Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (bao gồm một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được và một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được) tác động đến HA, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng THA của từng cá nhân. Từ đó có được hướng phòng bệnh, nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giúp duy trì và gia tăng nguồn lực kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ----------------------------- TRẦN NGỌC THẢO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI LỚN VÀ HƯỚNG PHÒNG BỆNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HCM, năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ----------------------------- TRẦN NGỌC THẢO TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI LỚN VÀ HƯỚNG PHÒNG BỆNH CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GSTS. HOÀNG THỊ CHỈNH TP. HCM, năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này: “Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh” hoàn toàn là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát từ tình hình thực tiễn. Các trích dẫn tài liệu và các số liệu nghiên cứu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Toàn bộ hay từng phần nhỏ trong luận văn này cũng như kết quả nghiên cứu được báo cáo trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố, sử dụng vì bất kỳ mục đích nào khác trước khi bảo vệ trước Hội đồng. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 06 năm 2015 Trần Ngọc Thảo
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Bố cục đề tài 4 Chương 2: Cơ sở lý thuyết 6 2.1. Khái quát chung về huyết áp và tăng huyết áp 6 2.1.1. định nghĩa về huyết áp 6 2.1.2. Phân loại về huyết áp và tăng huyết áp 7 2.1.3. Định nghĩa về tăng huyết áp 8 2.1.3.1. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc 9 2.1.3.2. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi 9 2.1.3.3. Tăng huyết áp tâm trương đơn độc 9 2.1.3.4. Tăng huyết áp “áo choàng trắng” và hiệu ứng “áo choàng trắng” 9 2.1.3.5. Tăng huyết áp ẩn giấu hoặc THA lưu động đơn độc 10 21.3.6. Tăng huyết áp giả tạo 10 2.1.4. Hậu quả của tăng huyết áp 11 2.1.5. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp 13 2.1.6. Yếu tố khác tác động / ảnh hưởng đến HA: lễ Phật 22
- 2.2. Các cận lâm sàng hỗ trợ cho việc xác định về tình trạng THA 33 2.3. Khảo lược lý thuyết hỗ trợ mô hình (lý thuyết về Kinh tế sức khỏe) 32 2.4. Khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm liên quan 35 2.4.1. Đặc điểm bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại tỉnh Long An 37 2.4.2. Tỉ lệ nguy cơ bệnh tim mạch ở người lớn Khánh Hòa theo biểu đồ dự báo nguy cơ toàn thể của tổ chức y tế thế giới 2007 38 2.4.3. DTH các yếu tố nguy cơ tim mạch chính ở người lớn tại Khánh Hòa 39 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 41 3.1. Khung phân tích 41 3.2. Mô hình Kinh tế lượng 42 3.3. Dữ liệu 43 3.4. Phương pháp phân tích 44 3.4.1. Giải thích các biến 45 3.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu 48 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 49 3.4.4. Địa điểm nghiên cứu 49 3.4.5.Quy trình thực hiện nghiên cứu 50 3.4.6. Các bước tiến hành đo huyết áp 50 Chương 4: Kết quả nghiên cứu 52 4.1. Xu hướng tác động của các yếu tố đối với huyết áp 52 4.1.1. Yếu tố tuổi tác tác động lên huyết áp 52 4.1.2. Yếu tố giới tính tác động đến huyết áp 53 4.1.3. Yếu tố hút thuốc tác động lên HA 54 4.1.4. Yếu tố uống rượu/ bia tác động lên HA 57 4.1.5. Hoạt động thể lực tác dụng lên HA 58 4.1.6. Tiền sử gia đình ảnh hưởng đến HA 59 4.1.7. Ăn mặn ảnh hưởng đến HA 60 4.1.8. Béo phì ảnh hưởng đến HA 61 4.1.9. Lễ Phật tác dụng với HA 62
- 4.1.10. Số năm đi học ảnh hưởng đến HA 63 4.2.Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên huyết áp 68 4.2.1. Tác động biên của từng yếu tố lên THA loại I 68 4.2.2. Tác động biên của từng yếu tố lên THA loại II 69 4.2.3. Tác động biên của từng yếu tố lên nhóm k THA 71 4.2.4. Tóm lược xu hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến HA 74 4.3. Hướng phòng bệnh 74 Chương 5: Bàn luận – Kết luận – Khuyến nghị 77 5.1. Bàn luận 77 5.2. Kết luận 80 5.3. Khuyến nghị 81 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Phiếu khảo sát 1 (cho người có tăng huyết áp) Phụ lục 2: Phiếu khảo sát 2 (cho người không tăng huyết áp) Phụ lục 3: Kết quả hồi quy bằng Stata 12.0 mô hình Odered Probit. Phụ lục 4: Các chú thích và luận giải thêm.
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BN bệnh nhân BVĐKKG Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang BMI chỉ số khối cơ thể CS cộng sự DASH Dietary Approaches to Stop Hypertension (Những cách tiếp cận ăn uống giúp ngăn ngừa THA) DTH dịch tể học ĐM Động mạch HA Huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATr Huyết áp tâm trương ISH International Society of Hypetension (Hội Tăng Huyết áp Quốc tế) JNC VII Joint National Committee 7 (Báo cáo lần 7 của Ủy ban liên quốc gia Hoa Kỳ) k THA không tăng huyết áp NHANES National Health and Nutrition Examination Survey (Y tế quốc gia và khảo sát kiểm tra dinh dưỡng) P Xác suất SK Sức khỏe TB trung bình THA Tăng huyết áp WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Mục trang Bảng 2.1: Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2003 7 Bảng 2.2: Phân độ HA theo JNC VII 7 Bảng 2.3: Tỷ lệ THA theo lứa tuổi và giới từ năm 2007-2010 tại hoa Kỳ 8 Bảng 2.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của TCYTTG năm 2002 20 Bảng 3.4: Giả thuyết kỳ vọng về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến HA 48 Bảng 4.1.1: Yếu tố tuổi tác tác động lên huyết áp 52 Bảng 4.1.2: Yếu tố giới tính tác động lên huyết áp 53 Bảng 4.1.3.1: Yếu tố hút thuốc (0 đến 5 điếu) tác động lên huyết áp 54 Bảng 4.1.3.2: Yếu tố hút thuốc (6 đến 20 điếu) tác động lên huyết áp 55 Bảng 4.1.3.3: Yếu tố hút thuốc (25 đến 40 điếu) tác động lên huyết áp 56 Bảng 4.1.4: Yếu tố Uống rượu / bia tác động lên huyết áp 57 Bảng 4.1.5: Yếu tố Hoạt động thể lực tác động lên huyết áp 58 Bảng 4.1.6: Yếu tố Tiền sử gia đình tác động lên huyết áp 59 Bảng 4.1.7: Yếu tố Ăn mặn tác động lên huyết áp 60 Bảng 4.1.8: Yếu tố BMI tác động lên huyết áp 61 Bảng 4.1.9: Yếu tố Lễ Phật tác động lên huyết áp 62 Bảng 4.1.10.1: Yếu tố Số năm đi học (0 - 5 năm) tác động lên HA 64 Bảng 4.1.10.2: Yếu tố Số năm đi học (6 - 11 năm) tác động lên HA 65 Bảng 4.1.10.3: Yếu tố Số năm đi học (12 - 17 năm) tác động lên HA 66 Bảng 4.1.10.4: Yếu tố Số năm đi học (18 - 25 năm) tác động lên HA 67 Bảng 4.2: xu hướng tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến HA 74 Bảng 5: So sánh dấu kỳ vọng của các yếu tố tác động lên HA 77 Hình 2.1.6: cách lễ Phật 31 Hình 2.1.6’: chư tăng ni lễ Phật ở chánh điện 32 Hình 3.1: Khung phân tích 41 Hình 3.2: Mô hình kinh tế lượng 42 Hình 3.2’: Khung phân tích thể hiện mô hình kinh tế lượng 43
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tăng huyết áp (THA) là sát thủ giấu mặt của sức khỏe, hiện nay là vấn nạn nghiêm trọng trong xã hội, gây ra 4,5% gánh nặng toàn cầu với 64 triệu người sống trong tàn phế và 7,1 triệu người trẻ tuổi tử vong (dữ liệu của Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam). THA không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, để lại những di chứng nặng nề, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế và nguồn lực y tế của quốc gia, khu vực và thế giới. Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về HA và THA. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ tập trung chủ yếu vào chuyên môn sâu của y khoa để tìm ra nguyên nhân, phương pháp điều trị và dịch tể học. Trong khi đó, ở giác độ Kinh tế Sức khỏe thì hầu như có rất ít nghiên cứu về các yếu tố thực sự tác động đến HA và THA. Ngoài các yếu tố nguy cơ làm ảnh hưởng HA như: tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, hút thuốc, uống nhiều rượu / bia, ăn mặn, béo phì, số năm đi học, luyện tập thể lực thì yếu tố Lễ Phật cũng có tác động đến HA ở chiều hướng tích cực. Đó cũng là điểm mới của đề tài này mà tác giả muốn nghiên cứu. Đề tài này nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ tác động đến huyếp áp như thế nào, đồng thời khảo sát thêm tác động của yếu tố lễ Phật đến HA. Xu hướng và các mức độ ảnh hưởng này được xem xét ở khía cạnh HA của người lớn, từ đó đưa ra hướng phòng bệnh tích cực. Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu sống được thu thập trong và ngoài khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang trong khoảng thời gian từ tháng 11 / 2014 đến tháng 04 / 2015, sử dụng phương pháp định tính và định lượng, điều tra bằng bảng khảo sát, phối hợp với thống kê mô tả. Kết quả thu được 306 quan sát gồm 2 nhóm chính: nhóm có THA (102 quan sát gồm THA loại I và THA loại II) và nhóm đối chứng (không THA: 204 quan sát) nhằm so sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nguy cơ - đặc biệt là mức độ ảnh hưởng của yếu tố Lễ Phật - tác động lên huyết áp của mỗi cá nhân. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố nguy cơ, bao gồm một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được ( như: tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình) và một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được (như: hút thuốc lá / thuốc lào, số năm đi
- học, ăn mặn, béo phì, hoạt động thể lực, uống nhiều rượu / bia) đều có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng THA ở người lớn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi xác suất xảy ra THA được tác động từ các yếu tố. Đề tài cũng chỉ ra xu hướng THA biến thiên theo độ tuổi và thói quen sinh hoạt: tuổi càng lớn thì nguy cơ THA càng cao; những người trẻ tuổi và những người chuyên tâm lễ Phật hàng ngày sẽ rất ít nguy cơ THA hơn so với những người lớn tuổi, không có thói quen lễ Phật. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác như uống rượu / bia, hoạt động thể lực, ăn mặn, hút thuốc; hoặc là số năm đi học, béo phì đều có thể thay đổi thành thói quen tốt để cải thiện và tránh được tình trạng THA. Thông qua những bằng chứng thực nghiệm, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị ở cấp độ cộng đồng và xã hội, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng THA, tăng cường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Từ đó giúp duy trì và gia tăng nguồn lực kinh tế.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề: Huyết áp (HA) thể hiện phần lớn về tim mạch và tình trạng sức khỏe con người. Tăng huyết áp (THA) là sát thủ giấu mặt của sức khỏe, hiện nay là vấn nạn nghiêm trọng và đeo đẳng suốt cuộc đời mỗi con người. THA cũng là nguyên nhân gây tử vong, hoặc để lại những di chứng nặng nề, thậm chí mất khả năng lao động, gây tổn thất rất nhiều về hiệu quả kinh tế và nguồn lực y tế. “Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Tỷ lệ người bị THA ngày càng gia tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ. Các yếu tố nguy cơ của thói quen sinh hoạt như lười vận động, ăn không hợp lý với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu / bia là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng gánh nặng này”. (Phạm Gia Khải và CS (2010)). Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì THA là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,5 triệu người. Báo cáo về sức khỏe hàng năm của WHO nhấn mạnh: THA là sát thủ số một với nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần nguy cơ tử vong từ hút thuốc lá, và cao gấp 100 lần so với nguy cơ tử vong vì tai nạn giao thông”. (Huỳnh Văn Minh và CS (2008)). “Tỷ lệ người mắc THA ngày một tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển (Châu Á, Châu Phi). Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng 74,5 triệu người Mỹ bị THA; cứ ba người lớn thì có một người bị THA. Ngay tại Việt Nam, thống kê mới nhất năm 2007 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn là 27,4%”. (Phạm Gia Khải và CS (2010)). “Đối với người bị THA, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng gấp bốn lần, nguy cơ bị Nhồi máu cơ tim tăng gấp hai lần so với người không bị THA. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số HA của chúng ta tăng mỗi
- 2 20mmHg đối với huyết áp tâm thu (HATT) và tăng 10mmHg đối với huyết áp tâm trương (HATTR). Năm 2008 có khoảng 16,5 triệu người chết vì THA trên toàn thế giới. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006 cho thấy có khoảng 56.561 người Mỹ chết vì THA”. (Phạm Gia Khải và CS (2010)). “Với sự tham gia trực tiếp của Viện Tim Quốc gia, Bộ Y tế Hoa Kỳ đã quyết định tiến hành điều tra dịch tễ học các bệnh tim mạch trong 20 năm tại một thị trấn Framingham 28.000 dân thuộc bang Massachusetts. Từ những kết quả thu được, người ta thấy có liên quan chặt chẽ giữa trị số HA với nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận. Những thử nghiệm lớn về điều trị trong THA cho thấy tác dụng tích cực của điều trị lên tỷ lệ bệnh lý và tỷ lệ tử vong do tim mạch. THA đóng một vai trò bệnh sinh chủ yếu trong hình thành bệnh lý mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim và suy thận. Việc điều trị THA làm giảm khoảng 40% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Mặc dù việc điều trị THA cho thấy ngăn chặn được bệnh tim mạch và kéo dài, nâng cao đời sống con người, nhưng THA vẫn chưa được điều trị một cách đầy đủ ở mọi nơi. Đồng thời THA thường đi kèm những yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, uống nhiều rượu / bia, ăn mặn, béo phì, là những yếu tố nguy cơ tim mạch chi phối bệnh THA. Khắp trên thế giới, những yếu tố nguy cơ tim mạch tồn tại đan xen này không được phát hiện và khai thác một cách đầy đủ ở những người có THA, kết quả làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong”. (Huỳnh Văn Minh và CS (2008)). Những yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được như, hút thuốc lá-thuốc lào, số năm đi học, ăn mặn, béo phì, hoạt động thể lực, uống nhiều rượu / bia và những yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được như: giới tính, tuổi cao, di truyền đều là những nguy cơ ảnh hưởng đến HA của người lớn. Ngoài ra, yếu tố khác như lễ Phật cũng tác động tích cực đến việc phòng ngừa THA. Kết quả từ các biến số này có thể giúp đưa ra những lời khuyên nhằm tránh THA, giúp duy trì và
- 3 cải thiện chất lượng sức khỏe của mọi người. Từ đó giúp duy trì và gia tăng nguồn lực kinh tế. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát “Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu tổng quát: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (bao gồm một số yếu tố nguy cơ không thể kiểm soát được và một số yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được) tác động đến HA, nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng THA của từng cá nhân. Từ đó có được hướng phòng bệnh, nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giúp duy trì và gia tăng nguồn lực kinh tế. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Phân tích xu hướng và mức độ tác động của các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến HA của người lớn. Tìm hiểu xu hướng và mức độ tác động của yếu tố lễ Phật đến HA của người lớn. Tìm ra hướng phòng bệnh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Xác định khuynh hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố nguy cơ có gây THA ở người lớn hay không? Yếu tố lễ Phật có ảnh hưởng như thế nào trong việc ngăn ngừa THA? Hướng phòng bệnh là gì? 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xu hướng và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ và yếu tố lễ Phật tác động đến HA ở người lớn như thế nào. Vì thế, mẫu gồm 2 nhóm: nhóm có THA là những BN đang được điều trị tại khoa Nội Tim mạch 102 quan sát - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang (BVĐKKG) và nhóm không THA (dùng làm nhóm đối chứng) được lấy ngẫu
- 4 nhiên trong và ngoài bệnh viện 204 quan sát. Cách tính mẫu sẽ được tác giả trình bày chi tiết hơn ở chương III. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn của tỉnh Kiên Giang và địa phương lân cận. Với nguồn lực và thời gian có hạn của tác giả, nghiên cứu này khó thể thực hiện trên phạm vi toàn quốc nên tác giả chọn Kiên Giang là vùng đất rộng người đông và số mẫu có thể tạm thời đại diện được cho tổng thể dân cư. Nghiên cứu này khảo sát nhằm vào hai nhóm đối tượng: nhóm thứ nhất là những bệnh nhân đang được điều trị THA tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, khoa Nội Tim mạch. Nhóm thứ hai (không THA) là những người khỏe mạnh ở độ tuổi trưởng thành trở lên, đang sinh sống trên địa bàn của tỉnh Kiên Giang và địa phương lân cận như An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. 1.5. Bố cục đề tài: gồm năm chương: - Chương 1: trình bày về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu trong xã hội hiện nay. Tác giả dựa trên các nghiên cứu, báo cáo, khuyến cáo của các tổ chức y tế có uy tín và lời khuyên của các chuyên gia để đặt ra hướng nghiên cứu cụ thể. Nêu rõ đối tượng của đề tài nghiên cứu. Nêu rõ mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài, và trả lời những câu hỏi nghiên cứu nào. Giới thiệu về phương pháp mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề và phạm vi nghiên cứu này cần khảo sát. - Chương 2: trình bày về cơ sở lý thuyết mà tác giả vận dụng để lý luận cho đề tài; các lý thuyết về yếu tố nguy cơ có liên quan đến THA; và tóm lược các hướng nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi những chuyên gia đi trước. - Chương 3: trình bày về phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng: nghiên cứu định tính, sau đó định lượng, phối hợp với thống kê mô tả trong nghiên cứu. Trình bày kỹ thuật và phương pháp thu thập dữ liệu, cách thức xử lý số liệu bằng mô hình Ordered Probit.
- 5 - Chương 4: trình bày về kết quả nghiên cứu có được từ phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên mô hình Ordered Probit. - Chương 5: trình bày về bàn luận, kết luận và khuyến nghị của tác giả dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được. - Tài liệu tham khảo và các nguồn website. - Các phụ lục.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát chung về HA và THA: 2.1.1. Định nghĩa về HA: Tim bơm máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể thông qua hệ thống động mạch (ĐM). Ví như một máy bơm nước đẩy nước qua các ống dẫn. Khi máu được tim bơm đầy, và chảy trong lòng các mạch máu, sức ép của máu vào thành mạch máu sẽ tạo một áp suất (pressure) gọi là huyết áp (blood pressure). HA thay đổi tùy lúc, và tùy vào hoạt động của cơ thể. HA xuống thấp hơn lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động. HA được thể hiện bằng hai con số với đơn vị là mmHg hoặc cmHg. Có 2 chỉ số HA: huyết áp tâm thu (HATT), còn gọi là HA tối đa, là số đo biểu hiện sức ép của máu vào lòng ĐM mỗi khi tim co bóp để tống máu đi đến các cơ quan, bình thường HA tối đa dao động từ 90-139 mmHg. Huyết áp tâm trương (HATTr), còn gọi là HA tối thiểu, là biểu hiện trương lực của thành mạch, là áp suất trong lòng ĐM khi con tim dãn ra giữa hai nhịp co bóp, bình thường từ 60-89 mmHg. Theo bác sĩ Lê Trung Hiếu (Trung tâm Y khoa Kỳ Hòa) định nghĩa: “HA là áp suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức ép của thành động mạch. Khi tim đập, áp lực máu lên thành ĐM gọi là HATT, khi tim nghỉ giữa các nhịp, áp lực máu lên thành ĐM gọi là HATTr. HA có thể thay đổi liên tục trong ngày, nhưng thường ở trong mức bình thường”. (Lê Trung Hiếu (2013). Năm 1992, Trần Đỗ Trinh khảo sát trên 1.716 người bị THA thì 67,5% không biết bệnh; 15% biết bệnh nhưng không điều trị; 13,5% điều trị nhưng thất thường và không đúng cách, chỉ có 4% là điều trị đúng. Năm 2001, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Thị Trúc khảo sát 1582 người từ 18 trở lên tại tỉnh Tiền Giang, 16,1% chưa từng được đo HA; 58,7% có đo HA nhưng không nhớ con số HA của mình; 10,3% biết đo HA nhưng không kiểm tra thường xuyên và chỉ có 14,3% có ý thức kiểm tra HA định kỳ.
