Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố của lãnh đạo mới về chất tác động đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú. Xác định mức độ ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ THANH ĐIỀN TÁC ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI VỀ CHẤT ĐẾN SỰ SÁNG TẠO CỦA CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÕ THANH ĐIỀN TÁC ĐỘNG CỦA LÃNH ĐẠO MỚI VỀ CHẤT ĐẾN SỰ SÁNG TẠO CỦA CÔNG CHỨC CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số :8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU LAM TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài “Tác động của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú” do cá nhân tôi độc lập thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Hữu Lam; Tôi xin đảm bảo tính trung thực của luận văn về các thông tin, số liệu thông qua sự cụ thể, rõ ràng trong trích dẫn nguồn và tài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong các nghiên cứu khác. Tác giả nghiên cứu Võ Thanh Điền
- TÓM TẮT Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Cấp phường là cấp chính quyền thấp nhất, trực tiếp tiếp xúc, trao đổi và làm việc, với người dân thuộc các tầng lớp dân cư với nhiều trình độ khác nhau với vô vàn tình huống phức tạp phát sinh cần được xử lý ngay song lại chưa thể có được hướng dẫn trong bất kỳ một văn bản nào. Điều này đòi hỏi các công chức cấp phường phải dày dặn kinh nghiệm, vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo một cách linh hoạt trong việc tiếp nhận, thụ lý giải quyết các vụ việc phát sinh thành công như ý. Bên cạnh việc nắm vững chuyên môn thì kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự tự tin, sáng tạo trong quá trình giải quyết, xử lý công việc cho người dân là cần thiết nhất trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, làm sao để các công chức cấp phường mạnh dạn sáng tạo, tích cực tham mưu cho lãnh đạo khi mà công chức trong lĩnh vực công vẫn được xem là có sức ỳ rất lớn. Và vấn đề được đặt ra là, phong cách của nhà lãnh đạo có tác động tới sự sáng tạo của công chức cấp phường hay không? Nếu có thì mức tác động phong cách của nhà lãnh đạo tới sự sáng tạo trong công việc của công chức cấp phường như thế nào? Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Tác động của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú” làm đề tài thạc sĩ quản lý công với mong muốn sẽ giúp các cấp lãnh đạo ngày càng quan tâm hơn nữa tới phong cách của nhà lãnh đạo nhằm tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức phường nói chung và trên địa bàn của quận Tân Phú nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm phân tích mức độ tác động các thành phần của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Khảo sát 160 công chức phường, số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với các kỹ
- thuật phân tích và kiểm định: độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, kiểm định T và kiểm định ANOVA. Kết quả nghiên cứu: sẽ cung cấp cho nhà quản lý các phường địa bàn quận Tân Phú những góc nhìn mới về công tác lãnh đạo, giúp cho các nhà quản lý hiểu được nhân viên của mình, nhận dạng được các thành tố của lãnh đạo mới về chất tác động đến sự sáng tạo của công chức cấp phường. Từ đó, các phường trên địa bàn quận Tân Phú sẽ có định hướng, kế hoạch và các biện pháp tốt hơn nhằm nâng cao khả năng quản lý và sự sáng tạo của người lao động trong nội bộ tổ chức, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. Kết luận và hàm ý chính sách: để tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú, theo tác giả các nhà lãnh đạo tại quận Tân Phú cần phải tập trung nguồn lực để cải thiện các yếu tố của lãnh đạo mới về chất tác động đến sự sáng tạo của công chức cấp theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: (1) Lãnh đạo bằng sự quan tâm đến từng cá nhân; (2) Lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ; (3) Lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng; (4) Lãnh đạo bằng ảnh hưởng phẩm chất; (5) Lãnh đạo bằng ảnh hưởng hành vi. Từ khóa: công chức, sự sáng tạo, lãnh đạo mới về chất.
- ABSTRACT Reason for writing: Reasons for choosing research topics: Ward level is the lowest level of government, directly contacting, exchanging and working with people of different strata with different levels with numerous complex situations. arising inclusions need to be handled immediately, but there is no guidance in any documents. This requires ward officials to experience, apply skills and techniques in a flexible way to receive and handle successful cases of arising. In addition to mastering the expertise, practical experience along with confidence and creativity in the process of handling and handling jobs for people is most needed in this era. However, how to make ward cadres boldly creative, actively advising leaders when public servants in the public sector are still considered to be very powerful. And the question is, does the style of the leader affect the creativity of ward- level civil servants? If so, what is the level of influence of leaders' style on creativity at ward level civil servants? Research objectives: The project was conducted to analyze the extent to which the elements of the new leadership affect the creativity of ward-level civil servants in Tan Phu district. On that basis, propose some recommendations to enhance the creativity of ward-level civil servants in Tan Phu district. Research Methodology: The study was conducted through two methods: Qualitative research and quantitative research. Surveying 160 ward officials, data after being collected are processed by SPSS 22.0 software with analytical and verification techniques: Cronbach's Alpha reliability, discovery factor analysis (EFA), and analysis regulation, T-test and ANOVA test. Research results: will provide managers of wards in Tan Phu district with new perspectives on leadership, help managers understand their employees, identify the elements of new leaders on quality touch the creativity of ward-level civil servants.
- Since then, wards in Tan Phu district will have better orientations, plans and measures to improve the management capacity and creativity of employees within the organization, well perform the tasks. assigned by the Party and the State. Conclusions and policy implications: to enhance the creativity of ward-level civil servants in Tan Phu district, according to the author, the leaders in Tan Phu district need to focus resources to improve the elements of new leadership on substance impacting The creation of civil servants in order of priority is in turn: (1) Leadership by personal attention; (2) Leadership by intellectual stimulation; (3) Leadership by inspiration; (4) Leadership by quality influence; (5) Leadership by behavioral influence. Keywords: civil servants, creativity, Transformation leadership.
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT- ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang MỤC LỤC .......................................................................................................................... DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ............................................................................. Chương 1. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài nghiên cứu ....................................................... 5 1.7. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 5 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ......................................................... 7 2.1. Tổng quan lãnh đạo mới về chất ........................................................................ 7 2.1.1. Khái niệm lãnh đạo ...................................................................................... 7 2.1.2. Khái niệm lãnh đạo mới về chất .................................................................. 7 2.1.3. Các thuyết về lãnh đạo mới về chất ............................................................. 8 2.2. Sự sáng tạo........................................................................................................ 11 2.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 11
- 2.2.2. Sự sáng tạo của nhân viên trong tổ chức ................................................... 12 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan ................................................................... 14 2.4. Mối quan hệ giữa lãnh đạo mới về chất và sự sáng tạo của nhân viên ............ 16 2.5. Mô hình và giả thiết nghiên cứu ....................................................................... 16 2.5.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 16 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 19 2.5.3. Thang đo .................................................................................................... 20 Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 22 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 23 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 23 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 24 3.1.1. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 24 3.1.2 Nghiên cứu định lượng.................................................................................. 29 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 30 3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................. 30 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................. 31 3.3.3. Phân tích hồi quy ........................................................................................... 32 3.3.4. Kiểm định sự khác biệt về ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất tới mức độ sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú theo đặc điểm cá nhân .......... 33 Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 33 Chương 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 35 4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã, phường ................................... 35 4.2. Chức danh của cán bộ cấp phường tại quận Tân Phú ...................................... 36 4.3. Tình hìnhcông chức cấp phường tại quận Tân Phú .......................................... 36 4.4. Thống kê mô tả mẫu ......................................................................................... 38 4.5. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................................ 40 4.5.1. Kiểm định cho biến độc lập ....................................................................... 40 4.5.2. Kiểm định cho biến phụ thuộc ................................................................... 45 4.6. Phân tích EFA ................................................................................................... 48 4.6.1. Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập ............................................... 48 4.6.2. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ...................................................... 50
- 4.7. Phân tích hồi quy .............................................................................................. 53 4.7.1. Mối liến quan của các biến độc lập đến biến phụ thuộc ............................ 53 4.7.2. Kiểm định hệ số hồi quy và các giả thuyết ................................................ 53 4.7.3. Kiểm định mức độ phù hợp mô hình ......................................................... 54 4.7.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến......................................................... 55 4.7.5. Kết quả hồi quy .......................................................................................... 56 4.8. Kiểm định sự khác biệt về ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất tới mức độ sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú theo đặc điểm cá nhân .......... 60 4.9. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 62 4.9.1. Về sự tác động của lãnh đạo mới về chất tới mức độ sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú ............................................................................. 62 4.9.2. Về sự khác biệt về tác động của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú theo đặc điểm cá nhân ............................... 64 Kết luận Chương 4 ...................................................................................................... 65 Chương 5. Kết luận và Hàm ý........................................................................................ 67 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .............................................................................. 67 5.2. Một số hàm ý .................................................................................................... 68 5.2.1. Đối với yếu tố Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng............................................. 68 5.2.2. Đối với yếu tố Lãnh đạo bằng sự truyền cảm hứng................................... 70 5.2.3. Đối với yếu tố Lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ ................................... 72 5.2.4. Đối với yếu tố Lãnh đạo bằng sự quan tâm đến từng cá nhân .................. 73 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.................. 75 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................. 75 5.3.2. Khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 77 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 81
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Trang Bảng 2.1 Thang đolãnh đạo mới về chất........................................................................ 21 Bảng 2.2 Thang đo sự sáng tạo của công chức cấp phường .......................................... 22 Bảng 3.1 Thang đo được điều chỉnh sau thảo luận nhóm chuyên gia ........................... 25 Bảng 3.2 Thang đo nghiên cứu đã được điều chỉnh ...................................................... 28 Bảng 4. 1 Tình hình công chức cấp phường quận Tân Phú giai đoạn 2016 - 2018 ....... 37 Bảng 4. 2 Thống kê mẫu khảo sát .................................................................................. 38 Bảng 4. 3 Kết quả kiểm định của biến độc lập “Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng về phẩm chất” ............................................................................................................................... 40 Bảng 4. 4 Kết quả kiểm định của biến độc lập “Lãnh đạo bằng sự ảnh hưởng hành vi” ................................................................................................................................... 41 Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định của biến độc lập “Lãnh đạo bằng truyền cảm hứng” ...... 41 Bảng 4. 6 Kết quả kiểm định của biến độc lập “Lãnh đạo bằng truyền cảm hứng” sau khi loại biến CH3 ........................................................................................................... 42 Bảng 4. 7 Kết quả kiểm định của biến độc lập “Lãnh đạo bằng sự kích thích trí tuệ” .. 43 Bảng 4. 8 Kết quả kiểm định của biến độc lập “Lãnh đạo bằng sự quan tâm đến từng cá nhân” .............................................................................................................................. 44 Bảng 4. 9 Kết quả kiểm định của biến độc lập “Lãnh đạo bằng sự quan tâm đến từng cá nhân” loại biến CN1 ....................................................................................................... 44 Bảng 4. 10 Kết quả kiểm định của biến phụ thuộc “Sự sáng tạo của công chức cấpphường” .................................................................................................................... 45 Bảng 4. 11 Tổng hợp biến và thang đo sau kiểm định độ tin cậy .................................. 47 Bảng 4. 12 Tổng hợp phân tích thành phần chính sau kiểm định độ tin cậy ................. 48 Bảng 4. 13Kết quả kiểm định thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA và kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát .................................................................. 49 Bảng 4. 14Kết quả kiểm định hệ số Factor loading ....................................................... 50 Bảng 4. 15Kết quả kiểm định thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (KMO) và kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Barllett’s Test)” ............................ 51 Bảng 4. 16 Kết quả kiểm định phương sai trích của các yếu tố..................................... 51
- Bảng 4. 17Kết quả kiểm định hệ số factor loading ........................................................ 52 Bảng 4. 18Kết quả tương quan giữa các biến ................................................................ 53 Bảng 4. 19Kết quả kiểm định hệ số hồi quy .................................................................. 54 Bảng 4. 20 Kiểm định mức độ phù hợp mô hình ........................................................... 54 Bảng 4. 21Phân tích phương sai ANOVA ..................................................................... 55 Bảng 4. 22Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................. 55 Bảng 4. 23Kết quả hồi quy............................................................................................. 56 Bảng 4. 24Mức độ ảnh hưởng của các biến ................................................................... 57 Bảng 4. 25Thống kê mô tả biến quan sát độc lập .......................................................... 58 Bảng 4. 26So sánh Sự sáng tạo của công chức cấp phường theo nhóm đánh giá ......... 61 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 18 HÌnh 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 23
- 1 Chương 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Một số tổ chức thành đạt thường có một thuộc tính cơ bản khác biệt với những tổ chức kém thành đạt, đó chính là sự lãnh đạo năng động và hiệu quả (Drucker, 2001).Lãnh đạo là một chủ đề được quan tâm hàng ngàn năm nay trong lịch sử phát triển loài người, được thể hiện trong các học thuyết triết học (Nguyễn Hữu Lam, 2007). Có khá nhiều nghiên cứu về phong cáchcủa người lãnh đạo và những vấn đề liên quan trong tổ chức chẳng hạn như các công trình của Chen (2004) về hiệu quả công việc của nhà lãnh đạo, các phong cách của nhà lãnh đạo và tính sẵn sàng của những người nhân viên; Cohen, Chang, và Ledford (1997) nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần cấu trúc của lãnh đạo tự quản với chất lượng cuộc sống và tính hiệu quả của công việc nhóm; và Công trình nghiên cứu của Politis (2001) nghiên cứu mối liên hệ của phong cách của nhà lãnh đạo và việc quản trị tri thức trong lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin,... Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề lãnh đạo. Có thể kể đến ở đây là nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) nhằm mục đích thực hiện khám“phá mối quan hệ củacam kết tổ chứcvà phẩm chất của các nhà lãnh đạo; hay nghiên cứu về nghệ thuật lãnh đạo của Nguyễn Hữu Lam (2007),...” Đó là những nghiên cứu có giá trị học thuật và mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về mối liên hệ giữa phong cách của nhà lãnh đạo và tính sáng tạo của người lao động và, đặc biệt là lĩnh vực công. Cấp phường là cấp chính quyền thấp nhất, trực tiếp tiếp xúc, trao đổi và làm việc, với người dân thuộc các tầng lớp dân cư với nhiều trình độ khác nhau với vô vàn tình huống phức tạp phát sinh cần được xử lý ngay song lại chưa thể có được hướng dẫn trong bất kỳ một văn bản nào. Điều này đòi hỏi các công chức cấp phường phải dày dặn kinh nghiệm, vận dụng các kỹ năng, kỹ xảo một cách linh hoạt trong việc tiếp
- 2 nhận, thụ lý giải quyết các vụ việc phát sinh thành công như ý. Bên cạnh việc nắm vững chuyên môn thì kinh nghiệm thực tiễn cùng với sự tự tin, sáng tạo trong quá trình giải quyết, xử lý công việc cho người dân là cần thiết nhất trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, làm sao để các công chức cấp phường mạnh dạn sáng tạo, tích cực tham mưu cho lãnh đạo khi mà công chức trong lĩnh vực công vẫn được xem là có sức ỳ rất lớn. Và vấn đề được đặt ra là, phong cách của nhà lãnh đạo có tác động tới sự sáng tạo của công chức cấp phường hay không? Nếu có thì mức tác độngphong cách của nhà lãnh đạo tới sự sáng tạo trong công việc của công chức cấp phường như thế nào? Quận Tân Phú được thành lập trên cơ sở tách ra từ quận Tân Bình trước đây với diện tích tự nhiên là 1,606.98 ha. Quận Tân Phú được chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa. Với nền tảng ban đầu về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, sinh hoạt còn thiếu, hệ thống điện - đường - trường - trạm, nước sạch cho nhân dân, các khu vui chơi, giải trí,… còn hạn chế, đường sá chủ yếu là đường đất, khó khăn trong giao thông, buôn bán, sinh hoạt; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ người lao động thất nghiệp và hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo cao. Tổ chức bộ máy còn khá mới, vận hành chưa linh hoạt, hệ thống chính trị từng bước được kiện toàn, đội ngũ cán bộ từ quận đến phường còn non trẻ, hầu hết công chức có độ tuổi từ dưới 30 chiếm khoảng 47 – 48%, số công chức có độ tuổi trên 45 chỉ chiếm khoảng 24% trong tổng số cán bộ công chức của Quận qua các năm (chi tiết xem thêm bảng 4.1). Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn vấn đề: “Tác động của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú” làm đề tài thạc sĩ quản lý công với mong muốn sẽ giúp các cấp lãnh đạo ngày càng quan tâm hơn nữa tớiphong cách của nhà lãnh đạo nhằm tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức phường nói chung và trên địa bàn của quận Tân Phú nói riêng.
- 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện nhằm phân tích mức độ tác độngcác thành phần của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của đội ngũcông chức cấp phường tại quận Tân Phú. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú.” 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên, tác giả xác định đề tài cần đạt được những mục tiêu cụ thể dưới đây: - Xác định các yếu tố của lãnh đạo mới về chất tác động đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú. - Xác định mức độ ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường trên địa bàn quận Tân Phú; - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn trả lời cho 3 câu hỏi dưới đây: - Các nhân tố thành phần nào của lãnh đạo mới về chất tác động đến sự sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú?” - Mức độ tác động của các yếu tố thành phần của lãnh đạo mới về chất đến sự sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú? - Các hàm ý quản trị nào cần đưa ra để tăng cường sự sáng tạo “của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú?” 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lãnh đạo mới về chất tới sự sáng tạo của công chức cấp phường tại quận Tân Phú. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi về thời gian: quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2019. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 phương pháp: - Nghiên cứu định tính Thang đo nháp được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa có chọn lọc thang đo trong công trình của Bass và Avolio (1995). Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với 11Chủ tịch/Phó chủ tịchhiện đang công tác tại các phường trên địa bàn quận Tân Phú, nhằm loại bỏ hoặc bổ sung thêm một vài yếu tố mới, đồng thời chỉnh sửa từ ngữ cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động. Tiếp theo, tiến hành thực hiện phỏng vấn thử với 30 công chức cấp phường tại quận Tân Phú giúp nhận biết những nội dung, từ ngữ dễ bị hiểu nhầm trong bản câu hỏi khảo sát và tiến hành điều chỉnh cho rõ nghĩa hơn. - Nghiên cứu định lượng Thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được xây dựng và điều chỉnh trong bước nghiên cứu định tính. Bảng câu hỏi được in ra giấy và gửi đến đối tượng khảo sát. Nghiên cứu định lượng nhằm khẳng định các yếu tố cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo các thành tố của lãnh đạo mới về chất ảnh hưởngtới sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú với cỡ mẫu chính thức là 146. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với các kỹ thuật phân tích và kiểm
- 5 định: độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, kiểm định T và kiểm định ANOVA. 1.6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài nghiên cứu - Về mặt lý thuyết: Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về lãnh đạo mới về chất và sự sáng tạo của nhân viên áp dụng cho một tổ chức cụ thể hoặc mở rộng kiểm định tại các địa bàn khác trên cả nước. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho nhà quản lý các phường địa bàn quận Tân Phú những góc nhìn mới về công tác lãnh đạo, giúp cho các nhà quản lý hiểu được nhân viên của mình, nhận dạng được các thành tố của lãnh đạo mới về chất tác động đến sự sáng tạo của công chức cấp phường. Từ đó, các phường trên địa bàn quận Tân Phú sẽ có định hướng, kế hoạch và các biện pháp tốt hơn nhằm nâng cao khả năng quản lý và sự sáng tạo của người lao động trong nội bộ tổ chức, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn kết cấu thành 5 Chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: Trình bày tổng quan về cơ sở, mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và ý nghĩa thực tiễn, kết cấu của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày, phân tích các lý thuyết liên quan đếnlãnh đạo mới về chất và sự sáng tạo của nhân viên và mối quan hệ các khái niệm, từ đó xây dựng mô hình và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, cách thức phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra thang đo chính thức của đề tài. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: nêu thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy và tiến hành thảo luận kết quả thu được.
- 6 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị: Dựa vào thực trạng và kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra những khuyến nghị quản trị nhằm nâng tăng cường sự sáng tạo của đội ngũ công chức cấp phường tại quận Tân Phú.
- 7 Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Tổng quan lãnh đạo mới về chất 2.1.1. Khái niệm lãnh đạo Theo Burns (1978, trang 18), lãnh đạo được hiểu là sự huy động các nguồn lực về thể chế, chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác để đánh thức, lôi kéo sự tham gia và làm thỏa mãn động cơ của những người cấp dưới. Rauch & Behling (1984, trang 46) cho rằng, lãnh đạođược xem làsự gây ảnh hưởng của cá nhânđến các hoạt động của một nhóm người có tổ chức, nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức đó. Hay Jacobs & Jaques (1990, trang 281) hiểu lãnh đạo là sự chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập thể và huy động các nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích. House và Cộng sự (1999, trang 184) khái niệm lãnh đạo là sự gây ảnh hưởng, động viên và khuyến khích của một cá nhân đối với người khác để họ cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ chức.” Nhìn chung, các “khái niệm đềuhiểu lãnh đạo làsự gây ra ảnh hưởng bằng cách tạo ra môi trường có các điều kiện thuận lợi nhằm truyềncảm hứng đến con người, đưa người đó tự nguyện tham gia các tổ chức,để đạt mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mạng của nhóm hay tổ chức đó. Như vậy, bất kỳ cá nhân trong xã hội gây ra những ảnh hưởng và tác động tới hành vi của người khác khiến họ tự nguyện thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, sứ mạng của nhóm, của tổ chức thìcó thể xem là người lãnh đạo. Đây là đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu trong luận văn này.” 2.1.2. Khái niệm lãnh đạo mới về chất Khái “niệm lãnh đạo mới về chất được Burns (1978) đưa ra lần đầu tiên. Theo ông, người lãnh đạo mới về chất sẽ khuyến khích người lao động”của mình tạo ra những thay đổi lớn và đó là những thay đổi và thách thức lớn đối với tổ chức. Bass
- 8 (1985) đã đề xuất cái nhìn rộng hơn, lãnh đạo mới về chất là thúc đẩy nhân viên cấp dưới tạo ra những thay đổi ngoài sự mong đợi. Yukl (1989) lại cho rằng, lãnh đạo mới về chất là sự gây ra ảnh hưởng tới những thay đổi lớn trong thái độ, hành động và việc làm của những người trong cùng tổ chức, tạo nên sự gắn kết cho mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức. Nhà lãnh đạo mới về chất hấp dẫn đối với những lý tưởng cao hơn và giá trị đạo đức của nhân viên cấp dưới, nâng cao sự mong đợi của họ và thúc đẩy họ nỗ lực hơn để mang lại hiệu quả cho tổ chức (Bass, 1990; Bass và Avolio, 1990).” Trong các cách tiếp cận lãnh đạo mới về chất, các nhà khoa học thường dùng khái niệm “lãnh đạo hấp dẫn”đồng nhất với khái niệm lãnh đạo mới về chất.Trên thực tế thì rất khó phân biệt hai khái niệm này và chúng thường được sử dụng thay thế nhau. Song theo G.A.Yukl (1989) thì lãnh đạo mới về chất có nghĩa rộng so với lãnh đạo hấp dẫn. Tóm lại, có thể hiểu lãnh đạo mới về chất là sự gây ra ảnh hưởng tới thái độ của người lao động và tạo ra sự nhiệt tình của người nhân viên đối với những mục tiêu và sứ mạng của tổ chức. Người lãnh đạo mới về chất không hài lòng với tình trạng hiện tại, luôn tìm kiếm và nhận ra những nhu cầu để tạo ra sức sống cho tổ chức của họ, họ không hài lòng với các tiêu chuẩn hoạt động hiện hành, thực hiện sự thay đổi căn bản những tiêu chuẩn và hệ thống cũ bằng những tiêu chuẩn và hệ thống mới hữu hiệu hơn (Nguyễn Hữu Lam, 2011, trang168). 2.1.3. Các thuyết về lãnh đạo mới về chất 2.1.3.1. Thuyết lãnh đạo hấp dẫn “Một nhà lãnh đạo được coi là hấp dẫn được Max Weber (1947) ban đầu tiếp cận với các khái niệm gồm: lãnh đạo hấp dẫn, lãnh đạo vị trí và lãnh đạo truyền thống. Trong nghiên cứu của Max Weber, người lãnh đạo hấp dẫn là người kiến tạo sự thay đổi. Đó là người có sức cuốn hút mạnh mẽ và năng lực cuốn hút vô cùng mà ông ví họ như là siêu nhân (Boje, 2000).”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn