Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và hệ quả đến các quốc gia ASEAN-6
lượt xem 8
download
Toàn cầu hóa cùng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua đã làm thay đổi sâu sắc cấu trúc kinh tế thế giới. Các thay đổi trong liên kết thương mại giữa Trung Quốc, Mỹ cùng các quốc gia ASEAN-6 ảnh hưởng cơ chế truyền dẫn chu kỳ kinh doanh quốc tế đến ASEAN-6. Để đánh giá tác động, tác giả sử dụng mô hình GVAR với ba thiết lập tỷ trọng thương mại nhằm nắm bắt các thay đổi trong liên kết thương mại thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và hệ quả đến các quốc gia ASEAN-6
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THÁI HUY SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ HỆ QUẢ ĐẾN CÁC QUỐC GIA ASEAN-6 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THÁI HUY SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU VÀ HỆ QUẢ ĐẾN CÁC QUỐC GIA ASEAN-6 Chuyên ngành: Tài chính–Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài luận văn thạc sĩ với chủ đề “Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và hệ quả đến các quốc gia ASEAN-6” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi theo sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Huỳnh Thái Huy
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT PHẦN 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................1 PHẦN 2: KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................4 2.1. Sự đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh: Vai trò của liên kết thƣơng mại ......4 2.1.1. Các lý thuyết liên quan..............................................................................4 2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan .....................................................5 2.2. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu............................9 2.2.1. Vị thế hiện nay của Trung Quốc ...............................................................9 2.2.2. Tác động của các cú sốc xuất phát từ Trung Quốc đến nền kinh tế toàn cầu .....................................................................................................................13 2.3. Tổng kết.........................................................................................................19 PHẦN 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................21 3.1 Phƣơng pháp vectơ tự hồi quy toàn cầu GVAR ........................................21 3.1.1. Phương pháp GVAR ...............................................................................21 3.1.2. Lý do áp dụng phương pháp GVAR .......................................................22 3.2. Lý thuyết mô hình GVAR ...........................................................................24 3.2.1 Mô hình VARX* giản đơn .......................................................................24 3.2.2 Ví dụ biến nội địa và nước ngoài .............................................................25 3.2.3 Xây dựng ma trận tỷ trọng thương mại ....................................................26
- 3.2.4. Giải quyết mô hình GVAR .....................................................................29 3.2.5. Phương pháp PPs (Persistence profiles) .................................................32 3.2.6. Phân tích phản ứng đẩy ...........................................................................33 PHẦN 4: KẾT QUẢ ................................................................................................35 4.1. Cơ sở dữ liệu và chi tiết các biến trong mô hình .......................................35 4.2. Kết quả ma trận tỷ trọng thƣơng mại ........................................................38 4.3. Kiểm định nghiệm đơn vị ............................................................................38 4.4. Lựa chọn độ trễ cho mô hình VARX* ........................................................42 4.5. Kiểm định tƣơng quan chuỗi phần dƣ .......................................................43 4.6. Quan hệ đồng liên kết, Persistence Profiles (PPs) .....................................47 4.7. Kiểm định ngoại sinh yếu ............................................................................50 4.8. Kiểm định điểm gãy cấu trúc ......................................................................51 4.9. Truyền dẫn cú sốc trong thời kỳ trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu ...................................................................................................53 PHẦN 5: KẾT LUẬN .............................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61 PHỤ LỤC .................................................................................................................71
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ (tên đầy đủ) Giải thích OLS (Ordinary Least Squares) ............................... Phương pháp bình phương nhỏ nhất FEM (Fixed effects model) ...................................... Mô hình tác động cố định REM (Random effects model) ................................. Mô hình tác động ngẫu nhiên GMM (Generalized method of moments) ............... Phương pháp moment bậc cao VAR (Vector Autoregression) ................................. Mô hình vectơ tự hồi quy SVAR (Structure VAR) ............................................ Mô hình cấu trúc VAR VECM (Vector Error-correction Model)................ Mô hình vectơ sai số hiệu chỉnh FAVAR (Factor-Augmented VAR) ......................... Mô hình VAR tăng cường nhân tố GVAR (Global VAR)............................................... Mô hình VAR toàn cầu ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) . Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á WTO (The World Trade Organization) .................. Tổ chức thương mại thế giới ACFTA (ASEAN–China Free Trade Area) ............ Khu vực thương mại tự do ASEAN– Trung Quốc IMF (International Monetary Fund) ....................... Quỹ Tiền tệ Quốc tế GDP (Gross Domestic Product) .............................. Tổng sản phẩm quốc nội PPP (Purchasing Power Parity).............................. Ngang giá sức mua GDP–PPP ................................................................ GDP được tính theo ngang giá sức mua FDI (Foreign Direct Investment) ............................ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về quan hệ giữa liên kết thương mại và đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh ......................................................................6 Bảng 2.2. Đóng góp thương mại cho các quốc gia ASEAN-6 trong năm 2016 và 2000. ..........................................................................................................................13 Bảng 2.3. Một số nghiên cứu gần đây về hiệu ứng lan tỏa của các cú sốc xuất phát từ Trung Quốc đến các đối tác thương mại. ..............................................................15 Bảng 3.1. Ma trận tương quan GDP giữa một số quốc gia giai đoạn 2000Q3– 2017Q1 ......................................................................................................................22 Bảng 3.2. Kim ngạch thương mại song phương giữa các quốc gia năm 2009 (đơn vị: USD) ....................................................................................................................27 Bảng 3.3. Tỷ trọng thương mại giữa các quốc gia ...................................................27 Bảng 3.4. Kim ngạch thương mại song phương năm 2009 (đơn vị: USD) ..............28 Bảng 3.5. Tỷ trọng thương mại giữa các quốc gia và khu vực .................................28 Bảng 4.1. Các quốc gia và khu vực ..........................................................................35 Bảng 4.2. Nguồn dữ liệu ...........................................................................................36 Bảng 4.3. Thiết lập các biến số trong mô hình VARX* ...........................................37 Bảng 4.4. Ma trận tỷ trọng thương mại ....................................................................39 Bảng 4.5. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu ..................................................................43 Bảng 4.6. Kết quả tiêu chuẩn thông tin lựa chọn độ trễ tối ưu .................................44 Bảng 4.7. Thống kê F cho kiểm định tương quan chuỗi từ ước lượng mô hình VECMX* ..................................................................................................................46 Bảng 4.8. Kết quả lựa chọn số quan hệ đồng liên kết ..............................................47 Bảng 4.9. Kết quả thống kê Trace và giá trị tới hạn .................................................48 Bảng 4.10. Thống kê F cho kiểm định ngoại sinh yếu của các biến nước ngoài và giá dầu .......................................................................................................................51 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định ổn định cấu trúc ......................................................52
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Tăng trưởng kinh tế thực và đóng góp GDP toàn cầu của Trung Quốc giai đoạn 1980–2017 (đơn vị: %). ......................................................................................9 Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1994–2016 (đơn vị: Tỷ USD). .....................................................................................................10 Hình 2.3. Đóng góp của Trung Quốc trong tổng thương mại ASEAN-6 giai đoạn 2000–2016. ................................................................................................................12 Hình 4.1. PPs cho các vectơ đồng liên kết. ..............................................................50 Hình 4.2. GIRFs của cú sốc sụt giảm một phần trăm GDP Trung Quốc. ................54 Hình 4.3. GIRFs của cú sốc sụt giảm một sai số chuẩn GDP Trung Quốc. .............55 Hình 4.4. GIRFs của cú sốc sụt giảm một phần trăm GDP Mỹ. ..............................56 Hình 4.5. GIRFs của cú sốc sụt giảm một sai số chuẩn GDP Mỹ............................57
- TÓM TẮT Toàn cầu hóa cùng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua đã làm thay đổi sâu sắc cấu trúc kinh tế thế giới. Các thay đổi trong liên kết thương mại giữa Trung Quốc, Mỹ cùng các quốc gia ASEAN-6 ảnh hưởng cơ chế truyền dẫn chu kỳ kinh doanh quốc tế đến ASEAN-6. Để đánh giá tác động, tác giả sử dụng mô hình GVAR với ba thiết lập tỷ trọng thương mại nhằm nắm bắt các thay đổi trong liên kết thương mại thế giới. Các kết quả chỉ ra rằng tác động dài hạn của cú sốc GDP Trung Quốc lên GDP ASEAN-6 (ngoại trừ Thái Lan) năm 2016 mạnh hơn so với cú sốc năm 2000. Đồng thời, tác động của cú sốc GDP Mỹ năm 2008 lên GDP ASEAN-6 (ngoại trừ Indonesia) thấp hơn so với năm 2000. Các phát hiện giúp giải thích vì sao các quốc gia khu vực ASEAN hồi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Từ khóa: Mô hình kinh tế vĩ mô; Toàn cầu; GVAR; Liên kết thương mại; Chu kỳ kinh doanh quốc tế.
- 1 PHẦN 1: GIỚI THIỆU Những thập niên đã qua chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, đưa quốc gia này trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới. Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 11/2001, cùng sáng kiến thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN–Trung Quốc (ACFTA), ký kết vào tháng 11/2002 đã đánh dấu những bước tiến quan trọng của Trung Quốc trên con đường hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới cũng như nâng cao vai trò cùng sức ảnh hưởng của mình trong khu vực ASEAN. Xu thế toàn cầu hóa cùng quá trình gắn kết của các nền kinh tế trên thế giới tạo ra nhiều động lực kinh tế, thúc đẩy các mối liên kết thương mại giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Minh chứng rõ nét là sự bùng nổ thương mại của Trung Quốc trong gần ba thập kỷ qua, khi đóng góp thương mại thế giới của Trung Quốc từ mức 2,3% trong năm 1993 tăng lên 12,3% vào năm 2015 (WTO, 2017). Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN cũng không ngừng phát triển. Từ mức đóng góp thương mại chỉ 4,6% trong năm 2001, Trung Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất, với kim ngạch thương mại song phương đạt 368 tỷ USD vào năm 2016, tương đương 16,5% tổng giá trị thương mại hàng hóa khu vực (ASEAN, 2017a). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc sang ASEAN đạt 9,7 tỷ USD vào năm 2016, đưa Trung Quốc trở thành nguồn cung FDI lớn thứ tư (ASEAN, 2017b). Sự mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN trong nhiều năm qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi bên (Aslam, 2012). Có thể thấy, tiến trình toàn cầu hóa cùng sự trỗi dậy của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác đã làm thay đổi sâu sắc cấu trúc kinh tế thế giới nói chung và ASEAN nói riêng. Hệ quả là cơ chế truyền dẫn chu kỳ kinh doanh quốc tế đến ASEAN có thể đã thay đổi (Cesa-Bianchi & cộng sự, 2012; Waal & Eyden, 2016).
- 2 Sự tăng cường liên kết thương mại với Trung Quốc thời gian qua làm các đối tác thương mại, đặc biệt là các quốc gia khu vực ASEAN nhạy cảm hơn với các cú sốc GDP xuất phát từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này (Inoue & cộng sự, 2015; Rafiq, 2016). Nhiều năm qua, đánh giá tác động của các cú sốc xuất phát từ Trung Quốc đến ASEAN đã trở thành chủ đề nghiên cứu được sự quan tâm đặc biệt của giới học thuật, và là mục tiêu quan trọng của các nhà hoạch định chính sách, nhất là khi: (1) nhiều loại thuế quan được cắt giảm hoặc xóa bỏ trong khuôn khổ chung Khu vực mậu dịch tự do ASEAN–Trung Quốc (ACFTA), thúc đẩy mối liên kết thương mại giữa hai bên phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới (Park & cộng sự, 2009; Paladini & Cheng, 2015); (2) nền kinh tế Trung Quốc đang trong quá trình tái cân bằng1, dự báo những biến động lớn trong tăng trưởng GDP thực của quốc gia này và hiệu ứng lan tỏa đến các đối tác thương mại chính (Zhang, 2016; Cashin & cộng sự, 2016). Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, chưa một nghiên cứu thực nghiệm nào tìm hiểu sự gia tăng vai trò của Trung Quốc tại Việt Nam trong bối cảnh cấu trúc thương mại thế giới thay đổi theo thời gian. Do đó, nhằm lấp vào khoảng trống nghiên cứu trước đây, tác giả tiến hành xem xét các thay đổi cơ cấu thương mại giữa Trung Quốc và phần còn lại thế giới ảnh hưởng thế nào đến truyền dẫn chu kỳ kinh doanh quốc tế tới Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN. Cụ thể, tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm tác động của các cú sốc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc và Mỹ truyền dẫn đến 6 nền kinh tế ASEAN (tức ASEAN- 6, bao gồm: Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan). Việc tập trung vào cú sốc GDP của Mỹ xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, từ lâu Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng của ASEAN và là nguồn gốc chính của các cú sốc ngoại sinh truyền dẫn đến khu vực (Sato & cộng sự, 2011, Dungey & Vehbi, 2015). Thứ hai, trái ngược với Trung Quốc, đóng góp thương mại của Mỹ với ASEAN trên đà suy giảm kể từ sau cuộc khoảng hoảng tài chính toàn 1 Tăng tỷ trọng tiêu dùng, giảm tỷ trọng đầu tư trong GDP.
- 3 cầu: Từ 15,7% trong năm 2001 xuống còn 9,2% trong năm 2015 (ASEAN, 2017a). Do đó, việc xem xét tác động của các cú sốc GDP xuất phát từ Trung Quốc và Mỹ - một nước có đóng góp thương mại với ASEAN tăng và một nước có vai trò suy giảm trong giai đoạn nghiên cứu tạo bức tranh tương phản cùng góc nhìn toàn diện về cơ chế truyền dẫn chu kỳ kinh doanh quốc tế đến Việt Nam lẫn khu vực ASEAN trong thời kỳ trỗi dậy của Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác. Để thực hiện phân tích thực nghiệm, tác giả sử dụng mô hình vectơ tự hồi quy toàn cầu (Global VAR) đề xuất bởi Pesaran và cộng sự (2004) và phát triển sau này bởi Dées và cộng sự (2007), kết hợp dữ liệu của 20 quốc gia trong giai đoạn quý III/2000– quý I/2017, liên kết tỷ trọng thương mại tại các mốc thời gian 2000, 2008 và 2016, qua đó nắm bắt các thay đổi trong cấu trúc thương mại toàn cầu từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sau phần giới thiệu, các phần còn lại của nghiên cứu bao gồm: Phần 2 trình bày vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời sơ lược một số nghiên cứu trước đây về tác động của các cú sốc xuất phát từ Trung Quốc đến các đối tác thương mại quan trọng. Phần 3 trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu; Phần 4 trình bày các kết quả phân tích; và cuối cùng, Phần 5 đưa ra các kết luận cùng hàm ý chính sách.
- 4 PHẦN 2: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1. Sự đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh: Vai trò của liên kết thƣơng mại Mặc dù, vấn đề đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh đã được nhắc tới từ lâu trong các nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm, tuy nhiên, các yếu tố quyết định của nó vẫn chưa được phân tích làm rõ. Hiện nay, giới nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được câu trả lời dứt khoát về hướng (direction) và dấu (sign) của các kênh tiềm năng, thông qua đó các liên kết thương mại (trade link) và tài chính (financial link) có thể tác động đến sự đồng bộ hóa. Mặt khác, trong khi các nghiên cứu thực nghiệm phát hiện các quốc gia có liên kết thương mại và tài chính sâu rộng thường có xu hướng tương quan chu kỳ kinh doanh cao (Frankel & Rose, 1998; Clark & van Wincoop, 2001; Imbs, 2004 & 2006); các mô hình lý thuyết lại không đưa ra được các kết quả thỏa đáng, phù hợp với các phát hiện thực nghiệm. Trong phần này, tác giả tiến hành xem xét vai trò của liên kết thương mại trong sự đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh quốc tế cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. 2.1.1. Các lý thuyết liên quan Các mô hình lý thuyết hiện nay tìm hiểu vấn đề đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh chủ yếu dựa trên mô hình chu kỳ kinh doanh quốc tế thực thông thường (standard international real business cycle model). Trong mô hình kinh tế mở hai quốc gia với thị trường tài chính hoàn toàn, Backus và cộng sự (1992) phát hiện khi thị trường tài sản liên kết hoàn toàn, cường độ thương mại cao có liên quan đến mối tương quan chu kỳ kinh doanh thấp. Mở rộng mô hình trên, Kose và Yi (2001) thấy rằng mối quan hệ giữa liên kết thương mại và đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh tùy thuộc vào loại hình thương mại (thương mại nội ngành hay liên ngành) cùng bản chất của cú sốc (cú sốc cầu hoặc cung). Khi thương mại nội ngành (intra-industry trade) chi phối trao đổi song phương giữa hai quốc gia, bất kỳ cú sốc nào cũng góp phần làm tăng mức độ tương quan chu kỳ kinh doanh (Calderon & cộng sự, 2007; Kose & Yi, 2001; Frankel & Rose, 1998). Tuy nhiên, Krugman (1991), Kenen
- 5 (1969), Baxter và Kouparitsas (2005) lại chỉ ra, sự liên kết thương mại chặt chẽ thực sự làm giảm sự đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh giữa hai quốc gia. Trên thực tế, theo các tác giả, thương mại liên ngành (inter-industry trade) luôn chiếm phần lớn trong trao đổi song phương, nhất là giữa các quốc gia đang phát triển. Do đó, bất kỳ cú sốc đặc thù ngành (industry-specific shock) tại một quốc gia sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế khác. Các mô hình lý thuyết khác cũng cho thấy thương mại song phương chặt chẽ có khuynh hướng liên quan đến sự tương quan chu kỳ kinh doanh cao (Canova & Dellas, 1993). Trong khi các mô hình lý thuyết ủng hộ, ở một mức độ nào đó, mối quan hệ cùng chiều giữa liên kết thương mại và đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh, tác động của hội nhập tài chính lên sự tương quan sản lượng vẫn chưa rõ ràng. Một mặt, khả năng vay và cho vay quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao các nguồn lực giữa các nền kinh tế và có thể làm giảm tương quan sản lượng. Backus và cộng sự (1992) cho thấy, trong mô hình thị trường hoàn hảo, cú sốc công nghệ tích cực trong nền kinh tế thu hút các nguồn vốn từ phần còn lại của thế giới, dẫn đến kết quả biến động sản lượng tương quan nghịch. Mặt khác, Baxter và Crucini (1995) lại cho thấy, trong mô hình mà các cá nhân không thể tiếp cận hoàn toàn đến các công cụ chia sẻ rủi ro quốc tế có thể dẫn đến các dự đoán ngược lại. Một lời giải thích khác cho việc đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh là sự tương đồng trong cấu trúc sản xuất. Về mặt lý thuyết, các mẫu hình sản xuất tương đồng tác động sự đồng bộ hóa cùng chiều, vì hai nền kinh tế sản xuất cùng một loại hàng hóa sẽ phải chịu những cú sốc tương tự. Do đó, các quốc gia có các mẫu hình sản xuất tương đồng có xu hướng đồng bộ chu kỳ kinh tế. 2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan Sự gia tăng toàn cầu hóa thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu trong việc tìm hiểu tác động của liên kết thương mại lên đồng biến động chu kỳ kinh doanh (business cycle co-movement) giữa các quốc gia và khu vực (Rosmy & Simons, 2014; Kandil, 2011; Lee, 2010; Kose & cộng sự, 2003). Đa phần các
- 6 nghiên cứu thực nghiệm đều kết luận rằng thương mại song phương chặt chẽ giữa hai quốc gia dẫn đến việc đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh cao hơn (Marcus, 2011; Dées & Zorell, 2012; Antonakakis & Tondl, 2014; Gong & Soyoung, 2013; Olivero & Madak, 2013; Di Giovanni & Levchenko, 2010; Kandil, 2011; Obradović & Mihajlović, 2013; Duval & cộng sự, 2014; Kinfack & Bonga-Bonga, 2015; Çakir & Kabundi, 2013; Dai, 2014). Các tác giả trên phần lớn sử dụng các phân tích hồi quy để kiểm tra mối quan hệ giữa liên kết thương mại và đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh. Ví dụ, thông qua mô hình VAR tăng cường chéo (cross-section augmented VAR) trong khu vực Euro, Marcus (2011) nhận thấy rằng mặc dù, các quốc gia có liên kết thương mại mạnh có khuynh hướng tương đồng chu kỳ kinh doanh trong dài hạn, kênh thương mại không giúp giải thích sự đồng bộ hóa trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, Dées và Zorell (2012) sử dụng hệ phương trình do Imbs (2004, 2006) đề xuất cho các quốc gia phát triển và kết luận rằng GDP của các nền kinh tế có thương mại song phương chặt chẽ sẽ tiến sát nhau hơn. Sử dụng phương trình đồng thời cho các quốc gia châu Âu, Antonakakis và Tondl (2014) nhận thấy thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đáng kể lên đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh. Chi tiết các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 2.1. Bảng 2.1 Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về quan hệ giữa liên kết thương mại và đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh. Quốc Giai Phƣơng Tác giả Kết quả chính gia đoạn pháp Liên kết thương mại cao thúc đẩy sự đồng bộ hóa chu kỳ kinh Di Giovanni doanh của quốc gia lẫn ngành công nghiệp. Ngoài ra, nghiên và 55 quốc 1970– Mô hình cứu cho thấy thương mại nội Levchenko gia 1999 I-O ngành chiếm 18% tổng tác động (2010) lên đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh, trong khi liên kết dọc (vertical linkage) chiếm 32%.
- 7 Trong dài hạn, liên kết thương mại càng chặt chẽ, chu kỳ kinh Marcus Các quý CA VAR, doanh giữa các quốc gia càng quốc gia I/1970– nhân quả tương đồng nhau. Tuy nhiên, (2011) châu Âu I/2010 Granger trong ngắn hạn, kênh thương mại không giúp giải thích các biến động chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ kinh doanh giữa các quốc gia trong khu vực thay đổi theo Các 1970– thời gian. Tác động của liên kết Tương Kandil quốc gia 1986 và thương mại lên sự đồng bộ hóa là quan (2011) Mỹ 1987– chưa rõ ràng. Chu kỳ kinh doanh Pearson Latin 2007 có thể phản ứng phân kỳ, hội tụ hoặc thay đổi đáng kể trước dòng chảy thương mại. Hội nhập thương mại thúc đẩy sự Hệ thống đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh. Dées và 4 phương 56 quốc 1993– Tuy nhiên, vẫn chưa tìm thấy Zorell trình gia 2007 quan hệ trực tiếp giữa liên kết tài (2012) đồng chính song phương với tương thời, OLS quan sản lượng. Các quốc gia trong khối BRIC Çakir và (Brazil, Trung Quốc, Nga và Ấn quý 32 quốc Độ), thông qua thương mại, đóng Kabundi I/1995– GVAR gia vai trò quan trọng trong đồng bộ (2013) IV/2009 hóa chu kỳ kinh doanh của Nam Phi tại nhiều mức độ khác nhau. Các liên kết bên ngoài tác động tích cực và đáng kể lên sự đồng Hệ thống bộ hóa chu kỳ kinh doanh khu Gong và Các 3 phương vực. Sau khi kiểm soát liên kết 1990– Soyoung quốc gia trình bên ngoài, hội nhập thương mại 2009 (2013) châu Á đồng nội bộ tác động tích cực lên sự thời, OLS đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh khu vực, nhưng hội nhập tài chính nội bộ lại tác động tiêu cực. Khi đề cập đến liên kết tài chính vào phương trình hồi quy, liên kết Olivero và Các quý Madak OLS, thương mại không đóng vai trò quốc gia I/1994– 2SLS đáng kể nào trong truyền dẫn chu (2013) châu Âu IV/2009 kỳ kinh doanh quốc tế giữa châu Âu và Mỹ.
- 8 Tương Nghiên cứu phát hiện sự đồng bộ quan hóa chu kỳ kinh doanh thấp giữa Obradović và 15 quốc quý Pearson; Serbia và các quốc gia láng giềng. Mihajlović gia châu I/1995– tương Khối lượng thương mại nước (2013) Âu IV/2010 quan ngoài không ảnh hưởng đến sự Spearman đồng bộ chu kỳ kinh doanh. Liên kết thương mại, liên kết tài chính và tương đồng chính sách là Dai Các các nhân tố quan trọng quyết định 1981– FEM, quốc gia mức độ đồng bộ hóa chu kỳ kinh (2014) 2012 REM châu Á doanh giữa các quốc gia châu Á với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Thương mại và FDI tác động tích cực rõ rệt lên đồng bộ hóa chu kỳ Hệ thống kinh doanh. Chuyên môn hóa Antonakakis 7 phương 27 thành 1995– tăng cao không làm giảm chu kỳ và Tondl trình viên EU 2012 kinh doanh. Sự suy giảm chênh (2014) đồng lệch thu nhập góp phần đồng bộ thời, OLS hóa kinh doanh, do sự liên kết thương mại và FDI chặt chẽ. Nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực đáng kể của cường độ thương OLS, mại lên sự đồng bộ hóa chu kỳ Duval và cộng sự 63 quốc 1995– phân rã kinh doanh. Tác động này lớn hơn gia 2012 phương trong giai đoạn khủng hoảng, hàm (2014) sai ý vai trò quan trọng của liên kết thương mại trong truyền dẫn khủng hoảng Kể từ những năm 90, liên kết thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi chặt chẽ hơn, dẫn đến sự tương đồng chu kỳ kinh doanh. Kinfack và quý Trong khi đó, sự đồng bộ giữa Bonga-Bonga 63 quốc I/1980– GVAR châu Phi và châu Âu cũng như gia (2015) IV/1996 Mỹ đã thấp hơn do sự suy giảm trong quan hệ thương mại song phương. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nguồn gốc lan tỏa cú sốc đến các nền kinh tế châu Phi. Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
- 9 Tóm lại, từ các lý thuyết và kết quả thực nghiệm nêu trên, có thể thấy, liên kết thương mại là nhân tố xác định quan trọng của đồng bộ hóa (đồng biến động) chu kỳ kinh doanh tại các quốc gia và khu vực. Nắm rõ mối quan hệ giữa hội nhập thương mại và chu kỳ kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng và vận hành các chính sách quốc tế. Thứ nhất, đồng bộ hóa chu kỳ kinh doanh cao hàm ý sự truyền dẫn các cú sốc quốc tế sẽ nhanh và mạnh hơn. Thứ hai, nếu chu kỳ kinh doanh ở một quốc gia chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các nhân tố bên ngoài, chính sách trong nước nhằm ổn định nền kinh tế có thể sẽ không hiệu quả (García-Herrero & Ruiz, 2008). 2.2. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu 2.2.1. Vị thế hiện nay của Trung Quốc 20 16 12 8 4 0 -4 80 84 88 92 96 00 04 08 12 16 % World GDP China World Nguồn: IMF World Economic Outlook (October 2017). Hình 2.1. Tăng trưởng kinh tế thực và đóng góp GDP toàn cầu của Trung Quốc giai đoạn 1980–2017 (đơn vị: %). Sau quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế bắt nguồn từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc nhanh chóng đạt được những thành tựu ngoạn mục về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và thu hút FDI. Chỉ sau hơn 30 năm, Trung Quốc vươn mình trở thành cường quốc kinh tế, đứng thứ ba về tiếp nhận FDI sau Mỹ và
- 10 Anh2, dẫn đầu thế giới về thương mại hàng hóa3, GDP danh nghĩa xếp thứ hai sau khi vượt qua Đức năm 2007 và Nhật Bản năm 2010 (Oehler-Sincai, 2010). Một trong những yếu tố quyết định thành công của Trung Quốc ngày nay chính là quá trình hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới, cho phép tiếp cận thị trường toàn cầu và tận dụng các nguồn lực bên ngoài (vốn và công nghệ). Việc gia nhập Tổ chức WTO mở toang cánh cửa hợp tác thương mại với các quốc gia và khu vực trên thế giới, tạo thời cơ bứt phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2,500 2,000 1,500 1,000 500 0 94 96 98 00 02 04 06 08 10 12 14 16 Import Export Nguồn: China Statistical Yearbook (2017). Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1994–2016 (đơn vị: Tỷ USD). Kể từ giai đoạn phát triển đầy biến động trong hai thập niên trước đó, với mức tăng trưởng trung bình đạt 9,8%, nền kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ với đỉnh cao 5 năm liền đạt mức tăng trưởng GDP thực hai chữ số trước khi cán mốc 14,2% vào năm 2007, điều mà các quốc gia năng động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore trong quá khứ cũng không thể đạt được (Wong, 2010). Kể từ năm 2008, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn 2 Dựa theo World Investment Report 2017. 3 Dựa theo World Trade Statistical Review 2017.
- 11 giữ ổn định 9–10%, góp phần tích cực cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu. (Akkemik, 2015). Đóng góp của Trung Quốc trong GDP thế giới tăng từ 2,3% vào năm 1980 lên 18,3% trong năm 2017; năm 2016, Trung Quốc chính thức vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia có GDP quy đổi theo ngang giá sức mua (PPP) lớn nhất thế giới4. Thương mại hàng hóa của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng trong ba thập kỷ qua, từ mức kim ngạch 236 tỷ USD năm 1994 tăng lên 3.685 tỷ USD (kim ngạch xuất khẩu đạt 1.587 tỷ USD) vào năm 2016 (tham khảo Hình 2.2). Chỉ sau ba năm gia nhập WTO, Trung Quốc nhanh chóng bắt kịp Nhật Bản, trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu châu Á và thế giới sau khi vượt qua Mỹ năm 2007 và Đức năm 20095. Bên cạnh thương mại truyền thống, Trung Quốc cũng đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, gia công các mặt hàng và tái xuất khẩu sang khu vực khác. INDONESIA MALAYSIA PHILIPPINES 30 30 30 20 20 20 10 10 10 0 0 0 00 04 08 12 16 00 04 08 12 16 00 04 08 12 16 SINGAPORE THAILAND VIETNAM 30 30 30 20 20 20 10 10 10 0 0 0 00 04 08 12 16 00 04 08 12 16 00 04 08 12 16 4 Dựa theo World Economic Outlook 2017. 5 Dựa theo International Trade Statistics 2015.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn