intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu khung lý thuyết và phân tích tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về hàm ý chính sách hữu ích dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC VIỆT TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN QUỐC VIỆT TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP. Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng của tôi. Các thông tin, số liệu và tài liệu sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Quốc Việt
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................................................. 3 1.7. Nội dung đề tài nghiên cứu................................................................................. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................................................................................. 6 2.1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan về tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp ................................................................................................................. 6 2.1.1. Khái niệm tránh thuế ................................................................................... 6 2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp .............................................................................. 7 2.1.3. Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp ........................ 10 2.2. Các yếu tố quyết định giá trị doanh nghiệp ...................................................... 11 2.2.1. Đầu tư......................................................................................................... 12 2.2.2. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................ 12 2.2.3. Tỷ lệ đòn bẩy ............................................................................................. 13
  5. 2.2.4. Chất lượng dồn tích ................................................................................... 14 2.2.5. Chất lượng kiểm toán................................................................................. 14 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ............................................................... 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 29 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM..................... 30 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 30 3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 31 3.3. Đo lường biến và giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 34 3.3.1. Hành vi tránh thuế...................................................................................... 34 3.3.2. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................ 35 3.3.3. Đòn bẩy doanh nghiệp ............................................................................... 36 3.3.4. Chất lượng dồn tích ................................................................................... 38 3.3.5. Chất lượng kiểm toán................................................................................. 39 3.3.6. Mức độ đầu tư ............................................................................................ 40 3.4. Phương pháp hồi quy ........................................................................................ 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM..................... 45 4.1. Mô tả thống kê và ma trận tương quan ............................................................. 45 4.2. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan ............................... 51 4.3. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 60 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 61 5.1. Kết luận............................................................................................................. 61 5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 62 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 67 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 69
  6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ HOSE Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội PwC PricewaterhouseCoopers EY Ernst & Young KPMG Klynveld Peat Marwick Geordeler Deloitte Deloitte Touche Tohmatsu Limited OLS Ordinary Least Squares GMM General Method of Moments
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây .............................................................. 25 Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh ................................... 31 Bảng 3.2. Mô tả biến trong luận văn .............................................................................. 41 Bảng 4.1. Mô tả thống kê ............................................................................................... 45 Bảng 4.2. Ma trận tương quan........................................................................................ 50 Bảng 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số VIF ..................................................... 51 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................ 52 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ...................................... 52 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp .. 54
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Tác động phi tuyến của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp ............ 56
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Chiến lược quản trị thuế của các doanh nghiệp đang thể hiện tầm quan trọng và nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị doanh nghiệp (Assidi và các cộng sự, 2016). Alvarez và Marsal (2012) khẳng định rằng chủ đề về thuế chiếm đến 92% trong quyết định kinh doanh của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Gần đây hơn, nhiều nhà nghiên cứu đã nỗ lực tập trung phân tích mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp. Theo Capiez (1994), hành vi tránh thuế là làm tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp để tối đa hóa kết quả lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Theo cách hiểu này, Bryant - Kutcher và các cộng sự (2012) cũng cho rằng hành vi tránh thuế đang thu hút sự quan tâm từ các nhà quản trị để giảm thiểu gánh nặng thuế và tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp. Mặc dù có cùng xu hướng với nhiều nước trên thế giới là thực hiện cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian qua, tuy nhiên mức thuế suất áp dụng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn khá cao (20%), qua đó cho thấy thuế thu nhập doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của doanh nghiệp khi trực tiếp làm giảm hoặc gia tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, mục tiêu chính của hành vi tránh thuế là tạo ra giá trị doanh nghiệp và điều này có liên quan trực tiếp đến cả kế hoạch thuế và chất lượng quản trị của doanh nghiệp. Các nhà quản trị sẽ tìm kiếm các chiến lược để làm giảm gánh nặng thuế và cải thiện lợi nhuận sau thuế từ đó gia tăng tài sản của cổ đông cũng như giá trị của doanh nghiệp (Wahab và Holland, 2012). Trong thực tế, các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận về hành vi tránh thuế và tác động của tránh thuế đến giá trị của doanh nghiệp. Chadefaux và Rossignol (2006) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng hành vi tránh thuế là một trong các yếu tố làm gia tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách tối thiểu hóa gánh nặng thuế hoặc thông qua
  11. 2 việc tiết lộ các thông tin tốt. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu (MacNaughton và Mawani, 1997; Nanik và Ratna, 2005) lại tìm thấy rằng các hành vi tránh thuế có tác động tiêu cực đến giá trị của doanh nghiệp. Điều này bởi vì trong khi hành vi tránh thuế sẽ giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa gánh nặng thuế nhưng lại làm cho các doanh nghiệp phải đối mặt với các khó khăn tài chính khác bởi vì đã không tính toán đến các chi phí phát sinh khác không liên quan đến thuế. Đồng thời, hành vi tránh thuế cũng ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan khác. Mặt khác, Hanlon và Heitzman (2010) đã cho thấy mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp thì dường như không rõ ràng. Cho nên có thể thấy rằng ảnh hưởng của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp vẫn chưa rõ ràng và nhất quán. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã và đang quan tâm nhiều đến hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp (Assidi và các cộng sự, 2016), nhưng tại Việt Nam các nhà nghiên cứu vẫn chưa thật sự quan tâm đến nội dung này. Hầu như các bài nghiên cứu chỉ xem xét rằng các doanh nghiệp Việt Nam có thật sự nhận được sự ưu đãi từ lá chắn thuế trong việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Do đó có thể thấy rằng việc nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa đến hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp cần thiết phải được thực hiện. Đó là lý do học viên lựa chọn đề tài “Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu khung lý thuyết và phân tích tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về hàm ý chính sách hữu ích dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp là tác động tuyến tính hay phi tuyến?
  12. 3 - Nếu là tác động tuyến tính thì đó là cùng chiều hay ngược chiều? Nếu là tác động phi tuyến thì đó là phi tuyến chữ U hay chữ U ngược (Ո)? 1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam. + Về thời gian: Luận văn thực hiện thu thập số liệu của các doanh nghiệp phi tài chính được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là giá trị doanh nghiệp thông qua tỷ lệ giá trị thị trường của tổng tài sản trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q). Hành vi tránh thuế được đo lường bởi phương pháp lỗ hỏng giá trị sổ sách của thuế (Book-Tax Gap). 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp giữa định tính và định lượng; bên cạnh đó, sử dụng việc thống kê, phân tích trên dữ liệu sẵn có trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. - Luận văn sử dụng mô hình hồi quy để kiểm định tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp, từ đó có những kết luận phù hợp trên cơ sở kiểm định mô hình. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn cho các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nghiên cứu liên quan. Cụ thể như sau: Một là, giúp lấp đầy lỗ hổng nghiên cứu ở Việt Nam khi phân tích tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp, cụ thể cho thấy tác động phi tuyến chữ U. Nghĩa là, ban đầu khi các doanh nghiệp thực hiện hành vi tránh thuế sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp do lợi ích biên từ việc tránh thuế (giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh
  13. 4 nghiệp) thấp hơn chi phí biên từ việc tránh thuế. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hành vi tránh thuế và lợi ích từ hành vi này lấn át được chi phí từ việc tránh thuế thì sẽ giúp cải thiện được giá trị doanh nghiệp. Hơn thế nữa, bằng việc thực hiện các chiến lược tránh thuế, các nhà quản lý doanh nghiệp tin rằng có thể gia tăng uy tín hoặc triển vọng nghề nghiệp của họ khi góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp. Hai là, doanh nghiệp có quy mô càng lớn, mức độ đầu tư càng cao, quản trị lợi nhuận càng nhiều, chất lượng kiểm toán càng cao thì sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện giá trị doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp sử dụng nợ vay càng nhiều trong cấu trúc vốn sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ba là, thông qua các kết quả nghiên cứu của đề tài, các nhà đầu tư có thể vận dụng để đánh giá tốt hơn các doanh nghiệp có giá trị doanh nghiệp cao cũng như nhận định được những rủi ro tiềm ẩn bên trong doanh nghiệp thông qua nhận diện hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của mình, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp hơn. 1.7. Nội dung đề tài Luận văn bao gồm 05 chương như sau:  Chương 1: Giới thiệu đề tài Trong chương này, luận văn đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.  Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu trước đây Trong chương này, luận văn khái quát khái niệm tránh thuế, lý thuyết về tránh thuế, cũng như đưa ra các lý thuyết để giải thích giá trị doanh nghiệp và ảnh hưởng của tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp. Tiếp theo đó, trình bày tổng quan các nghiên cứu trước đây đối với mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp, cũng như các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp.
  14. 5  Chương 03: Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, luận văn đưa ra mô hình nghiên cứu dựa vào phương pháp tiếp cận của các nghiên cứu trước đây, mô tả các biến số cũng như kỳ vọng về dấu của các biến độc lập. Đồng thời, chương này cũng nêu ra dữ liệu nghiên cứu mà luận văn sử dụng, cũng như đề cập đến phương pháp ước lượng mà luận văn áp dụng để hồi quy mô hình nghiên cứu.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam Chương này của luận văn trình bày thống kê mô tả để có cái nhìn tổng quan đối với các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu, cũng như lập ma trận tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính đơn biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Đồng thời, luận văn cũng kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bởi hệ số VIF, kiểm định tự tương quan bằng Wooldridge và kiểm định phương sai thay đổi bằng Modified Wald. Cuối cùng, chương này trình bày kết quả hồi quy từ phương pháp ước lượng GMM và thảo luận các kết quả đạt được.  Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Chương này trình bày kết luận chính mà luận văn đạt được. Đồng thời dựa vào các kết quả tìm thấy, luận văn đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp cải thiện giá trị doanh nghiệp, cũng như giúp cho các nhà đầu tư nhận biết được các doanh nghiệp có giá trị doanh nghiệp cao trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư.
  15. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH VI TRÁNH THUẾ ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan về tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm tránh thuế Tránh thuế, như John Maynard Keynes gọi là “nỗ lực trí tuệ duy nhất đáng được thưởng”, là sự thay đổi hành vi của mình để giảm thiểu nghĩa vụ thuế. Tránh thuế không có gì sai trái đối với luật pháp. “Không có gì phạm pháp trong việc người ta tìm cách trả thuế càng ít theo khả năng của họ. Tất cả mọi người đều làm như vậy, người giàu cũng như người nghèo, bởi vì không ai phải có nghĩa vụ thuế nhiều hơn luật pháp quy định” (Learned Hand, 1947, trang 444). Khó mà phân định rạch ròi giữa hành vi gian lận thuế - tức sự vi phạm pháp luật và hành vi tránh thuế - hay việc dùng luật để hạn chế đến mức tối thiểu việc nộp thuế. Về mặt lý thuyết, việc gian lận thuế và tránh thuế là khác nhau, nhưng cả hai đều dẫn đến việc thất thoát nguồn thu, khiến hệ thống thuế bị kém công bằng và làm bóp méo khuôn khổ cạnh tranh của thị trường. Những người nộp thuế được coi là gian lận thuế khi họ sử dụng những cách thức phi pháp để trốn nộp đầy đủ số nghĩa vụ thuế của mình. Còn trong trường hợp tránh thuế, người nộp thuế lạm dụng những kẽ hở trong chế độ thuế hiện hành để giảm nghĩa vụ thuế. Mặc dù vẫn còn tranh cãi về sự tách biệt hoàn toàn giữa hai hành vi này hay nói cách khác, sự khác nhau hoàn toàn giữa chúng hầu như rất khó thuyết phục người khác. Trong một vài trường hợp nhất định, không thể thống nhất quan điểm với nhau khi xác định đó là hành vi gian lận thuế hay hành vi tránh thuế (Slemrod và Yitzhaki, 2000). Hanlon và Heitzman (2009) cho rằng hành vi tránh thuế được hiểu là việc giảm mức thuế phải nộp trên 1 đơn vị thu nhập trước thuế. Tuy nhiên, vẫn không có định
  16. 7 nghĩa rõ ràng và nhất quán về hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp trong các tài liệu nghiên cứu trước đây. Nhìn chung, các tài liệu đều cho rằng hành vi tránh thuế phản ánh một chiến lược lập kế hoạch thuế một cách liên tục, bao gồm các hoạt động như: đầu tư trái phiếu, chi tiêu vốn, sử dụng các khoản nợ vay để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp hoặc các hoạt động chuyển giá… Vì thế, có thể thấy rằng hành vi tránh thuế của các nhà quản lý nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp bằng việc giảm thiểu mức thuế phải nộp cho Chính phủ, từ đó giảm thiểu vấn đề đại diện giữa các cổ đông và các nhà quản lý của doanh nghiệp (Wang, 2012). Đồng thời, hành vi tránh thuế cũng có thể phản ánh được sự uy tín của các nhà quản lý cũng như triển vọng nghề nghiệp của họ trên thị trường lao động. Với các ưu điểm của việc tránh thuế, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu lý do tại sao các doanh nghiệp lại thực hiện hành vi tránh thuế. Các nghiên cứu này ban đầu tập trung vào yếu tố cơ hội tăng trưởng, động cơ và nguồn lực để các doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch thuế khi giải thích tại sao các doanh nghiệp thực hiện hành vi tránh thuế (Rego, 2003). Trong khi đó, các nghiên cứu gần đây đã mở rộng chủ đề này bằng cách phân tích ảnh hưởng của vấn đề đại diện giữa các cổ đông và các nhà quản lý đến hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu trước đây, khi phân tích hành vi tránh thuế, có hai cách đo lường đã được sử dụng để đại diện cho hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp. Cách đo lường đầu tiên là chênh lệch thuế sổ sách (book-tax difference) được xác định như là chênh lệch giữa thu nhập hoạt động và thu nhập chịu thuế (Desai và Dharmapala, 2009). Cách đo lường thứ hai là tỷ lệ thuế suất có hiệu lực (effective tax rate) được xác định như là tỷ lệ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trên thu nhập trước thuế (Bradshaw và các cộng sự, 2013). Luận văn áp dụng cách đo lường hành vi tránh thuế của Desai và Dharmapala (2009) để phân tích tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp. 2.1.2. Giá trị của doanh nghiệp
  17. 8 Giá trị doanh nghiệp nhìn chung là một giá trị đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp (Sarma và Rao, 1969; Grossman và Stiglitz, 1977). Theo Ehrahard và Bringham (2003), giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị của các bên liên quan với doanh nghiệp bao gồm: các chủ nợ và các cổ đông. Giá trị doanh nghiệp là một trong các thước đo cơ bản được sử dụng trong việc định giá doanh nghiệp, mô hình tài chính, kế toán, phân tích danh mục… Bên cạnh đó, để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì có nhiều cách đo lường, tỷ lệ, chỉ tiêu đã được đưa ra, trong đó phải kể đến: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên đầu tư (ROI) và giá trị doanh nghiệp Tobin’s Q. Trong số các chỉ tiêu này, thì giá trị doanh nghiệp Tobin’s Q là một đo lường kinh tế phản ánh giá trị thị trường của một tổ chức kinh doanh (Kurshev và Strebulaev, 2007) và giá trị là một sự liên kết giữa các giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị sổ sách của một doanh nghiệp (Võ Minh Long, 2017). Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã sử dụng chỉ tiêu này như là một cách đo lường giá trị doanh nghiệp, các nghiên cứu này bao gồm Cheng và các cộng sự (2010), Đỗ Văn Thắng và Trịnh Quang Thiều (2010), Karaca và Savsar (2012), Mohammad và các cộng sự (2013), Võ Minh Long (2017). Mặt khác, để tính toán giá trị Tobin’s Q này thì có nhiều cách tính toán nhưng trong số đó phải kể đến ba cách đo lường của Lindenberg và Ross (1981), Chung và Pruitt (1994), và Oxelheim và Randoy (2001). Cách đo lường đầu tiên và cũng được xem là khó nhất trong các cách tính toán giá trị Tobin’s Q là của Lindenberg và Ross (1981), theo đó giá trị Tobin’s Q được tính theo công thức sau: Trong đó: PREFST thể hiện giá trị các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp.
  18. 9 VCOMS thể hiện giá trị cổ phần thông thường khi được tính bởi giá cổ phiếu cuối năm nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành ở thời điểm cuối năm. LTDEBT thể hiện giá trị của nợ dài hạn của doanh nghiệp như được điều chỉnh theo cấu trúc tuổi của doanh nghiệp. STDEBT thể hiện giá trị sổ sách của nghĩa vụ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. ADJ thể hiện giá trị của các tài sản ngắn hạn ròng của doanh nghiệp. TOTASST thể hiện giá trị sổ sách của tổng tài sản của doanh nghiệp. BKCAP thể hiện giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. NETCAP thể hiện giá trị vốn chủ sở hữu ròng được điều chỉnh bởi lạm phát. Cách tính của Lindenberg và Ross (1981) được cho rằng là khó nhất trong các cách đo lường do cách tính này yêu cầu tương đối nhiều dữ liệu so với các cách tính khác. Sau đó, Chung và Pruitt (1994) đã phát triển một cách đo lường khác với việc sử dụng ít dữ liệu hơn nhưng có giá trị tính toán ra xấp xỉ với giá trị của Lindenberg và Ross (1981), cụ thể, cách tính của Chung và Pruitt (1994) tối thiểu gần giống với 96.6% trong sự thay đổi của giá trị Tobin’s Q của Lindenberg và Ross (1981). Giá trị Tobin’s Q của Chung và Pruitt (1994) được tính như sau: Trong đó: MVE thể hiện giá trị thị trường của vốn cổ phần khi được tính bởi giá cổ phiếu cuối năm nhân với số lượng cổ phần đang lưu hành ở thời điểm cuối năm. PS thể hiện giá trị của cổ phiếu ưu đãi. DEBT thể hiện giá trị của nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp. TA là giá trị sổ sách của tổng tài sản của doanh nghiệp. Cách đo lường cuối cùng là của Oxelheim và Randøy (2001), cách đo lường này là một dạng đơn giản hóa trong cách tính của Chung và Pruitt (1994). Theo đó, giá trị
  19. 10 Tobin’s Q ở đây sẽ phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp, cụ thể: Trong đó: MV là tổng giá trị thị trường của cổ phiếu TS là giá trị sổ sách của nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp TA là giá trị sổ sách của tổng tài sản của doanh nghiệp Luận văn này sử dụng cách tính toán Tobin’s Q theo cách của Oxelheim và Randøy (2001) để tính giá trị Tobin’s Q của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam. 2.1.3. Tác động của hành vi tránh thuế đến giá trị doanh nghiệp Mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp được giải thích bởi hai quan điểm đối lập. Cụ thể, quan điểm thứ nhất cho rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ từ lý thuyết hợp tác. Theo đó hành vi tránh thuế thể hiện sự chuyển giao tài sản từ Chính phủ sang các cổ đông (Desai và Dharmapala, 2009), do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong giá trị doanh nghiệp thường đến từ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Jimenez - Angueria, 2008). Nói cách khác, hành vi tránh thuế của các nhà quản lý giúp cải thiện giá trị doanh nghiệp từ việc tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi đó, các nhà quản lý tin rằng chiến lược tránh thuế của mình sẽ có thể nhận được sự khuyến khích, khen thưởng từ phía các cổ đông do có nhiều sự cố gắng trong việc nâng cao sự giàu có của các cổ đông; kết quả là các nhà quản lý sẽ có động cơ thực hiện hành vi tránh thuế để gia tăng giá trị doanh nghiệp (Kim và các cộng sự, 2011). Đồng thời, lý thuyết hợp tác cũng cho rằng bằng việc thực hiện các chiến lược tránh thuế, các nhà quản lý có thể gia tăng uy tín hoặc triển vọng nghề nghiệp do cải
  20. 11 thiện giá trị của doanh nghiệp nhờ vào sự suy giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Quan điểm thứ hai theo lý thuyết đại diện lại cho rằng mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp là ngược chiều. Cụ thể, lý thuyết đại diện lập luận rằng do có sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, cho nên sẽ gây ra sự mâu thuẫn giữa các nhà quản lý (người đại diện) và các cổ đông (chủ sở hữu), khi đó lợi ích của các cổ đông và các nhà quản lý có thể trái ngược với nhau. Các nhà quản lý là những người chịu trách nhiệm chính trong điều hành doanh nghiệp nhưng họ không đạt được nhiều lợi ích từ các hoạt động tạo nên lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó các nhà quản lý có thể quản trị doanh nghiệp theo mục tiêu của họ thay vì vì lợi ích của các cổ đông. Kết quả là có thể các nhà quản lý không thực hiện hành vi tránh thuế hoặc thực hiện hành vi tránh thuế nhưng không vì mục đích tối đa hóa giá trị doanh nghiệp mà sử dụng các nguồn lực cho lợi ích cá nhân hoặc xây dựng “đế chế” (empire) riêng cho họ, khi đó có thể sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi cho rằng hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp cần được xem xét kĩ lưỡng bởi việc phân tích sự đánh đổi giữa lợi ích biên từ việc tránh thuế (giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) và chi phí biên từ việc tránh thuế1 (Jimenez-Angueira, 2008). Cụ thể, lý thuyết này cho rằng tồn tại giá trị tối ưu đối với mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế và giá trị doanh nghiệp. Nói cách khác, khi các doanh nghiệp thực hiện tránh thuế và lợi ích từ hành vi này lấn át được chi phí từ việc tránh thuế thì sẽ có thể giúp các nhà quản lý gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi chi phí từ hành vi tránh thuế càng ngày gia tăng do doanh nghiệp thực hiện hành vi tránh thuế đáng kể và lấn át lợi ích mà tránh thuế mang lại cho doanh nghiệp thì sẽ làm suy giảm giá trị doanh nghiệp. 2.2. Các yếu tố quyết định giá trị doanh nghiệp 1 Chi phí biên từ việc tránh thuế bao gồm: Chi phí chính trị (doanh nghiệp càng lớn sẽ càng nhận được nhiều sự kiểm soát, giám sát từ phía Nhà nước và các nhà đầu tư bên ngoài); Chi phí giao dịch; Chi phí của việc không tuân thủ; Chi phí quản trị thuế… (Jimenez-Angueira, 2008).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1