intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm xác định ảnh hưởng của công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đối với thu nhập của nông dân nuôi cá lồng bè trên biển. Trên cơ sở đó, gợi ý giải pháp tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng bè một cách có hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống của nông dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN HỒNG DUY TÁC ĐỘNG CỦA TẬP HUẤN ĐẾN THU NHẬP HỘ DÂN NUÔI CÁ LỒNG BÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN HỒNG DUY TÁC ĐỘNG CỦA TẬP HUẤN ĐẾN THU NHẬP HỘ DÂN NUÔI CÁ LỒNG BÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH PHI HỔ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Đoàn Hồng Duy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH SÁCH HÌNH DANH SÁCH BẢNG TÓM TẮT Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề: ……………………………………………………………….. .1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 3 1.3. câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 4 1.6. Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 5 1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................... 6 Chương 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN........................................ 7 2.1 Tổng quan lý thuyết ......................................................................................... 7 2.1.1-Đánh giá tác động ........................................................................................ 7 2.1.2 Kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp .............................................. 10 2.1.3 Lý thuyết về khuyến nông........................................................................... 11 2.1.4. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 14 2.2. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ....................................... 16 2.3. Kỹ thuật nuôi cá Bóp trong lồng bè trên biển: ............................................ 18 2.4. Thực trạng về nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện ........................................ 20 2.5. Khung phân tích của đề tài ........................................................................... 24 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 26
  5. 3.1. Các giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 26 3.2. Các giả thuyết ............................................................................................... 26 3.3 Địa bàn, đối tượng và mẫu điều tra ............................................................... 28 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 29 Chương 4 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 31 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................... 31 4.1.1. Độ tuổi và giới tính .................................................................................... 31 4.1.2. Nhân khẩu và lao động .............................................................................. 32 4.1.3. Học vấn và kinh nghiệm ............................................................................ 33 4.1.4. Số lồng và thể tích lồng nuôi ..................................................................... 34 4.2 Thực hành sản xuất và hiệu quả kỹ thuật ...................................................... 35 4.2.1 Dòng chảy ................................................................................................... 35 4.2.2 Nguồn nước ................................................................................................. 37 4.2.3 Phân đàng theo trọng lượng ....................................................................... 40 4.2.4 Chế độ thức ăn ............................................................................................ 41 4.2.5 Độ sâu lồng lưới ......................................................................................... 42 4.2.6 Vệ sinh thay lưới ......................................................................................... 44 4.2.7 Số lần phòng bệnh ....................................................................................... 44 4.2.8 Lượng thuốc phòng bệnh ............................................................................ 45 4.2.9 Số lần trị bệnh ............................................................................................. 45 4.2.10 Lượng thuốc trị bệnh................................................................................. 46 4.2.11 Lượng thức ăn ........................................................................................... 46 4.2.12 Sản lượng bình quân ................................................................................. 47 4.3. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 47 4.3.1 Doanh thu.................................................................................................... 47 4.3.2 Giá thành .................................................................................................... 49 4.3.3 Lợi nhuận .................................................................................................... 50 4.3.4 Tỷ suất lợi nhuận......................................................................................... 50 4.3.5 Tỷ lệ hao hụt: .............................................................................................. 51 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP ...................................................... 53 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 53 5.2. Các hàm ý về giải pháp ................................................................................. 54
  6. 5.2.1 Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. .................................. 54 5.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc ứng dụng quy trình, kỹ thuật nuôi cá lồng bè. .................................... 55 5.2.3 Về quy mô và hình thức tổ chức sản xuất. .................................................. 55 5.3 Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo: .......................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Tiếng Anh PHỤ LỤC
  7. DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Chế độ thức ăn 19 Bảng 2.2. Kết quả nuôi cá lồng bè giai đoạn 2011-2015 22 Bảng 2.3. Công tác tập huấn và hỗ trợ nông dân 23 Bảng 2.4. Hiệu quả kinh tế giữa nông dân áp dụng kỹ thuật và nông 24 dân không áp dụng kỹ thuật Bảng 3.1. Phân bố mẫu khảo sát 29 Bảng 4.1. Giới tính chủ hộ 32 Bảng 4.2. Số nhân khầu trong hộ gia đình 32 Bảng 4.3. lao động trong độ tuổi 33 Bảng 4.4. học vấn của chủ hộ 33 Bảng 4.5. năm kinh nghiệm nuôi cá 34 Bảng 4.6. Số lồng nuôi cá 34 Bảng 4.7. Thể tích nuôi cá 35 Bảng 4.8. Dòng chảy nước 46 Bảng 4.9. Kiểm tra dòng chảy nước 36 Bảng 4.10. Nguồn nước 38 Bảng 4.11. Số lần kiểm tra nguồn nước 38 Bảng 4.12. Thống kê số lần kiểm tra nguồn nước 39 Bảng 4.13. Lý do không không kiểm tra nguồn nước 39 Bảng 4.14. Phân đàng theo trọng lượng cá thả nuôi 40 Bảng 4.15. Chế độ thức ăn 42
  8. Bảng 4.16 thống kê chỉ tiêu kỹ thuật 43 Bảng 4.17. Kiểm định khác biệt giữa hai nhóm hộ nông dân có tập 43 huấn và nông dân không tập huấn Bảng 4.18. Thống kê các chỉ tiêu kinh tế 48 Bảng 4.19. Kiểm định hiệu quả kinh tế 48 Bảng 4.20. Phân tích chi phí 49
  9. DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1.1. Qui trình nghiên cứu 5 Hình 2.1 Khung phân tích của đề tài 25 Hình 3.1: Bản đồ địa bàn nghiên cứu 28 Hình 4.1 Phân bố độ tuổi: 31
  10. TÓM TẮT Luận văn đánh giá “Tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” Nhằm xác định ảnh hưởng của công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đối với thu nhập của nông dân nuôi cá lồng bè trên biển. Trên cơ sở đó, gợi ý giải pháp tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng bè một cách có hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống của nông dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất lúa trong và ngoài cánh đồng lớn trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên với kích thước mẫu là120, dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích các kiểm định thống kê để chứng minh sự khác biệt về hiệu quả giữa hai nhóm hộ nông dân với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ nông dân có tập huấn áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi cá đạt hiệu quả cao hơn hộ nông dân không tham gia tập huấn, trên cả 2 khía cạnh: kỹ thuật và kinh tế. Hiệu quả về mặt kỹ thuật: hộ nông dân có tập huấn áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi cá góp phần tác động đến các yếu tố như giảm lượng thức ăn, giảm lượng thuốc trị bệnh, giảm tỷ lệ hao hụt và tăng sản lượng cá thương phẩm so với hộ nông dân không tham gia tập huấn. Về hiệu quả kinh tế, hộ nông dân có tập huấn áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi cá tiết kiệm được chi phí nhưng lợi nhuận đạt được lại cao hơn hộ nông dân không tham gia tập huấn. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị cho các ngành chức năng ở địa phương và các hộ nông dân nuôi cá lồng bè tham khảo để có những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sản nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh kiên giang. Góp phần xây dựng và phát triển kinh tế bền vững, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho nông dân.
  11. 1 CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề: Kiên Hải là huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có vùng biển lớn và có 23 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó có 2 đảo độc lập Hòn Tre; Hòn Sơn và 1 quần đảo Nam Du), được chia thành 4 đơn vị hành chính cấp xã. Xã gần nhất cách thành phố Rạch Giá gần 28 km (Hòn Tre) và xã xa nhất là 90km, (Quần đảo Nam Du). Diện tích đảo nổi toàn huyện trên 28 km2, với tổng số dân trên 21 nghìn người với hơn 4.500 hộ dân. Kinh tế chủ yếu của Huyện là khai thác và nuôi trồng hải sản, chế biến thủy - hải sản; trồng trọt, chăn nuôi; thương mại, dịch vụ và du lịch. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển đã có nhiều chuyển biến tích cực, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư như hệ thống trường lớp cho sự nghiệp giáo dục, trạm xá, bệnh viện đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và đặc biệt nhất là hệ thống lộ giao thông quanh các đảo từ nguồn vốn biển đông hải đảo cũng như kéo điện lưới quốc gia ra các đảo. Đồng thời hệ thống giao thông vận tải biển chất lượng cao được quan tâm đầu tư, đã góp phần làm thay đổi rất lớn diện mạo bộ mặt của một huyện đảo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể. Thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy - hải sản của tỉnh Kiên Giang, với lợi thế tự nhiên có nhiều đảo, tạo thành eo, vịnh kín sóng, kín gió. Các yếu tố môi trường phù hợp cho nhiều loài hải sản phát triển, nguồn nước chưa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm, nguồn thức ăn sẵn có từ các tàu khai thác hải sản. Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng bè được quan tâm khuyến khích phát triển, tranh thủ các nguồn vốn khuyến nông, khuyến ngư của trên để thực hiện các mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, đồng thời tổ chức nhiều lớp tập huấn về kiến thức nuôi cá lồng bè. Theo đó nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển khá nhanh về năng suất và sản lượng, chủ yếu là cá mú và cá bóp. Đến nay toàn huyện có trên 400 hộ nuôi ở 4/4 xã thuộc huyện, nhưng tập trung nhiều nhất là ở xã Nam Du. Sản lượng hàng năm đạt trên 600 tấn.
  12. 2 Nghề nuôi cá lồng bè đã góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho người dân ổn định cuộc sống, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Mặc dù nghề nuôi cá lồng bè ở Huyện đảo tuy có bước phát triển, nhưng cũng còn một số hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là hệ thống quy hoạch nuôi trồng hải sản chưa hoàn chỉnh, kiến thức, kỹ thuật nuôi của người dân còn nhiều hạn chế, chỉ dựa vào kinh nghiệm; việc đầu tư trang thiết bị lồng nuôi còn hạn chế; công tác tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật cho nông dân chưa được thường xuyên, việc tổng kết các mô hình nuôi trình diễn và nhân rộng chưa được kịp thời; Việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn, tập huấn trong thời gian qua chưa nhiều. Các yếu tố trên tác động không nhỏ đến năng suất, hiệu quả của nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện. Công tác tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lồng bè cho nông dân là loại hình dịch vụ công. Dịch vụ có chất lượng tốt sẽ giúp nâng cao năng lực của nông dân để sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu cập nhật và đầy đủ về ảnh hưởng của công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lồng bè trên biển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung cũng như trên địa bàn huyện Kiên Hải nói riêng. Do đó, nghiên cứu công tác tập huấn (khuyến nông) tác động đến thu nhập hộ nông dân nuôi cá lồng bè trên biển là rất cần thiết, nhằm xác định khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa nông dân ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và nông dân sản xuất theo kinh nghiệm. Thông qua kết nghiên cứu làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân ứng dụng quy trình, kỹ thuật vào nuôi cá lồng bè đạt hiệu quả kinh tế cao. Đó là lý do để tôi chọn và thực hiện đề tài “Tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung: Nhằm xác định ảnh hưởng của công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đối với thu nhập của nông dân nuôi cá lồng bè trên biển. Trên cơ sở đó, gợi ý giải pháp tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển
  13. 3 nghề nuôi cá lồng bè một cách có hiệu quả, bền vững; nâng cao đời sống của nông dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, luận văn đưa ra mục tiêu nghiên cứu như sau: (1) Xác định tác động của công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đến thực hành thả nuôi và hiệu quả kỹ thuật của nông dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang. (2) Xác định công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tác động đến thu nhập các hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang (3) Đánh giá kết quả để đề xuất, kiến nghị biện pháp nhằm tăng thu nhập các hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu: (1) Ảnh hưởng của công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đến thực hành thả nuôi và hiệu quả kỹ thuật của các hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang như thế nào? (2) Ảnh hưởng công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đến thu nhập các hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang ra sao? (3) Cần phải có những giải pháp gì nhằm tăng thu nhập bền vững các hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải trong thời gian tới? 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang, gồm các hộ nuôi cá có tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và các hộ nuôi cá không tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. Những người được khảo sát là chủ hộ hoặc người trực tiếp nuôi cá. Về không gian: Đề tài nghiên cứu 4/4 xã thuộc huyện Kiên Hải gồm (Hòn Tre; Lại Sơn; An sơn và Nam Du). Vì các xã thuộc huyện Kiên Hải đều có hộ
  14. 4 nông dân tham gia nuôi cá lồng bè, đồng thời do điều kiện tự nhiên, môi trường nên các xã đều có khả năng phát triển nghề nuôi cá lồng bè. Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ (2010 - 2015). Tham khảo nguồn số liệu thống kê của ngành thống kê, các báo cáo của phòng Nông nghiệp PTNT và các tài liệu tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, báo cáo tổng kết các mô hình nuôi cá trình diễn của Trung tâm Khuyến nông huyện Kiên Hải. Số liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát hộ nông dân thả nuôi trong năm 2016. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn huyện Kiên Hải-Kiên Giang 1.5 Phương pháp phân tích dữ liệu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và thực hiện theo quy trình suy diễn, dựa trên lý thuyết nền, xây dựng các giả thuyết. Sử dụng dữ liệu thu thập kiểm định các giả thuyết này để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng, cách tính toán là tính giá trị trung bình các chỉ tiêu và kiểm định thống kê sự khác biệt giữa hai nhóm. Nếu khác biệt có ý nghĩa thống kê, chương trình có tác động (Leeuw và Vaessen, 2009). Dùng Independent Sample T-test của chương trình SPSS để kiểm định: Về nghiên cứu ảnh hưởng của công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đến thu nhập của nông dân, đề tài xây dựng giả thuyết về sự khác biệt đối với thực hành, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế giữa nhóm nông dân tham gia và không tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật; thu thập dữ liệu và kiểm định giả thuyết bằng T- Test. Dùng kiểm định chi bình phương để xác sự khác biệt giữa nhóm nông dân tham gia và không tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong việc ứng dụng quy trình kỹ thuật vào quá trình nuôi cá như: Kiểm tra dòng nước chảy; độ sâu mực nước; nguồn nước (độ mặn; độ P/H, lượng ôxy); phân đàng theo trọng lượng và tỷ lệ thức ăn theo trọng lượng.
  15. 5 Trên cơ sở kết quả kiểm định các giả thuyết, gợi ý các giải pháp nhằm tăng thu nhập bền vững các hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải trong thời gian tới. Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Đặt giả thuyết Bảng câu hỏi Thực hành SX Phỏng vấn thử (10 nông dân) Điều chỉnh bảng câu hỏi Phỏng vấn Chính thức Kiểm định giả thuyết Kết luận Gợi ý chính sách Hình 1.1. Qui trình nghiên cứu 1.6 Giới hạn của đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật tác động đến thu nhập của các hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện đảo, không nghiên cứu hết các yếu tố khác như giá đầu vào; đầu ra; chất lượng giống và nguồn con giống; biến đổi khí hậu... Đề tài chỉ khảo sát ngẫu nhiên 120 hộ của 4
  16. 6 xã (An Sơn, Nam Du, Lại Sơn, Hòn Tre) thuộc huyện Kiên Hải, trong đó có nhóm tham gia và nhóm không tham gia tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, không điều tra hết tất cả các hộ dân nuôi cá lồng bè trên toàn huyện. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tìm đọc tài liệu có liên quan đến công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thông qua chương trình khuyến nông, nhưng do còn nhiều hạn chế về tư liệu và khả năng phân tích tổng hợp, số liệu điều tra phỏng vấn nên đề tài không trách khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô để luận văn được hoàn chỉnh. 1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu: Trên cơ sở thu thập dữ liệu, phân tích đánh giá khoa học, luận văn hy vọng xác định được tác động của tập huấn đến thu nhập hộ dân nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với các ngành chức năng ở địa phương, trong việc phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn huyện Kiên Hải.
  17. 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1 Tổng quan lý thuyết: 2.1.1 Đánh giá tác động: Theo Ủy ban hỗ trợ phát triển của Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD-DAC, 2010) tác động là hiệu ứng dương và âm, dài hạn sơ cấp và thứ cấp tạo ra bởi một can thiệp phát triển, trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý. Theo White (2006), đánh giá tác động là đánh giá tác động của một biện pháp can thiệp trên kết quả phúc lợi sau cùng. Can thiệp có thể liên quan đến dự án, chương trình hoặc chính sách. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng thông dụng là: - Đánh giá vào tác động của biện pháp can thiệp trên kết quả phúc lợi cuối cùng hơn là chỉ vào kết quả thực hiện dự án hoặc là đánh giá tiến trình tập trung vào việc triển khai. - Đánh giá liên quan đến thiết lập đối chứng (counterfactual), tức là khác nhau do dự án làm ra (các chỉ số thể hiện thế nào khi có dự án so với không có dự án). - Sự đánh giá được tiến hành vào những thời gian (5 năm hoặc 10 năm) sau khi can thiệp hoàn tất để có thời gian cho tác động xảy ra. - Đánh giá xem xét tất cả tác động trong một lãnh vực hoặc vùng địa lý cho trước. Bốn định nghĩa trên đây không loại trừ nhau. Cách tiếp cận của nhóm đánh giá độc lập của Ngân hàng thế giới (IEG-WB) hiện nay là kết hợp hai định nghĩa đầu tiên, tức là phân tích có đối chứng và quan tâm đến phúc lợi cuối cùng. Với phân tích có đối chứng, ta không quan sát được tác động của can thiệp trên nhóm đối chứng vì can thiệp không xảy ra. Một giải pháp khắc phục là thực hiện cách tiếp cận trước sau (before versus after), trong đó kết quả trung bình của nhóm
  18. 8 được xử lý được so sánh (trước-sau) sau khi can thiệp và các thay đổi được gán cho biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, không thể gán cho tất cả thay đổi cho sự can thiệp vì những yếu tố bên ngoài có thể có trách nhiệm một phần hay toàn phần cho sự thay đổi, hoặc thậm chí tác động ngược bù lại tác động tích cực của can thiệp. Như thế, cách tiếp cận trước sau hoặc là đánh giá quá cao hoặc quá thấp tác động nhưng ta không biết là cái nào. Giải pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề của nhóm đối chứng là nhóm đối chứng được chọn để so sánh phải cùng một tập hợp các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có tất cả các đặc tính giống với nhóm có xử lý. Tuy nhiên, có 2 vấn đề đặt ra là: sự lan truyền (contamination) và chệch do chọn mẫu (sample selection bias). Sự lan truyền do 2 nguồn. Nguồn thứ nhất là từ chính can thiệp của dự án ở nhóm xử lý tạo hiệu ứng lan truyền sang nhóm đối chứng. Cách khắc phục là chọn nhóm đối chứng có khoảng cách với nhóm xử lý để hạn chế tác động của can thiệp. Nguồn thứ hai là tác động của các dự án khác. Cách khắc phục là bước thứ nhất phải thiết kế điều tra thu thập được dữ liệu về những can thiệp vào nhóm đối chứng, và bước thứ hai là vận dụng cách tiếp cận dựa trên cơ sở lý thuyết (theory-based approach), thay vì cách so sánh đơn giản có hay không có can thiệp, thường bao gồm nhiều dạng và mức độ can thiệp khác nhau. Chệch do chọn mẫu thường xảy ra trong trường hợp người hưởng lợi từ dự án được chọn theo một số cách, bao gồm tự chọn. Quá trình chọn như vậy nghĩa là đối tượng hưởng lợi không ngẫu nhiên, vậy thì nhóm so sánh cũng không nên ngẫu nhiên mà nên lấy từ trong quần thể có cùng đặc tính với những đối tượng được chọn để can thiệp. Cách tiếp cận thông dụng nhất để đo lường tác động là xem xét giá trị trung bình của các chỉ số theo dõi ở vùng dự án và đối chứng, gán sự khác biệt do dự án tạo ra. Cách tiếp cận hồi quy có thể cho ước lượng tương đương với cách tiếp cận khác biệt đơn và khác biệt kép bởi việc dùng biến giả, tức là biến có giá trị 1 cho vùng dự án, 0 cho đối chứng. Khi nhóm đối chứng và nhóm xử lý có cùng kết quả đầu ra khi chưa có biện pháp can thiệp thì tác động của dự án được đánh giá bằng sự khác biệt đơn (single difference), tức là khác biệt giữa trung bình kết quả đầu ra giữa hai nhóm.
  19. 9 Gọi: y1 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm xử lý y 0 là trung bình kết quả đầu ra của nhóm đối chứng βd là hiệu ứng khác biệt đơn giữa nhóm xử lý và đối chứng thì βd = y1 - y 0 (1) Cách tiếp cận hồi quy của khác biệt đơn như sau: yip = α + βd P + η (2) yip là kết quả đầu ra của cá nhân i P là biến giả: P = 1 khi cá nhân i thuộc nhóm xử lý (p = 1) P = 0 khi cá nhân i ở nhóm đối chứng (p = 0) Khi P = 0 , E (yi|P = 0) = α = y 0 (3) Khi P = 1 E (yi|P = 1) = α + βd = y1 (4) Thay α = y 0 từ (3) vào (4) ta được phương trình (1): βd = y1 - y 0 Như vậy, có sự tương đương giữa cách tiếp cận hồi qui với cách tính toán khác biệt đơn giữa hai nhóm. Ưu điểm của cách tiếp cận hồi qui là mô hình có thể mở rộng để bao gồm các biến khác có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra một cách độc lập với can thiệp của dự án. Thí dụ: Khi đưa vào mô hình biến X, thì phương trình hồi qui là: yip = α + β dp + α1X + α2 Xdp + η Trong trường hợp thực hiện được việc chọn mẫu ngẫu nhiên, so sánh đơn giữa trung bình kết quả đầu ra giữa hai nhóm là đủ để đánh giá tác động, khác biệt giữa hai nhóm chính là tác động của can thiệp. Để xác định can thiệp có tác động có ý nghĩa thống kê hay không, chỉ cần kiểm định sự bằng nhau của trung bình kết quả đầu ra giữa nhóm xử lý và nhóm đối chứng. Phân tích thống kê sẽ cho biết tác động có ý nghĩa thống kê hay không và mức độ ý nghĩa cỡ nào (Leeuw và Vaessene, 2009).
  20. 10 2.1.2 Kỹ thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp: Định nghĩa công nghệ cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào ý định bao gồm tất cả hoạt động của con người trong các xã hội trong suốt các thời kỳ, hay là đánh dấu các biến đổi lịch sử. Theo Wilson và Heeks, 2000: Công nghệ là hoạt động thực hành có mục đích, bao gồm tác động qua lại giữa con người với kiến thức của họ và công cụ, máy móc - gọi là phần cứng. Công nghệ là thiết kế cho hoạt động có sử dụng công cụ sản xuất làm giảm tính không chắc chắn của quan hệ nhân quả để đạt kết quả mong muốn. Công nghệ gồm hai thành phần: Phần cứng gồm công cụ trong công nghệ đó như là vật liệu dụng cụ sản xuất, còn phần mềm là cơ sở thông tin về công cụ đó. Theo Vũ Đình Thắng (2001), “Công nghệ cũng là tập hợp những kiến thức của con người, nhưng đã được chuyển hóa thành phương thức và phương pháp sản xuất, những hiểu biết đã được vật chất hóa trong công cụ lao động, đối tượng lao động, trong quy trình công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng, kỹ xảo hay cách kết hợp các yếu tố đầu vào sao cho có hiệu quả nhất của người lao động trong sản xuất nông nghiệp”. Công nghệ được phân biệt thành “Phần cứng” và “Phần mềm”. Phần cứng gồm máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên liệu, vật liệu…; phần mềm bao gồm yếu tố con người, các tài liệu công nghệ và yếu tố thể chế. Các tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp có thể phân nhóm như sau: tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện cơ khí; tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tiến bộ kỹ thuật trong việc sử dụng, cải tạo đất; sử dụng nguồn nước trong nông nghiệp và vấn đề bảo vệ môi trường; những tiến bộ liên quan đến người lao động gồm: trình độ văn hóa, trình độ lành nghề, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ quản lý… Đinh Phi Hổ (2008) khái quát công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống. Công nghệ được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Phần cứng là máy móc, nhà xưởng, thiết bị. Phần mềm bao gồm 3 thành phần: con người (kiến thức, kỹ năng,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0