intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng “vốn con người” đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ kết quả nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị với các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế ngầm để thúc đẩy khu vực kinh tế chính thức của Việt Nam phát triển theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng “vốn con người” đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** TRẦN VIỆT TÂN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHẤT LƯỢNG “VỐN CON NGƯỜI” ĐẾN QUY MÔ KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM, Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ********** TRẦN VIỆT TÂN TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CHẤT LƯỢNG “VỐN CON NGƯỜI” ĐẾN QUY MÔ KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGYỄN HỒNG THẮNG TP.HCM, Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng “vốn con người” đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Hồng Thắng. Cơ sở lý luận tham khảo từ các tài liệu được nêu trong phần tài liệu tham khảo, số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Người thực hiện luận văn TRẦN VIỆT TÂN
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi về không gian ................................................................................. 3 1.4.3. Phạm vi về thời gian ..................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 5 1.7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................................. 7 2.2. Khái niệm thể chế ................................................................................................. 9
  5. 2.3. Khái niệm kinh tế ngầm, phân loại, cách đo lường, nguyên nhân ................. 12 2.3.1. Khái niệm ................................................................................................... 12 2.3.2. Cách đo lường quy mô kinh tế ngầm ......................................................... 14 2.3.3. Phân loại kinh tế ngầm ............................................................................... 15 2.3.4. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh tế ngầm .......................................... 15 2.3.5. Mối quan hệ giữa kinh tế ngầm và kinh tế chính thức ............................... 18 2.4. Khái niệm “vốn con người” và đo lường chất lượng “vốn con người” ......... 19 2.5. Một số nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI, chất lượng thể chế và quy mô kinh tế ngầm ........................................................................................ 22 2.5.1. Mối quan hệ giữa FDI và chất lượng thể chế ............................................. 22 2.5.2. Mối quan hệ giữa FDI và quy mô kinh tế ngầm ........................................ 25 2.5.3. Mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và quy mô kinh tế ngầm ................. 26 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 30 3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 34 3.3.1. Hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu OLS và kiểm định các giả thiết của mô hình OLS. .................................................................................. 35 3.3.2. Kiểm định tính dừng của các biến .............................................................. 35 3.3.3. Xác định độ trễ tối ưu của mô hình ............................................................ 36 3.3.4. Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp kiểm định đường bao ........... 36 3.3.5. Mô hình sai số hiệu chỉnh ECM ................................................................. 37 3.3.6. Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của mô hình ............... 38 3.3.7. Các kiểm định bổ sung ............................................................................... 38
  6. 3.3.8. Kiểm định tính ổn định của mô hình .......................................................... 40 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 1986-nay .............................. 41 4.2. Thực trạng thu hút, quản lý FDI của Việt Nam thời gian qua....................... 42 4.3. Thực trạng về thể chế và chất lượng thể chế của Việt Nam ........................... 49 4.4. Thực trạng quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam ................................................. 51 4.5. Thống kê mô tả ................................................................................................... 52 4.6. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 52 4.6.1. Kiểm định tính dừng ................................................................................... 52 4.6.2. Kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu OLS ........... 53 4.6.3. Kiểm định các giả thuyết của mô hình OLS .............................................. 54 4.6.4. Xác định độ trễ tối ưu của mô hình ............................................................ 56 4.6.5. Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp kiểm định đường bao. .......... 57 4.6.6. Một số kiểm định bổ sung cho phương pháp ARDL ................................. 58 4.6.7. Kết quả tác động trong ngắn hạn ................................................................ 59 4.6.8. Kết quả tác động trong dài hạn ................................................................... 60 4.6.9. Kiểm đinh mối quan hệ nhân quả Granger giữa các biến số ...................... 61 4.7. Thảo luận kết quả ............................................................................................... 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận và hàm ý chính sách rút ra từ nghiên cứu ........................................ 64 5.1.1. Kết luận ...................................................................................................... 64 5.1.2. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 64 5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thể chế phi chính thức ....................... 65 5.3. Một số giải pháp cải thiện chất lượng thể chế chính thức .............................. 68
  7. 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Giải thích 1 UNCTAD Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển 2 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 GDP Tổng thu nhập quốc gia 4 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế 5 IMF International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ Quốc tế) 6 WB World bank (Ngân hàng Thế Giới) 7 VN Việt Nam
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa quy mô kinh tế ngầm và quy mô kinh tế chính thức...19 Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 30 Bảng 3.2: Diễn giải các biến trong mô hình.............................................................. 33 Bảng 4.1: Phân loại FDI vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ .................. 43 Bảng 4.2: FDI vào Việt Nam phân theo địa phương ................................................ 44 Bảng 4.3: Các hình thức FDI tính đến tháng 11/2018 .............................................. 47 Bảng 4.4: FDI vào Việt Nam phân theo ngành nghề ................................................ 48 Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................... 52 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tính dừng .................................................................... 53 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS ............................................. 54 Bảng 4.8: Kết quả nhân tử phóng đại phương sai VIF.............................................. 54 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định White .......................................................................... 55 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey ...................................................... 55 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Jarque-Bera .............................................................. 56 Bảng 4.12: Kết quả xác định độ trễ tối ưu ................................................................ 57 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định đồng liên kết ............................................................. 58 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định bổ sung cho phương pháp ARDL ............................ 59 Bảng 4.15: Hệ số tác động trong ngắn hạn ............................................................... 60 Bảng 4.16: Kết quả tác động trong dài hạn ............................................................... 61 Bảng 4.17: Kiểm định nhân quả Granger giữa các biến ........................................... 62
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Diễn biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986-2015.................42 Hình 4.2: Diễn biến của vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện tại Việt Nam ............. 46 Hình 4.3: Diễn biến quy mô kinh tế ngầm của Việt Nam giai đoạn 1991-2015 .......51 Hình 4.4: Kiểm định tính ổn định của mô hình ARDL .............................................59
  11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Môi trường thể chế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. So với các nước phát triển, chất lượng thể chế ở các nước đang phát triển còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế ngầm ở các nước đang phát triển luôn tồn tại và tồn tại ở quy mô khá lớn. Ở Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau mà kinh tế ngầm vẫn tồn tại, và tác động của thể chế phi chính thức (đo lường bằng chất lượng “vốn con người”) là hướng nghiên cứu còn khá ít các nghiên cứu trước đây đề cập đến. Tác giả kết hợp sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu OLS, phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL, phương pháp kiểm định nhân quả Granger để ước lượng kết quả hồi quy và kiểm chứng mô hình, dựa trên những số liệu được các tổ chức có uy tín công bố để làm rõ chiều tác động và mức độ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, của chất lượng thể chế phi chính thức đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị với các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế ngầm để thúc đẩy khu vực kinh tế chính thức của Việt Nam phát triển theo hướng bền vững. Từ khóa: Kinh tế ngầm, Thể chế phi chính thức, chất lượng vốn con người, FDI.
  12. Abstract The institutional environment plays an important role in a country's economic growth and development. Compared with developed countries, the institutional quality in developing countries has many shortcomings and limitations, this is one of the reasons for the shadow economy in developing countries to exist and exist in fairly large scale. In Vietnam for many reasons, the shadow economy still exists, and the impact of the informal economy (measured by the quality of "human capital") is that the research direction is quite few previous studies mention. The author combines using both qualitative and quantitative research methods: using OLS least squares method, ARDL delay distribution regression method, Granger causality test method to estimate amount of regression results and model verification, based on data published by reputable organizations to clarify the impact and degree of impact of foreign direct investment, of non-institutional quality Officially to the shadow economy scale in Vietnam both in short and longterm. Based on the results of the study, recommendations are made to the authorities in the making of foreign direct investment policies, measures to restrict shadow economy activities to promote the formal economic sector. Vietnam's development towards sustainability. Keyword: Shadow economy, informal economy, quality of human capital, FDI.
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường thể chế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Sự khác biệt về môi trường thể chế là nguyên nhân căn bản dẫn đến khác biệt về tăng trưởng kinh tế, lâu dài hình thành nên các quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển (Acemoglu & Robinson, 2008). So với các nước phát triển, chất lượng thể chế ở các nước đang phát triển còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế ngầm ở các nước đang phát triển luôn tồn tại và tồn tại ở quy mô khá lớn. Kinh tế ngầm phát triển liệu có kìm hãm kinh tế chính thức? Theo Alm & Embaye (2013) sự gia tăng quy mô của nền kinh tế ngầm sẽ bóp méo việc phân bổ nguồn lực, làm thay đổi phân phối thu nhập và giảm nguồn thu thuế cho Chính phủ. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ thế giới IMF năm 2015 thì kinh tế ngầm vẫn tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngoài yếu tố chất lượng thể chế, Schneider và cộng sự (2010), Schneider (2012) còn cho rằng không thể bỏ qua sự đa dạng của các thành phần kinh tế (gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài) cũng như chất lượng “vốn con người” khi nghiên cứu sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm. Bởi vì, doanh nghiệp là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế (bao gồm cả kinh tế ngầm), còn chất lượng “vốn con người” sẽ quyết định đến cơ hội và động cơ của người lao động khi tham gia vào thị trường lao động. Khác với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có ít động lực hơn để gắn bó lâu dài với quốc gia họ đầu tư. Sự khác biệt về tập quán kinh doanh, ý thức tôn trọng pháp luật, kinh nghiệm quản lý…của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa là cơ hội vừa thách thức đối với các nước tiếp nhận đầu tư. Xét ở khía cạnh tích cực, thông qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006; Lê Thanh Thúy, 2007; Lê Việt Anh, 2009; Phạm Đình Long và cộng sự, 2018) đã chỉ ra đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt
  14. 2 Nam như: Tạo việc làm, cải thiện thu nhập và lan tỏa công nghệ… Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì ngoại trừ hai năm 1996 và 2008 có tính chất đột biến thì nhìn chung Việt Nam vẫn đang điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với số lượng vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện luôn nằm trong xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Xét ở khía cạnh tiêu cực, khu vực FDI cũng đặt ra nhiều thách thức trong quản lý và mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam như: Gây ra tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Đứng trên góc độ tiếp cận của kinh tế ngầm thì việc chuyển giá, khai báo xuất xứ hàng hóa, gia công giữa công ty mẹ và công ty con… của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu khai báo không trung thực sẽ gây thất thu thuế rất lớn cho ngân sách, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài so với doanh nghiệp trong nước. Lâu dần sẽ làm hạn chế khả năng phát triển của doanh nghiệp trong nước, gián tiếp làm giảm quy mô của khu vực kinh tế chính thức. Theo North (1990) thể chế được chia thành 2 dạng chính là thể chế chính thức (đại diện cho khả năng lập pháp, hành pháp của cơ quan quản lý Nhà nước) và thể chế phi chính thức (văn hóa, tập quán, ý thức dân tộc, chất lượng “vốn con người”). Mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và quy mô kinh tế ngầm là đề tài đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới (Larrain và Tavares, 2004; Kwok và Tadesse, 2006; Dang, 2013; Dreher & Schneider, 2010; Singh và cộng sự, 2012; Razmi và cộng sự, 2013, và Hassan & Schneider, 2016) nhưng theo tìm hiểu của tác giả thì còn rất ít ở Việt Nam. Các nghiên cứu trước thường nhấn mạnh vào tác động/vai trò của thể chế chính thức đối với kinh tế ngầm. Tuy nhiên thực tế tại các quốc gia đang phát triển cho thấy nếu chỉ hạn chế kinh tế ngầm bằng thể chế chính thức sẽ không hiệu quả (Johnson và cộng sự, 1998; của Hassan & Schneider, 2016) do chất lượng “vốn con người” của người dân chưa được nâng lên thì họ vẫn phải tham gia vào kinh tế ngầm, lý do là cơ hội để tham gia vào khu vực kinh tế chính thức bị hạn chế. Thậm chí ngay cả khi chất lượng “vốn con người” được cải thiện, vẫn có khả năng họ tham gia vào kinh tế ngầm vì lợi ích của khu vực kinh tế ngầm thường lớn hơn khu vực chính thức,
  15. 3 thủ tục tham gia đơn giản. Acemoglu & Robinson (2008) cho rằng, hạn chế kinh tế ngầm bằng cả thể chế chính thức và thể chế phi chính thức là lựa chọn đúng đắn và mang lại hiệu quả lâu dài. Ở Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau mà kinh tế ngầm vẫn tồn tại, và tác động của FDI cùng chất lượng “vốn con người” là hướng nghiên cứu còn ít các nghiên cứu trước đây đề cập đến. Chính vì những lý do trên và yêu cầu của thực tiễn phải kiểm soát tốt khu vực kinh tế ngầm mà tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng “vốn con người” đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: (i) Xác định được chiều tác động và mức độ tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, của chất lượng “vốn con người” đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. (ii) Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị với các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế ngầm để thúc đẩy khu vực kinh tế chính thức của Việt Nam phát triển theo hướng bền vững. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn tập trung vào trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam hay không? Nếu có, thì tác động theo hướng tích cực hay tiêu cực? (ii) Chất lượng “vốn con người” có tác động đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam hay không? Nếu có, thì tác động theo hướng tích cực hay tiêu cực?
  16. 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng “vốn con người” và quy mô kinh tế ngầm của Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi về không gian Nghiên cứu này được thực hiện cho dữ liệu kinh tế của Việt Nam, cho nên các lý giải của tác giả về kết quả nghiên cứu cũng lấy từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. 1.4.3. Phạm vi về thời gian Các dữ liệu phản ánh đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn con người và quy mô kinh tế ngầm được thu thập từ năm 1991 đến năm 2015, vì năm 1991 các số liệu về quy mô kinh tế ngầm mới được công bố lần đầu tiên. Những dữ liệu sau năm 2015 cần có thêm thời gian để thẩm định nên chưa được công bố chính thức. Nguồn dữ liệu: Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ thế giới IMF, Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển UNCTAD, Cục dự trữ liên bang Mỹ FRED. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trước hết, tác giả lược khảo các quan điểm về kinh tế ngầm, phân loại các hoạt động kinh tế ngầm, định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế và chất lượng thể chế … Sau đó là lược khảo lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và quy mô kinh tế ngầm để xây dựng được khung lý thuyết phân tích. Từ đó chọn ra mô hình nghiên cứu, chọn biến đại diện cho các yếu tố để phân tích tác động của chúng đến quy mô kinh tế ngầm của Việt Nam. Sau đó, thu thập dữ liệu từ các nguồn tin cậy như Ngân hàng thế giới WB (World Bank), Diễn đàn Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development), Quỹ tiền tệ thế giới IMF (International Monetary Fund), Cục dữ trữ liên bang Mỹ FRED (Federal Reserve Bank of
  17. 5 St.Louis) tác giả tiến hành chạy hồi quy và cuối cùng là kiểm chứng tính hợp lý của mô hình. Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Eviews. Để thực hiện luận văn này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: + Phương pháp nghiên cứu định tính: Để tổng kết lý thuyết nền về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế và lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ nhân quả giữa FDI, chất lượng “vốn con người” và quy mô kinh tế ngầm của các quốc gia/khu vực trên thế giới. + Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đầu tiên, tác giả sẽ ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu OLS để cung cấp kết quả hồi quy sơ bộ và kiểm định các giả thiết của mô hình OLS theo các tiêu chí của Gauss & Markov. Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL (Autoregressive Distributed Lag) do Pesaran và cộng sự đề xuất năm 2001, phương pháp kiểm định nhân quả Granger để ước lượng kết quả hồi quy và kiểm chứng mô hình, dựa trên những số liệu được các tổ chức có uy tín công bố. Tác giả sẽ so sánh kết quả của 2 phương pháp ước lượng và lý giải sự hợp lý của phương pháp ước lượng tự hồi quy phân phối trễ ARDL. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu về hoạt động kinh tế ngầm và các nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh tế ngầm còn rất ít ở Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ ARDL để phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, của chất lượng “vốn con người” đến quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn, vì vậy nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn: (i) Bổ sung một bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của kinh tế ngầm tại Việt Nam và mối quan hệ của khu vực kinh tế ngầm với khu vực kinh tế chính thức. (ii) Xác định và lượng hóa mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng “vốn con người” và quy mô kinh tế ngầm tại Việt Nam.
  18. 6 (iii) Gợi ý một số hàm ý chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biện pháp để quản lý và hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm tại Việt Nam. 1.7. Kết cấu luận văn Cấu trúc luận văn gồm 5 chương, không tính phụ lục và tài liệu tham khảo Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 1 trình bày tổng quan chung về nội dung, mục đích của nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các khái niệm về kinh tế ngầm, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế, chất lượng “vốn con người” và cách đo lường. Tác giả sẽ lược khảo các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về mối quan hệ nhân quả giữa FDI, chất lượng “vốn con người” và quy mô kinh tế ngầm. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Chương 3 tác giả giới thiệu về khung phân tích, nguồn dữ liệu và quy trình nghiên cứu được tác giả thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Qua đó sẽ chỉ ra cách mà tác giả xây dựng mô hình, kỳ vọng hướng tác động, lập luận sự hợp lý của các biến đưa vào mô hình, bao gồm: Thiết kế nghiên cứu, khung phân tích, nguồn và cách thu thập dữ liệu, các công cụ nghiên cứu cơ bản, các biến được sử dụng trong nghiên cứu… Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 4 tác giả trình bày kết quả thống kê mô tả mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, ước lượng tác động của FDI và chất lượng “vốn con người” đến quy mô kinh tế ngầm của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. Giải thích ý nghĩa thực tiễn rút ra từ kết quả của nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương 5 tác giả trình bày các kết luận được rút ra từ nghiên cứu và khuyến nghị/hàm ý một số chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các biện pháp
  19. 7 quản lý và hạn chế hoạt động kinh tế ngầm, đồng thời chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.
  20. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và cách đo lường a. Khái niệm Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đầu tư trực tiếp nước ngoài phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại một nước (nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại một nền kinh tế khác. Lợi ích lâu dài thể hiện ở chỗ sự tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư với doanh nghiệp được đầu tư. Nhà đầu tư có được ảnh hưởng quan trọng và hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp bao gồm việc thực hiện những giao dịch từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp theo giữa hai thực thể và các doanh nghiệp được liên kết một cách chặt chẽ. Như vậy, FDI là đầu tư vốn nước ngoài có gắn liền với việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với dự án, doanh nghiệp tiếp nhận phần vốn đó và có thời hạn lâu dài. Theo Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài). Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc đầu tư vốn được thực hiện ở các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi nhà đầu tư nước ngoài mở rộng một mối quan hệ lâu dài với một doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư và có cổ phần trong doanh nghiệp đủ để duy trì một mức ảnh hưởng quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2