intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của CSR đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

58
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến sự đổi mới, nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến kết quả hoạt động, một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự đổi mới; dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị thông qua CSR và sự đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của CSR đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA CSR ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Châm. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực. Nội dung luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được chú thích và ghi rõ nguồn gốc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 05 năm 2019 Người thực hiện luận văn Nguyễn Quỳnh Bảo Ngân
  2. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát............................................... 6 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 7 1.1 Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 8 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................... 9 2.1 Các khái niệm nghiên cứu .................................................................................. 9 2.1.1 CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) ............................................... 9 2.1.2 Sự đổi mới .................................................................................................. 11 2.1.3 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp ......................................................... 12 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............ 14 2.3 Các đặc điểm hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM ............................ 17
  3. 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.................................................................... 21 2.4.1 Mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới........................................................ 21 2.4.2 Mối quan hệ giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp ..... 23 2.4.3 Mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp ............... 24 2.4.4 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 24 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 26 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 26 3.2 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 27 3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................... 30 3.3.1 Chọn mẫu và đối tượng khảo sát ............................................................... 31 3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng ....................................................... 32 3.3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ........................................................ 32 3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................... 32 3.3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .................................................. 33 3.3.2.4 Kiểm định kết quả mô hình cấu trúc (S.E.M) ..................................... 33 3.3.2.5 Kiểm định bootstrap ............................................................................ 33 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 35 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ...................................................................... 35 4.2 Kiểm định thang đo thông qua Cronbach’s Alpha ........................................... 37 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) ............................ 40 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ................................................................ 45 4.5 Mô hình cấu trúc S.E.M.................................................................................... 46 4.6 Kiểm định bootstrap ......................................................................................... 50 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 51 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ CỦA ĐỀ TÀI ..................... 55 5.1 Kết luận............................................................................................................. 55 5.2 Hàm ý quản trị .................................................................................................. 56
  4. 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AVE: Phương sai trích CFA (Confirmatory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khẳng định CR: Độ tin cậy tổng hợp CSR: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá ER: Trách nhiệm môi trường FP: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp KMO: Hệ số Kaiser-Meyer-Okin KH: Khách hàng NCC: Nhà cung cấp Nielsen: Công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu NLĐ: Người lao động OI: Sự đổi mới R&D: nghiên cứu và phát triển RC: CSR đối với khách hàng RE: CSR đối với nhân viên RLC: CSR đối với cộng đồng địa phương ROA: hệ số thu nhập trên tài sản RS: CSR đối với nhà cung cấp Saigon Co.op: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh SEM (Structural Equation Modelling): Mô hình phương trình cấu trúc
  6. SMEs: Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh Vietnam Report: Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam World Bank: Ngân hàng Thế giới
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Thống kê các siêu thị tại TP.HCM ................................................................. 18 Bảng 3.1 – Ý nghĩa tỷ lệ đồng thuận ................................................................................ 30 Bảng 3.2 – Thống kê số siêu thị và mẫu khảo sát ............................................................ 31 Bảng 4.1 – Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................... 36 Bảng 4.2 – Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ........................................................... 38 Bảng 4.3 – Kết quả phân tích EFA .................................................................................. 41 Bảng 4.4 – Bảng Communalities trong phân tích EFA.................................................... 41 Bảng 4.5 – Bảng Total Variance Explained trong phân tích EFA ................................... 42 Bảng 4.6 – Bảng Pattern Matrix trong phân tích EFA ..................................................... 43 Bảng 4.7 – Độ tin cậy và phương sai trích trong CFA .................................................... 46 Bảng 4.8 – Bảng Regression Weights trong S.E.M ......................................................... 48 Bảng 4.9 – Bảng Standardized Regression Weights trong S.E.M ................................... 49 Bảng 4.10 – Kết quả chính trong kiểm định bootstrap .................................................... 51
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 - Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 25 Hình 4.1 – Kết quả về độ phù hợp của mô hình CFA ...................................................... 45 Hình 4.2 – Kết quả mô hình cấu trúc S.E.M .................................................................... 47
  9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện trong bối cảnh CSR đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam và quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh siêu thị, nhận thức về CSR đã tạo ra năng lực sáng tạo, góp phần cải thiện kết quả hoạt động và duy trì khả năng phát triển bền vững tại các đơn vị bán lẻ. Trong quá trình học tập và làm việc, tác giả có điều kiện quan sát và tìm hiểu về CSR tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố này đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động. Chính vì những lý do đó, cùng với việc kết hợp lý thuyết khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của CSR đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến sự đổi mới. - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến kết quả hoạt động, một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự đổi mới. - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị thông qua CSR và sự đổi mới. Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với các kỹ thuật định lượng. Sau khi tham khảo các tài liệu học thuật có liên quan, tác giả phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu về sự tương tác đồng thời và phức tạp giữa ba khái niệm trên. Thang đo và bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nền tảng nghiên cứu của Isabel et al. (2017), tuy nhiên có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với bối cảnh thực tế tại Việt Nam thông qua quá trình thảo luận nhóm các chuyên gia. Sau đó, tác giả vận dụng phối hợp các công cụ định lượng, trên phần mềm SPSS lẫn AMOS nhằm
  10. kiểm định thang đo cũng như kết quả khảo sát. Dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra bảng câu hỏi 350 chuyên viên và cán bộ quản lý đang công tác tại các phòng ban chuyên môn, có liên quan đến phát triển chiến lược và CSR. Sau khi vận dụng kết hợp các phương pháp trên, kết quả cho thấy CSR được tạo thành từ cách hành xử với năm đối tượng: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng địa phương và môi trường. Sự đổi mới của đơn vị được thể hiện thông qua việc thường xuyên cập nhật, bày bán các dòng sản phẩm mới; và quy trình nội bộ được thay đổi mới hoặc cải tiến. Còn kết quả hoạt động tại các siêu thị được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính (lợi nhuận, doanh thu) và phi tài chính (dịch vụ, quan hệ và lòng trung thành của khách hàng, môi trường làm việc, lòng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên). Ngoài ra, thông qua các kỹ thuật định lượng, kết quả cho thấy CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của siêu thị; đồng thời, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động cũng được thể hiện một cách gián tiếp, thông qua nhân tố trung gian là sự đổi mới. Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực, việc thực hiện đề tài vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, hi vọng sẽ được khắc phục trong các nghiên cứu tương lai. Thông qua các kết quả kiểm định, đề tài cũng đóng góp một số hàm ý quản trị vào tình hình kinh doanh thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM như sau: - Để thiết lập nền tảng CSR, siêu thị cần quan tâm đến cả năm đối tượng: khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường. - Để tạo dựng sự đổi mới có thể thực hiện những hành động: bày bán các dòng sản phẩm mới, độc đáo; cải tiến cấu trúc tổ chức và quy trình nội bộ; đổi mới các chương trình khuyến mãi. - Muốn nâng cao kết quả hoạt động và sự đổi mới có thể thiết lập các chính sách về CSR.
  11. ABSTRACT The research is carried out in the context that CSR plays an increasingly important role in the business environment in Vietnam and international. Particularly for supermarket business, awareness of CSR has created creative capacity, contributing to improving operating results and maintaining the ability to sustainably develop at retail units. In the process of studying and working, the author has conditions to observe and learn about CSR at supermarkets in Ho Chi Minh City, and aware of the importance of this factor to innovation as well as performance results. The research is conducted to meet the specific objectives as follows: - Research and measure the impact of CSR on innovation. - Research and measure the impact of CSR on performance, directly and indirectly through innovation. - Proposing some administrative implications to improve the performance in supermarkets through CSR and innovation. To achieve the above objectives, the thesis uses qualitative methods combined with quantitative techniques. After referring to the relevant scholarly documents, the author develops a research model and hypothesis about concurrent and complex interactions between the three concepts above. Scale and questionnaire are based on the research of Isabel et al. (2017), however, there is an adjustment and supplement to suit the actual context in Vietnam through a group discussion of experts. Then, the author used a combination of quantitative tools, on SPSS and AMOS software to test the scale as well as the survey results. Data were collected through a questionnaire survey of 350
  12. experts and managers working in specialized departments, related to strategic development and CSR. After applying the combination of the above methods, the results show that CSR is made up of the behavior with five subjects: employees, suppliers, customers, local communities and the environment. The innovation of the unit is shown through regular updates and sale of new product lines; and new or improved internal processes. The performance in supermarkets are measured through financial indicators (profit, revenue) and non-financial (services, relationships and loyalty of customers, work environment, heart loyalty and working spirit of employees). In addition, through quantitative techniques, the results show that CSR has a direct and positive impact on the innovation and performance of supermarkets; simultaneously, the relationship between CSR and performance is also expressed indirectly, through intermediary factor is innovation. Due to time and resources constraints, this research still has certain limitations, hoping to be overcome in future studies. Through the verified results, the research also contributed some management implications to the actual business situation in supermarkets in Ho Chi Minh City as follows: - To establish the foundation of CSR, managers need to pay attention to all five objects: customers, employees, suppliers, local communities and the environment. - To create innovation, managers can carry out these actions: selling new and unique product lines; improve organizational structure and internal processes; renovate promotions. - To improve performance and innovation, managers should establish policies on CSR.
  13. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong chương đầu, tác giả trình bày tổng quan những điểm chính như tính cấp thiết của vấn đề từ đó dẫn đến lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và khảo sát, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn. 1.1 Sự cần thiết của đề tài Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã nhìn nhận được lợi thế cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn được tạo dựng thông qua các hoạt động củng cố hình ảnh và phát triển thương hiệu. Các chỉ số kinh tế không còn là thước đo duy nhất để đánh giá kết quả hoạt động cũng như khả năng phát triển bền vững của một công ty. Mới đây, Vietnam Report phối hợp cùng các cơ quan báo chí công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng dựa trên các tiêu chí: hoạt động kinh doanh hiệu quả, khả năng tạo việc làm và CSR. Có thể thấy, CSR ngày càng trở nên quan trọng hơn tại môi trường kinh doanh Việt Nam qua hàng loạt vụ việc đáng báo động về trách nhiệm của doanh nghiệp, hậu quả không chỉ dừng lại ở mức độ pháp lý mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp cũng như chôn vùi niềm tin của biết bao người dân Việt Nam. Đồng thời, theo Báo cáo Phát Triển Bền Vững của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm, dịch vụ từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường, so với 76% người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á. Kết quả này đã phần nào khẳng định vai trò không thể tranh cãi của CSR đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các công ty vẫn còn thờ ơ và chưa nhận thức được những lợi ích và CSR mang lại. Các nhà quản lý cho rằng chi phí bỏ ra cho các hoạt
  14. 2 động về CSR sẽ làm giảm lợi nhuận, mà không quan tâm đến việc đây là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh siêu thị, trong thời gian vừa qua, hàng loạt tập đoàn hàng đầu thế giới đã liên tục đầu tư vào thị trường trong nước và tạo ra sự lo ngại rất lớn cho ngành bán lẻ nước nhà. Trước sự tấn công dồn dập ấy, những “ông lớn” trong nước như Saigon Co.op, Vingroup… đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đổi mới hệ thống phân phối, đa dạng hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì thị phần đang nắm giữ. Trong bối cảnh mà người tiêu dùng ngày một quan tâm đến CSR, công cuộc đổi mới tại các siêu thị càng hướng tới những sản phẩm, hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường. Có thể thấy, nhận thức về CSR đã góp phần tạo ra năng lực và các sáng kiến cải tiến tại các đơn vị bán lẻ, cụ thể là ở địa bàn TP.HCM. Sự đổi mới này không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa siêu thị và các đối tượng liên quan, như khách hàng, người lao động, nhà cung cấp… Đây là một trong những nhân tố tích cực cải thiện kết quả hoạt động và duy trì khả năng phát triển bền vững tại các siêu thị. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các chính sách về CSR rất ít, hoặc việc thực hiện chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu, nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Các nhà quản lý cho rằng CSR là trách nhiệm, gây tốn kém chi phí, chứ chưa thấy được những “ngách quyền lợi” mà CSR mang lại như: lòng trung thành và niềm tin, sự yêu quý và tín nhiệm của xã hội, cũng như các hoạt động cải tiến xuất phát từ nhận thức về CSR… Câu hỏi liệu CSR có thực sự nâng cao hiệu quả đổi mới cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không đã dần trở thành một vấn đề khiến các nhà lãnh đạo trăn trở, do dự trong việc thực thi các chiến lược về CSR trong quy trình kinh doanh hiện tại.
  15. 3 Với mong muốn mang lại một kết luận hợp lý cho câu hỏi ấy, đã có không ít học giả thực hiện các bài nghiên cứu liên quan đến CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của công ty. Trong đó, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Để trả lời vấn đề đầu tiên nói đến mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới, có hai nghiên cứu đã được tiến hành tại Ghana và Thái Lan. Trong khi nghiên cứu của Mohammed et al. (2012) xoay quanh ba yếu tố chính: định hướng thị trường, sự đổi mới và CSR; thì nghiên cứu của Yasushi Ueki et al. (2016) lại tập trung vào mối quan hệ giữa năm nhân tố: CSR, sự đổi mới, định hướng khách hàng, sự đào tạo và kỹ năng nhân viên, tinh thần đồng đội và các hoạt động nhóm tại các công ty vận tải ở Thái Lan. Một trong những kết quả quan trọng được đúc kết từ hai nghiên cứu này là “CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới”. Để trả lời câu hỏi thứ hai: liệu CSR có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không, có ba nghiên cứu tiêu biểu đã được tiến hành. Đầu tiên, Riliang Qu (2009) đã tiến hành một cuộc điều tra trong phạm vi các khách sạn đứng đầu tại Trung Quốc về sự tương tác giữa ba yếu tố: định hướng thị trường, CSR và kết quả hoạt động của tổ chức. Đến năm 2014, Sayedeh et al. tiến hành một cuộc điều tra tại các công ty sản xuất và tiêu dùng ở Iran với mục đích khám phá mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động thông qua ba yếu tố: sự hài lòng của khách hàng, danh tiếng và lợi thế cạnh tranh. Cùng thời điểm đó, tại Tây Ban Nha, một nghiên cứu khác cũng được tiến hành bởi Dolores et al. đề cập đến mối tương tác giữa ba yếu tố: CSR, kết quả hoạt động và thành công cạnh tranh. Điểm tương đồng giữa ba nghiên cứu trên là mối quan hệ trực tiếp và tích cực giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được khẳng định thông qua các kết quả kiểm định. Cuối cùng, mối quan hệ phức tạp và đồng thời giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được giải đáp trong hai bài báo khoa học được thực hiện tại Tây Ban Nha. Trong các nghiên cứu gần đây của Isabel et al. (2017) và Carmelo et
  16. 4 al. (2016) đã đặt ra vấn đề là liệu cả ba yếu tố này có mối quan hệ “tam giác” với nhau hay không. Được khảo sát tại các công ty vừa và nhỏ tại Tây Ban Nha, với ba yếu tố chính và ba giả thuyết, các tác giả khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến hoạt động đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đổi mới cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu có đúng đối với một quốc gia Đông Nam Á, đang phát triển như Việt Nam hay không, với ngành nghề có nhiều đặc thù như kinh doanh siêu thị - bán lẻ hay không, vẫn còn là một câu hỏi lớn. Được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mẫu và phương pháp nghiên cứu định lượng, các bài nghiên cứu vừa rồi đã cung cấp những nền tảng quan trọng trong cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, như đã trình bày, các tác giả chỉ thực hiện ở một phạm vi cụ thể về không gian (giới hạn ở quy mô doanh nghiệp, hoặc một khu vực nào đó…), nên kết quả của nghiên cứu chưa mang tính khái quát hóa, đặc biệt là ở một môi trường kinh tế từng bước vươn mình chuyển đổi như Việt Nam; hay trong lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang dần dành sự quan tâm cho nhiều cho CSR như ngành thương mại – bán lẻ. Trong quá trình học tập và làm việc, tác giả có điều kiện quan sát và tìm hiểu về CSR tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố này đến sự đổi mới và kết quả hoạt động. Việc thực hiện những chính sách về CSR sẽ giúp các thương hiệu siêu thị gầy dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng liên quan thông qua sự tin yêu của khách hàng, sự hỗ trợ của nhà cung cấp và cộng đồng địa phương. Đồng thời, CSR còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với đời sống nhân viên cũng góp phần nâng cao năng suất lao động, lòng trung thành và sự gắn bó, từ đó nhân viên hăng say làm việc hơn, đưa ra nhiều sáng kiến đổi mới hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh tại các siêu thị, những đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ và hoạt động, nhất là hướng đến trách nhiệm xã hội, lại càng quan trọng trong việc giữ
  17. 5 chân khách hàng, củng cố thương hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn bao giờ hết. Ngoài ra, do đặc điểm kinh tế nước ta có nhiều điểm khác biệt so với các quốc gia khác: phần lớn các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống và còn khá thờ ơ với các hoạt động về CSR. Liệu các kết quả thực nghiệm từ những nghiên cứu trước đây có đúng cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, và ở một lĩnh vực đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt như ngành bán lẻ hay không – lại là một vấn đề đáng để chúng ta nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, cùng với việc kết hợp lý thuyết từ các tài liệu khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài của mình là “Tác động của CSR đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về hàm ý mối quan hệ giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM với các mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến sự đổi mới. - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến kết quả hoạt động, một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự đổi mới. - Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị thông qua CSR và sự đổi mới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Được hình thành dựa trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu để định hướng cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau: - CSR và sự đổi mới được hiểu như thế nào trong các nghiên cứu khoa học và thực tiễn tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM?
  18. 6 - Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá như thế nào và tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM có những chỉ tiêu gì khác biệt? - CSR có tác động tích cực đến sự đổi mới tại các siêu thị ở TP.HCM hay không? - CSR có tác động đến việc nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị này? - Sự đổi mới có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của các siêu thị trên địa bàn TP.HCM hay không? - Dựa vào kết quả nghiên cứu, các hàm ý quản trị nào được đề xuất để gia tăng sự đổi mới tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM thông qua CSR trong thực tiễn? - Các hàm ý quản trị nào có thể được đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM thông qua CSR và sự đổi mới trong thực tiễn? 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tác giả thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gồm bảy chuyên gia nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu định lượng sử dụng phối hợp các phương pháp thông qua việc khảo sát 350 chuyên viên và cán bộ quản lý dựa trên cơ sở bảng câu hỏi khảo sát, kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA để xác định mức độ quan hệ giữa biến quan sát và các nhân tố cơ sở, phân tích CFA nhằm kiểm định độ phù hợp của mô hình và thang đo. Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định SEM để kết luận mối quan hệ giữa các yếu tố và sử dụng bootstrap để kiểm định độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình. 1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
  19. 7 Để làm rõ mục tiêu đã đặt ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động, mối quan hệ giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Do hạn chế về mặt thời gian và tính chất đặc trưng của dữ liệu, đối tượng khảo sát của đề tài là các nhà quản lý và chuyên viên các phòng ban có liên quan đang công tác tại các siêu thị. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài được khảo sát dựa trên 10 siêu thị Co.op Mart, 2 đại siêu thị Co.op Xtra, 1 siêu thị Lotte Mart, 2 siêu thị Vinmart, 1 siêu thị E-mart, 1 siêu thị MM Mega Market và 2 siêu thị/đại siêu thị Big C đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Trong đề tài này, tác giả lựa chọn các siêu thị truyền thống, kinh doanh đa chủng loại hàng hóa vì có tiêu chuẩn về số lượng lao động (98–218 người) phù hợp với đối tượng SMEs (nhân sự từ 100-250 người) trong nghiên cứu gốc của Isabel et al. (2017). Các siêu thị chuyên dụng không được lựa chọn vì định biên lao động quá thấp so với tiêu chuẩn tại các SMEs ở các quốc gia châu Âu. Về thời gian, đề tài được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018. 1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài Bài nghiên cứu được thực hiện tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, do đó, kết quả thực nghiệm sẽ cho một cách nhìn mới về cách thức CSR tác động đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động trong lĩnh vực này, cụ thể cung cấp các nội dung sau đây: - Đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của các siêu thị. - Cung cấp kết quả thực nghiệm về tác động của CSR đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động của các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
  20. 8 - Đề xuất các hàm ý quản trị cải thiện hiệu suất đổi mới và kết quả hoạt động của siêu thị thông qua việc phát triển CSR của tổ chức. Trong chương đầu, tác giả đã trình bày sơ bộ những điểm chính của đề tài như tính cấp thiết của vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu, kết cấu của luận văn cũng như ý nghĩa khoa học của đề tài. Cơ sở lý thuyết làm nền tảng để xây dựng các khái niệm, thang đo, giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ được tác giả trình bày trong chương tiếp theo. 1.1 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và các nội dung hỗ trợ, đề tài nghiên cứu bao gồm các chương: CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI, trình bày tổng quan những điểm chính của đề tài nghiên cứu. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, trình bày những lý thuyết nền tảng xây dựng nên mô hình và giả thuyết nghiên cứu của đề tài. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU trình bày cơ sở chọn mẫu và cách thức thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát của đề tài. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, bao gồm việc thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả kiểm định giả thuyết. CHƢƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI, đúc kết lại các kết quả chính và đóng góp trong thực tiễn; đồng thời nêu lên những điểm hạn chế để gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2