intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đến thành quả các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

33
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc lựa chọn cấu trúc vốn (capital structure) và vốn trí tuệ (intellectual capital) đến thành quả (performance) của các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty logistics tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đến thành quả các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC N TẾ TP C  Trần Thị im Cƣơng TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN VÀ VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN THÀNH QUẢ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ N TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC N TẾ TP C  Trần Thị im Cƣơng TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN VÀ VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN THÀNH QUẢ CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ N TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Trần Thị Hải Lý Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜ CA ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Tác động của cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đến thành quả các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS. Trần Thị Hải Lý. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2019 Tác giả, Trần Thị im Cƣơng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜ CA ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QUY ƢỚC TRÌNH BÀY DẤU PHÂN CÁCH CHỮ SỐ DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT C ƢƠNG 1: G ỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1. Đặt Vấn Đề......................................................................................................................... 1 1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu ....................................................................................................... 6 1.3. Câu Hỏi Nghiên Cứu.......................................................................................................... 6 1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu ......................................................................................................... 6 1.5. Cấu Trúc Luận Văn ............................................................................................................ 6 C ƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................................ 8 2.1. Khung Lý Thuyết ............................................................................................................... 8 2.1.1. Các học thuyết về cấu trúc vốn .................................................................................... 8 2.1.1.1. Học thuyết MM (1958) về cấu trúc vốn trong thị trường hoàn hảo ..................... 8 2.1.1.2. Học thuyết MM (1963) về cấu trúc vốn trong điều kiện thị trường có tác động của thuế ............................................................................................................................ 10 2.1.1.3. Thuyết đánh đổi (Trade-off theory) .................................................................... 12 2.1.1.4. Thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) ............................................... 14 2.1.1.5. Thuyết định thời điểm thị trường (Market timing theory).................................. 16 2.1.2. Các học thuyết và mô hình về vốn trí tuệ .................................................................. 17 2.1.2.1. Các khái niệm về vốn trí tuệ ............................................................................... 17
  5. 2.1.2.2. Các mô hình đo lường vốn trí tuệ phổ biến ........................................................ 18 2.1.2.3. Mô hình Hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (Value Added Intellectual Coefficient - VAICTM) của Pulic (2000) ............................................................................................... 22 2.2. Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước ................................................................................. 27 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ giữa cấu trúc vốn và thành quả công ty .... 27 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của vốn trí tuệ đến thành quả công ty, ứng dụng mô hình VAIC (Pulic, 2000) ............................................................................. 29 C ƢƠNG 3: P ƢƠNG P ÁP NG ÊN CỨU .................................................................. 32 3.1. Dữ liệu ............................................................................................................................... 32 3.2. Khung phân tích ............................................................................................................... 32 3.3. Đo lường các biến .............................................................................................................. 33 3.3.1. Các biến độc lập .......................................................................................................... 33 3.3.2. Biến phụ thuộc............................................................................................................. 34 3.3.3. Các biến kiểm soát ...................................................................................................... 34 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................................... 34 3.4.1. Mô hình hồi quy .......................................................................................................... 34 3.4.2. Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng.............................................................................. 35 3.4.2.1. Quy trình phân tích dữ liệu bảng bằng mô hình hồi quy .................................... 35 3.4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến (Multicollinearity test) ............................................... 37 3.4.2.3. Các kiểm định nhằm tìm ra phương pháp hồi quy dữ liệu bảng phù hợp nhất: Mô hình Pooled OLS, Ảnh hưởng cố định, Ảnh hưởng ngẫu nhiên ...................................... 37 3.4.2.4. Kiểm định chẩn đoán phương sai thay đổi và sự tự tương quan ......................... 39 C ƢƠNG 4: P ÂN TÍC DỮ LIỆU................................................................................... 41 4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................................. 41 4.1.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ..................................................................... 42 4.1.2. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn (SDA), Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn (LDA), Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn (DA)........................................................................................ 44
  6. 4.1.3. Hiệu quả vốn sử dụng (CEE), Hiệu quả vốn nhân lực (HCE), Hiệu quả vốn cấu trúc (SCE), Hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (VAIC) .............................................................. 48 4.1.4. Quy mô công ty và tăng trưởng doanh thu .................................................................. 52 4.2. Kiểm định đa cộng tuyến (Phân tích hệ số tương quan) .................................................... 53 4.3. Phân tích hồi quy................................................................................................................ 54 4.3.1. Tác động của cấu trúc vốn đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)..................... 54 4.3.2. Tác động của vốn trí tuệ đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ........................ 58 C ƢƠNG 5: ẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................................. 62 5.1. Kết luận .............................................................................................................................. 62 5.2. Đề xuất ............................................................................................................................... 63 5.2.1. Các đề xuất về cấu trúc vốn......................................................................................... 63 5.2.2. Các đề xuất về vốn trí tuệ ............................................................................................ 65 5.2.2.1. Cải thiện Hiệu quả vốn sử dụng .......................................................................... 65 5.2.2.2. Cải thiện Hiệu quả vốn trí tuệ ............................................................................. 66 5.2.3. Các chỉ số tham khảo của top 10 công ty ngành logistics về hiệu quả tài chính......... 66 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1 PHỤ LỤC 01. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THUỘC MẪU NGHIÊN CỨU ................. 9 PHỤ LỤC 02. KẾT QUẢ HỒI QUY DỮ LIỆU TỪ PHẦN MỀM STATA ...................... 11
  7. DAN ỤC TỪ V ẾT TẮT CEE: Hiệu quả vốn sử dụng CTCP: Công ty Cổ phần DA: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn GTGT: Giá trị gia tăng HCE: Hiệu quả vốn nhân lực HNX: Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE: Sàn Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh ICE: Hiệu quả vốn trí tuệ LDA: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản SCE: Hiệu quả vốn cấu trúc SDA: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn SG: Tăng trưởng doanh thu Size: Quy mô VAIC: Hệ số trí tuệ giá trị gia tăng
  8. QUY ƢỚC TRÌN BÀY DẤU P ÂN CÁC C Ữ SỐ Trong nghiên cứu này, hình thức các chữ số được trình bày theo kiểu Âu Mỹ nhằm đảm bảo nhất quán với số liệu kết xuất từ phần mềm phân tích dữ liệu được sử dụng (Stata). - Dấu phẩy (,) thể hiện phân cách hàng nghìn. Ví dụ: số 1,100 được hiểu là “một nghìn một trăm”. - Dấu chấm (.) thể hiện phân cách hàng thập phân. Ví dụ: số 14.7% được hiểu là “mười bốn phẩy bảy phần trăm”.
  9. DAN ỤC ÌN VẼ VÀ B ỂU ĐỒ Hình 1.1. Quy mô thị trường 3PL theo khu vực địa lý năm 2016 (tỷ USD).................... 4 Hình 2.1. Mô hình Skandia Navigator (Nguồn: Edvinsson và Malone, 1997) .............. 22 Hình 2.2. Mô hình VAICTM (Pulic, 2000) ...................................................................... 23 Hình 2.3. Nhân lực và vốn cấu trúc trong mối quan hệ nghịch biến ............................. 25 Hình 3.1. Khung phân tích cho nghiên cứu.................................................................... 32 Hình 3.2. Quy trình phân tích hồi quy dữ liệu bảng....................................................... 36 Hình 4.1. Giá trị cao nhất và thấp nhất của ROA giai đoạn 2011-2017 ........................ 43 Hình 4.2. ROA trung bình ngành logistics cho giai đoạn 2011-2017 ............................ 43 Hình 4.3. Cấu trúc vốn trung bình năm của các công ty logistics Việt Nam, giai đoạn 2011-2017 (tỷ lệ trung bình % tổng nợ và % tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) .. 46 Hình 4.4. Giá trị cao nhất và thấp nhất của SDA, LDA, DA giai đoạn 2011-2017 ....... 48 Hình 4.5. Giá trị trung bình của CEE, HCE, SCE giai đoạn 2011-2017 ....................... 50 Hình 5.1. Diễn biến chỉ số USD và tỷ giá VND/USD giai đoạn 2013-2017 ................ 64
  10. DAN ỤC BẢNG Bảng 2.1. Công thức tính VAIC và các thành phần của VAICError! Bookmark not defined. Bảng 3.1. Tóm tắt đo lường các biến độc lập......................................................................33 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến .....................................................................................41 Bảng 4.2. Thống kê mô tả biến ROA - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ...........................42 Bảng 4.3. Thống kê mô tả biến SDA - Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn............................44 Bảng 4.4. Thống kê mô tả biến LDA - Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn ..............................44 Bảng 4.5. Thống kê mô tả biến DA - Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn .....................................45 Bảng 4.6. Tổng hợp các công ty logistics không sử dụng nợ vay tại các thời điểm được thống kê, giai đoạn 2011-2017 ............................................................................................47 Bảng 4.7. Thống kê mô tả biến CEE - hiệu quả vốn sử dụng .............................................49 Bảng 4.8. Thống kê mô tả biến HCE - hiệu quả vốn nhân lực ...........................................49 Bảng 4.9. Thống kê mô tả biến SCE - hiệu quả vốn cấu trúc .............................................49 Bảng 4.10. Thống kê mô tả biến VAIC - hệ số giá trị gia tăng...........................................51 Bảng 4.11. Danh sách các công ty logistics có chỉ số VAIC cao vượt trội (VAIC>10), giai đoạn 2011-2017 ............................................................................................................51 Bảng 4.12. Thống kê mô tả biến SIZE – Quy mô công ty ..................................................52 Bảng 4.13. Thống kê mô tả biến SG – Tăng trưởng doanh thu .........................................53 Bảng 4.14. Ma trận tương quan của các biến độc lập .........................................................53 Bảng 4.15. Kết quả phân tích hồi quy cho phương trình (1a) .............................................56 Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi quy cho phương trình (1b) .............................................57 Bảng 4.17. Kết quả phân tích hồi quy cho phương trình (2a) .............................................59 Bảng 4.18. Kết quả phân tích hồi quy cho phương trình (2b).............................................61 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả hệ số hồi quy các biến độc lập ...............................................62 Bảng 5.2. Các chỉ số tham khảo của top 10 công ty ngành logistics về xếp hạng ROA ....67
  11. TÓ TẮT Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu thực nghiệm tác động của cấu trúc vốn (capital structure) và vốn trí tuệ (intellectual capital) đến thành quả của các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy với các phương pháp ước lượng phù hợp được lựa chọn giữa Pooled OLS, ảnh hưởng cố định, ảnh hưởng ngẫu nhiên cho mẫu dữ liệu gồm 45 công ty logistics niêm yết trên sàn Sàn Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội, giai đoạn 2011-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn, được biểu hiện bằng các Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn (DA), Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn (SDA), Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn (LDA), có tác động tiêu cực đến Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Trong khi đó, vốn trí tuệ, được đo lường bằng Hệ số trí tuệ giá trị gia tăng (VAIC) và các thành tố của nó bao gồm Hiệu quả vốn sử dụng (CEE), Hiệu quả vốn nhân lực (HCE) lại ảnh hưởng tích cực đến ROA. Từ kết quả trên, một số kiến nghị được đưa ra cho các doanh nghiệp logistics nhằm cải thiện thành quả như hạn chế vay nợ, ưu tiên các khoản vay ngắn hạn hơn dài hạn, tăng cường hiệu quả vốn sử dụng và hiệu quả vốn nhân lực. Từ khóa: cấu trúc vốn, vốn trí tuệ, thành quả công ty, ngành logistics
  12. ABSTRACT This thesis is an empirical research which aims to investigate the impact of capital structure and intellectual capital on performance of Vietnamese logistics firms. The regression model is employed together with appropriate estimation methods among pooled OLS, fixed effects and random effects for analysis of data collected from 45 logistics firms listed on Ho Chi Minh Stock Exchange and Hanoi Stock Exchange, period of 2011-2017. The research findings indicate that capital structure, in terms of Total debt to total capital ratio (DA), Short-term debt to total capital ratio (SDA), Long-term debt to total capital ratio (LDA), has a significant negative impact on firms’ Return on assets (ROA). On the other hand, there is a significant proof that ROA of logistics firms is positively affected by their intellectual capital, measured by Value added intellectual coefficient (VAIC) and its components including Capital employed efficiency (CEE), Human capital efficiency (HCE). Based on the research results, some recommendations are made for improving performance of logistics firms such as reducing the use of debt, preference for short-term debt over long-term debt, improving firm efficiency of capital employed and human capital. Key words: capital structure, intellectual capital, firm performance, logistics industry
  13. 1 C ƢƠNG 1: G Ớ T ỆU 1.1. Đặt Vấn Đề Trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay, việc tối đa hóa khả năng sinh lời và giá trị công ty là mục tiêu mà các nhà quản lý công ty luôn theo đuổi. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến thành quả công ty cũng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có hai hướng chính trong việc nghiên cứu nhân tố tác động đến thành quả công ty: (1) nghiên cứu tác động các nhân tố vĩ mô từ các đặc điểm thị trường, điều kiện của nền kinh tế; (2) nghiên cứu tác động các nhân tố bên trong bản thân công ty về hành vi, tổ chức, nguồn lực, quản trị. Bài nghiên cứu này tập trung vào hướng nghiên cứu thứ hai - tìm hiểu, phân tích tác động của quyết định tài chính doanh nghiệp và nguồn lực công ty đối với thành quả công ty. Quyết định tài trợ, cùng với quyết định đầu tư và quyết định cổ tức, là một trong những quyết định quan trọng đối với sự hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà quản lý phải thận trọng và xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định cấu trúc vốn phù hợp đối với doanh nghiệp ngày càng được quan tâm xuất phát từ nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và thích ứng với các điều kiện của môi trường kinh doanh cạnh tranh (Abor, 2005). Modigliani and Miller (1958) là những người đặt nền móng cho học thuyết cấu trúc vốn hiện đại với học thuyết “Sự không liên quan của cấu trúc vốn” (capital structure irrelevance). Học thuyết đã chỉ ra rằng dưới những điều kiện nào thì cấu trúc vốn không làm ảnh hưởng đến giá trị công ty. Sau đó, có rất nhiều nghiên cứu khác đã được tiến hành để đánh giá mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với giá trị công ty hoặc thành quả công ty, trong đó có thể kể đến nghiên cứu của Abor (2005), Berger và Bonaccorsi (2006), Ahmad và cộng sự (2012).
  14. 2 Ba thập kỷ vừa qua cũng là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế tri thức, trong đó tri thức được cho là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên giá trị công ty và các ưu thế cạnh tranh. Tri thức và các tài sản vô hình khác đã và đang trở thành các ưu tiên đầu tư của các công ty và tổ chức, từ đó mang đến nhiều sự quan tâm hơn về tài sản tri thức và nguồn vốn trí tuệ, ví dụ như nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển (R&D), phần mềm, bằng sáng chế, thương hiệu (Ian Brinkley, 2009). Latif, Malik và Aslam (2012) cũng đưa ra lập luận rằng nếu quản lý tốt nguồn vốn trí tuệ, các công ty có thể tạo ra nhiều ưu thế cạnh tranh thông qua việc gia tăng giá trị gia tăng từ sự sáng tạo của con người, cấu trúc hoạt động của công ty và quan hệ khách hàng - nhà cung cấp. Sự thay đổi bản chất nền kinh tế cũng dẫn đến một góc nhìn khác trong việc đánh giá thành quả công ty, bao gồm việc kể đến vai trò của nguồn vốn trí tuệ. Để vốn trí tuệ được quản lý hiệu quả, trước tiên nó phải được đo lường. Như Kaplan và Norton (1996), Stewart (1997) đã khẳng định, “Nếu bạn không thể đo lường nó (vốn trí tuệ, tài sản vô hình), bạn không thể quản lý nó”. Edvinsson và Malone (1997) tin rằng lĩnh vực kế toán cần những phương pháp mới để đo lường mức lợi ích tạo ra từ tài sản vô hình. Bởi vì các báo cáo tài chính truyền thống chỉ có thể phản ánh các tài sản vô hình nhận biết được như quyền sở hữu trí tuệ, thặng dư giá (goodwill) được trả cho một thương vụ mua bán sáp nhập,… nên việc phát triển các phương pháp để đo tài sản vô hình được tạo ra nội bộ từ quá trình tạo ra giá trị là rất cần thiết. Hiểu được cách giá trị được tạo ra có thể giúp việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đo lường vốn trí tuệ và tác động của nó đến thành quả công ty là điều không đơn giản bởi sự khác biệt về đặc điểm công ty, các thông tin không được tiết lộ hay sự khó khăn trong việc lượng hóa giá trị vốn trí tuệ. Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm lời giải cho bài toán này. Nhiều phương pháp đo lường tài sản vô hình hiện đại đã được
  15. 3 phát triển, bao gồm Skandia Navigator, IC-index, Technology Broker, EVA (Economic Value Added), VAIC (Value Added Intellectual Coefficient). Mô hình VAICTM được đề xuất bởi Public (2000) là một mô hình được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường hiệu quả ứng dụng tri thức để tạo ra giá trị gia tăng. Mô hình này đưa ra chỉ dẫn về mức độ các nguồn lực trí óc được biến đổi thành thành quả tài chính. VAICTM được ứng dụng trong một lượng lớn các nghiên cứu ở cả các nước phát triển và đang phát triển bao gồm Anh, Úc, Nga, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Pakistan và Nam Phi. Mặc dù cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đã trở thành đề tài nghiên cứu được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh Việt Nam, cụ thể đối với ngành vận tải và logistics. Ngành logistics là một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam so với một số ngành đã có từ lâu đời hơn như ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Nếu tính từ thời điểm thành lập Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam thì đến nay ngành logistics Việt Nam đã có khoảng 25 năm tuổi. Khái niệm logistics hiện vẫn chưa được hiểu rõ và đầy đủ. Năm 1988, Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC - The US. Logistics Administration Council) quan niệm “logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng” (theo trích dẫn bởi Douglag,1998). Tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 14/6/2005 đã thông qua Luật thương mại 2005, trong đó có quy định cụ thể khái niệm dịch vụ logistics. Điều 233 – Mục 4 – Chương VI của Luật Thương mại 2005 quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa
  16. 4 theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Theo Nghị định 140/2007/NĐ-CP, hoạt động logistics có nhiều loại hình dịch vụ khá đa dạng, bao gồm: các dịch vụ logistics chủ yếu (dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác); các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải (vận tải hàng hải, thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ, đường ống,…); các dịch vụ logistics liên quan khác bao gồm kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ,… Trong Báo cáo ngành Logistics 2017, Bộ Công thương nhận định, “Nhìn chung, lĩnh vực logistics thế giới sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại châu Á. Đầu tƣ vào công nghệ và con ngƣời là sẽ yếu tố quyết định sự phát triển của lĩnh vực logistics trong tƣơng lai.” Hình 1.1. Quy mô thị trường 3PL theo khu vực địa lý năm 2016 (tỷ USD) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cũng nhận định tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, có quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Việt Nam đang đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan (Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh 2016: Logistics trong nền kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng
  17. 5 Thế giới). Hiện nay tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics theo khảo sát của VLA là khoảng hơn 3000 doanh nghiệp trong đó 20% là công ty nhà nước, 70% là công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân là 10%. Các xu hướng ứng dụng công nghệ mới ngày càng giúp các công ty logistics tăng hiệu quả hoạt động. Trong số này có thể kể đến các công nghệ như robot di chuyển trong kho hàng, trung tâm soạn hàng tự động với ứng dụng mã vạch, thực tế ảo, bán hàng trực tuyến,…Qua đó cho thấy các tài sản công nghệ vô hình đã và đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp logistics. Công nghệ càng hiện đại thì nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên môn cao ngày càng tăng để có thể điều khiển, vận hành, am hiểu và có khả năng phân tích dữ liệu từ phần mềm công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực trong ngành logistics còn yếu và thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng, đào tạo chính quy bậc đại học cũng còn rất hạn chế. Điều này cho thấy đầu tư vào tài sản cố định (đội tàu, xe, container, kho bãi,…) và mạng lưới phân bổ có phần được ưu tiên hơn đầu tư vào con người và tài sản trí tuệ. Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa vốn trí tuệ/ tài sản vô hình và thành quả công ty chỉ tập trung vào các ngành được cho là sử dụng nhiều chất xám như các ngành công nghệ cao, ngành công nghệ thông tin, ngành dược, ngành tài chính - ngân hàng,… Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu thực nghiệm về đề tài này đối với các công ty ngành logistics. Từ bối cảnh kinh tế, xu hướng nghiên cứu và số lượng hạn chế nghiên cứu về cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đối với ngành logistics Việt Nam, nghiên cứu này sẽ đi vào kiểm định và phân tích tác động của cấu trúc vốn và vốn trí tuệ đối với thành quả các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam. Dựa trên kết quả kiểm định hồi quy, tác giả sẽ đưa ra các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi trên khía cạnh liên quan đến cấu trúc vốn và vốn trí tuệ.
  18. 6 1.2. ục Tiêu Nghiên Cứu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của việc lựa chọn cấu trúc vốn (capital structure) và vốn trí tuệ (intellectual capital) đến thành quả (performance) của các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty logistics tại Việt Nam. 1.3. Câu ỏi Nghiên Cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến thành quả của các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam không? Câu hỏi nghiên cứu 2: Nguồn vốn trí tuệ có ảnh hưởng đến thành quả của các doanh nghiệp ngành logistics tại Việt Nam không? 1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu Đối tượng nghiên cứu là các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực logistics, được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong giai đoạn 7 năm từ năm 2011 đến năm 2017. 1.5. Cấu Trúc Luận Văn Cấu trúc luận văn gồm 5 chương. Chƣơng 1: Giới thiệu Chương 1 trình bày về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. Chƣơng 2: Tổng quan lý thuyết Chương 2 cung cấp cái nhìn tổng quan về những lý thuyết và mô hình đã được nghiên cứu trước đó được dùng làm nền tảng cho nghiên cứu này.
  19. 7 Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Ở chương này, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết. Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu Chương 4 trình bày phân tích định lượng dữ liệu và thảo luận các kết quả thu được. Chƣơng 5: ết luận và đề xuất Chương 5 tóm tắt những điểm chính của nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị cần thiết và trình bày một số hạn chế của nghiên cứu.
  20. 8 C ƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ T UYẾT 2.1. hung Lý Thuyết 2.1.1. Các học thuyết về cấu trúc vốn 2.1.1.1. Học thuyết MM (1958) về cấu trúc vốn trong thị trƣờng hoàn hảo Modigliani-Miller (1958) đưa ra một học thuyết được biết đến rộng rãi gọi là thuyết “sự không liên quan của cấu trúc vốn” (capital structure irrelevance), dựa trên các giả định sau: - Thị trường vốn hoàn hảo, không có chi phí giao dịch, không tồn tại sự bất cân xứng thông tin, các nhà đầu tư hành xử một cách lý trí; - Công ty có thể được tài trợ bằng phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu; - Không thuế, do đó không có lợi ích về tấm chắn thuế; - Không chi phí phá sản, kiệt quệ tài chính; - Kỳ vọng đồng nhất của nhà đầu tư về lợi nhuận và rủi ro trong tương lai, hay nói cách khác, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai có cùng kỳ vọng về lợi nhuận và rủi ro trong tương lai; - Ban quản lý công ty hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty; - Các công ty được chia thành các nhóm có mức sinh lợi trên cổ phiếu tương đương (“equivalent return” classes – Modigliani và Miller, 1958), hay còn gọi là các nhóm đồng nhất về cổ phiếu (homogeneous classes of stock – Modigliani và Miller, 1958). Theo đó, suất sinh lợi trên cổ phiếu của các công ty trong cùng nhóm sẽ tỷ lệ với nhau. - Khả năng vay nợ của các công ty và các nhà đầu tư trên thị trường là như nhau. Học thuyết MM (1958) gồm hai định đề như trình bày dưới đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1