intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chỉ số thuận lợi thương mại đến kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm kiểm định tính hiệu quả của chỉ số thuận lợi thương mại, thông qua việc xác định xu hướng và mức độ tác động của chỉ số này đến kim ngạch thương mại của các quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của chỉ số thuận lợi thương mại đến kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH HUY TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC QUỐC GIA Chuyên ngành: Kinh doanh thuương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ THỊ NGỌC HUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ này là một công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Ngọc Huyền. Các nội dung được trình bày trong luận văn do chính tôi tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích ở các nguồn tài liệu và công trình khoa học có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn phù hợp. Số liệu nghiên cứu trong đề tài này được thu thập và tổng hợp từ các tổ chức quốc tế lớn, uy tín, và được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu được trình bày trung thực, chính xác và chưa được thực hiện hoặc công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2017 TÁC GIẢ Trần Thanh Huy
  3. Mục lục TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 1.2. Tổng kết nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài ............................................................. 2 1.2.1. Khảo lược các nghiên cứu khoa học có liên quan ............................................... 2 1.2.2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................................ 5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 6 1.3.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 6 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 8 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 8 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 9 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 9 1.6. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................ 12 2.1. Báo cáo Thuận lợi thương mại Toàn cầu .............................................................. 12 2.1.1. Giới thiệu chung về Báo cáo thuận lợi thương mại Toàn cầu............................ 12 2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của Báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu ...................... 12 2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của báo cáo TLTMTC.................................... 14 2.1.4. Độ tin cậy của Báo cáo Thuận lợi thương mại Toàn cầu................................... 18 2.2. Chỉ số thuận lợi thương mại (The Enabling Trade Index - ETI)............................ 19 2.2.1. Khái niệm chỉ số thuận lợi thương mại và tính hiệu quả của chỉ số này ............ 19 2.2.2. Cơ sở khoa học hình thành chỉ số ETI .............................................................. 20 2.2.3. Các thành phần của chỉ số ETI ......................................................................... 25 2.2.4. Phân tích các thành phần chỉ số ETI của Việt Nam năm 2016 .......................... 29 2.3. Kiểm định tính hiệu quả của chỉ số ETI ............................................................... 31
  4. 2.3.1. Giới thiệu mô hình hồi quy Lực hấp dẫn .......................................................... 32 2.3.2. Một số vấn đề của mô hình lực hấp dẫn trong thương mại................................ 34 2.3.3. Ứng dụng mô hình Lực hấp dẫn để kiểm định chỉ số ETI ................................. 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 42 3.1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 42 3.1.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng.................................................................... 42 3.1.2. Giới thiệu phương pháp ước lượng hợp lý cực đại giả Poisson (PPML) ........... 43 3.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 44 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 47 3.2.1. Biến phụ thuộc IMPij ....................................................................................... 47 3.2.2. Biến độc lập GDPi, GDPj. ................................................................................ 50 3.2.3. Biến độc lập CURRij ........................................................................................ 55 3.2.4. Biến độc lập ETI.............................................................................................. 56 3.2.5. Các biến độc lập DISTij, COLONYij, LANGij, BORDERij, LLOCKEDij .......... 57 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 60 4.1. Thống kê mô tả.................................................................................................... 60 4.2. Diễn giải và phân tích kết quả nghiên cứu............................................................ 61 4.2.1. Kết quả kiểm định mô hình theo phương pháp PPML ...................................... 61 4.2.2. Kiểm định mô hình theo phương pháp OLS ..................................................... 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 70 5.1. Kết luận của đề tài ............................................................................................... 70 5.1.1. Tổng kết chung ................................................................................................ 70 5.1.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài ............................................ 71 5.2. Một số điểm hạn chế của đề tài ............................................................................ 73 5.3. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: CẤU TRÚC CHỈ SỐ ETI NĂM 2008 Phụ lục 2: CẤU TRÚC CHỈ SỐ ETI NĂM 2016 Phụ lục 3: KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CÁC DẠNG KHÁC NHAU CỦA HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI VÀ SAI LỆCH CỦA TỪNG PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG TRONG NGHIÊN CỨU (J.M.C. & Silvana, 2006)
  5. Phụ lục 4: BẢNG SO SÁNH ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG THEO (Xiong & Chen, 2014) Phụ lục 5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH SỰ SAI LỆCH DO HIỆN TƯỢNG PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI THEO (Xiong & Chen, 2014) Phụ lục 6: BẢNG ĐIỂM ETI VÀ XẾP HẠNG CỦA VIỆT NAM TRONG BÁO CÁO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI NĂM 2016 Phụ lục 7: BẢNG ĐIỂM ETI CHI TIẾT VÀ XẾP HẠNG CỦA VIỆT NAM TRONG BÁO CÁO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI NĂM 2016
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU Danh mục từ viết tắt, ký hiệu tiếng Việt Viết tắt Nguyên văn CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông CSHT Cơ sở hạ tầng TLTMTC Thuận lợi thương mại toàn cầu XNK Xuất nhập khẩu Danh mục từ viết tắt, ký hiệu tiếng Anh Viết tắt Nguyên văn Diễn giải The Centre d’Etude Prospectives Trung tâm nghiên cứu Thông tin CEPII et d’Information Internationales và Triển vọng quốc tế WTO Draft Consolidated Bản tổng hợp Thảo luận về các DCNT Negotiating Text on trade vấn đề Thương mại của WTO facilitation Khảo sát quan điểm Nhà điều EOS Executive Opinion Survey hành ETI The Enabling Trade Index Chỉ số thuận lợi thương mại FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản lượng nội địa GEA The Global Express Association Tổ chức giao nhận toàn cầu The International Air Transport Tổ chức vận tải hàng không quốc IATA Association tế Information and Communication Công nghệ thông tin và truyền ICTs Technologies thông The International Organization ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế for Standardization ITC The International Trade Centre Trung tâm Thương mại Quốc tế International Telecommunication ITU Liên minh Viễn thông Quốc tế Union Chỉ số năng lực quốc gia về LPI Logistics Performance Index Logistics Organisation for Economic Co- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh OECD operation and Development tế Phương pháp bình phương cực OLS Ordinary Least Squares tiểu Poisson pseudo Maximum Phương pháp ước lượng hợp lý PPML Likelihood estimation cực đại giả Poisson TABI Trade Across Borders Indicator Chỉ số thương mại xuyên biên giới TFIs Trade Faciliation Indicators Bộ chỉ số thúc đẩy thương mại The United Nations Conference Hội đồng Liên hợp quốc về UNCTAD on Trade and Development Thương mại và Phát triển
  7. United Nations Statistics Trung tâm dữ liệu thống kê Liên UNSD Division hợp quốc WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan Thế giới WEF The World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới WTO The World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Danh mục bảng Bảng 2.1: Sơ lược quá trình thay đổi cấu trúc chỉ số ETI ...................................... 17 Bảng 2.2: Kết quả kiểm định ETI trong nghiên cứu (Robert, et al., 2008) ............. 40 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến giả ................................................................. 60 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến độc lập định lượng ......................................... 61 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy PPML của mô hình nghiên cứu ................................... 62 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả hồi quy OLS của mô hình nghiên cứu ....................... 65 Bảng 4.5: Kết quả phân tích ANOVA ................................................................... 66 Bảng 4.6: Hệ số tương quan mô hình OLS ............................................................ 67 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 4.1: Biểu đồ hàm phân phối của biến phụ thuộc LN_IMPij ...................... 68 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ phân phối phần dư của biến phụ thuộc LN_IMPij ................ 69 Danh mục hình vẽ Hình 2.1: Cấu trúc chỉ số ETI năm 2008 ............................................................... 15 Hình 2.2: Cấu trúc chỉ số ETI năm 2016 ............................................................... 16 Hình 3.1: Trích xuất kim ngạch xuất nhập khẩu các nước từ UN Comtrade .......... 50 Hình 3.2: Giao diện trang web tải dữ liệu kinh tế của WEOD ............................... 52 Hình 3.3: Giao diện trang web tải dữ liệu kinh tế của WEOD ............................... 53 Hình 3.4: Giao diện trang web tải dữ liệu kinh tế của WEOD ............................... 53 Hình 3.5: Giao diện trang web tải dữ liệu kinh tế của WEOD ............................... 54 Hình 3.6: Giao diện trang web tải dữ liệu kinh tế của WEOD ............................... 55 Hình 3.7: Giao diện trang web đăng ký tài khoản truy cập dữ liệu của CEPII ....... 58
  9. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một thế giới mà thương mại toàn cầu diễn ra sôi động và phức tạp hơn bao giờ hết. Mỗi quốc gia, khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đều cần phải cân nhắc đến hàng loạt biến số kinh tế vĩ mô cũng như sự thay đổi của nhiều yếu tố bất định trong nền kinh tế. Đây là hệ quả của quá trình toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ vừa qua. Đó cũng là lý do mà hàng loạt các học giả và các tổ chức quốc tế lớn dành nhiều sự quan tâm cho chủ đề Thúc đẩy thương mại. Nhiều nghiên cứu hàn lâm đã được thực hiện xoay quanh vấn đề này. Cùng với những nghiên cứu đó là sự ra đời của nhiều bộ dữ liệu kinh tế cũng như nhiều khái niệm và các chỉ số kinh tế nhằm đo lường mức độ Thúc đẩy thương mại của các quốc gia. Tất cả những nỗ lực này nhằm cung cấp cho nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin và cơ sở khoa học để ra quyết định phù hợp. Vì vậy, một cách gián tiếp, các tổ chức quốc tế, thông qua công cụ là các bộ dữ liệu và các chỉ số kinh tế của mình, đã góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển nhanh và ổn định hơn. Tất nhiên, việc nghiên cứu về các chỉ số kinh tế cũng sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Trong số các bộ dữ liệu và công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế lớn, Báo cáo Thuận lợi Thương mại Toàn cầu (tên đầy đủ: The Global Enabling Trade Report – viết tắt: TLTMTC) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xây dựng và công bố, được xem là một nguồn thông tin khá chi tiết. Cùng với sự ra đời của báo cáo này vào năm 2008, WEF đã giới thiệu một chỉ số kinh tế mới, tạm dịch là Chỉ số thuận lợi thương mại (tên đầy đủ: The Enabling Trade Index – viết tắt: ETI), hay đôi khi còn được gọi là Chỉ số thúc đẩy thương mại. Về bản chất, ETI là sự tổng hợp nhiều yếu tố tác động đến môi trường thương mại của một quốc gia. Do đó, nó cung cấp một bức tranh chung nhất về khả năng thúc đẩy thương mại của các nước. Tác giả chọn đề tài “Tác động của chỉ số thuận lợi thương mại đến kim ngạch xuất
  10. 2 nhập khẩu của các quốc gia” để thực hiện nhằm củng cố hơn độ tinh cậy của chỉ số này về mặt định lượng, cũng như khẳng định lại giá trị của các phân tích chuyên sâu trong Báo cáo TLTMTC năm 2016. 1.2. Tổng kết nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 1.2.1. Khảo lược các nghiên cứu khoa học có liên quan Việc nghiên cứu và đo lường các tác nhân ảnh hưởng đến thương mại quốc tế đã là một chủ đề đáng quan tâm trong cộng đồng học giả quốc tế từ những năm 1990. Theo WEF: Cho đến những năm 1990, các học giả vẫn nỗ lực đo lường mức độ thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia thông qua mô hình Lực hấp dẫn. Tuy nhiên, việc phân tích một cách sâu hơn về nguồn gốc của các rào cản thương mại lại bị giới hạn bởi cơ sở dữ liệu nghiên cứu lúc bấy giờ. Đến đầu những năm 2000, các nghiên cứu hàn lâm đã chỉ ra rằng rào cản phi thuế quan có tác động tương đương hoặc đôi khi là mạnh hơn cả các rào cản thuế quan.1 Điều này dẫn đến việc nhiều tổ chức quốc tế lớn đã bắt đầu thực hiện các nghiên cứu cũng như xây dựng các cơ sở dữ liệu và chỉ số kinh tế nhằm đo lường những tác động này. Trong báo cáo TLTMTC năm 2016, WEF đã tổng hợp một số chỉ số được xây dựng bởi các tổ chức quốc tế lớn nhằm đánh giá môi trường kinh doanh cũng như năng lực thúc đẩy thương mại của các quốc gia. Dưới đây là tóm lượt một vài công trình tiêu biểu và có giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn: • Chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (Logistics Performance Index – LPI) do Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) công bố. Đây là một chỉ số kinh tế tổng hợp được thu thập bởi số liệu khảo sát hơn 200 công ty vận chuyển, 1 Lược dịch từ (The World Economic Forum, 2016), trang 7.
  11. 3 giao nhận và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực logistics.2 Chỉ số này được đo lường thông qua 6 biến quan sát. Kết quả khảo sát được củng cố thêm bởi các số liệu kinh tế có liên quan. Mục tiêu của bài khảo sát nhằm đánh giá môi trường logistics ở mỗi quốc gia. Kết hợp với các số liệu thống kê, WB tổng hợp thành chỉ số LPI để so sánh và đánh giá khả năng đáp ứng các yếu tố về logistics của 160 quốc gia (The World Bank, 2016). Chỉ số LPI cũng như báo cáo Logistics Thương mại trong Kinh tế toàn cầu là một nguồn tư liệu khoa học giúp các quốc gia xem xét điều chỉnh và hoàn thiện các khía cạnh logistics của mình. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy thương mại quốc tế. Báo cáo Logistics Thương mại trong Kinh tế toàn cầu được WB công bố mỗi hai năm một lần. Điều thú vị trong công trình này là chỉ số LPI và các thành phần của nó hầu như không thay đổi suốt một thập kỷ qua, nhưng ở mỗi lần công bố báo cáo, WB đều thực hiện kiểm định lại thang đo của LPI. Điều này cung cấp bằng chứng thống kê mang tính thuyết phục cho thang đo của LPI. • Chỉ số thương mại xuyên biên giới (Trade Across Border Indicators – TABI) do WB công bố. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2005 trong Báo cáo Môi trường Kinh doanh Toàn cầu (Doing Business) của WB, TABI đo lường thời gian và chi phí liên quan đến tổng thể chu trình xuất nhập khẩu hàng hoá của các quốc gia (không kể đến thuế quan) thông qua 8 biến quan sát. WB xây dựng TABI dựa trên 3 khía cạnh: Tuân thủ về mặt chứng từ – Quản lý cửa khẩu/hải quan – Vận chuyển nội địa. Dữ liệu của TABI được thu thập và tổng hợp thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Đối tượng khảo sát là các công ty vận chuyển, logistics; các công chức hải quan/cửa khẩu/cảng và các thương nhân. Độ tin cậy cũng như phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu của chỉ số này được WB khẳng định và công bố một cách công khai trên website của mình. (The World Bank, 2017) 2 Theo (The World Bank, 2016), trang 55
  12. 4 • Bộ chỉ số thúc đẩy thương mại (Trade Faciliation Indicators – TFIs) do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD) tổng hợp và công bố. Bộ chỉ số này bao gồm 12 thành phần được đo lường bởi 98 biến quan sát do OECD xây dựng dựa trên Bản tổng hợp Thảo luận về vấn đề Thúc đẩy thương mại của WTO.3 Trong loạt bài Các nghiên cứu về Chính sách thương mại, (Moïsé, et al., 2011) đã chỉ ra tác động của các nhân tố thúc đẩy thương mại đến chi phí thương mại cũng như giá trị xuất nhập khẩu của các quốc gia. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy đối với từng nhóm quốc gia hoặc từng lĩnh vực kinh doanh, những nhân tố nào tác động mạnh lên thương mại, những nhân tố nào tác động không đáng kể. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cơ sở chắc chắn cho những quyết định quản lý kinh tế vĩ mô của mình. Công bố của OECD ngoài các báo cáo nghiên cứu hàn lâm có trình bày mô hình định lượng một cách khoa học, cũng đi kèm theo đó là bộ dữ liệu TFIs cho hơn 100 quốc gia. Bộ dữ liệu này có thể phục vụ cho công tác nghiên cứu kinh tế của những nhà khoa học đang quan tâm. • Chỉ số thuận lợi thương mại (The Enabling Trade Index – ETI) do WEF xây dựng và công bố. Chỉ số này được giới thiệu lần đầu tiên trong Báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu (The Global Enabling Trade Report) năm 2008. Đây được xem là một chỉ số đánh giá toàn diện nhất về môi trường thương mại của các nước. Bởi phương pháp mà WEF xây dựng ETI là tổng hợp từ nhiều chỉ số phụ bao quát nhiều khía cạnh, mà các yếu tố này tác động đến thương mại quốc tế hay độ mở cửa của các quốc gia. Hay nói cách khác, ETI không chỉ đo lường một yếu tố thúc đẩy thương mại, mà tổng hợp tác động của nhiều yếu tố nhằm đánh giá một cách tổng quát nhất mức độ thuận lợi cho hoạt động thương mại tại mỗi quốc gia.4 3 Theo (Moïsé, et al., 2011), trang 5. 4 Theo (The World Economic Forum, 2016), trang 13
  13. 5 Do tính chất tổng hợp như vậy, dữ liệu của ETI bao gồm cả dữ liệu khảo sát và số liệu thực tế, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, không như các chỉ số có liên quan khác như LPI hay TFIs…, cấu trúc và phương pháp tổng hợp của ETI được WEF thường xuyên thay đổi qua các kỳ báo cáo. Điều này một mặt phản ánh tức thời những phát hiện mới trong cơ sở khoa học hiện đại. Mặt khác lại gây cho đọc giả hoang mang về tính ổn định của chỉ số này, cũng như khả năng so sánh giữa các năm trong báo cáo mà WEF công bố. 1.2.2. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Tầm quan trọng của các chỉ số như ETI, TFIs, LPI,… cũng như các cơ sở dữ liệu được công bố kèm theo những chỉ số này đã được công nhận ở tầm quốc tế. Xét về góc độ phân tích và đánh giá, báo cáo TLTMTC của WEF được xem là một nguồn tham khảo quý giá. Những phân tích từ báo cáo này khá chi tiết, cụ thể đối với từng quốc gia. Bởi báo cáo này là sự tổng hợp chung nhất và bao quát nhất về nhiều khía cạnh trong thương mại quốc tế.5 Tuy nhiên, xét về góc độ phân tích định lượng, các công trình nghiên cứu xoay quanh bộ chỉ số TFIs của OECD lại thể hiện một cách khoa học và có độ tin cậy khá cao.6 Trải qua nhiều kỳ báo cáo, WEF đã thay đổi cấu trúc của chỉ số ETI khá nhiều lần nhằm phù hợp hơn với các lý thuyết khoa học hiện đại. Một số biến quan sát đã được loại bỏ khỏi chỉ số. Một số biến quan sát được thêm vào để tổng hợp nên chỉ số này. Việc loại bỏ hay thêm vào bất kỳ một biến quan sát nào đều được WEF giải thích và trích dẫn cơ sở khoa học rõ ràng trong từng báo cáo của họ. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tổng thể, sự thay đổi cấu trúc này vẫn chưa được WEF kiểm định lại, 5 Theo (The World Economic Forum, 2016), trang 13 6 Tham khảo 2 công trình nghiên cứu trong loạt bài về Các chính sách Thương mại của OECD (OECD Trade Policy Working Papers): (Moïsé, et al., 2011) và (Sorescu & Moïsé, 2013)
  14. 6 như cách mà họ đã thực hiện ở những kỳ báo cáo trước đây.7 Việc thiếu vắng bước kiểm tra định lượng về tính hiệu quả của ETI trong báo cáo TLTMTC năm 2016 có thể khiến người đọc băn khoăn và không tự tin vào độ tin cậy của chỉ số này, cũng như những phân tích trong báo cáo. Hay nói cách khác, với một cấu trúc các biến quan sát mới, liệu ETI còn đảm nhiệm tốt vai trò đánh giá môi trường thương mại của các nước một cách hiệu quả? Cụ thể hơn, chỉ số thuận lợi thương mại tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của mỗi qua gia như thế nào? Đây là câu hỏi nghiên cứu chủ chốt mà tác giả muốn giải quyết và cũng chính là ý nghĩa mà đề tài nghiên cứu này hướng đến. Mặt khác, ETI là một chỉ số tổng hợp và WEF đang xem xét tác động của nó đến tổng thể các quốc gia ở một mức độ tương đương. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ làm rõ sự ảnh hưởng của ETI đến nước xuất khẩu và nước nhập khẩu như thế nào. Bằng phương pháp ước lượng hợp lý cực đại giả Poisson (Poisson pseudo Maximum Likelihood estimation – PPML)8, nghiên cứu này cũng cung cấp một hướng đi khác, mới hơn so với mô hình kiểm định ETI mà WEF đã áp dụng trước đây. Vì vậy, nghiên cứu này hứa hẹn sẽ cho ra một kết quả kiểm định có ý nghĩa và độ tin cậy tốt hơn so với các phương pháp kiểm định trước. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm kiểm định tính hiệu quả của chỉ số thuận lợi thương mại, thông qua việc xác định xu hướng và mức độ tác động của chỉ số này đến kim ngạch thương mại của các quốc gia. Từ đó, nghiên cứu cũng nhấn mạnh và làm rõ hơn độ tin cậy của Báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu và việc áp dụng 7 Từ năm 2010, WEF đã loại bỏ mục kiểm định chỉ số ETI ra khỏi báo cáo TLTMTC. Thay vào đó, cấu trúc mới của ETI được biện luận một cách khá chung chung và mang tính định tính (xem (The World Economic Forum, 2016), trang 15-16: Những thay đổi trong phương pháp luận của ETI) 8 Chi tiết về phương pháp này sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.
  15. 7 các phân tích cũng như số liệu từ báo cáo này cho việc ra các quyết định về chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Trong nghiên cứu này, tính hiệu quả của chỉ số thuận lợi thương mại được xác định thông qua tác động của chỉ số này đến kim ngạch thương mại song phương giữa các quốc gia. Bởi đây là một chỉ số tổng hợp đo lường sự thúc đẩy thương mại của các nước. Do đó, để đánh giá xem nó có đo lường tốt, có phản ánh tốt các thành phần giúp tăng cường thương mại quốc tế ở mỗi quốc gia hay không, tác gỉả nghiên cứu mối quan hệ giữa điểm số ETI và kim ngạch thương mại để thấy được mối quan hệ biện chứng của các yếu tố này. Nếu ETI phản ánh tốt và hiệu quả các thành phần thúc đẩy thương mại, thì điểm số ETI càng cao sẽ đồng nghĩa với việc quốc gia đó tạo được một môi trường thúc đẩy thương mại tốt và từ đó, xuất nhập khẩu của quốc gia đó cũng tăng tương ứng. Ngược lại, nếu mô hình nghiên cứu cho kết quả rằng ETI không có mối quan hệ chặt chẽ với kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước, điều này cho thấy việc tăng hay giảm ETI không có ảnh hưởng gì nhiều đến thương mại của mỗi nước. Như vậy, cấu trúc của chỉ số ETI đã không thành công trong việc đo lường những nhân tố thúc đẩy thương mại. Hay nói cách khác, các quốc gia có cải thiện chỉ số ETI của mình cũng không làm tăng kim ngạch thương mại của mình. Khi đó, bảng xếp hạng của WEF và những phân tích trong báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu cũng không có ý nghĩa. Năm 2008, trong báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu đầu tiên, khi tác giả Lawrence Robert nhắc đến kiểm định chỉ số ETI, ông cũng sử dụng mô hình Lực hấp dẫn để nghiên cứu về mối quan hệ giữa ETI và kim ngạch thương mại song phương.9 Từ kết quả nghiên cứu, Lawrence Robert đã phân tích và biện luận được sự hiệu quả của ETI trong việc đo lường và phản ánh các tác nhân thúc đẩy thương mại giữa các nước. Trong đề tài này, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp mà tác giả áp dụng cũng tương đồng với Lawrence Robert nhằm kế thừa và tạo cơ sở so sánh kết quả nghiên cứu. 9 (Robert, et al., 2008) trang 9, 10.
  16. 8 Tóm lai, thông qua nghiên cứu về mối quan hệ giữa ETI và kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia, đề tài này gián tiếp kiểm định được tính hiệu quả của chỉ số thuận lợi thương mại trong việc đo lường tác nhân thúc đẩy thương mại ở các nước. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa ETI và kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước, từ đó kiểm định tính hiệu quả của mô hình ETI, đề tài này sẽ giải quyết được hai câu hỏi nghiên cứu sau: Một là, chỉ số ETI của một quốc gia có tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia này hay không? Hai là, mức độ tác động của chỉ số ETI đến kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia có cường độ mạnh yếu như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là chỉ số ETI với cấu trúc mới, được xây dựng và giới thiệu trong Báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu năm 2016. Cần lưu ý rằng, đề tài này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu về cấu trúc của chỉ số ETI trong Báo cáo TLTMTC năm 2016, tức mô hình ETI mới nhất cho tới thời điểm nghiên cứu này được thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng mối quan hệ giữa ETI và kim ngạch thương mại để biện luận về tính hiệu quả của chỉ số này. Do đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng bao gồm kim ngạch thương mại song phương giữa các nước và mối quan hệ của nó với chỉ số ETI.
  17. 9 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này giới hạn ở việc nghiên cứu mô hình ETI được trình bày trong báo cáo TLTMTC năm 2016, tức cấu trúc hiện tại và mới nhất của ETI tại thời điểm thực hiện nghiên cứu. Tuy nhiên, ETI là một chỉ số đánh giá cấp quốc gia. Vì vậy, đề tài này sẽ không đạt được tính tổng quát và có ý nghĩa nếu chỉ thực hiện nghiên cứu ở một hoặc một nhóm quốc gia. Mặt khác, nhằm kiểm định tính hiệu quả của chỉ số ETI, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Lực hấp dẫn. Điều này đòi hỏi phạm vi nghiên cứu rất rộng và bộ dữ liệu khá lớn. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với bộ dữ liệu toàn cầu gồm hơn 100 quốc gia và số liệu thu thập tại năm 2015. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện theo phương pháp định lượng. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Lực hấp dẫn để kiểm định tính hiệu quả của chỉ số ETI, thông qua mối quan hệ của chỉ số này đối với kim ngạch thuơng mại song phương giữa các nước. Đây là mô hình nghiên cứu phổ biến trong thương mại quốc tế và đã được sử dụng thành công ở hàng loạt nghiên cứu thương mại có liên quan. Mô hình này cũng đã từng được áp dụng trong báo cáo TLTMTC năm 2008, tạo cơ sở khoa học đáng tin cậy cho báo cáo này. Việc áp dụng lại mô hình nghiên cứu từ năm 2008 cho bộ dữ liệu năm 2015, cũng như cấu trúc mới của ETI, giúp tác giả có cơ sở so sánh kết quả thu được. Bên cạnh đó, nhằm cập nhật những phát hiện mới về mặt học thuật liên quan đến kiểm định thống kê của mô hình lực hấp dẫn, tác giả sử dụng một kỹ thuật nghiên cứu khác so với (Robert, et al., 2008). Đó là phương pháp ước lượng hợp lý cực đại giả Poisson.8 Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín. Do đó, số liệu phân tích và nguồn dữ liệu đảm bảo được độ tin cậy cao. Tác giả tổng hợp, xử lý dữ liệu để chạy mô hình hồi quy và phân tích kết quả thu được. Chi tiết về phương pháp thực hiện nghiên cứu cũng như cách thức thu thập và xử lý dữ liệu sẽ được trình bày cụ thể hơn trong Chương 3.
  18. 10 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn này gồm có 5 chương được trình bày như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu Ở phần này, tác giả trình bày những vấn đề chung và tổng quan nhất về đề tài nghiên cứu như: Lý do chọn đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu này. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Ở phần này, tác giả giới thiệu chi tiết về Báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu và chỉ số thuận lợi thương mại, cũng như những nghiên cứu hàn lâm xoay quanh chỉ số này. Qua đó, người đọc sẽ tiếp cận được những khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu và nguồn gốc phát sinh nghiên cứu này. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Phần này trình bày một cách chi tiết về cách thức mà tác giả thực hiện nghiên cứu. Thông qua mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu và cách thức xử lý dữ liệu, tác giả sẽ chứng minh tính hợp lý và độ tin cậy của nghiên cứu này. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Sau khi trình bày về phương pháp thực hiện nghiên cứu, Chương 4 sẽ dành để phân tích kết quả mà tác giả thu được sau nghiên cứu này. Phần này sẽ diễn giải và phân tích cụ thể ý nghĩa của các số liệu thống kê thu được qua mô hình nghiên cứu.
  19. 11 Chương 5: Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu thu được ở Chương 4, tác giả sẽ đúc kết thành những ý nghĩa kinh tế của đề tài này. Ở phần này, tác giả cũng tóm tắt lại toàn bộ nghiên cứu và chỉ ra những ưu, nhược điểm, đồng thời gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.
  20. 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Báo cáo Thuận lợi thương mại Toàn cầu 2.1.1. Giới thiệu chung về Báo cáo thuận lợi thương mại Toàn cầu Báo cáo Thuận lợi thương mại Toàn cầu (TLTMTC) là một bài báo cáo nghiên cứu được thực hiện và công bố bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nhằm tổng hợp dữ liệu, đánh giá và xếp hạng mức độ thuận lợi của môi trường thương mại tại các quốc gia. Báo cáo này còn cung cấp những phân tích chuyên sâu về môi trường thương mại cũng như những rào cản mà các quốc gia hoặc khu vực đang gặp phải. Qua đó, đây được xem như một công cụ hữu hiệu và là một cơ sở tham khảo toàn diện cho việc hoạch định chính sách. Nghiên cứu này được thực hiện mỗi hai năm một lần và được công bố rộng rãi trên trang web của WEF. Đến nay, đã có 6 báo cáo TLTMTC được công bố. 2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa của Báo cáo thuận lợi thương mại toàn cầu 2.1.2.1. Mục tiêu Lợi ích từ việc tự do hoá thương mại toàn cầu đã được công nhận rộng rãi từ lý thuyết cho đến thực tiễn. Các quốc gia có thể tập trung nguồn lực cho sản xuất hàng hoá dịch vụ mà họ có ưu thế. Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn trong khi giá cả hàng hoá lại rẻ hơn. Nguồn lực, cũng như tài nguyên được phân phối lại và sử dụng một cách hiệu quả hơn trên phạm vi toàn cầu. Những điều này đã được David Ricardo chứng minh trong học thuyết Lợi thế so sánh của ông. Mặc dù vậy, thương mại quốc tế vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản và thách thức to lớn. Nhận thấy tầm quan trọng và vai trò của thương mại trên phạm vi toàn cầu, WEF đã xây dựng báo cáo TLTMTC với mục tiêu nền tảng là nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy thương mại ở mỗi quốc gia (The World Economic Forum, 2008).10 10 (The World Economic Forum, 2008), trang xi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0