- 7 Năm 2002, Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 5.012 người từ 25 tuổi trở lên ở 4 tỉnh miền bắc Việt Nam (Nghệ An, Hà Nội, Thái Bình và Thái Nguyên) kết quả là 23% biết đúng các yếu tố nguy cơ của bệnh THA (béo phì, uống nhiều rượu, hút thuốc lá, ăn mặn, ít hoạt động thể lực trong cuộc sống), trong đó vùng thành thị hiểu đúng chỉ 29,5%. Trong 818 người được phát hiện có THA, chỉ có 94 người là dùng thuốc và tỷ lệ HA được khống chế tốt là 19,1%. (Huỳnh Văn Minh và CS (2008)). 2.1.2. Phân loại về HA và THA: Theo Huỳnh Văn Minh và cộng sự, “HATT hay HA tối đa là trị số HA cao nhất đo được và đại diện cho áp lực tại ĐM khi tim co bóp và bơm máu vào tuần hoàn. Tăng HATT còn gọi là THA đơn thuần, làm tăng áp lực thành mạch (được xem là một vấn đề sức khỏe cho tương lai). Nó là dấu hiệu quan trọng báo trước những tổn thương tiềm ẩn ở các cơ quan như tim, não và vẫn làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ”. Bảng 2.1: Phân độ huyết áp theo WHO và ISH 2003 Phân loại HATT(mmHg) HATTr(mmHg) HA tối ưu
- 8 Một trong các định nghĩa cập nhật gần đây về THA đã chấp nhận trong Hướng dẫn quản lý THA của Hội THA Châu Âu (ESH) và Hội Tim mạch Châu Âu (ESC) cho rằng: THA, còn gọi là cao huyết áp, được định nghĩa là khi chỉ số HATT và / hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) cao hơn mức bình thường. Theo Hoàng Khánh (Trường Đại học Y Dược Huế): “năm 1978, WHO đã quy định THA khi HA ≥ 160/95 mmHg; Năm 1993 WHO và Hội tăng huyết áp Quốc tế (ISH) quy định từ 140/90 mmHg trở lên được gọi là THA chính tức”. Đầu năm 1999 và năm 2004, WHO và ISH định nghĩa: một người lớn bị THA khi chỉ số HATT được xác định ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg. (WHO, ISH: THA và đột quỵ) Theo quyết định của Bộ Y tế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA” ban hành kèm theo Quyết định 3192 / QĐ – BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thì THA là: khi HATT được xác định ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg. Tần suất THA ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển; các số liệu thống kê điều tra THA ở Việt Nam cho thấy: Năm 1960 THA chiếm 1,0% dân số, 1992 tăng lên 11,79% dân số và năm 2002 ở miền Bắc là 16,3%. Bảng 2.3: Tỷ lệ% THA theo lứa tuổi và giới từ 2007-2010 tại Hoa Kỳ (nguồn: Hoàng Khánh (1996)) Một số định nghĩa THA (theo Huỳnh Văn Minh và cộng sự, 2008): 2.1.3.1.THA tâm thu đơn độc:
- 9 “Đối với người lớn, HATT có xu hướng tăng và HATTr có xu hướng giảm. Khi trị số của HATT >140 mmHg và HATTr 90 mmHg. Mặc dù HATTr thường được cho là yếu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ ở BN tuổi
- 10 Chẩn đoán THA phòng khám đơn độc khi HA phòng khám 140/90 mmHg đo nhiều lần đi khám trong khi đó HA 24 giờ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn