intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định những nhân tố nào trong quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi (ROA) của doanh nghiệp nhỏ và vừa; xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền khách hàng, kỳ phải trả người bán, và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ******* THÁI THỊ MỸ CÚC TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ******* THÁI THỊ MỸ CÚC TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS MAI THANH LOAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trên bất kỳ phương tiện nào . Nguồn dữ liệu sử dụng để phân tích trong bài này được lấy từ số liệu nhập tin Báo cáo tài chính Doanh nghiệp hàng năm của Cục Thống Kê Thành Phố Hồ Chí Minh và tôi bảo đảm nội dung luận văn là độc lập, không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. Người thực hiện Thái Thị Mỹ Cúc Học viên cao học lớp TCDN –K20 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin được cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Tài chính doanh nghiệp và Viện Sau Đại học trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian theo học chương trình cao học tại trường . Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi : Tiến sĩ Mai Thanh Loan đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu này. Xin cảm ơn ThS Trần Thị Tuấn Anh, giảng viên khoa Toán-Thống Kê đã cung cấp một số tài liệu và giúp tôi hoàn thiện hơn bài nghiên cúu của mình. Sau cùng, tôi xin cám ơn những người bạn trong lớp TCDN K19 và gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AR ( Number of days accounts receivable) Kỳ thu tiền khách hàng AP ( Number of days accounts payable ) Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp CCC ( Cash Conversion Cycle ) Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt INV ( Number of days of inventory ) Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho SIZE ( Logarithm of assets ) Qui mô của công ty DEBT ( Ratio of debt to liabilities ) Tỷ số nợ trên tổng tài sản SGROW ( Sales Growth) Tăng trưởng doanh số bán hàng GDPGR ( Gross Domestic Product Growth) Tốc độ tăng trưởng GDP ROA (Return on assets ) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản FEM ( Fixed Effect Model) Mô hình ảnh hưởng cố định REM ( Random Effect Model) Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
  6. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tổng hợp các biến nghiên cứu ...................................................................... 11 Bảng 4.1 Số lượng doanh nghiệp theo nhóm ngành kinh tế ........................................ 19 Bảng 4.2 Giá trị trung bình của các biến theo nhóm ngành kinh tế.............................. 20 Bảng 4.3 Giá trị trung bình của các biến qua các năm ................................................. 22 Bảng 4.4 Các chỉ tiêu thống kê mô tả .......................................................................... 24 Bảng 4.5 Ma trận tương quan ....................................................................................... 25 Bảng 4.6 Giá trị trung bình của các biến độc lập theo tứ phân vị của ROA................. 26 Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả chạy mô hình .................................................................... 33 Bảng 4.8 Tổng hợp hệ số Dubin- Watson d .................................................................. 39
  7. v DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 10 Đồ thị 4.1 Tỷ trọng nhóm ngành trong mẫu nghiên cứu .............................................. 19 Đồ thị 4.2 Tỷ suất lợi nhuận bình quân theo ngành ...................................................... 21 Đồ thị 4.3 Giá trị trung bình của các biến qua các năm ................................................ 23 Đồ thị 4.4 Giá trị trung bình của các biến độc lập theo tứ phân vị của ROA ............... 26
  8. vi TÓM TẮT Quản lý vốn lưu động giữ vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh bởi vì nó tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán bằng tiền mặt , đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa . Mục tiêu nghiên cứu của bài là để cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của quản lý vốn lưu động đến khả năng sinh lợi (được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ luân chuyển hàng hàng tồn kho, kỳ thu tiền khách hàng …ở các doanh nghiệp thông qua mẫu nghiên cứu gồm 3.095 Doanh nghiệp Nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 2004-2010. Kết quả chứng minh rằng các nhà quản lý có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm số ngày hàng tồn kho, số ngày khoản phải thu, số ngày khoản phải trả và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Từ khóa : Quản lý vốn lưu động – Khả năng sinh lợi
  9. vii MỤC LỤC TÓM TẮT CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 1.1 Tầm quan trọng ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 1 1.3 Khái quát kết quả................................................................................................... 2 1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 3 1.5 Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 3 CHƯƠNG 2 : NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ........................................... 4 2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài: ............................................................................... 4 2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................................ 8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................. 10 3.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10 3.2 Các biến và giả thiết nghiên cứu ............................................................................. 11 3.2.1 Các biến ........................................................................................................ 11 3.2.2 Các giả thiết nghiên cứu và kỳ vọng dấu...................................................... 12 3.3 Dữ liệu ................................................................................................................. 13 3.4 Mô hình và phương pháp kiểm định mô hình ..................................................... 14 3.4.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 14 3.4.2 Phương pháp kiểm định mô hình .................................................................. 15 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 18 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu................................................................... 18 4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 18 4.1.2 Giá trị trung bình của các biến nghiên cứu ................................................. 19 4.1.3 Các chỉ số thống kê mô tả............................................................................. 23
  10. viii 4.2 Ma trận tương quan ............................................................................................. 24 4.3 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm trong mỗi biến nghiên cứu với tỷ suất sinh lợi (ROA) : ......................................................................................................... 25 4.4 Kết quả nghiên cứu: ............................................................................................ 27 4.4.1 Chọn lựa mô hình hồi quy ............................................................................ 28 4.4.1.1 Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết ..................................... 28 4.4.1.2 Chọn lựa mô hình................................................................................... 29 4.4.2 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 33 4.4.2.1 Mô hình thực nghiệm ............................................................................. 33 4.4.2.2 Kiểm định phương sai thay đổi .............................................................. 36 4.4.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến (Corelations) ................................................. 37 4.4.2.4 Kiểm định tự tương quan ....................................................................... 38 4.4.3 Kết luận từ kết quả nghiên cứu ..................................................................... 39 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ........................................................................................... 41 5.1 Kết luận: .............................................................................................................. 41 5.2 Hạn chế của luận văn và các hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 42 5.2.1 Hạn chế của luận văn: .................................................................................. 42 5.2.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: ........................................................... 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. 1 CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Tầm quan trọng Tại nhiều nước thị trường mới nổi, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một trong những lực lượng chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm. Điều này đặc biệt đúng đối với Việt Nam, nơi mà khu vực DNNVV và khu vực kinh tế phi chính thức chiếm đến 97% hoạt động kinh tế, đóng góp hơn 50% GDP và sử dụng khoảng 69% lao động. Tuy nhiên, sự tiếp cận nguồn tài chính không thỏa đáng đã tạo nên trở ngại chính cho sự đổi mới, duy trì và phát triển của khu vực DNNVV ở Việt Nam. Mặc dù thời gian qua nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chế độ tài chính để hỗ trợ cho các DNNVV. Tuy nhiên các chính sách trên chưa được triển khai đồng bộ, còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do đó hiệu quả mang lại chưa cao. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, tự bản thân các doanh nghiệp muốn đứng vững thì phải thực hiện việc tái cấu trúc tài chính, không sử dụng nhiều vốn vay mà phải huy động tối đa những gì mình đang có. Muốn vậy, doanh nghiệp phải quản lý tốt các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của mình . Đối với doanh nghiệp quản lý tốt vốn lưu động là cách thức để có tiền đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Ngoài ra , quản lý vốn lưu động còn có vai trò quan trọng trong việc gia tăng khả năng sinh lợi ,tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động đến khả năng sinh lợi thật sự có ích , thật sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định những nhân tố nào trong quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi (ROA) của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  12. 2 - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như : Kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền khách hàng, kỳ phải trả người bán, và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. - Từ đó đưa ra câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quản trị vốn luân chuyển có tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp hay không? Qua kết qủa nghiên cứu đó giúp cho lãnh đạo các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc quản lý vốn lưu động để từ đó có những giải pháp cần thiết nhằm quản lý tốt vốn lưu động ,gia tăng giá trị của doanh nghiệp. 1.3 Khái quát kết quả - Kết quả nghiên cứu , đã xác định được phương trình hồi quy chỉ mối tương quan giữa biến phụ thuộc là khả năng sinh lợi được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản với các biến độc lập là : kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ phải thu khách hàng , kỳ thanh toán cho nhà cung cấp, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt . - Vẽ được bức tranh tài chính bằng số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM : + Các chỉ số tài chính ( Tỷ suất sinh lợi, kỳ chu chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân,....) chi tiết của từng nhóm ngành cấp 2 ( Nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp, xây dựng,.....) + Mô tả các đặc trưng (Trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn,...) từng chỉ số tài chính này. - Thông qua phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định sự khác nhau của các yếu tố kỳ thu tiền khách hàng, kỳ chu chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân,... giữa các nhóm doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận (ROA) khác nhau.
  13. 3 1.4 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu - Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình ảnh hưởng cố định FEM ( Fixed Effect Model) hay còn gọi là hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất LSDV (Least Square Dummy Variable), dựa trên dữ liệu bảng (Panel data) để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố kỳ thu tiền bình quân, chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh tóan cho nhà cung cấp, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Mô hình nghiên cứu được nhóm tác giả Pedro Juan Garcia – Teruel và Pedro Martinez-Solano sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm trước đây. 1.5 Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương: * Chương 1: Giới thiệu đề tài * Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm * Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu * Chương 4: Kết quả nghiên cứu * Chương 5: Kết luận- hướng nghiên cứu tiếp theo
  14. 4 CHƯƠNG 2 : NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài: Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy mới quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi của công ty ở các môi trường khác nhau. Shin và Soenen (1998) sử dụng 58.985 mẫu của các công ty theo thời gian trong giai đoạn 1975-1994 để nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ mua bán ròng (net-trade cycle) - khái niệm này được sử dụng để đo lường hiệu quả của quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi doanh nghiệp. Trong tất cả tình huống, các tác giả tìm thấy mối quan hệ nghịch biến mạnh giữa độ dài của chu kỳ mua bán ròng và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Deloof (2003) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lợi công ty với mẫu 1009 công ty phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn 1992- 1996. Kết quả phân tích cho thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng sinh lợi- được đo lường bằng lợi nhuận gộp và chu kỳ tiền mặt cũng như là số ngày khoản phải thu và hàng tồn kho. Tác giả thấy rằng các nhà quản lý có thể tăng khả năng sinh lợi bằng việc giảm số ngày của khoản phải thu, tồn kho và ngược lại. Ngoài ra nghiên cứu này cho thấy các công ty lớn tập trung vào quản lý tiền ngày càng nhiều hơn, với doanh thu bán hang bằng tiền mặt ít hơn, cho nợ nhiều hơn sẽ có nhiều cơ hội tăng doanh số bán hàng và càng có nhiều khách hàng hơn. Trong khi đó các công ty nhỏ tập trung vào quản lý các khoản đầu tư và ít công ty tập trung vào quản lý tín dụng. Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Athens. Mẫu gồm 131 công ty niêm yết trong thời kỳ 2001-2004 được sử dụng
  15. 5 để kiểm tra mối quan hệ này. Kết quả từ phân tích hồi quy cho thấy có ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi- đo lường thông qua lợi nhuận gộp và chu kỳ tiền mặt. Qua chỉ tiêu khả năng sinh lợi cho thấy cách thức quản lý vốn luân chuyển của công ty, các công ty có khả năng sinh lợi thấp thường kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp nhằm tận dụng nguồn vốn và rút ngắn thời gian thu tiền khách hang, để vốn bằng tiền luân chuyển nhanh hơn. Bên cạnh đó mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ luân chuyển hang tồn kho và khả năng sinh lợi cũng cho thấy: doanh thu sụt giảm đột ngột kèm theo sự quản trị hang tồn kho yếu kém sẽ làm cho vốn bị ứ đọng. Từ những kết quả này, các tác giả cho rằng các nhà quản lý có thể có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông bằng cách quản lý chu kỳ tiền mặt đúng đắn và giữ các thành phần của vốn lưu động ở mức tối ưu. Raheman và Nasr (2007) đã chọn lựa mẫu 94 công ty niêm yết Pakistani trong giai đoạn 1999-2004 để nghiên cứu tác động của các biến khác nhau về quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi. Từ nghiên cứu này, các tác giả thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa các biến quản trị vốn lưu động bao gồm thời gian thu tiền bình quân, số ngày quay vòng tồn kho, chu kỳ tiền mặt và khả năng sinh lợi. Ngoài ra, các tác giả cũng thấy rằng quy mô công ty- được đo lường bằng logarit tự nhiên của doanh thu- và khả năng sinh lợi có mối quan hệ đồng biến. Singh và Pandy (2008) đã nghiên cứu các thành phần của vốn lưu động và tác động của quản trị vốn lưu động đến đến khả năng sinh lợi của Hindalco Industries Limited trong giai đoạn 1990-2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng thanh toán nhanh (current ratio), tỷ số tính lưu động (liquid ratio), tỷ số vòng quay khoản phải thu (receivables turnover ratio) và tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản có tác động có ý nghĩa thống kê đến khả năng sinh lợi của Hindalco Industries Limited.
  16. 6 Afza và Nazir (2009) đã nổ lực nghiên cứu mối quan hệ truyền thống giữa chính sách quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi công ty với mẫu 204 công ty phi tài chính sàn chứng khoán Karachi trong thời gian 1998-2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức ý nghĩa khác nhau giữa nhu cầu vốn lưu động và chính sách tài chính theo các ngành khác nhau. Hơn thế nữa, kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng sinh lợi và mức thái quá của đầu tư vốn lưu động và các chính sách tài chính. Các tác giả đề xuất rằng các nhà quản lý có thể tăng giá trị nếu họ chấp nhận các tiếp cận mang tính vừa phải đối với đầu tư vốn lưu động và các chính sách tài chính vốn lưu động. “Tạp Chí Doanh Nghiệp & Nghiên Cứu Kinh Tế” ( Tháng 12- năm 2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của công ty, bằng chứng thực nghiệm từ thị trường mới nổi với giả thuyết rằng việc quản lý vốn lưu động giúp cải thiện lợi nhuận. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 43 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Cyprus giai đoạn 1998-2007. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ luận chuyển hàng tồn kho, kỳ phải thu khách hàng và kỳ phải trả người bán có liên quan đến lợi nhuận của công ty. Kết quả nghiên cứu này có tầm quan trọng tuyệt vời đối với các nhà quản lý và các bên liên quan, chẳng hạn như các nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà phân tích tài chính, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với mô hình nghiên cứu cụ thể sau: Kulkanya Napompech (2012) đã nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động trên khả năng sinh lợi của công ty với mẫu nghiên cứu là 255 công ty niêm yết
  17. 7 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan từ năm 2007 đến hết năm 2009. Kết quả cho thấy một mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận hoạt động và chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ phải thu khách hàng,.... Vì vậy, các nhà quản lý có thể làm tăng lợi nhuận của các công ty của họ bằng cách rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và thời gian phải thu khách hàng. Tuy nhiên, họ không thể làm tăng lợi nhuận bằng cách kéo dài các khoản phải trả. Cuối cùng, Nhóm tác giả Pedro Juan Garcia – Teruel và Pedro Martinez- Solano đã tiến hành khảo sát 8.872 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha từ năm 1996 đến năm 2002 . Mục tiêu nghiên cứu của các tác giả là nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty vừa và nhỏ trong mẫu nghiên cứu . Kết qủa nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho công ty bằng cách giảm số ngày thu tiền khách hàng và giảm thời gian tồn kho hàng hóa . Bên cạnh đó, việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng làm tăng khả năng sinh lợi của công ty . Quản trị vốn luân chuyển đặc biệt quan trọng trong trường hợp các công ty có qui mô vừa và nhỏ ( công ty có ít hơn 250 lao động , doanh thu ít hơn 40 triệu bảng và vốn chủ sở hữu ít hơn 27 triệu bảng) . Hầu hết tài sản của các công ty này nằm ở dạng tài sản lưu động . Tương tự, nợ ngắn hạn là một trong những nguồn tài trợ từ bên ngoài chủ yếu của công ty . Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lợi của các công ty vừa và nhỏ với số ngày phải thu và số ngày tồn kho . Tuy nhiên , nhóm tác giả không thể xác định số ngày phải trả cho người bán ảnh hưởng đến ROA của các công ty đã nghiên cứu như thế nào ?vì mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê khi kiểm soát những vấn đề nội sinh . Với mô hình nghiên cứu cụ thể như sau :
  18. 8 2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam , năm 2011, tác giả Bùi Kim Phương đã nghiên cứu tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi và dòng tiền hoạt động của 365 công ty phi tài chính,niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Hose) và Sở giao dịch chứng khoán Hà nội ( HNX) trong giai đoạn từ năm 2008- 2010. Bài nghiên cứu này đã cho thấy có mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ thu tiền khách hàng,kỳ chuyển đổi hàng tồn kho và khả năng thanh toán nhanh với tỉ lệ dòng tiền hoạt động trên doanh thu . Ngược lại , việc sử dụng đòn bẫy tài chính có mối quan hệ đồng biến với tỉ lệ dòng tiền hoạt động trên doanh thu .Riêng đối với kỳ thanh toán cho nhà cung cấp, tốc độ tăng trưởng doanh thu và qui mô công ty không có tương quan có ý nghĩa thống kê với dòng tiền hoạt động của công ty .Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra mối tương quan nghịch biến giữa khả năng sinh lợi (được đo bằng ROA) với kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ thu tiền khách hàng và kỳ thanh toán cho nhà cung cấp. Năm 2012, tác giả Phan Thị Phượng đã nghiên cứu mối quan hệ thống kê giữa khả năng sinh lợi (được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận gộp ) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, kỳ chuyển đổi hàng hàng tồn kho,kỳ thu tiền khách hàng …ở các doanh nghiệp thông qua mẫu nghiên cứu gồm 331 công ty,được niêm yết trên sàn giao dịch
  19. 9 chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thống kê giữa khả năng sinh lợi được đo bằng tỷ suất lợi nhuận gộp và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Tóm lại : Qua các kết quả nghiên cứu ,các tác giả đã cho thấy có mối tương quan giữa khả năng sinh lợi với việc quản lý vốn lưu động . Việc sử dụng vốn lưu động một cách thích hợp sẽ giúp các nhà quản trị tăng hiệu qủa quản lý dòng tiền hoạt động và nâng cao khả năng sinh lợi của công ty .
  20. 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên các mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel data): mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model, FEM) còn gọi là hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất LSDV (Least Squares Dummy Variable) hay mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM) để ước lượng tác động của Kỳ phải thu khách hàng (AR), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (INV), Kỳ thanh toán cho nhà cung cấp (AP), Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Ngoài ra tác giả còn sử dụng các biến mở rộng gồm : Độ lớn của doanh nghiệp (SIZE), Tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGROW), Tỷ số nợ trên tài sản (DEBT), Tốc độ tăng trưởng GDP (GDPGR) lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào? Sau khi có bộ dữ liệu tác giả sử dụng công thức tính để tính toán các biến giải thích và chuyển dữ liệu vào phần mềm Eviews 6 trên Windows. Để nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tác giả thực hiện quy trình nghiên cứu định lượng theo các bước cơ bản sau: Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu ↓ Thu thập dữ liệu ↓ Xử lý dữ liệu ↓ Phân tích dữ liệu ↓ Kết quả - kết luận ↓ Hướng nghiên cứu tiếp theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1