intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên dự định nghỉ việc thông qua sự hài lòng trong công việc của công nhân - Trường hợp nghiên cứu tại các Công ty cao su tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc của người lao động trong ngành cao su Bình Phước. Nghiên cứu phân tích hệ số tương quan Pearson và hồi quy tổng thể để đo lường mức độ sự thỏa mãn các thành phần của tiền lương lên sự hài lòng trong công việc; dự định nghỉ việc của công nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên dự định nghỉ việc thông qua sự hài lòng trong công việc của công nhân - Trường hợp nghiên cứu tại các Công ty cao su tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TÚ TRINH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THỎA MÃN VỀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA TIỀN LƢƠNG LÊN DỰ ĐỊNH NGHỈ VIỆC THÔNG QUA SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA CÔNG NHÂN. TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÁC CÔNG TY CAO SU TỈNH BÌNH PHƢỚC. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hƣớng nghiên cứu) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN KIM DUNG TP. HỒ CHÍ MINH - Năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thị Tú Trinh, thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ “ Tác động của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên dự định nghỉ việc thông qua sự hài lòng trong công việc của công nhân. Trường hợp nghiên cứu tại các Công ty cao su tỉnh Bình Phước”. Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Kim Dung. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 03 năm 2019 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Tú Trinh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. 1 TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu lý do chọn đề tài. ..................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 2 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................ 3 1.6 Kết cấu nghiên cứu ................................................................................... 3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. ....................... 4 2.1 Các lý thuyết liên quan đến đề tài. ........................................................... 4 2.1.1 Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. ....................................... 4 2.1.1.1 Các định nghĩa về tiền lương. ............................................................... 4 2.1.1.2 Các định nghĩa và sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. ...... 6 2.1.1.3 Liên hệ thực tế:...................................................................................... 7 2.1.1.4 Các nghiên cứu liên quan về sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. 9 2.1.1.5 Thang đo đo lường sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương.... 10 2.1.2 Sự hài lòng trong công việc. ................................................................... 11 2.1.2.1 Các định nghĩa và lý thuyết về sự hài lòng trong công việc ............... 11 2.1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng trong công việc ................ 12 2.1.2.3 Thang đo đo lường sự hài lòng trong công việc. ................................ 13
  4. 2.1.3 Dự định nghỉ việc. .................................................................................. 14 2.1.3.1 Các định nghĩa và lý thuyết về dự định nghỉ việc............................... 14 2.1.3.2 Các quan điểm đo lường dự định nghỉ việc. ....................................... 15 2.1.3.3 Thang đo đo lường dự định nghỉ việc ................................................. 16 2.1.4 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc. ............................... 16 2.1.4.1 Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương và sự hài lòng trong công việc. .................................................................................... 16 2.1.4.2 Mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc. . 17 2.1.4.3 Vai trò của Sự hài lòng trong công việc trong mối quan hệ giữa Dự định nghỉ việc và Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. .................... 20 2.2 Đặc điểm lao động ngành cao su Việt Nam. .......................................... 21 2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết. ......................................................... 22 2.3.1 Mô hình nghiên cứu................................................................................ 22 2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu. ..................................................................... 23 Tóm tắt chương 2. ...................................................................................................... 24 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 25 3.1 Quy trình nghiên cứu. ............................................................................. 25 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................... 25 3.2.2 Nghiên cứu chính thức ........................................................................... 25 3.2 Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................... 27 3.2.1 Nghiên cứu định tính .............................................................................. 27 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 34 3.2.3 Kiểm định và đánh giá mô hình nghiên cứu .......................................... 36 Tóm tắt chương 3. ...................................................................................................... 36 CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 37 4.1 Thống kê mô tả mẫu. .......................................................................................... 37 4.1.1 Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 37
  5. 4.1.2 Đặc điểm cá nhân đại diện khảo sát. ...................................................... 38 4.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo. .......................................... 39 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................... 41 4.3.1 Phân tích EFA các thành phần của Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. 41 4.3.2 Phân tích EFA với thang đo sự hài lòng trong công việc....................... 44 4.3.3 Phân tích EFA thang đo dự định nghỉ việc. ........................................... 45 4.4 Phân tích hồi quy. ............................................................................................... 46 4.5.1. Phân tích hệ số tương quan. ................................................................... 47 4.5.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy 1 ....................................... 49 4.5.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 2. ................................................... 53 4.5.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết. .......................................................... 56 4.5.5. Mô hình nghiên cứu được biểu diễn lại: ................................................ 57 4.5 Thảo luận các kết quả nghiên cứu. ..................................................................... 57 4.5.1. Sự thỏa mãnvề các thành phần của tiền lương ....................................... 58 4.5.2. Sự hài lòng trong công việc .................................................................... 61 4.5.3. Dự định nghỉ việc ................................................................................... 61 4.5.4. Tác động của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên sự hài lòng trong công việc. .................................................................................................. 61 4.5.5. Tác động của sự hài lòng trong công việc lên dự định nghỉ việc. .......... 62 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................... 62 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ............................................................................................ 63 5.1 Kết quả nghiên cứu chính. ...................................................................... 63 5.2 Hàm ý nghiên cứu. ................................................................................. 64 5.2.1. Thỏa mãn mức lương ............................................................................. 64 5.2.2. Thỏa mãn phúc lợi .................................................................................. 65 5.2.3. Thỏa mãn tăng lương .............................................................................. 65 5.2.4. Thỏa mãn chính sách lương ................................................................... 66
  6. 5.2.5. Mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc ..... 67 5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý các nghiên cứu trong tương lai. ................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 69 Tiếng việt........................................................................................................................ 69 Tiếng anh. ....................................................................................................................... 69 PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................................... 71 Phụ lục 1 - KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TRONG NGHIÊN CỨU ................................ 71 Phụ lục 2- BẢNG CÂU HỎI NGUYÊN GỐC. ......................................................... 79 Phụ lục 3- DÀN BÀI THẢO LUẬN ......................................................................... 81 Phụ lục 4- PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN ĐIỂM NGƯỜI LAO ĐỘNG ....................... 84
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.2.1- Thang đo Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. ......................... 28 Bảng 3.2.2- Thang đo Sự hài lòng trong công việc. ...................................................... 32 Bảng 4.2 Tóm tắt kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ cho thang đo sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc. ............. 40 Bảng 4.3.1. Kết quả phân tích EFA sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương ..... 42 Bảng 4.3.2. Kết quả phân tích thang đo sự hài lòng trong công việc ............................ 45 Bảng 4.3.3. Kết quả phân tích thang đo dự định nghỉ việc ............................................ 46 Bảng 4.4.2 Ma trận kiểm định hệ số tương quan Pearson giữa các biến nhân tố .......... 47 Bảng 4.4.2.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 1. ........................................................ 49 Bảng 4.4.2.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 1. ..................................................... 49 Bảng 4.4.2.3 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội của mô hình 1. ......................... 50 Bảng 4.4.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 2. ........................................................ 53 Bảng 4.4.3.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 2. ..................................................... 54 Bảng 4.4.3.1 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội của mô hình 2. ......................... 54 Bảng 4.4.5 Bảng tóm tắt các kết quả kiểm định giả thuyết. .......................................... 56 Bảng 4.5.1.1 Giá trị trung bình của các thành phần sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương ....................................................................................................................... 58 Bảng 4.5.1.2 Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát trong thang đo PSQ. ................. 60 Bảng 4.5.1.3 Cronbach’s Alpha của các thành phần sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. ...................................................................................................................... 60
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1.1.3 Mô hình nghiên cứu của Ram và Prabhakar (2010) ................................. 10 Hình 2.1.4.2 Mô hình nghiên cứu của Brimhall và cộng sự (2014) .............................. 19 Hình 2.1.5.2 Mô hình nghiên cứu của Treuren và Frankish (2014) .............................. 17 Hình 2.1.4.3 Mô hình nghiên cứu của Hasin và Omar (2007) ....................................... 20 Hình 2.3.1 Mô hình mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc. ......................................................... 22 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 25 Hình 4.4.2.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram .................................... 52 Hình 4.4.2.2 Biểu đồ P-P Plot ........................................................................................ 52 Hình 4.4.2.1 Biểu đồ Scatterplot .................................................................................... 53
  9. TÓM TẮT Tiêu đề: Tác động của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên dự định nghỉ việc thông qua sự hài lòng trong công việc của công nhân. Trường hợp nghiên cứu tại các Công ty cao su tỉnh Bình Phước Tóm tắt: Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc của người lao động trong ngành cao su Bình Phước. Nghiên cứu phân tích hệ số tương quan Pearson và hồi quy tổng thể để đo lường mức độ sự thỏa mãn các thành phần của tiền lương lên sự hài lòng trong công việc; dự định nghỉ việc của công nhân. Qua nghiên cứu mẫu khảo sát là 210 công nhân trực tiếp trong ngành cao su tại tỉnh Bình Phước, kết quả chỉ ra dự định nghỉ việc chịu tác động ngược chiều bởi sự hài lòng trong công việc và sự thỏa mãn của các thành phần tiền lương. Bên cạnh đó, sự thỏa mãn về các thành phần tiền lương ảnh hưởng cùng chiều lên sự hài lòng trong công việc. Từ khóa: Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương; Sự hài lòng trong công việc; Dự định nghỉ việc. Title: The impact of Pay Satisfaction on Intention to Leave and Job Satisfaction of rubber worker in Binh Phuoc province. Abstract: The aim of the reasearch was to examine the relationships among four dimensions of pay satisfaction, the job satisfaction and intention to leave in Rubber industry. Using a sample of 210 of workers rubber in Binh Phuoc province to test our hypotheses, the result show that the four dimensions of pay satisfaction has direct positive influence on the job satisfaction and job satisfaction negative impact on Intention to leave. Key words: Pay Satisfaction; Job Satisfaction; Intention to Leave
  10. 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế mở với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra đều đòi hỏi sự nhạy bén trong công tác quản lý lao động và chiếu lược kinh doanh hiệu quả. Tiền lương là mối quan tâm chính của người lao động và nhà quản trị vì nó ảnh hưởng lớn tới việc đáp ứng nhu cầu kinh tế của họ. Khi người lao động có sự thỏa mãn với tiền lương thì có thể ảnh hưởng tới thái độ và hành vi trong công việc. Nghiên cứu của Heneman và Judge (2000) chỉ ra sự không thỏa mãn về lương có thể có những tác động tiêu cực và không mong muốn đến kết quả làm việc của người lao động. Đối với những người có trình độ lao động thấp thì sự thỏa mãn với tiền lương lại có vai trò trong việc lựa chọn công việc để gắn bó. Sự hài lòng trong công việc là một phần quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc giúp nhà quản trị có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định nhằm tăng sự hài lòng của người lao động. Dole (2000) chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc. Nghiên cứu kết luận những cá nhân có sự hài lòng trong công việc thấp thì có xu hướng thay đổi vị trí công việc. Hasin và Omar (2007), có mối quan hệ đáng kể giữa sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc, nghĩa là khi người lao động có sự hài lòng trong công việc cao thì dự định nghỉ việc sẽ thấp. Ngành cao su với đặc thù cần nhiều lao động trực tiếp nên việc thu hút và giữ chân lao động có tay nghề có vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến sản phẩm. Trong khi ngày càng nhiều khu công nghiệp mở rộng quy mô trên địa bàn thì sự cạnh tranh lao động phổ thông ngày càng gay gắt dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai gần. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Tác động sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên dự định nghỉ việc thông qua sự hài lòng
  11. 2 trong công việc của công nhân. Trường hợp nghiên cứu tại các Công ty cao su tỉnh Bình Phước”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương và các thành phần của nó bao gồm: thỏa mãn mức lương, thỏa mãn phúc lợi, thỏa mãn tăng lương và thỏa mãn chính sách lương. Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần tiền lương với sự hài lòng trong công việc. Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hài lòng trong công việc với dự định nghỉ việc. 1.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu sự thỏa mãn về các thành phần tiền lương tác động tới sự hài lòng trong công việc, dự định nghỉ việc của người lao động. Khách thể nghiên cứu: công nhân trực tiếp tại các nông trường trực thuộc 3 Công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 1.4 Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại 3 Công ty Cao su trong địa bàn tỉnh Bình Phước trong tháng 11/2018. Nghiên cứu bàn giấy: thu thập những bài báo, công trình nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp định lượng: khảo sát và xử lý số liệu bằng các kiểm định cần thiết, xác định mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc của người lao động. Sử dụng thang đo Likert năm
  12. 3 mức độ để đo lường giá trị của các biến. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi khảo sát tự trả lời được sử dụng để thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết để phân tích định lượng nói trên. Bảng câu hỏi khảo sát được hỏi và trả lời trực tiếp trên giấy. 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về vai trò của sự thỏa mãn các thành phần tiền lương ở người lao động. Xác định sự hài lòng trong công việc của công nhân chịu tác động của sự thỏa mãn về thành phần tiền lương nào để tập trung nâng cao mức độ thỏa mãn về thành phần của tiền lương đó nhằm tối đa hóa mức độ hài lòng của công nhân. Đề xuất chính sách quản lý tiền lương phù hợp nhằm giữ chân công nhân, ổn định lao động. Xác định dự định nghỉ việc của công nhân chịu tác động các mức độ của sự thỏa mãn về thành phần tiền lương thông qua sự hài lòng trong công việc để có chính sách quản lý phù hợp. 1.6 Kết cấu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực hiện trong 5 chương: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  13. 4 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. Chương 2 giới thiệu các lý thuyết là cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu; Làm rõ khái niệm sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương ( Pay Satisfaction), sự hài lòng trong công việc (Job Satisfaction) và dự định nghỉ việc (Intention to Leave). Đồng thời xác định mối liên hệ giữa các khái niệm trên thông qua các nghiên cứu trước đó. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. 2.1 Các lý thuyết liên quan đến đề tài. 2.1.1 Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lƣơng. 2.1.1.1 Các định nghĩa về tiền lƣơng. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tiền lương là sự trả công và thu nhập có thể biểu hiện bằng tiền mặt được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng trên giấy hay bằng miệng cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ thực hiện hoặc cho một dịch vụ đã làm hay sẽ làm. A.Judge (1992), Tiền lương là lĩnh vực quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực vì không những là chi phí của doanh nghiệp mà nó còn tác động lên hành vi của người lao động. Tiền lương là khoản tiền mà người lao động được người sử dụng lao động trả, tương ứng với số lượng và giá trị sức lao động mà người lao động đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm. Tiền lương chia làm 2 loại: tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Người lao động chỉ quan tâm đến tiền lương thực tế vì nó phản ánh mức sống thực tế của họ. Tiền lương bao gồm: lương cơ bản; phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi. Theo Heneman
  14. 5 và Schwab (1985), Milkovich và Newman (2008), mức lương liên quan đến tiền lương trực tiếp hiện tại của cá nhân, trong khi tăng lương đề cập đến sự thay đổi của cá nhân trong mức lương. Phúc lợi phản ánh các loại thanh toán gián tiếp cho cá nhân như bảo hiểm và thanh toán cho thời gian không làm việc. Chính sách lương đề cập đến mối quan hệ phân cấp được tạo ra giữa các mức chi trả cho các công việc khác nhau trong tổ chức. - Lương cơ bản được trả cố định định kỳ, được xác định trên mức độ phức tạp của công việc, trình độ, điều kiện làm việc đối với loại công việc cụ thể. Lương cơ bản được tính theo thời gian làm việc hay đơn giá sản phẩm được quy định trước đó. - Phụ cấp là khoản tiền trả thêm khi người lao động phải làm việc trong điều kiện không thuận lợi mà chưa được tính trong lương cơ bản; như phụ cấp nặng nhọc độc hại, phụ cấp thêm giờ….. - Tiền thưởng là khoản tiền người lao động nhận được khi họ hoàn thành công việc vượt mức so với trung bình như thưởng sáng kiến, thưởng thi đua…Tiền thưởng có tính chất khích lệ người lao động thực hiện công việc hiệu quả hơn. - Phúc lợi là quyền lợi, là khoản tiền tương đối bằng nhau trả cho người lao động không phân biệt kết quả làm việc; nó thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người lao động. Có hai loại phúc lợi là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi không bắt buộc. Phúc lợi bắt buộc là khoản thanh toán gián tiếp mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo quy định của nhà nước như phụ cấp trách nhiệm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Phúc lợi không bắt buộc là những khoản doanh nghiệp chi ra để phụ thêm thu nhập, những chi phí phát sinh như lương tháng 13, du lịch hàng năm, phụ cấp xăng xe…. Tóm lại, tiền lương là yếu tố chi phí của doanh nghiệp và là thu nhập của người lao động. Với doanh nghiệp, tiền lương chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí giá thành và là
  15. 6 công cụ để quản lý, thu hút lao động. Với người lao động, tiền lương là nguồn thu chính để họ tái sản xuất sức lao động và đảm bảo cuộc sống gia đình. 2.1.1.2 Các định nghĩa và sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lƣơng. Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương là khoảng cách giữa khoản tiền người lao động cho rằng mình xứng đáng được nhận với khoản tiền mà họ được chi trả trong thực tế; được coi là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của người lao động đối với khoản lương cuối cùng mà họ nhận được. Khi người lao động cho rằng mình nhận được cao hơn đồng nghiệp thì lúc đó họ đạt được sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. Lawler và Edward (1971), người lao động cảm thấy không thỏa mãn về các thành phần của tiền lương khi họ cho rằng số tiền thực tế nhận được ít hơn số tiền họ nghĩ mình xứng đáng được trả. Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương có thể định nghĩa và đo lường theo hai cách sau: Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương là khái niệm đơn biến khi coi nó là một khía cạnh (giống các khía cạnh như môi trường làm việc; cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp…) ảnh hưởng đến hành vi người lao động hoặc dùng để đo lường mức độ thỏa mãn chung về tiền lương. Heneman và Schwab (1985), sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương là một khái niệm đa biến, thể hiện mức độ thỏa mãn với từng thành phần của tiền lương của người lao động, bao gồm: mức lương (Pay Level), tăng lương (Pay Raises), phúc lợi (Benefits) và chính sách lương (Pay Administration). Bốn thành phần của tiền lương này độc lập và tương quan chặt chẽ với nhau. Bài nghiên cứu chọn quan điểm của trên làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho khái niệm sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương; Trong đó:
  16. 7 Mức lương là mức tiền lương trung bình trong tổ chức, dựa trên tỷ lệ chi trả cá nhân cho một vị trí hoặc trên trung bình trả cho một vị trí mà người lao động nhận được; là khoản tiền chính, phần quan trọng nhất trong tiền lương mà người lao động nhận được nên Thỏa mãn mức lương có ảnh hưởng khá mạnh so với các thành phần khác của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương. Tăng lương là sự thay đổi giữa các mức lương với nhau, từ mức lương thấp lên mức lương cao hơn. Thỏa mãn tăng lương liên quan đến sự công bằng và hài lòng ở mỗi lần tăng trước. Những yếu tố ảnh hưởng đến thỏa mãn tăng lương là mức tăng lương của doanh nghiệp, số đợt tăng lương và cảm xúc đánh giá của người lao động đối với các đợt tăng lương trước đó. Phúc lợi là phần hỗ trợ thêm nhằm tái sản xuất sức lao động và đảm bảo đời sống cho người lao động. Với mỗi doanh nghiệp thì sẽ có các gói phúc lợi khác nhau và thường không biến đổi nhiều qua các năm. Thỏa mãn phúc lợi liên quan đến sự kịp thời và nhanh chóng trong hỗ trợ người lao động; những giá trị vật chất và tinh thần phúc lợi mang lại cho họ. Chính sách lương gồm cơ cấu lương và chế độ quản lý tiền lương. Cơ cấu lương là hệ thống phân biệt giữa các mức lương hay mức lương giữa các loại công việc trong một doanh nghiệp; là cơ sở để người lao động so sánh tiền lương của mình với các vị trí khác trong doanh nghiệp hoặc với vị trí tương tự ở doanh nghiệp khác. Chế độ quản lý tiền lương là những quy định liên quan đến chi trả lương và phúc lợi của tổ chức như cách thức trả lương, thông tin trả lương, thưởng…Thỏa mãn chính sách lương liên quan đến hiểu biết của người lao động về chính sách lương của doanh nghiệp và đánh giá, cảm nhận của người lao động đối với việc quản lý của người sử dụng lao động. 2.1.1.3 Liên hệ thực tế: Nguồn hình thành quỹ lương của người lao động từ các Công ty có từ 2 nguồn: quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (nếu có) và quỹ lương thực hiện do Tập
  17. 8 đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phê duyệt sau khi trích khoản dự phòng để bổ sung quỹ lương năm sau liền kề nhằm đảm bảo việc trả lương không bị gián đoạn. Quỹ lương thực hiện hàng năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động và số lao động sử dụng bình quân của Công ty; thực hiện phân phối tiền lương phụ thuộc vào kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận. Tại các Công ty Cao su, theo quy định của pháp luật và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thì mỗi Công ty sẽ có một thang lương, bảng lương riêng quy định mức lương tối thiểu của từng bậc, từng chức danh cụ thể. Hàng năm, Công ty dựa trên thâm niên công tác hoặc có thành tích nổi bật (đạt giải cao trong các cuộc thi tay nghề cạo mủ, Bằng khen cấp ngành…) để xét nâng bậc lương, tăng lương cho người lao động. Mức lương này sẽ dùng để đóng và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng. Trong ngành cao su, có những phúc lợi đặc thù như phụ cấp nặng nhọc độc hại đối với công nhân trực tiếp (khai thác, chăm sóc, chế biến…) là sữa, đường, dầu ăn.. được cấp hàng tháng; phụ cấp trách nhiệm (đối với những cán bộ quản lý kiêm nhiệm các chức danh Đảng, Đoàn thể); cấp phát, trang bị đồ bảo hộ lao động hàng năm như quần, áo, mủ, giày đi lô, nhang muỗi… Nhằm nâng cao đời sống tinh thần, hàng năm các Công ty sẽ trích từ Quỹ phúc lợi Công ty để tổ chức và hỗ trợ người lao động đi du lịch, học tập ở trong nước hoặc ngoài nước; các ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định và thưởng tiền mặt trực tiếp cho người lao động… Chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện đầy đủ và đúng quy định; thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp được Tập đoàn chủ trương cũng như các Công ty Cao su quan tâm giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Hàng năm, Công ty sẽ xây dựng kế hoạch tiền lương toàn Công ty và đến từng đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó, sẽ có chính sách lương cụ thể đến từng người lao động. Tiền lương lao động trực tiếp được tính trên cơ sở đơn giá ngày công lao động, đơn giá tiền lương sản phẩm được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của Công
  18. 9 ty ban hành, hệ số lương của cấp bậc công việc, mức lương tối thiểu của Công ty và hệ số điều chỉnh cho từng khu vực nhằm đảm bảo thu nhập một cách phù hợp với năng suất lao động. Tùy tình hình cụ thể để trích nguồn lương kinh doanh để bổ sung đơn giá tiền lương cho chăm sóc kiến thiết cơ bản, trồng mới tái canh và một số khu vực khác nhằm điều tiết thu nhập của người lao động giữa các khu vực hợp lý. Mức trích và bổ sung đơn giá theo hướng dẫn của Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương khi mức lương đủ đảm bảo cuộc sống gia đình hiện tại; thỏa mãn về vật chất và tinh thần đối với phúc lợi của Công ty; các đợt tăng lương đầy đủ và công bằng; Chính sách lương hiệu quả và công khai, rõ ràng đến từng người lao động. 2.1.1.4 Các nghiên cứu liên quan về sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lƣơng. Miceli và Lane (1991), sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương có thể được phân biệt giữa kết quả trả lương (mức lương và phúc lợi) với hệ thống trả lương (tăng lương và chính sách lương). Việc phân loại như vậy cũng phù hợp với quan điểm của tổ chức: Thay đổi kết quả trả lương (ví dụ tăng mức lương của tổ chức và tăng phúc lợi) có thể làm cho chi phí tổ chức lớn hơn, trong khi thay đổi hệ thống trả lương (ví dụ thay đổi các thủ tục liên quan đến phân bổ) có thể ít tốn kém hơn. Nasscom (2003), các công ty công nghệ thông tin ở Ấn Độ không chỉ tập trung vào các khoản thanh toán và phúc lợi mà còn tập trung vào các quy trình, chính sách lương. Các quy trình này cũng được coi là các thành phần quan trọng của sự thỏa mãnvề các thành phần của tiền lương. Do đó, đánh giá sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương thông qua biện pháp một chiều không có khả năng cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về sự thỏa mãnvề các thành phần của tiền lương.
  19. 10 Ram và Prabhakar (2010) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương trong ngành khách sạn ở Jordan. Bằng cách sử dụng t-test, phân tích nhân tố và phân tích tương quan; nghiên cứu chỉ ra sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng quyền lợi hàng năm mà các nhân viên nhận được và trên kinh nghiệm công việc của họ. Nhân viên có kinh nghiệm cao hơn mong đợi tăng lương cao hơn. Sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương có thể bị ảnh hưởng nếu các nhân viên có kinh nghiệm được đối xử ngang hàng với người mới khi được chi trả lương. Nghiên cứu chỉ ra sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương là đa chiều, các thành phần của sự thỏa mãn của tiền lương là khác biệt và chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tố là mức lương, tăng lương, phúc lợi và chính sách lương. Nhận thức công bằng Mức lương về lương Sự thỏa Nhóm tuổi tác Phúc lợi mãn về các thành Kinh nghiệm làm việc phần của Tăng lương tiền lương Thông tin sự công Chính sách bằng lương Hình 2.1.1.3 Mô hình nghiên cứu của Ram và Prabhakar (2010) 2.1.1.5 Thang đo đo lƣờng sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lƣơng. Heneman& Schawab (1985) đã đề xuất thang đo sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương (PSQ) với 18 biến tương ứng với 18 câu hỏi nhằm khai thác, đánh giá sự thỏa mãn 4 thành phần của tiền lương bao gồm: (1) Mức lương; (2) Phúc lợi; (3)
  20. 11 Mức tăng; (4) Chính sách lương. Các câu hỏi có các định dạng phản hồi khác nhau, mỗi định dạng chứa nhiều mục xử lý và tổng điểm bằng cách tổng hợp các câu trả lời cho các mục riêng lẻ. Định dạng năm điểm, thang đo Likert được sử dụng để mở rộng từng mục. Câu trả lời có thể thay đổi từ (1) “Rất không hài lòng” đến (5) “Rất hài lòng”. Gieter và cộng sự (2006) khảo sát 788 nhân viên làm việc cho các tổ chức ở Bỉ, chỉ ra sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương gồm bốn thành phần cơ bản, được đo bằng Bảng câu hỏi về sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương (PSQ) của Heneman& Schawab (1985) chỉ ra khác biệt về văn hóa giữa Hoa Kỳ và Châu Âu không ảnh hưởng đến chiều hướng nhận thức này. Gieter và cộng sự (2009) nghiên cứu 1.147 nhân viên ở Bỉ, chỉ ra thang đo PSQ là công cụ thích hợp, đáng tin cậy và hợp lệ để đo lường và so sánh sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương của người lao động. Trần Kim Dung và Nguyễn Dương Tường Vy trong nghiên cứu sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương đã kiểm định thang đo PSQ bốn thành phần vào điều kiện Việt Nam và kết luận là phù hợp. Các nghiên cứu trên đã củng cố thêm tính thuyết phục của thang đo PSQ. 2.1.2 Sự hài lòng trong công việc. 2.1.2.1 Các định nghĩa và lý thuyết về sự hài lòng trong công việc Locke (1973) định nghĩa sự hài lòng trong công việc là trạng thái cảm xúc tích cực hay tiêu cực từ sự đánh giá hay kinh nghiệm công việc của một người. Còn theo Smith (1983), sự hài lòng trong công việc đơn giản là cảm giác của người lao động cảm nhận về công việc của họ. Ellickson và Logsdon (2002), sự hài lòng trong công việc là mức độ người nhân viên yêu thích công việc của họ, đó là thái độ dựa trên nhận thức (tích cực hay tiêu cực) về công việc hoặc môi trường làm việc của họ. Các định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1