Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mô hình Cánh đồng mẫu lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài lầ so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình CĐML so với nông hộ sản xuất lúa tự do ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, thông qua đó giúp hộ nông dân định hướng lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mô hình Cánh đồng mẫu lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- NGUYỄN THỊ THƠM SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VỚI SẢN XUẤT TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------------------------------- NGUYỄN THỊ THƠM SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN VỚI SẢN XUẤT TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thơm
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1........................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.5. KẾT CẤU LUẬN VĂN ................................................................................ 4 CHƯƠNG 2........................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................ 5 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ............................................................ 5 2.1.1. Khái niệm nông hộ................................................................................... 5 2.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân ........................................................... 6 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế ...................................................................... 7 2.1.4. Khái niệm hiệu quả sản xuất.................................................................... 7 2.2. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT ........................................... 7 2.2.1.Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất ................................... 7 2.2.2.Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất ......................................... 8 2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí ........................................... 9 2.2.4. Hành vi tối đa hóa lợi nhuận và hàm lợi nhuận..................................... 11
- 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .............................................................................................................. 12 2.3.1. Các yếu tố đầu vào ................................................................................. 12 2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 12 2.3.1.2. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội .......................... 13 2.3.1.3. Điều kiện kỹ thuật ............................................................................ 14 2.3.2. Các yếu tố tác động đến năng suất sản xuất trong nông nghiệp............ 15 2.4. MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN ........................................................ 17 2.4.1. Tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn (mô hình) ................................. 17 2.4.2. Yêu cầu mô hình Cánh đồng mẫu lớn ................................................... 18 2.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................................................................... 18 2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 18 2.5.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 25 CHƯƠNG 3......................................................................................................... 26 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 26 3.1. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 26 3.1.1. Dữ liệu thứ cấp ...................................................................................... 26 3.1.2. Dữ liệu sơ cấp ........................................................................................ 26 3.1.2.1. Chọn đối tượng điều tra và điểm nghiên cứu.................................. 26 3.1.2.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 26 3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 28 3.2.1. Quy trình sàng lọc và xử lý dữ liệu ....................................................... 28 3.2.2. Phân tích thống kê mô tả ....................................................................... 28 3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 28 3.2.4. Phân tích định lượng .............................................................................. 29 3.2.4.1. Thực hiện các kiểm định so sánh giữa tham gia mô hình CĐML và sản xuất tự do ............................................................................................... 29 3.2.4.2. Đánh giá tác động của việc tham gia sản xuất trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu theo phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) ..... 30
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 31 CHƯƠNG 4......................................................................................................... 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 32 4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH THUẬN ............................................... 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 32 4.1.2. Các mô hình sản xuất nông nghiệp........................................................ 34 4.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT .................................................... 34 4.2.1. Đặc điểm chủ hộ .................................................................................... 34 4.2.2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................. 37 4.3. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA MÔ HÌNH CĐML VÀ SXTD ... 39 4.3.1. Kiểm tra sự tương đồng giữa hai nhóm ................................................. 39 4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình.......................................................... 40 4.3.2.1. Các khoản mục chi phí ....................................................................... 40 4.3.2.2. Hiệu quả kinh tế của từng mô hình..................................................... 42 4.3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế ..................................................................... 43 4.3.4. Phân tích điểm xu hướng PSM so sánh hiệu quả sản xuất mô hình cánh đồng mẫu lớn và sản xuất tự do ....................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 46 CHƯƠNG 5......................................................................................................... 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................... 47 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................. 47 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................... 48 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG CÂU HỎI PHỤ LỤC SỐ LIỆU
- DANH MỤC VIẾT TẮT CBA Phương pháp phân tích chi phí CĐML: Cánh đồng mẫu lớn LN: Lợi nhuận SXTD: Sản xuất tự do NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn PSM: Phương pháp điểm xu hướng TCP: Tổng chi phí TDT: Tổng doanh thu
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1: Tổng hợp số hộ trồng lúa 26 Bảng 3.2: Mẫu khảo sát 27 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp 32 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp 33 Bảng 4.1: Đặc điểm chủ hộ 34 Bảng 4.2: Đặc điểm hộ gia đình 36 Bảng 4.3: So sánh đặc điểm của hai nhóm hộ 38 Bảng 4.4: Mô tả chi phí mô hình CĐML và SXTD 40 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế CĐML và SXTD 41 Bảng 4.6. So sánh hiệu quả kinh tế 43 Bảng 4.7: So sánh hiệu quả sản xuất lúa của mô hình CĐML và SXTD 44
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác trong những năm tới đây. Lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp giúp hộ gia đình giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện thu nhập, ổn định cuốc sống. Vĩnh Thuận hiện tại có nhiều mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, mô hình CĐML là một hình thức hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tác giả chọn mẫu 120 hộ nông dân sản xuất lúa, trong đó có 20 hộ tham gia sản xuất theo mô hình CĐML và 100 hộ tham gia sản xuất tự do (SXTD) bằng phương pháp thuận tiện, để thu thập các thông tin phục vụ cho việc so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình. Thống kê mô tả đặc điểm chủ hộ và đặc điểm hộ gia đình gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, tham gia hội nông dân, qui mô hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người trong năm, chi tiêu bình quân đầu người trong năm, diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, số lần tập huấn trong năm. Thực hiện kiểm định trung bình các đặc điểm nêu trên, kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm hộ với mức ý nghĩa 1%. Mô tả các khoản chi phí sản xuất của hộ ở hai mô hình gồm chi phí giống, chí phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí làm đất, chi phí nhiên liệu, chi phí dặm lúa, chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch và chi phí khác. Phân tích các khoản chi phí cho thấy, chi phí sản xuất theo mô hình CĐML thấp hơn so với tham gia SXTD. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất như tổng chi phí sản xuất, năng suất, giá bán, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cũng được mô tả theo từng mô hình. So sánh hiệu quả sản xuất cho thấy tổng chi phí sản xuất theo mô hình CĐML thấp hơn so với SXTD, tuy nhiên các tiêu chí còn lại đều cao hơn SXTD. Kiểm định trung bình sự chênh lệch của các tiêu chí đánh giá hiệu quả
- sản xuất gồm tổng chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận cho thấy, các chênh lệch đều có ý nghĩa thống kê. Điều này càng chứng tỏ, sản xuất theo mô hình CĐML hiệu quả hơn so với SXTD. Đây là bằng chứng quan trọng để có cơ sở đề xuất các chính sách giúp hộ nông dân thấy được lợi ích của việc tham gia CĐML.
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Xây dựng Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta. Sản xuất theo mô hình này bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, ruộng lúa giảm được sâu bệnh, chi phí sản xuất giảm, chất lượng sản phẩm đồng đều phù hợp thị hiếu thị trường tiêu thụ, đầu ra sản phẩm được đảm bảo, thu nhập của người dân được nâng cao, cải thiện đời sống hộ gia đình. Huyện Vĩnh Thuận tiến hành thực hiện chủ trương mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” với tổng diện tích 679 ha, với 304 hộ tham gia. Sản lượng lúa hàng năm đều tăng đã mang lại kết quả tích cực trong sản xuất nông nghiệp. Việc người dân tham gia sản xuất lúa theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” giúp người dân giảm được chi phí sản xuất từ các yếu tố đầu vào như phân bón, giống, thuốc trừ sâu,… Mặt khác, sản phẩm của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” khá đồng đều, chất lượng ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập của các hộ dân. Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền địa phương, của cán bộ chuyên môn hướng dẫn các biện pháp khoa học kỹ thuật và sự hưởng ứng của người dân trong bước đầu thành lập và thực hiện mô hình đã giúp các hộ dân giảm rất nhiều chi phí sản xuất, hiệu quả sản xuất tương đối cao, tăng thu nhập, tạo được tính ổn định, tạo được mối liên kết "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước). Tuy nhiên, các hộ dân luôn băn khoăn việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn thời gian qua, sản xuất ra nông sản với sản lượng lớn nhưng người dân phải tự tìm đầu ra; đội ngũ cán bộ chuyên môn hướng dẫn các biện pháp về khoa học kỹ thuật cho nông dân trong mô hình chưa cụ thể, rõ ràng; bên cạnh đó, trình độ người nông dân không đồng đều nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, việc ghi chép cập nhật các loại chi phí sản xuất chưa được nông dân quan tâm thực hiện một cách chi tiết và đầy đủ, còn mang tính truyền thống tính
- 2 phỏng...; ý thức trách nhiệm của từng hộ dân không tương đồng nên trong quá trình sản xuất có những hộ dân thiếu nhiệt tình, đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể. Ngoài ra, nông dân chưa nhận biết đầy đủ lợi ích của việc tham gia cánh đồng mẫu lớn, vẫn còn quan niệm đây là mô hình nhà nước phải đầu tư, hỗ trợ và phải thu mua lúa với giá cao. Mặt khác, người dân chưa rõ về các tiêu chí nông sản, việc sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp chưa phổ biến. Quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nhỏ, manh mún, dẫn đến số hộ nông dân khi tham gia trong một mô hình lớn gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn. Với những nội dung trên, một số hộ dân thích tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn vì nhận thức sâu về lợi nhuận kinh tế và giảm thiểu chi phí sản xuất nhằm đem lại thu nhập cao và ổn định. Tuy nhiên, cũng có những hộ không thích tham gia sản xuất mô hình này vì những khó khăn, vướng mắc, bất cập chưa có biện pháp tháo gở hợp lý theo nhu cầu đầu tư và tiêu thụ. Cho nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của mô hình cánh đồng mẫu lớn với sản xuất tự do trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình CĐML so với nông hộ sản xuất lúa tự do ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, thông qua đó giúp hộ nông dân định hướng lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ trong mô hình CĐML và sản xuất tự do tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. - So sánh hiệu quả kinh tế của các hộ trồng lúa trong mô hình CĐML với các hộ trồng lúa tự do tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang - Đề xuất các giải pháp để mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn được nhân rộng và phát triển.
- 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Sản xuất theo mô hình nào sẽ đem lại hiệu quả kinh tế sản xuất cao cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang? - Những yếu tố nào gây ra sự khác biệt về hiệu quả kinh tế sản xuất giữa hai mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn và mô hình sản xuất tự do? - Những giải pháp nào giúp hộ nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình CĐML và theo mô hình sản xuất tự do. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa giữa hai mô hình CĐML và sản xuất tự do. - Không gian: nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã thuộc địa bàn huyện Vĩnh Thuận bao gồm Tân Thuận, Bình Minh, Vĩnh Bình Nam và Vĩnh Bình Bắc. - Thời gian: thực hiện điều tra các hộ nông dân trồng lúa trong tháng 11/2016. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn: Số liệu thống kê của PNo & PTNT huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang,.. Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại các nông hộ trồng lúa tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Tổng số mẫu chính thức được lấy là 120 mẫu (20 hộ CĐML; 100 hộ SXTD). Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, nhằm đánh giá hiệu quả sản suất của các mô hình.
- 4 Phân tích tương quan để xác định các nhân tố ảnh hưởng đầu vào và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai mô hình sản xuất. Kiểm định giả thuyết về sự khác biệt giữa giới tính, trình độ học vấn, tham gia tập huấn đến thu nhập của hộ nông dân. Sử dụng phần Microsoft Excel 2003 và STATA 12.0. 1.6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bài luận văn gồm có 5 chương: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày tóm lược đặt vấn đề, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của bài luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết. Trình bày các cơ sở lý thuyết của bài luận văn và tóm lược các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các vấn đề về phương pháp để thực hiện nghiên cứu, nguồn dữ liệu xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Phân tích và so sánh hiệu quả sản xuất lúa giữa nhóm hộ tham gia sản xuất theo mô hình CĐML và nhóm hộ tham gia sản xuất tự do bằng phương pháp kiểm định t-test và phương pháp PSM. Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Trình bày những kết quả đạt được của đề tài, gợi ý các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1. Khái niệm nông hộ Trên thế giới nhiều khái niệm về hộ nông dân: Ellis (1988) (trích từ Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung, 2015) định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao". Nhà nông học Nga - Traianốp (1925) cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định, là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp". Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển (trích bởi Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung, 2015). Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (2001), trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
- 6 Tuy có nhiều quan niệm về nông hộ nhưng nhìn chung nông hộ là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp ở nông thôn đã tồn tại từ lâu đời ở các nước nông nghiệp. Nông hộ bao gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có ông bà và cháu chắt. Hộ nông dân có thể chuyên trồng trọt, làm nghề rừng, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thủy sản. Trong cấu trúc nội tại của nông hộ, các thành viên cùng huyết tộc là chủ thể đích thực của hộ nên ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng trong một đơn vị kinh tế. Do đó, nông hộ có thể thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thể có được. Bản thân mỗi nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng, đơn vị tiêu dùng xét cả khía cạnh cho tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt. 2.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân Theo Ellis (1988), kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo và hoạt động thị trường. Từ khái niệm trên, có thể thấy kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Mức độ phát triển của kinh tế hộ nông dân bao gồm kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hóa. Trong sản xuất nông nghiệp của nông dân, đất là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân, đời sống của họ chủ yếu dựa vào đất sản xuất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Mặt khác, trong sản xuất người dân sử dụng lao động gia đình là chính, thuê mướn thêm nhân công chỉ là nhu cầu tạm thời. Kinh tế hộ nông dân có quan hệ với thị trường, tuy nhiên mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường thì họ vẫn tồn tại.
- 7 2.1.3. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra với đầu vào được sử dụng. đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm (Lê Dân, 2007). Hoàng Hùng (2007) cho rằng hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.4. Khái niệm hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Để đạt được hiệu quả sản xuất thì người nông dân phải chú ý đến ba yếu tố: (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí; (2) sản xuất với chi phí thấp nhất; (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người. 2.2. LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT 2.2.1. Hành vi ra quyết định của nông hộ trong sản xuất Cũng như mọi ngành kinh tế khác, kinh tế học trong sản xuất nông nghiệp cũng quan tâm đến việc phân phối nguồn lực khan hiếm cho nhiều phương hướng sản xuất. Trong lý thuyết về sản xuất, người ta tìm mọi cách chọn lựa: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào? Quyết định việc này bởi chính người sản xuất - được xác định là “một tác nhân cụ thể chuyên trách việc chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các loại hàng hoá mong muốn, đó là các yếu tố đầu ra” (Hirshlefer – 1976). Một học thuyết bắt nguồn từ lập luận người nông dân là một cá nhân quyết định các vấn đề như: sử dụng bao nhiêu lao động cho một vụ sản xuất, có nên sử dụng vật tư nông nghiệp cho sản xuất hay không, nên trồng loại cây nào… Học thuyết này nhấn mạnh vào quan điểm là những người nông dân có thể thay đổi mức độ và chủng loại của các vật tư và sản phẩm nông nghiệp. Người ta thừa nhận ba mối quan hệ giữa nguồn lực và sản phẩm nông nghiệp và ba mối quan hệ này cũng phù hợp với ba giai đoạn xây dựng học thuyết về sản xuất nông nghiệp. Ba mối quan hệ đó là:
- 8 (1) Mức độ thay đổi của sản lượng phù hợp với mức độ thay đổi của nguồn lực sử dụng trong sản xuất. Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ yếu tố - sản phẩm hay là mối quan hệ giữa nguồn lực - sản lượng (input và output). (2) Thay đổi sự kết hợp của hai hay nhiều loại nguồn lực khác nhau để sản xuất ra một sản lượng nhất định (như sự kết hợp giữa đất đai và lao động theo các cơ cấu khác nhau để tạo ra một sản lượng lúa như nhau). (3) Sản lượng hoặc sản phẩm khác nhau có thể thu được từ một tập hợp các nguồn tài nguyên (như các mức sản lượng sắn hoặc đậu khác nhau có thể thu được trên cùng một đơn vị diện tích). Mối quan hệ này gọi là mối quan hệ sản phẩm - sản phẩm. Học thuyết cơ bản của nền sản xuất nông dân bao gồm hàng loạt các mục đích có thể đạt được và một số hạn chế như không đề cập đến phương tiện tiêu dùng của gia đình nông dân. Tìm hiểu một mục đích duy nhất có thể đạt được tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian ngắn hạn. Chỉ có nông dân là người duy nhất được phép ra quyết định trong nền sản xuất của nông dân. Những giả định khác bao gồm sự cạnh tranh trên các thị trường về sản phẩm, vật tư nông nghiệp và vấn đề mua vật tư phục vụ sản xuất. 2.2.2.Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất Hàm sản xuất là mối quan hệ kỷ thuật biểu thị lượng hàng hóa tối đa có thể thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định (Hirshlefer – 1976). Hàm sản xuất có dạng tổng quát: Y f x1 , x2 ,..., xn (2.1) Trong đó: Y: Sản lượng đầu ra. x1 , x2 ,..., xn Các yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, điều liên quan là chỉ với một hoặc nhiều biến số nguồn lực (đầu vào), còn các đầu tư khác và tình trạng công nghệ là bất biến, được viết như sau: Y f x1 , x2 ,..., xm / xn m (2.2)
- 9 Với x1 , x2 ,..., xm là các biến số nguồn lực (đầu vào). Phương trình chính xác của hàm sản xuất phụ thuộc vào sự phản ứng của sản lượng đối với nguồn lực dưới dạng nghiên cứu và mức độ trừu tượng qua thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, tất cả các hàm sản xuất phải thỏa mãn hai điều kiện để đảm bảo ý nghĩa kinh tế: sản phẩm hiện vật cận biên phải là dương và phải giảm dần. Để thỏa mãn được các điều kiện này thì đạo hàm thứ nhất phải là dương và dY / dX 0 và đạo hàm cấp hai phải là âm dy 2 / dX 2 0 có nghĩa là sự phản ứng của sản lượng đối với các mức độ gia tăng chi phí các nguồn lực phải được tăng lên, song mức tăng phải giảm dần. 2.2.3. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí Mức độ hiệu quả nhất của một biến chi phí đầu tư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giá cả của các loại nguồn lực đó và giá sản phẩm. Mức độ kinh tế tối ưu của việc chi phí nguồn lực đạt được khi giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực bằng giá của nguồn lực đó (trích theo Trần Thị Mộng Thúy, 2016). Mức tối ưu của một nguồn lực đơn có thể được biểu thị bằng một vài phương pháp khác nhau: PX = giá của từng đơn vị nguồn lực X (tức là MFC) PY = giá của từng đơn vị sản lượng Y MVP: sản phẩm giá trị cận biên (Marginal Value Product ) MPP: sản phẩm hiện vật cận biên (Marginal Physical Product) Vậy MVPx = MPPX * PY có nghĩa là sản phẩm giá trị cận biên của nguồn lực bằng sản phẩm hiện vật cận biên nhân với giá sản phẩm. Vì vậy, có 3 cách để xác định điểm tối ưu: - Điểm tối ưu kinh tế sẽ đạt được khi mức tiền lãi tăng thêm bằng chi phí tăng thêm MVPX = PX. Nếu MVPX > PX thì nông dân sử dụng quá ít nguồn lực và nếu Nếu MVPX < PX thì lại chứng tỏ nông dân sử dụng quá nhiều nguồn lực. - Điểm tối ưu cũng có thể biểu thị bằng MVPX/ PX = 1 là tỷ lệ của sản phẩm giá trị cận biên đối với giá vật tư bằng 1. Các dạng biểu thị điều kiện tối ưu này thường được dùng trong các tạp chí liên quan tới nghiên cứu về hiệu quả
- 10 kinh tế của người nông dân và vấn đề nêu lên là tỷ lệ này có thể là một con số khác 1 được không và nếu vậy thì theo hướng nào. Trả lời cho vấn đề này là nếu tỷ lệ đó lớn hơn 1 tức là MVPX/PX > 1 thì không đạt tối ưu người nông dân sử dụng quá ít nguồn lực còn nếu MVPX/PX < 1 cũng không được vì tỷ lệ này biểu thị người nông dân dùng quá nhiều nguồn lực. - Vì MVPX = MPX*PY nên điều kiện tối ưu cũng có thể được biểu thị bằng MPPX = PX/PY. sản phẩm giá trị cận biên bằng tỷ lệ nghịch đảo của giá cả (yếu tố - sản phẩm). Sự kết hợp tối ưu của các nguồn lực trong khía cạnh kinh tế được xác định bởi tỷ giá của chúng. Các mức giá của các nguồn lực khác nhau xác định khối lượng mỗi loại nguồn lực cần mua với tổng chi phí nhất định cho sản xuất. Cách phối hợp hiệu quả nhất các nguồn lực là sử dụng nguồn lực ít nhất với các mức giá khác nhau cho một sản phẩm xác định. Nói cách khác, ở đây vấn đề tối ưu hóa được xem như vấn đề tối thiểu hóa chi phí chứ không phải là tối đa hóa lợi nhuận. Đối với mỗi sản lượng nhất định, sự kết hợp chi phí ít nhất của các vật tư xảy ra tại điểm tiếp tuyến giữa đường đồng mức sản lượng và đường đồng mức chi phí để tạo thành một đường tiếp tuyến. Bất kỳ một điểm khác nào nằm ở bên trái hoặc bên phải của điểm đó trên đường đồng mức sản lượng sẽ nằm trên đường đồng mức chi phí tiếp tuyến với các đường đồng mức sản lượng này. Tại bất kỳ điểm nào của đường tiếp tuyến, độ nghiêng của hai đường cong là bằng nhau. Tỷ lệ thay thế tới hạn bằng tỷ lệ nghịch của giá các nguồn lực. Như trong trường hợp điểm tối ưu của hàm sản xuất, một số công thức toán học đơn giản đã giúp chúng ta tìm hiểu hàm ý của kết luận này. Trước hết, ở đây chúng ta xem xét một hàm sản xuất có hai biến nguồn lực có công thức chung: Y = f(X1/ X2) Từng vật tư trong hàm sản xuất được gắn với sản phẩm vật chất riêng của nó. Vì vậy chúng ta có: MPP1 = dY/dX1 và MPP2 = dY/dX2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 226 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn