Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong hoạt động M&A tại Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài nghiên cứu này nhằm làm rõ tác động của các khoản lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong các giao dịch M&A. Lợi ích thuế trong bài nghiên cứu này bao gồm lợi ích từ lá chắn thuế và lợi ích từ các khoản lỗ được kết chuyển để khấu trừ trong tính thuế TNDN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong hoạt động M&A tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- LƯƠNG CHÍ THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH THUẾ ĐẾN CHI PHÍ TIẾP QUẢN CỦA BÊN THÂU TÓM TRONG HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- LƯƠNG CHÍ THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH THUẾ ĐẾN CHI PHÍ TIẾP QUẢN CỦA BÊN THÂU TÓM TRONG HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HAY SINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Tác động của lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong hoạt động M&A tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hay Sinh và chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế và các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ theo hướng dẫn trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Người thực hiện LƯƠNG CHÍ THÀNH Học viên cao học lớp Tài Chính Doanh Nghiệp K20 – Đêm 3 Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 1 1.1. Lý do và vấn đề nghiên cứu ................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 2 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................... 3 1.6. Kết cấu luận văn .................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học..................................................................................................... 5 2.1.1. Lý thuyết kinh tế học vi mô về tính kinh tế theo phạm vi ............................... 5 2.1.2. Lý thuyết về sự cộng hưởng trong hoạt động M&A ........................................ 6 2.1.3. Lý thuyết về thuế công ty đối với đầu tư ......................................................... 10 2.1.4. Các khái niệm về M&A .................................................................................... 13 2.2. Cơ sở thực tiễn và các nghiên cứu liên quan .................................................. 16 2.2.1. Tác động của thuế đến M&A ........................................................................... 16 2.2.2. Chi phí tiếp quản trong M&A .......................................................................... 22 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 27 3.1. Nguồn dữ liệu ..................................................................................................... 27 3.2. Xây dựng mô hình ............................................................................................. 30
- 3.3. Các bước thực hiện nghiên cứu ....................................................................... 35 CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................ 36 4.1. Thống kê mô tả .................................................................................................. 36 4.2. Kiểm định mối tương quan giữa các biến ....................................................... 39 4.3. Ước lượng mô hình hồi quy .............................................................................. 41 4.3.1. Hồi quy tác động của lá chắn thuế đến chi phí tiếp quản.............................. 41 4.3.2. Hồi quy tác động của lỗ lũy kế đến chi phí tiếp quản .................................... 47 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU ....................................... 56 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 56 5.2. Những hạn chế trong bài nghiên cứu .............................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TNDN Thu nhập doanh nghiệp CĐKT Bảng cân đối kế toán M&A Mergers and Acquisitions OLS Ordinary Least Square DN Doanh Nghiệp DCF Discounted Cash Flow SDC Securities Data Company CRSP The Center for Research in Securities Prices HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange HNX Ha Noi Stock Exchange UPCOM Unlisted Public Company Market OTC Over The Counter Market
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐO LƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG VÀ TÓM TẮT QUAN HỆ VỀ DẤU GIỮA CÁC BIẾN .................................................................................... 33 Bảng 2 THỐNG KÊ GIAO DỊCH M&A THEO NĂM ............................................... 36 Bảng 3 THỐNG KÊ MẪU THEO NGÀNH NGHỀ .................................................... 37 Bảng 4 THỐNG KÊ MÔ TẢ CHO CÁC BIẾN CỦA MÔ HÌNH ............................... 39 Bảng 5 BẢNG MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN ................................. 40
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do và vấn đề nghiên cứu Sự bùng nổ của các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây đã khiến rất nhiều công ty quan tâm và mong muốn thực hiện các thương vụ M&A với mục đích làm tăng giá trị cho công ty. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức ép phải cơ cấu lại hoạt động đầu tư để tồn tại và phát triển thì hoạt động M&A ngày càng được đẩy mạnh và đa dạng về hình thức. Thông qua hoạt động M&A, các doanh nghiệp mạnh nhanh chóng mở rộng được quy mô, tăng thị phần, giảm thời gian tiếp cận, sở hữu các giải pháp về công nghệ, giảm bớt đối thủ cạnh tranh và đạt được nhiều lợi ích khác; các doanh nghiệp nhỏ, yếu kém sẽ tránh được nguy cơ phá sản và vượt qua những khó khăn để tồn tại trên thị trường. Đó cũng chính là những động cơ thúc đẩy các công ty tham gia M&A. Tuy nhiên các nghiên cứu về M&A còn cho thấy có một nguồn lợi mà các công ty và cổ đông có thể nhận được khi thực hiện M&A đó là từ các khoản lợi ích thuế. Việc đánh giá các khoản lợi ích thuế rất được các công ty thâu tóm quan tâm, xem đây là một cơ sở để định giá công ty mục tiêu, qua kết quả nghiên cứu ở các nước có hoạt động M&A mạnh đã chứng minh được sự tác động đáng kể của lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong giao dịch M&A. Trong những năm gần đây, hoạt động M&A ở Việt Nam bắt đầu diễn ra sôi nổi với nhiều động cơ và mục đích khác nhau. Vậy các công ty thâu tóm có thực sự quan tâm đến các khoản lợi ích thuế trước khi quyết định thực hiện một giao dịch M&A? Đến nay vẫn chưa có bài nghiên cứu nào ở Việt Nam đo lường được tác động của lợi ích thuế trong các giao dịch M&A. Chính điều này đã đặt ra vấn đề cần thiết cho bài
- 2 nghiên cứu “Tác động của lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong hoạt động M&A tại Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chung: bài nghiên cứu này nhằm làm rõ tác động của các khoản lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong các giao dịch M&A. Lợi ích thuế trong bài nghiên cứu này bao gồm lợi ích từ lá chắn thuế và lợi ích từ các khoản lỗ được kết chuyển để khấu trừ trong tính thuế TNDN. Vì vậy để hiểu rõ mục tiêu cần trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau: _ Lá chắn thuế của công ty mục tiêu có tác động thế nào đến chi phí tiếp quản của công ty thâu tóm trong giao dịch M&A? _ Lỗ lũy kế được kết chuyển của công ty mục tiêu có tác động thế nào đến chi phí tiếp quản của công ty thâu tóm trong giao dịch M&A? 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: các thương vụ M&A tiêu biểu diễn ra trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay của những doanh nghiệp được niêm yết trên Sàn Giao Dịch Chứng khoán Tp. HCM và Sàn Giao Dịch Chứng khoán Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu: chi phí tiếp quản (chi phí thâu mua) của bên thâu tóm trong các giao dịch M&A. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phân tích hồi quy dữ liệu bình phương tối thiểu (OLS) để xem xét tác động của các lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của công ty thâu tóm trong hoạt động M&A. Đồng thời dùng các kỹ thuật kiểm định giả thiết để kiểm tra các khiếm khuyết của mô hình.
- 3 1.5. Ý nghĩa đề tài Qua kết quả của bài nghiên cứu này để thấy được tác động của các khoản lợi ích thuế đến chi phí tiếp quản của bên thâu tóm trong hoạt động M&A từ đó giúp các nhà đầu tư, các bên thâu tóm có thể đưa ra quyết định đúng đắn trước khi có ý định đầu tư hay thâu tóm một doanh nghiệp khác. Kết quả nghiên cứu không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn hỗ trợ các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý thuế. _ Về phía doanh nghiệp: giúp công ty thâu tóm đánh giá đúng được giá trị của công ty mục tiêu trên cơ sở biết được các lợi ích thuế được chuyển giao từ việc thâu tóm công ty mục tiêu. _ Về phía cơ quan quản lý: kịp thời điều chỉnh những bất cập trong hành lang pháp lý góp phần hoàn thiện, công khai và minh bạch hoạt động M&A, đồng thời có cơ sở đưa ra các chính sách ưu đãi thuế phù hợp nhằm khuyến khích sự phát triển hoạt động M&A tại Việt Nam. 1.6. Kết cấu luận văn Nội dung của đề tài nghiên cứu sẽ gồm năm chương: Chương một: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, bao gồm lý do, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và ý nghĩa của bài nghiên cứu. Chương hai: Khảo sát cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, về các giả thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu, cũng như các nghiên cứu liên quan. Chương ba: Trình bày dữ liệu, cách thu thập xử lý dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu, đo lường các biến và thiết kế mô hình nghiên cứu. Chương bốn: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
- 4 Chương năm: Rút ra các kết luận và các mặt hạn chế, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo. Phần trình bày của chương này đã giới thiệu lý do để thực hiện luận văn và xác định vấn đề cần được giải quyết dựa trên những phương pháp nghiên cứu có được từ những nghiên cứu trước đây. Phần tiếp theo, luận văn sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết có được từ các nghiên cứu trước và có liên quan đến đề tài mà nghiên cứu này sẽ thực hiện.
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Lý thuyết kinh tế học vi mô về tính kinh tế theo phạm vi Theo lý thuyết kinh tế vi mô về chi phí sản xuất trong sản xuất liên hợp (Robert S. Pindyck, 1991). Cụ thể khi các công ty sản xuất các sản phẩm có liên quan hoặc không liên quan thì việc liên kết với nhau sẽ tạo ra những lợi thế từ việc sử dụng chung các đầu vào hoặc phương tiện sản xuất, kết hợp các chương trình tiếp thị hoặc có thể tiết kiệm chi phí do có bộ phận quản trị chung. Tính kinh tế theo phạm vi phát biểu: khi sản lượng liên hợp của một hãng đơn nhất lớn hơn sản lượng mà hai công ty, mỗi công ty sản xuất chỉ một sản phẩm có thể đạt được tính kinh tế theo phạm vi (với những đầu vào sản xuất tương đương dành cho hai công ty này). Mức độ kinh tế theo phạm vi có thể xác định khi nghiên cứu chi phí của công ty sản xuất. Nếu một tập hợp các đầu vào do một công ty sử dụng tạo ra nhiều sản phẩm hơn so với những gì hai công ty độc lập có thể tạo ra thì khi ấy công ty đơn nhất sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với hai công ty độc lập kia. Để đo lường mức độ kinh tế theo phạm vi ta cần biết liệu khi sản xuất hai (hoặc nhiều) sản phẩm cùng một lúc sẽ tiết kiệm được bao nhiêu phần trăm chi phí sản xuất so với trường hợp sản xuất riêng biệt. Cách xác định theo phương trình sau: 𝐶 (𝑄1 ) + 𝐶 (𝑄2 ) − 𝐶 (𝑄1 , 𝑄2 ) 𝑆𝐶 = 𝐶 (𝑄1 , 𝑄2 ) Trong đó C(Q1) là chi phí để sản xuất sản lượng Q1 , C(Q2) là chi phí để sản xuất sản lượng Q2 và C(Q1,Q2) là chi phí để liên hợp sản xuất cả hai sản lượng. Với tính
- 6 kinh tế theo phạm vi chi phí liên hợp nhỏ hơn tổng các chi phí riêng lẻ nên SC lớn hơn 0. SC càng lớn tính kinh tế theo phạm vi càng lớn. Theo đó: SC > 0: chi phí sản xuất của công ty hợp nhất nhỏ hơn tổng chi phí sản xuất của các công ty riêng lẻ, doanh nghiệp tiến hành hợp nhất mở rộng quy mô. SC < 0: chi phí sản xuất của công ty hợp nhất lớn hơn tổng chi phí sản xuất của các công ty riêng lẻ, doanh nghiệp không nên hợp nhất. Tính kinh tế theo phạm vi được sử dụng trong việc phân tích chi phí tiết kiệm của công ty thâu tóm sau giao dịch M&A. Thông thường tiết kiệm chi phí đạt được từ giảm biên chế, giảm các tiện ích phục vụ công việc hoặc các chi phí liên quan không cần thiết khác khi hai bên đã sáp nhập. Vì vậy các doanh nghiệp muốn thực hiện sáp nhập, mở rộng quy mô nên xem xét đến tính hiệu quả theo quy mô để có thể đưa ra quyết định. 2.1.2. Lý thuyết về sự cộng hưởng trong hoạt động M&A Theo lý thuyết về Định giá đầu tư (Aswath Damodaran, 2012) lý do giải thích cho sự trả thêm đối với các thương vụ mua lại chính là khả năng cộng hưởng, tức giá trị tăng thêm tiềm năng từ việc kết hợp hai công ty với nhau. Sáp nhập doanh nghiệp (DN) là việc một hoặc một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập. Sáp nhập DN sẽ tạo ra tiềm lực mạnh hơn so với từng DN riêng lẻ tồn tại và lượng giá trị mang lại cũng sẽ lớn hơn. Giá trị cộng hưởng là giá trị tăng thêm do việc sáp nhập hai DN mang lại đồng thời cũng tạo ra những cơ hội mà nếu các DN này đứng riêng lẻ sẽ không có được. Cách xác định giá trị cộng hưởng: giả sử có hai DN A và B sáp nhập với nhau, giá trị mới tạo ra là: V(AB) > V(A) + V(B)
- 7 Trong đó, V(AB) = Giá trị của công ty hợp nhất từ A và B (giá trị cộng hưởng) V(A) = Giá trị của công ty A khi hoạt động độc lập V(B) = Giá trị của công ty B khi hoạt động độc lập DN đi mua hoặc DN bán hoặc cả hai đều có khả năng hưởng giá trị tăng thêm này. Thông thường thì DN mua sẽ phải trả mức giá cao hơn giá trị thực của bên bán, nghĩa là bên bán được nhận một phần chênh lệch giá trị (giá trị tăng thêm so với giá trị thực). Tuy nhiên, bên mua chấp nhận trả một mức giá mua nào đó cũng phải trên cơ sở cân nhắc những lợi ích được hưởng. Nói một cách khác, trong điều kiện lý tưởng, bên mua sẽ chỉ mua và nhận sáp nhập khi giá mua thoả mãn phương trình sau: Chênh lệch giữa giá mua và giá trị thực < Giá trị cộng hưởng Giá trị cộng hưởng là giá trị tăng thêm do việc sáp nhập hai DN mang lại đồng thời tạo ra những cơ hội mà nếu các DN này đứng riêng lẻ sẽ không có được. Đó là sự vượt trội ra ngoài những kỳ vọng của thị trường khi hai DN chưa sáp nhập (thể hiện trong giá trị thực của mỗi DN) tức là có chênh lệch giá trị so với giá trị thực. Để xác định giá trị cộng hưởng, điểm mấu chốt là phải xác định được nguồn tạo ra giá trị cộng hưởng. Theo Robert G. Eccles, Kersten L. Lanes và Thomas C. Wilson (1999), bên mua thường xác định giá trị cộng hưởng do 5 yếu tố sau mang lại: tiết kiệm chi phí, cải thiện doanh thu, cải thiện quy trình hoạt động, lợi ích về tài chính và lợi ích về thuế. _ Tiết kiệm chi phí: Đây là yếu tố dễ thấy nhất và dễ ước lượng trong xác định giá trị cộng hưởng. Thông thường tiết kiệm chi phí đạt được từ: giảm biên chế, giảm các tiện ích phục vụ công việc và các chi phí liên quan không cần thiết
- 8 khác khi hai bên đã sáp nhập hoặc giảm chi phí nhờ tính kinh tế của quy mô. Tiết kiệm chi phí đạt được sẽ có thể rất lớn nếu như hai DN tham gia sáp nhập làm trong cùng ngành ở cùng một nước. Có ba lưu ý liên quan đến xác định mức tiết kiệm chi phí. Một là, khái niệm về khoản mục chi ở những công ty khác nhau có thể khác. Hai là, chi phí phát sinh ở những chỗ khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc của mỗi công ty. Bên mua có thể nhầm tưởng mình có khả năng tiết giảm nhiều chi phí hành chính ở các phòng ban và của toàn công ty hơn thực tế do bỏ sót ở đâu đó. Ba là, liên quan đến giảm biên chế, cũng có thể xảy ra sai sót khi tính chi phí cắt giảm từ sa thải nhân viên. _ Cải thiện doanh thu: Việc ước lượng được doanh thu tăng lên nhờ sáp nhập không phải là công việc dễ dàng. Có một số quan điểm ủng hộ đưa nhân tố cải thiện doanh thu (lượng tăng doanh thu) khi định giá trong khi một số thì không. Bên không ủng hộ lập luận rằng, khi sáp nhập thì các khách hàng của bên mua có thể phản ứng tiêu cực đối với những sản phẩm và giá của những sản phẩm mới. Việc nhập cơ sở dữ liệu khách hàng của hai bên lại có thể dẫn đến có quá nhiều đề nghị mua hàng đến một người bán khiến người bán gây áp lực. Hoặc các đối thủ cạnh tranh có thể hạ giá bán để đáp trả lại một vụ mua bán sáp nhập DN. Tuy nhiên, ngoài những hạn chế về ước lượng của nó, cải thiện doanh thu có thể tạo ra giá trị thực. Đôi khi bên bán có thể mang đến được những sản phẩm bổ sung hoặc có tính vượt trội cho mạng lưới phân phối rộng khắp của bên mua. Trong trường hợp khác, các kênh phân phối của bên bán có thể giúp tăng doanh số của các sản phẩm của bên mua. Một dạng nữa của cải thiện doanh thu có được nhờ quy mô lớn mang lại được thêm doanh số mà nếu để riêng lẻ sẽ không thể thu hút được lượng doanh thu này. _ Cải thiện quy trình hoạt động: Tiết kiệm chi phí dẫn đến loại bỏ được sự trùng lắp hoặc được chiết khấu nhờ mua với khối lượng lớn; cải thiện doanh
- 9 thu đạt được từ việc kết hợp các thế mạnh khác nhau của các DN. Ngược lại, cải thiện quy trình hoạt động đạt được khi lãnh đạo các bên chuyển giao những kinh nghiệm và kỹ năng lãnh đạo từ DN này sang DN kia. Kết quả của quá trình này có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí và cải thiện doanh thu. Giá trị cộng hưởng của tiết kiệm chi phí, cải thiện doanh số và quy trình hoạt động tuy dễ hiểu về khái niệm nhưng lại khó trong dự báo bằng con số cụ thể vì những nguyên nhân như: áp lực về thời gian, giới hạn thông tin và tính bảo mật. Do đó, ban lãnh đạo bên mua cần nghiên cứu kỹ các giả định trong tính toán nhằm đưa ra quyết định xác đáng nhất. _ Lợi ích về tài chính: Giá trị cộng hưởng ở đây được thể hiện ở chỗ do tăng quy mô của công ty sau sáp nhập mà tình hình tài chính có thể được cải thiện hơn: tăng số dư tiền, tăng nguồn vốn hoạt động. Mặt khác, sáp nhập có thể giúp bên bán có thể vay nợ với mức vay lớn hơn mà không ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của bên mua. Điều này dễ thấy trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng vì sau sáp nhập DN này sẽ có quy mô lớn hơn và hạn chế được rủi ro nhiều hơn. _ Lợi ích về thuế: Xem xét lợi ích về thuế do sáp nhập mang lại thường được đặt ra. Tuy vậy, giá trị cộng hưởng do lợi ích về giảm thuế rất khó đánh giá nên cần phân biệt giữa lợi ích về thuế do sáp nhập mang lại dẫn đến quyết định sáp nhập và lợi ích về thuế không do sáp nhập mang lại khiến cho tổng số thuế của DN sau sáp nhập ít nhất bằng hoặc thấp hơn thuế phải trả của hai công ty riêng rẽ trước khi sáp nhập. Mục tiêu thuế do sáp nhập mang lại là giảm được càng nhiều càng tốt một lần các chi phí chịu thuế có thể. Những chi phí đó bao gồm các nghĩa vụ chuyển giao và vốn; việc thay đổi chủ sở hữu có thể đưa đến tăng vốn hoặc giảm thuế do chuyển lỗ. Một trong những giá trị cộng hưởng loại này mang lại thường là sự chuyển giao thương hiệu và các giá trị sở hữu
- 10 trí tuệ khác cho DN đang hưởng thuế thấp hơn. Nhưng phải chú ý: cơ cấu lại các bộ phận ở trong nước để hưởng lợi về thuế; đưa thêm nợ vào những công ty con đang phải chịu thuế cao ... những lợi ích về thuế như vậy sẽ không có được ở hai DN riêng lẻ trước sáp nhập. Ngay cả khi lợi ích về thuế không từ sáp nhập mang lại, các bên cũng không thể chỉ dừng ở lợi ích này mà cần xem xét cả lợi ích thuế nhờ sáp nhập. 2.1.3. Lý thuyết về thuế công ty đối với đầu tư Ảnh hưởng của thuế công ty đến đầu tư Quyết định đầu tư được quyết định bằng việc công ty thiết lập lợi ích biên và chi phí đầu tư bằng nhau (PGS.TS Sử Đình Thành, 2009), các công ty ước tính tiền lời sẽ nhận được từ đầu tư cho kỳ và chỉ đầu tư khi nào lợi ích lớn hơn chi phí. Khi có thuế thu nhập, các công ty sẽ đầu tư ít hơn khi chính phủ phân phối thu nhập của họ qua thuế công ty bởi vì tỷ suất tiền lời sau thuế của công ty đối với đầu tư phải đủ lớn hơn để đáp ứng tỷ lệ tiền lời kỳ vọng. Lãi vay cũng được tính vào chi phí nên giảm trừ thu nhập chịu thuế. Như vậy thuế đã tạo ra lá chắn thuế, nhằm khuyến khích doanh nghiệp tài trợ vốn bằng nợ vay. Các nghiên cứu về phân tích chính sách thuế (PGS.TS Sử Đình Thành, 2009) đã cho thấy lợi nhuận và lá chắn thuế có tác động đến quyết định đầu tư. Lợi ích thuế Thuế là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đều phải quan tâm. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, khủng hoảng kéo dài như hiện nay, thuế không chỉ đơn thuần là một khoản chi phí mà doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước, nó còn mang đến những lợi ích vô hình giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy trong hoạt động M&A các lợi ích thuế đó là gì? Làm sao để có được các lợi ích đó.
- 11 Theo Aswath Damodaran (2012) lợi ích thuế có thể phát sinh nhờ những quy định về thuế đối với hoạt động mua lại hoặc do những khoản thua lỗ hoạt động thuần làm giảm thu nhập. Do đó, một công ty có khả năng sinh lời mua lại một công ty hoạt động kém hiệu quả có thể sử dụng khoản thua lỗ hoạt động thuần của công ty này để giảm gánh nặng thuế của mình. Lợi ích thuế cũng có thể đạt được khi một công ty có khả năng chi phí khấu hao, chi phí lãi vay sau vụ mua lại, nhờ đó giá trị của nó tăng lên. Các vấn đề về lợi ích thuế tạo ra giá trị cộng hưởng trong hoạt động M&A đã được trình bày trong tài liệu “Đi tìm giá trị cộng hưởng – Toàn cảnh và các thương vụ M&A tiêu biểu” của Vũ Anh Dũng và Đặng Xuân Minh biên soạn. Trong hoạt động M&A, lợi ích thuế muốn đạt được còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: cấu trúc thương vụ (mua lại vốn, tài sản…), loại hình công ty, quy định về thuế của quốc gia sở tại, … khi một công ty giành quyền kiểm soát một công ty mục tiêu đang thua lỗ, các khoản lỗ của công ty mục tiêu có thể được kết chuyển sang để tính giảm thu nhập chịu thuế của công ty mua trong các kỳ tương ứng. Khi đó, phần chênh lệch giữa thuế phải nộp trước và sau thương vụ mua bán sáp nhập chính là phần lợi ích thuế mà thương vụ đem lại cho công ty mua. Như vậy, chỉ có công ty mua là nhận được lợi ích thuế từ thương vụ. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ thương vụ mua bán sáp nhập nào cũng có lợi ích thuế mà phải thỏa mãn những tiêu chí nhất định. Các điều kiện cần có bao gồm: _ Công ty mục tiêu có các khoản lỗ trong quá khứ hoặc tương lai hoặc cả hai. _ Thương vụ là sáp nhập (pháp định hoặc bộ phận) hoặc hợp nhất. Khi đó, công ty mục tiêu hoặc chấm dứt hoạt động hoặc trở thành công ty con của công ty bên mua. Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ ghi nhận các khoản lỗ của công ty mục tiêu và ghi giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ tương ứng. Trong trường hợp mua lại tài sản và mua lại phần vốn (đủ để trở thành cổ đông lớn của công ty mục
- 12 tiêu nhưng vẫn chưa đạt tới mức có thể chi phối) thì không có lợi ích thuế cho công ty mua. Theo Donald M. DePamphilis (2011) lợi ích thuế mà một thương vụ đem lại cho bên mua nhiều hay ít, trong khoảng thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chúng có thể là: _ Mức độ thua lỗ của công ty mục tiêu là lớn hay nhỏ; _ Khoảng thời gian thua lỗ hay khoảng thời gian lợi ích thuế phát huy tác dụng, thời gian được phép tính giảm thu nhập chịu thuế. Điều này tùy thuộc quy định của từng quốc gia cụ thể. Chẳng hạn, ở Việt Nam cho phép lỗ kinh doanh được sử dụng để chuyển lỗ trong vòng 5 năm; _ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng; _ Tình hình kinh doanh của bên mua: có lãi trong những năm công ty mục tiêu bị thua lỗ hay không. Bên mua phải xác định sẽ có thu nhập cao trong tương lai một cách liên tục, nếu không sẽ không đáp ứng yêu cầu để có thể tính giảm thu nhập chịu thuế và các khoản lỗ của công ty mục tiêu sẽ hết hạn sử dụng. Các yếu tố này sẽ có những tác động khác nhau đối với các công ty mục tiêu khác nhau. Ngoài ra ta cũng cần nghiên cứu thêm các tác động khác đến thuế, các yếu tố này cũng có thể được xác định như là đặc điểm của công ty mục tiêu như: quy mô, lợi nhuận trước thuế, ngành, …Ta thấy, lợi ích thuế không phải lúc nào cũng xuất hiện trong các thương vụ mua bán sáp nhập, song đối với nhiều công ty, nó lại có thể làm tăng một lượng đáng kể giá mua hay giá trị của công ty mục tiêu. Quy định pháp lý hiện hành cho phép tính lợi ích thuế từ sự kiện M&A. Một số quốc gia có quy định rất cụ thể về cách thức giảm trừ thu nhập chịu thuế từ khoản lỗ kết chuyển nhưng một số quốc gia khác thì không. Do đó, cũng còn tùy thuộc vào môi trường pháp luật tại nơi mà các công ty hoạt động.
- 13 Căn cứ vào quan niệm trên về lợi ích thuế, ta sẽ có căn cứ để định lượng nó thông qua lỗ kinh doanh ròng của công ty mục tiêu trong các khoảng thời gian nhất định. Thông thường, các công ty sẽ dựa vào tình hình kinh doanh cụ thể của công ty mục tiêu và dự báo luồng tiền trong tương lai, từ kết quả có được ta sẽ có các yếu tố làm cơ sở tính toán lợi ích về thuế mà công ty có thể mang lại dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF. Đây cũng chính là một căn cứ để các bên định giá công ty mục tiêu và xác định giá mua. Về bản chất, lợi ích thuế cũng là một bộ phận của lợi ích cộng hưởng - một mục tiêu mà các bên mong muốn có được trong bất cứ một thương vụ mua bán sáp nhập nào. Xác định tác động của lợi ích thuế đến chi phí trong giao dịch M&A sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được lợi nhuận và đẩy mạnh hoạt động M&A tại Việt Nam. 2.1.4. Các khái niệm về M&A Khái niệm về M&A: Trong Luật cạnh tranh 2004 định nghĩa rõ tại điều 17 Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Mục đích M&A: mục đích các doanh nghiệp thực hiện M&A khác nhau nhưng nhìn chung là nhằm đạt được các lợi ích phổ biến sau _ Hợp lực thay cạnh tranh; _ Nâng cao hiệu quả;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn