Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu tình huống Thành phố Đà Nẵng
lượt xem 4
download
Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá, phân tích tình hình, thực trạng thu hút FDI của Tp. Đà Nẵng trong thời gian qua. FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế TP, lan tỏa đến địa phương. Kiến nghị một số giải pháp chính sách cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế của TP nhằm tăng cường tác động FDI đến thúc đẩy tăng trưởng TP và thu hút FDI vào Tp. Đà Nẵng từ nay đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu tình huống Thành phố Đà Nẵng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- NGUYỄN QUANG HUY TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN QUANG HUY TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do Tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của Tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Huy
- LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoài – Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong thời gian qua để hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giảng viên, cán bộ hành chính, kỹ thuật Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright – Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, giúp đỡ và cung cấp cho Tôi rất nhiều kiến thức bổ ích, phù hợp với thực tế trong thời gian qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ Tôi trong quá trình khảo sát thông tin các DN FDI đóng trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Bên cạnh đó, xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè với những động viên trong quá trình học tập cũng như những góp ý thiết thực và chân thành giúp Tôi hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình với những lời động viên và giúp đỡ trong khoảng thời gian học gần hai năm, là nguồn lực giúp Tôi tự tin trong suốt quá trình học tập. Một lần nữa, Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Kính mong nhận được sự góp ý của Thầy cô giáo và các bạn. Xin chân trọng cảm ơn!
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Tóm tắt....................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 2 1. BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH ................................................................................ 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH......................................................... 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................... 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN...................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TỚI TĂNG TRƯỞNG............................................. 5 1.1/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ................................................................... 5 1.2/ Lợi ích của thu hút FDI.................................................................................... 5 1.3/ Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).................................................... 6 1.4/ Hình thức đầu tư FDI phổ biến ........................................................................ 8 1.5/ Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng .................................... 11 1.5.1/ Vai trò của đầu tư nước ngoài................................................................. 11 1.5.2/ Cơ sở lý thuyết về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế.................. 11 1.5.2.1/ Khái niệm về tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng.......... 11 1.5.2.2/ Lý thuyết tăng trưởng kinh tế ........................................................... 12 1.5.3/ Các tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ....................................... 13 CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TỚI TĂNG TRƯỞNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................................................... 16 2.1/ Tổng quan về Thành phố Đà Nẵng................................................................ 16 2.1.1/ Khái quát về thành phố Đà Nẵng ............................................................ 16 2.1.1.1/ Đặc điểm tự nhiên ............................................................................ 16 2.1.1.2/ Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................. 16 2.1.1.3/ Hệ thống giao thông ......................................................................... 17 2.1.2/ Môi trường pháp lý ................................................................................. 17 2.1.3/ Cơ sở hạ tầng........................................................................................... 18 2.1.4/ Nguồn nhân lực ....................................................................................... 19 2.1.5/ Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố ................................................ 20
- 2.1.6/ Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI vào TP. Đà Nẵng20 2.1.6.1/ Thuận lợi .......................................................................................... 20 2.1.6.2/ Khó Khăn.......................................................................................... 21 2.2/ Một số chỉ số kinh tế của thành phố .............................................................. 22 2.3/ Hiện trạng FDI vào Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1990 - 2009 .................. 22 2.3.1/ Tổng quan tình hình thu hút FDI vào Tp. Đà Nẵng giai đoạn 1990 – 2009 ........................................................................................................................... 22 2.3.2/ Cơ cấu đầu tư FDI vào Thành phố Đà Nẵng .......................................... 24 2.4/ Đánh giá tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến Thành phố Đà Nẵng ............................................................................................................................... 25 2.4.1/ Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Thành phố Đà Nẵng ..... 25 2.4.1.1/ Vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của Thành phố............................. 25 2.4.1.2/ Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI ................ 26 2.4.1.3/ Hoạt động xuất khẩu của các DN FDI trên địa bàn Thành phố...... 28 2.4.1.4/ Đóng góp vào ngân sách thành phố từ các DN FDI........................ 29 2.4.1.5/ Lao động làm việc tại các DN FDI .................................................. 30 2.4.1.6/ Tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm các DN FDI so với tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn Thành phố (GDP) ...................................................... 32 2.4.2/ Tác lan tỏa (tác động tràn) của FDI đến địa phương .............................. 33 2.4.2.1/ Cơ chế sinh ra tác động lan tỏa ....................................................... 33 2.4.2.2/ Phân tích tác động lan tỏa đến Thành phố Đà Nẵng....................... 34 2.4.2.2.1/ Loại hình DN FDI...................................................................... 34 2.4.2.2.2/ Hợp tác giữa DN FDI và DN địa phương ................................. 35 2.4.2.2.3/ Hỗ trợ của DN FDI cho các DN địa phương trong quá trình hợp tác............................................................................................................... 36 2.4.2.2.4/ DN địa phương có đáp ứng nhu cầu hợp tác của DN FDI ........ 37 2.4.2.2.5/ DN FDI tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn Thành phố37 2.4.2.2.6/ Trình độ lao động tại DN FDI hiện nay..................................... 38 2.4.3/ Mối quan hệ giữa tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế Thành phố Đà Nẵng so với cả nước.......................................................................................... 39 2.4.3.1/ Vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam ................................. 39 2.4.3.2/ Giá trị SX Công nghiệp của các DN FDI trong tổng giá trị SX công nghiệp Việt Nam ............................................................................................ 39 2.4.3.3/ Kim ngạch XK của các DN FDI trong tổng kim ngạch XK Việt Nam ....................................................................................................................... 40 2.4.3.4/ Nộp ngân sách của các DN FDI vào ngân sách Việt Nam .............. 40 2.4.3.5/ Lao động làm việc tại các DN FDI trong tổng lao động Việt Nam . 40 2.4.3.6/ Đóng góp của các DN FDI vào GDP Việt Nam ............................. 41 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG FDI THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ THU HÚT FDI.................................................................................................................. 42 3.1/ Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 42 3.2/ Tác động tăng trưởng và trục trặc tại Thành phố Đà Nẵng ........................... 42
- 3.3/ Tác động lan tỏa và trục trặc tại Thành phố Đà Nẵng ................................... 43 3.4/ Kiến nghị chính sách nhằm tăng cường tác động FDI thúc đẩy tăng trưởng Thành phố Đà Nẵng và thu hút FDI ..................................................................... 44 3.4.1/ Xây dựng hoàn thiện thể chế chính sách................................................. 44 3.4.2/ Giải pháp nhằm tạo ra tác động lan tỏa tới khu vực kinh tế địa phương 46 3.4.3/ Giải pháp thu hút đầu tư.......................................................................... 47 3.4.4/ Xây dựng chiến lược về xúc tiến đầu tư ................................................. 48 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa ICOR Incremental capital-output radio Tỷ lệ gia tăng của vốn trên sản lượng KH&ĐT Kế hoạch & Đầu tư M&A Mergers and Acquisitions Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại SX Sản xuất TFP Total Factor Productivities Tổng năng suất các nhân tố TNC Transnational Company Công ty xuyên quốc gia TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Biểu số liệu lao động – việc làm Tp. Đà Nẵng 19 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế của TP 22 Bảng 2.3: Tình hình đầu tư vốn FDI vào Tp. Đà Nẵng giai đoạn 1990 – 2009 22 Bảng 2.4: Tỷ trọng cơ cấu vốn FDI so với tổng vốn đầu tư của TP (Giá so sánh 1994) 25 Bảng 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn (giá hiện hành) 26 Bảng 2.6: Giá trị SX công nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng 27 Bảng 2.7: Kim ngạch XK của DN FDI và tỷ trọng XK của DN FDI/ Tổng XK của TP 28 Bảng 2.8: Nguồn thu từ các DN FDI và tỷ trọng 29 Bảng 2.9: Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn TP 30 Bảng 2.10: Lao động tại các DN FDI 31 Bảng 2.11: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn theo giá thực tế 32 Bảng 2.12: Hình thức hợp tác giữa DN FDI và DN địa phương 35 Bảng 2.13: DN địa phương có đáp ứng nhu cầu hợp tác của DN FDI 37 Bảng 2.14: DN FDI tham gia hoạt động xã hội trên địa bàn TP 37 Bảng 2.15: Trình độ lao động TP hiện nay 38 Bảng 2.16: Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam phân theo thành phần kinh tế 39 Bảng 2.17: Cơ cấu giá trị SX công nghiệp của Việt Nam phân theo thành phần kinh tế 39 Bảng 2.18: Cơ cấu giá trị XK của Việt Nam phân theo thành phần kinh tế 40 Bảng 2.19: Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam 40 Bảng 2.20: Cơ cấu lao động của Việt Nam phân theo thành phần kinh tế 40 Bảng 2.21: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam theo giá thực tế 41 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP TP. Đà Nẵng giai đoạn 2002 - 2008 43
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1: Khung phân tích nghiên cứu 15 Hình 2.1: Biểu đồ dân số Đà Nẵng giai đoạn 1995 – 2008 16 Hình 2.2: Biểu đồ số học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật (thời điểm 31/12 hàng năm) 20 Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu lĩnh vực đầu tư tính đến 31.12.2008 24 Hình 2.4: Biểu đồ giá trị SX công nghiệp của DN FDI 27 Hình 2.5: Biểu đồ loại hình DN FDI 34 Hình 2.6: Biểu đồ hợp tác giữa DN FDI và DN địa phương 35 Hình 2.7: Biểu đồ hỗ trợ của DN FDI cho các DN địa phương trong quá trình hợp tác 36
- 1 Tóm tắt: Đối với các nước đang phát triển cũng như các tỉnh thành của một quốc gia thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam cũng như tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của các tỉnh thành Việt Nam. Khu vực này đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng, góp phần tăng cường năng lực SX và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, gia tăng kim ngạch XK hàng hóa, đóng góp cho ngân sách nhà nước/ tỉnh và tạo việc làm cho một bộ phận lao động. Ngoài ra, FDI còn có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các DN có vốn FDI tạo sức ép buộc các DN trong nước/ địa phương phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả SX. Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn mới là điều cốt lõi để tạo ra sự thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, nếu không sẽ gây hậu quả ngược lại. Đề tài tập trung vào đánh giá tác động của FDI tại Đà Nẵng trong thời gian qua vào tăng trưởng kinh tế của TP và tác động lan tỏa đến địa phương. Sẽ tập trung vào phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh là vốn đầu tư, giá trị SX công nghiệp, XK hàng năm, đóng góp vào ngân sách TP, lao động, tổng giá trị sản phẩm và các tác động lan tỏa của FDI đến địa phương.
- 2 MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH CHÍNH SÁCH FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng. FDI trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển XK, SX công nghiệp, tham gia vào các thị trường quốc tế… FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Đối với các nước đang phát triển (cũng như các tỉnh thành trong nước), mong muốn lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. DN có vốn FDI là một trong những lực lượng có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển của Tp. Đà Nẵng. Tuy nhiên, trong những năm qua chưa có một đề tài nào của TP nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Bên cạnh đó, trong thời gian qua tình hình thu hút FDI vào Tp. Đà Nẵng tăng lên. Tuy nhiên, so với với một số địa phương ở phía Bắc (như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Ninh) và phía Nam (như Bình Dương, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai) thì kết quả thu hút FDI của Tp. Đà Nẵng còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của TP trọng điểm miền Trung. Vì vậy, để có cái nhìn tổng quan về tác động FDI đến tăng trưởng TP trong thời gian qua cũng như tìm hiểu những điểm còn hạn chế để khắc phục, từ đó đề xuất những gợi ý chính sách nhằm tăng cường phát huy tác động của FDI đến tăng trưởng trưởng kinh tế và lan tỏa đến Tp. Đà Nẵng cũng như tăng cường hơn nữa thu hút FDI. Do vậy, Tôi chọn đề tài: “ Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu tình huống Thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá, phân tích tình hình, thực trạng thu hút FDI của Tp. Đà Nẵng trong thời gian qua. FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế TP, lan tỏa đến địa phương.
- 3 Kiến nghị một số giải pháp chính sách cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế của TP nhằm tăng cường tác động FDI đến thúc đẩy tăng trưởng TP và thu hút FDI vào Tp. Đà Nẵng từ nay đến năm 2020. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tác động đến tăng trưởng kinh tế Tp. Đà Nẵng như thế nào? - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có tác động lan tỏa đến địa phương như thế nào? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến + Hoạt động thu hút FDI của Đà Nẵng. + FDI vào Đà Nẵng: chất lượng, cơ cấu. + Đóng góp của DN FDI vào GDP của TP. + Lao động tại các DN FDI. + Xuất khẩu của các DN FDI. + Giá trị SX của các DN FDI + Mối liên hệ giữa DN FDI và DN địa phương. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: nghiên cứu FDI vào TP. Đà Nẵng. + Về thời gian: nghiên cứu tình hình hoạt động thu hút, tác động FDI giai đoạn 2000 - 2009 và đề xuất giải pháp tăng cường tác động FDI vào TP theo hướng phát triển kinh tế bền vững. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là sử dụng phương pháp thống kê mô tả và khảo sát DN FDI trên địa bàn Tp. Đà Nẵng.
- 4 - Thu thập tài liệu: tập hợp các tài liệu ở các cơ quan như Sở kế hoạch – Đầu tư Tp. Đà Nẵng, Trung tâm xúc tiến đầu tư Tp. Đà Nẵng, Ủy ban Nhân dân Tp. Đà Nẵng, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Tp. Đà Nẵng, Bộ kế hoạch đầu tư... - Thống kê mô tả: thu thập và phân tích các nguồn số liệu thống kê phù hợp, liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Phương pháp này chủ yếu sử dụng để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế TP. - Khảo sát thông tin các DN FDI trên địa bàn TP. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tác động lan tỏa của FDI đến địa phương. Ngoài ra, tác giả tham khảo các giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực FDI và tăng trưởng kinh tế để làm cơ sở lý luận và rút ra các kinh nghiệm cần thiết. 6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các bảng, danh mục các biểu đồ và hình vẽ, luận văn bao gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý thuyết về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng Chương này trình bày khái quát về FDI như định nghĩa về FDI, lợi ích thu hút FDI, phân loại FDI, cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. CHƯƠNG 2: Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng Thành phố Đà Nẵng Chương này giới thiệu khái quát về Tp. Đà Nẵng, tổng quan tình hình thu hút FDI vào Tp. Đà Nẵng trong thời gian qua. Sau đó đánh giá tác động FDI vào tăng trưởng kinh tế Tp. Đà Nẵng và tác động lan tỏa của FDI đến địa phương. CHƯƠNG 3: Kiến nghị chính sách nhằm tăng cường tác động FDI thúc đẩy tăng trưởng Thành phố Đà Nẵng và thu hút FDI Chương này tập trung vào kết luận những kết quả đạt được trong nghiên cứu và những hạn chế. Sau đó kiến nghị chính sách nhằm tăng cường tác động FDI thúc đẩy tăng trưởng TP và thu hút FDI đầu tư vào TP.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TỚI TĂNG TRƯỞNG 1.1/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Xuất phát từ nhiều khía cạnh, quan điểm khác nhau trên thế giới đã có nhiều khái niệm về FDI: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 1996) đưa ra khái niệm: “Một DN đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong DN của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý DN, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp”. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF, 1977) đưa ra định nghĩa về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ám chỉ số đầu tư được lợi ích lâu dài trong một DN hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý DN đó”. 1.2/ Lợi ích của thu hút FDI Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện qua những tiêu chí sau:
- 6 - Bổ sung cho nguồn vốn trong nước/ tỉnh thành. Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển hay các nước kém phát triển thì nhu cầu về nguồn vốn để phát triển kinh tế rất quan trọng. Các nước này có nguồn vốn thấp, mà trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn là yếu tố luôn được đề cập. Một nền kinh tế của một quốc gia muốn tăng trưởng nhanh hơn thì phải cần nhiều vốn hơn, nếu nguồn vốn trong nước không cung cấp đủ thì nó sẽ muốn có thêm vốn từ nước ngoài đầu tư vào, trong đó nguồn vốn FDI cũng là một trong những nguồn vốn đầu tư nước ngoài quan trọng. - Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất. - Tham gia mạng lưới SX toàn cầu, tăng XK. Những DN FDI có mối hiểu biết về thị trường thế giới rộng hơn so với các DN trong nước, bên cạnh đó các DN FDI thường hướng vào XK sản phẩm do mình SX ra, điều này sẽ làm gia tăng kim ngạch XK cũng như thúc đẩy các DN trong nước phát triển theo. - Tăng số lượng việc làm và đào tạo lao động. Một trong những mục đích của FDI là khai thác các lợi thế so sánh để đạt được chi phí SX thấp, vì vậy các DN có vốn FDI sẽ thuê nhiều lao động địa phương (vì mức lương thấp). Trong quá trình thuê lao động đó, các DN FDI đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp. Điều này sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Trong trường hợp này, không chỉ có lao động thông thường mà còn có cả các nhà chuyên môn địa phương, các nhà quản lý cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng ở các DN FDI. - Nguồn thu ngân sách lớn: nguồn thu thuế thu nhập DN, thuế VAT, thuế XNK từ các DN FDI cũng góp một phần lớn vào nguồn thu ngân sách của quốc gia/ địa phương. 1.3/ Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hiện nay có nhiều cách phân loại FDI, tùy theo tiêu chí phân loại mà phân thành các loại. Theo bách khoa toàn thư Wikipedia (http://vi.wikipedia.org), tổ chức Quốc tế (WTO, WB, IFC) phân loại FDI theo một số phương pháp phổ biến sau: - Theo quan điểm của nhà đầu tư: FDI được phân thành
- 7 FDI theo chiều ngang: thực hiện SX cùng một loại hàng hóa ở nước nhận đầu tư giống như được SX ở nước đi đầu tư. FDI theo chiều dọc: hướng vào việc khai thác nguyên liệu thô hoặc làm cho SX gắn với thị trường tiêu thụ. Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu vào SX hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm. FDI kết hợp: thực hiện cả theo chiều ngang và chiều dọc. - Theo quan điểm của nước tiếp nhận đầu tư: FDI được chia thành FDI thay thế hàng nhập khẩu: là việc các DN FDI thực hiện SX hàng hóa và dịch vụ thay thế hàng nhập khẩu mà trước đây nước tiếp nhận đầu tư phải nhập khẩu hàng hóa đó từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước. FDI hướng về XK: là việc các DN FDI thực hiện SX hàng hóa và dịch vụ nhằm phục vụ cho XK là chính. - Theo động cơ của nhà đầu tư: FDI được phân thành các loại FDI tìm kiếm nguồn lực: là loại FDI hướng đến mục tiêu khai thác các lợi thế so sánh của quốc gia tiếp nhận đầu tư như về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, có kỹ thuật tốt và nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ, dồi dào ở nước tiếp nhận đầu tư như khoáng sản, dầu khí, nguyên liệu thô, thủy sản, tiềm năng du lịch… FDI tìm kiếm thị trường: mục tiêu hàng đầu của loại FDI này là nhằm thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ ở quốc gia tiếp nhận đầu tư hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa các nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. Cụ thể đầu tư của FDI loại này cũng có thể là DN phụ trợ cho các FDI khác. Ví dụ: một FDI SX phụ tùng ô tô có thể đi theo các FDI chế tạo ô tô. FDI tìm kiếm hiệu quả: là loại FDI tận dụng lợi thế chi phí đầu vào thấp tại nước tiếp nhận đầu tư thông qua thuế suất ưu đãi, giá nguyên liệu đầu vào và nhân công rẻ, chi phí thuê đất rẻ, chi phí sử dụng điện nước, viễn thông, vận tải thấp…
- 8 FDI tìm kiếm tài sản chiến lược: xuất hiện khi các tập đoàn, TNC trên thế giới tiến hành các vụ sáp nhập, mua lại DN hoặc liên minh nhằm thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của họ. Cụ thể như để khai thác thị trường nội địa, một TNC có thể mua lại một DN nhà nước đang cổ phần thay vì phải thành lập một công ty mới. 1.4/ Hình thức đầu tư FDI phổ biến Trong thực tiễn FDI được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, theo Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (1996) và Luật Đầu tư Việt Nam (2005), các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gồm những hình thức sau: 1.4.1/ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh doanh Là hình thức đầu tư theo hợp đồng ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (các bên hợp doanh) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên, mà không thành lập một pháp nhân mới. Trong quá trình kinh doanh các bên có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng nhưng ban điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh. 1.4.2/ Doanh nghiệp liên doanh DN liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh ký giữa các bên Việt Nam với bên hoặc các bên nước ngoài, hoặc giữa DN liên doanh với bên hoặc các bên nước ngoài nhằm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khác với hợp đồng kinh doanh, DN liên doanh là một pháp nhân mới, mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với bên kia, với DN liên doanh và bên thứ ba trong phạm vi phần góp vốn của mình vào vốn pháp định. 1.4.3/ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài DN 100% vốn nước ngoài là DN thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
- 9 Được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là một pháp nhân Việt Nam; được thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác và đầu tư Việt Nam cấp giấy phép đầu tư và chứng nhận đăng ký điều lệ DN. 1.4.4/ Đầu tư theo hợp đồng BOT (Built – Operate - Transfer contract, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư với cơ quan quản lý có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng như cầu đường, sân bay, bến cảng, nhà máy điện... tại Việt Nam. Hoạt đồng BOT đuợc thực hiện thông qua 100% vốn nước ngoài hoặc vốn nước ngoài cộng với vốn chính phủ Việt Nam hoặc của tổ chức, cá nhân Việt Nam. DN được thành lập thực hiện hợp đồng BOT mặc dù hợp đồng dưới hình thức DN liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lý nhà nước ở nước sở tại. Ngoài ra, còn có hình thức BTO (Built – Transfer – Operate contract, hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh), BT (Built – Transfer contract, hợp đồng xây dựng - chuyển giao). 1.4.5/ Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company) Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con là một trong những mô hình tổ chức quản lý được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Dạng này là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Nó được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn. 1.4.6/ Hình thức công ty cổ phần Công ty cổ phần là DN trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ
- 10 tài sản khác của DN trong phạm vi vốn đã góp vào DN. Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu. Đặc trưng của Công ty cổ phần là nó có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. 1.4.7/ Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài Hình thức này được phân biệt với hình thức Công ty con 100% vốn nước ngoài ở chỗ chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi Công ty con thường là một pháp nhân độc lập. Trách nhiệm của Công ty con thường giới hạn trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trong khi trách nhiệm của chi nhánh theo quy định của một số nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài. 1.4.8/ Hình thức công ty hợp danh Công ty hợp danh là DN phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. 1.4.9/ Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A) Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển. Mục đích chủ yếu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 19 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn