intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giáo dục đến hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của người dân tộc K’ho thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định, ước lượng tác động của giáo dục đến hành vi hút thuốc và uống rượu, bia của người dân tộc K’Ho tại huyện Đạ Huoai, từ đó kiến nghị chính sách để giảm các hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của giáo dục đến hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của người dân tộc K’ho thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM    NGUYỄN PHƯƠNG TRI TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ VÀ UỐNG RƯỢU, BIA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC K’HO THUỘC HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM    NGUYỄN PHƯƠNG TRI TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ VÀ UỐNG RƯỢU, BIA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC K’HO THUỘC HUYỆN ĐẠ HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỲNH HOA TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. TP. HCM, ngày tháng năm 2015 Nguyễn Phương Tri
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.4 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.6 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 3 1.8 Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................... 5 2.1 Thuyết nhận thức - hành vi .................................................................................. 5
  5. 2.1.1 Mô hình lý thuyết nhận thức-hành vi ................................................................ 5 2.1.2 Phương pháp trị liệu nhận thức-hành vi ............................................................ 8 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi hút thuốc lá, uống rượu, bia................... 11 2.2.1 Mô hình giáo dục tác động đến hành vi sức khỏe .............................................. 11 2.2.2 Mô hình tôn giáo tác động đến hành vi sức khỏe............................................... 14 2.2.3 Các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá tại Thổ Nhĩ Kỳ ............................ 15 2.2.4 Các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc tại Malaysia .................................... 18 2.2.5 Hành vi sử dụng thức uống có cồn của học sinh tại Thái Lan ............................ 21 2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thức uống có cồn tại tỉnh Penang, Malaysia .................................................................................................................... 25 2.2.7 Các nghiên cứu liên quan đến hành vi hút thuốc lá tại Việt Nam....................... 28 2.2.8 Khung phân tích của đề tài................................................................................ 29 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 32 3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 32 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 33 3.3 Cỡ mẫu. ............................................................................................................... 34 3.4 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................... 35 3.5 Biến số của mô hình nghiên cứu .......................................................................... 36 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 22
  6. 4.1 Phân tích thống kê mô tả bộ số liệu...................................................................... 39 4.3 Phân tích yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc .................................................. 47 4.4 Phân tích yếu tố tác động đến hành vi uống rượu, bia .......................................... 51 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 54 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 54 5.2 Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 55 5.3 Kiến nghị chính sách ........................................................................................... 55 5.4 Hướng nghiên cứu mở rộng của đề tài ................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT WHO: Tổ chức y tế thế giới Ki-tô giáo: đạo Tin lành và Công giáo La Mã Vinacosh: Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá CFA: (Confirmatory factor analysis) Phân tích nhân tố khẳng định
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thiết kế biến số trong mô hình của Sadan Kaliscan (2009) ........................ 16 Bảng 2.2. Kết quả phân tích hồi quy binary logistic của Sadan Kalsican (2009) ....... 17 Bảng 2.3. Kết quả hồi quy binary logistic phân tích hành vi hút thuốc lá tại Malaysia 19 Bảng 2.4. Yếu tố nhân khẩu học có liên quan đến hành vi sử dụng thức uống có cồn của học sinh tại miền trung Thái Lan ......................................................................... 24 Bảng 2.5. Kết quả hồi quy binary logistic phân tích hành vi sử dụng thức uống có cồn tại tỉnh Penang, Malaysia ........................................................................................... 26 Bảng 3.1 . Biến số của mô hình các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá ........... 37 Bảng 3.1 . Biến số của mô hình các yếu tố tác động đến hành vi uống rượu, bia ....... 37 Bảng 4.1. Tỉ lệ hút thuốc lá của người K’Ho được khảo sát ....................................... 39 Bảng 4.2. Tỉ lệ uống rượu, bia của người K’Ho được khảo sát................................... 40 Bảng 4.3. Phân tích thống kê mô tả hành vi uống rượu, bia trong hai tuần ................. 40 Bảng 4.4. Tỉ lệ nhóm tuổi của mẫu khảo sát .............................................................. 41 Bảng 4.5.Phân tích thống kê mô tả biến tuổi .............................................................. 41 Bảng 4.6. Giới tính và hành vi hút thuốc lá ................................................................ 42 Bảng 4.7. Giới tính và hành vi uống rượu, bia ........................................................... 42 Bảng 4.8. Tình trạng hôn nhân và hành vi hút thuốc lá .............................................. 43 Bảng 4.9. Tình trạng hôn nhân và hành vi uống rượu, bia .......................................... 43
  9. Bảng 4.10. Tôn giáo và hành vi hút thuốc lá .............................................................. 44 Bảng 4.11. Tôn giáo và hành vi uống rượu, bia ......................................................... 44 Bảng 4.12. Nghề nghiệp và hành vi hút thuốc lá ........................................................ 45 Bảng 4.13. Nghề nghiệp và hành vi uống rượu, bia ................................................... 45 Bảng 4.14. Trình độ học vấn của người K’Ho được khảo sát ..................................... 46 Bảng 4.15. Phân tích thống kê mô tả biến số học vấn ................................................ 46 Bảng 4.16. Phân tích thống kê mô tả biến số thu nhập ............................................... 47 Bảng 4.17. Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập mô hình binary logistic ... 47 Bảng 4.18. Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập sau biến đổi .................... 48 Bảng 4.19. Kết quả hồi quy binary logistic ................................................................ 48 Bảng 4.20. Kết quả hồi quy binary logistic theo tỉ số odd ........................................ 49 Bảng 4.21. Tác động biên của mô hình hồi quy binary logistic .................................. 50 Bảng 4.22. Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình Poisson .... 51 Bảng 4.23. Kết quả hồi quy Poisson .......................................................................... 51 Bảng 4.24. Tác động biên của mô hình hồi quy Poisson ............................................ 52
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình S-O-R-C ...................................................................................... 5 Hình 2.2. Sơ đồ quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi ...................................... 6 Hình 2.3. Sơ đồ phát triển của phương pháp trị liệu nhận thức-hành vi ...................... 10 Hình 2.4.Tác động của giáo dục đến hành vi sức khỏe ............................................... 11 Hình 2.5. Tác động biên của giáo dục đến hành vi hút thuốc lá.................................. 13 Hình 2.6. Tác động biên của giáo dục đến hành vi uống rượu, bia vượt tiêu chuẩn .... 13 Hình 2.7. Mô hình tôn giáo tác động đến hành vi sức khỏe ........................................ 10 Hình 2.8. Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc tại Malaysia ................ 19 Hình 2.9. Mô hình các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng thức uống có cồn của học sinh tại miền trung Thái Lan ...................................................................................... 22 Hình 2.10. Tần số sử dụng thức uống có cồn trong 30 ngày ....................................... 23 Hình 2.11. Tần số sử dụng thức uống có cồn vượt quá tiêu chuẩn trong khoảng thời gian 30 ngày .............................................................................................................. 23 Hình 2.12. Mô hình các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng thức uống có cồn tại tỉnh Penang, Malaysia ...................................................................................................... 26 Hình 2.13.Biểu đồ quan hệ giữa hút thuốc lá và giáo dục .......................................... 28 Hình 2.14. Khung phân tích yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc của người K’Ho . 30
  11. Hình 2.15. Khung phân tích yếu tố tác động đến hành vi uống rượu, bia của người K’Ho ............................................................................................................... 30 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 15 Hình 3.2. Phân phối Poisson ...................................................................................... 17
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hút thuốc lá và uống rượu, bia là hai vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam ngày nay. Người K’Ho là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam, có trình độ dân trí thấp nhưng trong đời sống hiện nay họ đã giảm hút thuốc và uống rượu, bia so với trước kia. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu tác động của giáo dục đến hành vi hút thuốc và uống rượu, bia của người K’Ho. Trên cơ sở lý thuyết về tác động của giáo dục làm giảm các hành vi gây nguy hại đến sức khỏe như hút thuốc và uống rượu, bia, nghiên cứu đã khảo sát 300 người dân tộc K’Ho đang sinh sống tại huyện Đạ Huoai nhằm xác định tác động của giáo dục và các yếu tố khác đến hành vi hút thuốc và uống rượu, bia của họ. Phương pháp phân tích hồi quy binary logistic và phân tích hồi quy Poisson được sử dụng để phân tích dữ liệu về các hành vi trên. Kết quả cho thấy, đối với hành vi hút thuốc lá thì học vấn làm giảm xác suất hút thuốc của người dân. Đối với hành vi uống rượu, bia thì giáo dục tác động không đáng kể. Những người K’Ho theo Ki-tô giáo ít hút thuốc lá và uống rượu, bia hơn người không tôn giáo. Ngoài ra, nam giới thường hút thuốc và uống rượu, bia nhiều hơn nữ. Người hút thuốc lá có xu hướng sử dụng rượu, bia nhiều hơn người không hút. Từ kết quả phân tích trên, nghiên cứu cho thấy giáo dục trong nhà trường đã làm giảm hút thuốc lá nhưng đối với uống rượu, bia thì chưa. Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về tác hại của rượu, bia đề người dân phòng tránh. Đời sống người dân tộc K’Ho còn nhiều khó khăn, nhà nước cần tạo điều kiện để họ đến trường để nâng cao học vấn. Ngoài ra, từ lý thuyết nhận thức-hành vi, cần đưa chương trình giáo dục về hành vi sức khỏe vào các tổ chức, đoàn thể như Hội Khuyến Nông, Hội Nông dân... và tạo điều kiện để người dân tham gia, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục. Từ khóa: giáo dục và hành vi sức khỏe, giáo dục tôn giáo, lý thuyết nhận thức-hành vi
  13. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Theo WHO (2012, trang 3), “Thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khoẻ con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra”. Tuy nhiên, theo WHO (2012) Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc cao trên thế giới. Trong khi xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh chóng. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở cả nam và nữ, gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới Việt Nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo trưởng đại diện WHO tại Việt Nam - Takeshi Kasai , “khoảng 70% đàn ông Việt Nam uống rượu, bia và cứ bốn người thì một người sử dụng bia ở mức độ có hại - tương đương sáu cốc bia hơi mỗi ngày”. Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế trích dẫn số liệu thống kê nghiên cứu của Bộ Y Tế năm 2012: “người Việt Nam tiêu thụ hơn ba tỉ lít bia, gần 68 triệu lít rượu - đứng số một Đông Nam Á và đứng thứ ba Châu Á”. Người K’Ho là một dân tộc thiểu số tại Việt Nam, có dân số 166.112 người (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009), cư trú tại 46 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người K’Ho cư trú tập trung tại tỉnh Lâm Đồng 145.665 người, chiếm 12,3% dân số toàn tỉnh và 87,7% tổng số người K’Ho tại Việt Nam. Về xã hội, đơn vị tổ chức xã hội thường thấy của người K’Ho là bản. Đó vừa là một đơn vị tổ chức xã hội, vừa là một đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc của dân tộc K’Ho. Bản là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn mang đậm dấu ấn
  14. 2 của thị tộc mẫu hệ dựa trên cơ sở cư trú trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo nhóm dòng họ. Đứng đầu bản là già làng. Về quyền lợi kinh tế, già làng cũng giống như mọi thành viên khác của làng nhưng về mặt tinh thần, người này lại có uy tín gần như tuyệt đối so với các thành viên khác trong làng. Già làng là hiện thân của truyền thống và là một yếu tố tinh thần đưa đến sự thống nhất của cộng đồng trong xã hội truyền thống của người K’Ho. Trong sinh hoạt hàng ngày của người K’Ho, rượu cần được sử dụng rộng rãi nhất là trong các dịp nghi lễ. Đàn ông, đàn bà K’ho đều hút thuốc theo kiểu lá thuốc phơi khô cuộn lại. Sau này, khi ở gần người Kinh họ chuyển qua uống những thức uống có cồn pha chế sẵn (rượu trắng, bia) và hút thuốc gói. Hút thuốc lá và uống rượu, bia là hai hành vi quen thuộc trong đời sống hàng ngày của dân tộc K’Ho. Huyện Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng có những địa phương cộng đồng người K’Ho chiếm tỉ lệ lớn. Thực tế trong những năm gần đây, một bộ phận lớn người K’Ho theo đạo Tin lành và Công giáo La Mã (sau đây gọi chung là Ki-tô giáo) đã không còn sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Theo Nguyễn Thanh Liêm và nhóm cộng sự (2010), thanh thiếu niên nam dân tộc Kinh/Hoa hút thuốc lá nhiều hơn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (trung bình 9,6 điếu/ngày so với 7,4 điếu/ngày), tuy nhiên người Kinh/Hoa lại thường sống ở các đô thị lớn, có mặt bằng dân trí cao so với người dân tộc thiểu số. Việc nghiên cứu tác động của giáo dục và các yếu tố khác đến hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của người K’Ho có thể gợi ý những chính sách để giúp họ phòng tránh và giảm các hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia gây hại. Ngoài ra, Việt Nam đang xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm, nghiên cứu này có thể gợi ý các chính sách trong công tác hoạch định và thực thi chiến lược đó. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định, ước lượng tác động của giáo dục đến hành vi hút thuốc và uống rượu, bia của người dân tộc K’Ho tại huyện Đạ Huoai, từ đó kiến nghị chính sách để giảm các hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của họ.
  15. 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Giáo dục tác động đến hành vi uống rượu, bia và hút thuốc lá của người K’Ho thuộc huyện Đạ Huoai như thế nào? Những yếu tố nào (ngoài giáo dục) như thu nhập, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo… tác động đến hành vi uống rượu, bia và hút thuốc lá của người dân tộc K’Ho thuộc huyện Đạ Huoai? Các cơ quan, đoàn thể nhà nước nên thực hiện chính sách gì để người K’Ho giảm sử dụng rượu, bia, thuốc lá? 1.4 Đối tượng nghiên cứu Hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của người dân tộc K’Ho thuộc huyện Đạ Huoai từ 17 tuổi trở lên. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về thời gian: năm 2014. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả nhằm phân loại, mô tả các yếu tố trong bộ dữ liệu sơ cấp. Phương pháp định lượng nhằm xác định, đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia của người dân tộc K’Ho từ dữ liệu sơ cấp. 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cho những người quản lý tại địa phương nắm rõ các yếu tố tác động đến hành vi có hại cho sức khỏe người K’Ho là hút thuốc lá và uống rượu, bia. Từ đó, nhà nước sẽ có những chính sách, giải pháp hiệu quả hơn trong việc phòng tránh và giảm thiểu các hành vi hút thuốc lá và uống rượu, bia cho người dân tộc K’Ho. Ngoài ra, các chương trình mục tiêu quốc gia như phòng chống hút thuốc lá và phòng chống uống rượu, bia cần xây dựng phù hợp với đặc điểm từng dân tộc, từng vùng địa lý để nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện.
  16. 4 1.8 Kết cấu của đề tài Chương 1: Giới thiệu tổng quát về vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi sức khỏe, hành vi hút thuốc lá, hành vi sử dụng thức uống có cồn nhằm xác định khung nghiên cứu, mô hình, phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Trình bày phương pháp và mô hình nghiên cứu của luận văn. Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu từ kỹ thuật thống kê mô tả và hồi quy. Chương 5: Từ kết quả nghiên cứu chương 4, chương 5 nêu kết luận, kiến nghị chính sách và hạn chế, hướng mở rộng của đề tài;
  17. 5 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương này, tác giả sẽ trình bày lý thuyết nhận thức-hành vi và những nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến hành vi hút thuốc và uống rượu, bia. Từ đó, tác giả đề xuất khung nghiên cứu của đề tài. 2.1 Thuyết nhận thức-hành vi Theo Jame M. (2000), khái niệm “nhận thức-hành vi” lần đầu tiên được đề cập trong năm 1970 bởi các nhà tâm lý học làm việc tại Hoa Kỳ và Canada. Sau đó, Mahoney nghiên cứu “Nhận thức và thay đổi hành vi”, Goldfried và Merbaum nghiên cứu “Thay đổi hành vi từ khả năng tự chủ”, Meichenbaum nghiên cứu “Thay đổi nhận thức-hành vi: một cách tiếp cận tích hợp” đã phát triển thành lý thuyết “nhận thức-hành vi” hiện đại. Thuyết nhận thức-hành vi cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi. 2.1.1. Mô hình lý thuyết nhận thức-hành vi Trong lý thuyết nhận thức-hành vi hiện đại, quan hệ giữa quá trình nhận thức và thay đổi hành vi của mỗi cá nhân đã được Jame M. (2000) trình bày thành các nguyên tắc sau: Môi trường ảnh hưởng đến hành vi Việc khởi điểm của phân tích hành vi là tìm một sự kiện kích thích của môi trường (Stimulus) gợi ra một phản ứng (Response). Các phản ứng phụ thuộc vào các sự kiện kích thích trước đó. Hình thức “phản xạ có điều kiện” cổ điển được phát hiện bởi Pavlov phù hợp với mô hình này. Trong các hình thức học tập được phát hiện bởi Skinner, phản ứng bị ảnh hưởng bởi các điều xảy ra sau đó hơn các điều xảy ra trước đó. Nếu hậu quả
  18. 6 (Consequences) là xấu, có một khả năng rất cao rằng hành động đó sẽ không được lặp đi lặp lại, tuy nhiên nếu hậu quả là tốt, các hành động mà dẫn đến nó có khả năng diễn ra cao hơn. Hành vi dưới sự kiểm soát bởi hậu quả của nó. Một kích thích gây ra phản ứng còn tùy thuộc vào các nhân tố nội tại của cá nhân đó (Organism) như sự quan tâm, nhận thức và ý nghĩa các kích thích bên trong cá nhân đó. Quá trình tác động của của môi trường để đưa đến kết quả của một cá nhân được tượng trưng bởi mô hình sau: Hình 2.1. Mô hình S-O-R-C Một sự kiện kích thích của môi Nhân tố nội tại của cá nhân trường (Stimulus) (Organism) Hậu quả Phản ứng của cá nhân (Consequences) (Response) Nguồn: Jame M. (2000), Liverpool University, Cognitive-Behavioural Approaches Mô hình S-O-R-C là nền tảng cơ bản của xã hội học và lý thuyết nhận thức - hành vi. Các nhận thức trung gian được đại diện bởi nhân tố nội tại của cá nhân (Organism) là cách tiếp cận hoàn toàn mới trong lý thuyết hành vi. Quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi Nguyên tắc thứ hai khẳng định các hoạt động của một sinh vật, hoặc cá nhân có ba phương thức. Đó là hành vi, cảm xúc, và nhận thức. Hành vi là những chuyển động của cơ thể, nhưng cũng bao gồm các hành vi bằng lời nói. Những hiệu ứng của từ ngữ đôi khi được dùng để biểu thị cảm xúc, chúng cũng được áp dụng cho các thuộc tính nhận thức của cảm xúc. Hành vi, cảm xúc và nhận thức liên kết chặt chẽ với nhau trong một cá nhân theo sơ đồ tam giác sau:
  19. 7 Hình 2.2. Sơ đồ quan hệ giữa nhận thức, cảm xúc và hành vi Nhận thức Cảm xúc Hành vi Nguồn: Jame M. (2000), Liverpool University, Cognitive-Behavioural Approaches Theo sơ đồ trên, mỗi nhân tố như hành vi, nhận thức, cảm xúc đều chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố kia. Do đó, khi đánh giá một nhân tố không thể bỏ qua hai nhân tố còn lại. Tự điều chỉnh Trong những thập kỷ qua, tâm lý học nhận thức đã có những bước tiến đáng kể thông qua việc sử dụng các mô hình chức năng của bộ não dựa trên khái niệm về xử lý thông tin. Bằng những nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học đã phân biệt chức năng tự động xử lý thông tin và kiểm soát thông tin. Một tỉ lệ rất lớn những việc làm của con người trên cơ sở xử lý thông tin tự động. Thức dậy, mặc quần áo, lái xe và nhiều hoạt động tương tự như các chương trình tuần tự mà không cần suy nghĩ có ý thức thực hiện. Hoạt động kiểm soát thông tin là loại hình hoạt động nhận thức khi chúng ta phải đối mặt với tình huống mới lạ, thực hiện các quyết định hoặc giải quyết vấn đề. Nó cũng phối hợp xử lý tự động các thông tin được tiếp nhận. Nếu một chương trình thường xuyên bị gián đoạn, kiểm soát có thể làm cho chuyển sang một thói quen khác. Kiểm soát cũng phục vụ một chức năng tự điều tiết. Trong giai đoạn
  20. 8 phôi thai, nhiều hành vi của con người được quy định từ bên ngoài, bởi cha mẹ và những người khác. Học tập và tác động của xã hội không chỉ sửa đổi hành vi mà còn giúp con người có được các kỹ năng tự điều chỉnh. Nhân tố nội tại của các cá nhân Một trong những nền tảng của lý thuyết nhận thức hành vi là quan hệ chặt chẽ giữa quá trình nhận thức và hành vi. Các cá nhân trong cùng một hoàn cảnh có thể có những hành vi khác nhau tùy theo quá trình nhận thức. Điều này có thể ảnh hưởng bởi giới tính, văn hóa, địa lý sinh sống, chủng tộc… Tương tác giữa các cá nhân Trong cách tiếp cận nhận thức-hành vi của cá nhân, các yếu tố nội tâm linh và tình huống, các yếu tố môi trường được xem là quan trọng. Tuy nhiên, người ta cho rằng những lời giải thích tốt nhất của hành vi con người sẽ đến từ một phân tích về sự tương tác giữa hai người. Trong thực tế, các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng dự đoán tốt nhất của hành vi không phải từ thông tin liên quan đến các yếu tố nội tại của cá nhân mà là những những hiệu ứng tương tác của hai người. Do đó, khi nghiên cứu hành vi của con người phải đặt họ trong mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong tổ chức. 2.1.2. Phương pháp trị liệu nhận thức-hành vi Kế thừa từ lý thuyết nhận thức-hành vi, nhà tâm lý trị liệu người Mỹ-Albert Ellis cùng các cộng sự của ông đã phát triển thành phương pháp trị liệu nhận thức-hành vi. Đây là một trong những liệu pháp được ứng dụng rộng rãi, mang lại nhiều kết quả thiết thực. Một số lĩnh vực ứng dụng phương pháp này như điều trị các chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, sợ khoảng rộng, sợ đặc hiệu, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn ăn uống, nghiện chất như ma túy, thuốc lá, thức uống có cồn…, chứng nghi bệnh, rối loạn chức năng tình dục, rối loạn kiểm soát xung động, rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần, rối loạn đau. Sơ đồ phát triển của phương pháp nhận thức-hành vi được trình bày như hình 2.3. Trong đó, giáo dục chiếm vị trí khởi nguồn để điều chỉnh hành vi. Lý thuyết học hỏi xã hội của A. Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm này và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2