào mối quan hệ này thay đổi với sự tham gia của nước ngoài. Tác động của giao dịch nước ngoài được đo bằng khả năng giải thích của nó đối với biến động thị trường. Giao dịch khối ngoại có thể không có tác động mạnh ngay sau khi mở cửa thị trường khi sự tham gia của nước ngoài là thấp. Mối quan hệ kinh tế cung cấp cái nhìn sâu vào động lực tương lai của biến động thị trường, đó là quan trọng đối với các nhà đầu tư và hoạch định chính sách. Tác giả xem xét giao
  15. 7 dịch của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước bằng cách phân tích các giao dịch hàng ngày của các nhà đầu tư nước ngoài.  Không kể thời gian biến động trong cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, đầu tư từ nước ngoài giúp ổn định thị trường chứng khoán, giảm biến động ở Indonesia và Thái Lan.  Bằng cách phân tích các giao dịch hàng ngày của các nhà đầu tư nước ngoài, nghiên cứu này cung cấp một số những phát hiện mới về mối quan hệ giữa giao dịch nước ngoài và biến động thị trường địa phương. Trước tiên, có một mối tương quan thuận chặt chẽ giữa lượng bán của nhà đầu tư nước ngoài và biến động thị trường cùng một ngày. Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch bán chi phối mối quan hệ giữa các hoạt động giao dịch và biến động thị trường, mặc dù nó chỉ chiếm 15% giá trị giao dịch hàng ngày ở Indonesia và 18% ở Thái Lan. Phát hiện này là mạnh mẽ các biện pháp thay thế hoạt động giao dịch và thời gian biến động và mẫu trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Thứ hai, kinh doanh trong các nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước thường liên quan ngược chiều đến biến động thị trường tại Indonesia. Điều này phù hợp với quan điểm rằng trong mỗi nhóm, các nhà đầu tư tương đối đồng nhất về nguồn lực vốn và thông tin.  Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch mua ròng tương quan nghịch với biến động thị trường, do giao dịch mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài cung cấp nguồn cung thanh khoản cho thị trường. Trong khi các nhà đầu tư địa phương lại bị áp lực căng thẳng phải bán làm cho biến động giá tăng lên. Việc này làm giảm biến động trong cuộc khủng hoảng châu Á bằng cách ngăn chặn các thị trường địa phương giảm giá. .
  16. 8  Tác giả cho thấy việc mở rộng mạng lưới nhà đầu tư cải thiện tính chính xác của thông tin thị trường và làm giảm sự biến động của giá cổ phiếu. Do đó mua bán nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm biến động do gia tăng mở rộng mạng lưới nhà đầu tư tại các thị trường mới nổi. Giao dịch bán của nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt mạng lưới nhà đầu tư và gia tăng biến động. Giao dịch trong các nhóm nhà đầu tư trong và ngoài nước không thay đổi mạng lưới nhà đầu tư, do đó không ảnh hưởng đến biến động. Mặc dù phân tích thực nghiệm cho thấy một mối quan hệ đương thời mạnh mẽ, tác giả lưu ý rằng cả hai cơ chế kinh tế chỉ ra nguyên nhân từ giao dịch bán của nhà đầu tư nước ngoài đến biến động thị trường. Choe, Kho, and Stulz (1999), nghiên cứu này xem xét tác động của các nhà đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc lợi nhuận chứng khoán trong khoảng thời gian từ 30 Tháng Mười Một năm 1996, đến cuối 1997. Năm 1996, nền kinh tế Hàn Quốc là lớn hơn nền kinh tế Mexico, nhưng nhỏ hơn so với nền kinh tế Canada về GDP và vốn hóa thị trường chứng khoán. Thời kỳ mẫu của nghiên cứu bao gồm cuộc khủng hoảng kinh tế mạnh mẽ của Hàn Quốc trong những tháng cuối cùng của năm 1997. Một biện pháp tốt của cường độ của cuộc khủng hoảng này là một đồng đô la đầu tư vào chỉ số thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 1997 đã có giá trị 35 cent vào ngày cuối cùng của kinh doanh năm 1997. Thông tin cho mỗi giao dịch trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc để phân loại mua bán nhà đầu tư thành ba loại: nhà đầu tư Hàn Quốc cá nhân, tổ chức đầu tư Hàn Quốc, và các nhà đầu tư nước ngoài.  Nhà đầu tư nước ngoài không phải là tác nhân gây ra bất ổn tại thị trường chứng khoán Hàn Quốc kể cả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong phân tích dữ liệu trong ngày (intraday)
  17. 9  Tác động bán của nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng bởi sức mua trong nước và mức tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Hathaipat&Chaiyuth ( 2013) trình bày một mối quan hệ quan trọng và ngược chiều giữa đầu tư nước ngoài và tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán, vai trò ổn định của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Thái Lan.  Các nhà đầu tư nước ngoài, những người tổ chức phi tài chính, thường quan tâm đến các khoản đầu tư dài hạn. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn đến các khía cạnh nội tại của các công ty hơn. Do đó, điều này tạo ra một tác động ổn định đối với công ty do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu.  Tác giả tìm thấy bằng chứng hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài lớn đóng vai trò ổn định trong thị trường chứng khoán. Theo tác giả có thể do lý thuyết về thông tin bất cân xứng. Các nhà đầu tư nước ngoài có đủ khả năng tài chính sở hữu cổ phần chi phối đủ để tham gia vào hoạt động công ty và họ có kiến thức quản trị doanh nghiệp vượt trội hơn. Vì lợi thế thông tin này so với các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài có thể có những hành động giúp ổn định giá cổ phiếu, đặc biệt là khi giá đi chệch khỏi các giá trị cơ bản của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Donghui Li, Quang, Pham and Steven (2005) xây dựng mô hình thực tế sở hữu nước ngoài lớn (LFO) và sử dụng cả hai biến cắt ngang và thời gian để nghiên cứu tác động của các cổ đông nước ngoài lớn vào biến động lợi nhuận chứng khoán trong 31 thị trường mới nổi. LFO được xác định bởi tổng hợp các cổ phần của mỗi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 5% tổng số cổ phiếu lưu hành trở lên, phát hành trong năm 2002 và năm 2006. Nghiên cứu này tìm hiểu mô hình thực tế quyền sở hữu của cổ đông nước ngoài lớn giữa các quốc gia trong tự do hóa thị trường và lý thuyết liên quan khác.
  18. 10  Có mối quan hệ tiêu cực giữa nhà đầu tư nước ngoài lớn ( mức sở hửu trên 5%) và biến động chứng khoán sau khi kiểm soát nội sinh và tác động của các cổ đông lớn trong nước tại 31 thị trường mới nổi. Điều này cho thấy vai trò ổn định của nhà đầu tư nước ngoài lớn trong thị trường mới nổi, phù hợp với các đề xuất trước đó trong các tài liệu về các cam kết mạnh mẽ và vai trò giám sát tiềm năng của cổ đông nước ngoài lớn. Trong môi trường có giám sát, biến động thấp hơn đáng kể ở các công ty có cổ đông nước ngoài lớn, đặc biệt trong việc sáp nhập thị trường với quản trị doanh nghiệp tương đối mạnh. Lúc này mối quan hệ biến động-nhà đầu tư nước ngoài lớn là yếu khi cổ đông chỉ theo dõi có thể không hiệu quả. Có nghĩa tự do hóa thị trường chứng khoán sẽ có lợi nhất nếu cải cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả.  Lợi ích của việc tự do hóa thị trường có thể bị hạn chế bởi sự thất bại thiện thể chế pháp lý và nền tảng quản trị của nước chủ nhà Nghiên cứu của Richard (2005) sử dụng dữ liệu hàng ngày của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tại sáu nước có nền kinh tế mới nổi Asian. Sáu thị trường Đông Á đã nghiên cứu là thị trường chứng khoán Jakarta (JSX), thị trường chứng khoán Hàn Quốc (KSE), thị trường chứng khoán Philippines (PSE), thị trường chứng khoán Thái Lan (SET), thị trường chứng khoán Đài Loan (TWSE), và thị trường chứng khoán Kosdaq. Dữ liệu về mua ròng hàng ngày được lấy từ các sàn giao dịch đã cho thấy :  Dòng vốn nước ngoài vào một số thị trường hiện giao dịch tích cực phản hồi mạnh mẽ đối với lợi nhuận nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) với, đặc biệt là ở hai thị trường lớn nhất Hàn Quốc và Đài Loan.  Kết quả quan trọng là việc xác định các mối tương quan thuận chặt chẽ giữa việc mua ròng của khối ngoại và lợi nhuận thị trường cùng một ngày tại thị trường. Bài nghiên cứu cung cấp mô hình tốt nhất có thể giải thích lý do tại
  19. 11 sao mua ròng của người nước ngoài có xu hướng được liên kết với sự gia tăng giá cổ phiếu. Do việc mua bán ròng của khối ngoại đại diện cho nhu cầu đầu tư ròng trong các thị trường này. Tác động ước tính giá của dòng vốn nước ngoài lớn thể hiện một vai trò quan trọng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Wang (2000) nghiên cứu dữ liệu từ thị trường chứng khoán Indonesia từ năm 1996 đến năm 2000. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về lợi ích và rủi ro tiềm ẩn liên quan đến đầu tư vốn chủ sở hữu nước ngoài. Các biến động thị trường ở Indonesia được xem xét trong mối quan hệ với các loại khác nhau của các giao dịch của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giao dịch bán có tác động đáng kể đến biến động thị trường trong suốt thời gian mẫu, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cổ phiếu Indonesia và tài khoản họ bán ra cho chỉ có 13% giao dịch hàng ngày. Mặt khác, giao dịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 26% giao dịch hàng ngày nhưng không ảnh hưởng đến biến động thị trường địa phương.  Đặc điểm khác của nghiên cứu này là tác động thị trường giao dịch nước ngoài được kiểm tra liên quan đến bốn loại giao dịch của nhà đầu tư trong và ngoài nước: giao dịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài, giao dịch bán giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước giao dịch mua giữa nhà nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, và giao dịch giữa các nhà đầu tư địa phương. Mặc dù được thành lập trong lý thuyết cấu trúc vi mô thị trường mà các nhà đầu tư khác nhau và các loại giao dịch có ảnh hưởng chênh lệch giá do thông tin bất đối xứng, nhưng các nghiên cứu trước đó của tự do hóa thị trường đã không thể phân biệt tác động của giao dịch nước ngoài khác nhau do giới hạn dữ liệu. Không chỉ các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tác động thị trường khác nhau, các giao dịch khác nhau của nhà đầu tư nước ngoài có tác động thị trường khác nhau. Nghiên cứu có thể
  20. 12 xác định các loại giao dịch nước ngoài có lợi cho thị trường trong nước và loại hình trong đó mang rủi ro nhất. Có hai phát hiện chính trong bài nghiên cứu này:  Đầu tiên, mặc dù có một mối quan hệ tích cực mạnh mẽ giữa biến động và giao dịch tổng hợp hàng ngày, ba trong số bốn loại giao dịch nêu trên đã không đóng góp vào biến động thị trường cho hầu hết các thời kỳ mẫu. Đặc biệt, giao dịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài có kích thước lớn hơn nhiều (5-8 lần) so với các nhà đầu tư địa phương, nhưng không ảnh hưởng đến biến động thị trường. Lệnh lớn được đặt bởi các tổ chức nước ngoài cho phép giao dịch lớn diễn ra với tác động thị trường tối thiểu,do đó có lợi cho các nhà đầu tư tổ chức trong nước và phát triển thị trường nội địa. Phát hiện này cung cấp bằng chứng mới về lợi ích của sự tham gia của nước ngoài: cải thiện độ sâu thị trường nội địa và thanh khoản. Nó cũng cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đồng nhất và phù hợp với các nghiên cứu khác trên tập hợp của nhà đầu tư nước ngoài.  Thứ hai, giao dịch bán của nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư Indonesia có tác động chi phối trên thị trường biến động trước và trong khi cuộc khủng hoảng châu Á, và vẫn còn là một yếu tố quan trọng sau khủng hoảng Mối quan hệ tích cực giữa biến động và khối lượng đã được phần lớn là do đặc biệt này của các giao dịch chỉ chiếm 13% giao dịch hàng ngày và 23% giao dịch nước ngoài. Thị trường trong nước là cực kỳ nhạy cảm để giao dịch nhà đầu tư nước ngoài bán ra, mặc dù các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng ở Indonesia trong suốt thời gian mẫu. Khi một phần nhỏ của giao dịch nước ngoài là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động thị trường chỉ dưới nhiều điều kiện thị trường, nó đại diện cho một nguy cơ đáng kể đối với sự ổn định của thị trường địa phương và phải là một mối quan tâm lớn cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1