intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở vùng nông thôn của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động của các tổ chức TCVM bán chính thức tại tỉnh Long An - Tác động của tín dụng vi mô bán chính thức đến thu nhập của hộ nghèo, hộ thu nhập thấp ở vùng nông thôn của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở vùng nông thôn của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH –––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THU TRÚC TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐẾN GIẢM NGHÈO Ở VÙNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp.Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH –––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ THU TRÚC TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐẾN GIẢM NGHÈO Ở VÙNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Thu Trúc, là học viên lớp Cao học Chính sách công. Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học kinh tế TP. HCM, cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô khoa Kinh tế phát triển, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn “Tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở vùng nông thôn của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”. Tôi cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các số liệu và đoạn trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều này là trung thực và chính xác nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trúc
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ............................................... vi TÓM TẮT ............................................................................................................. vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................01 1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................01 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................02 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................02 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................02 1.5. Kết cấu của luận văn ................................................................................03 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..04 2.1. Tổng quan về TCVM ...............................................................................04 2.1.1. Khái niệm về TCVM .........................................................................04 2.1.2. Sự ra đời của TCVM ..........................................................................04 2.1.3. Đối tượng của TCVM ........................................................................05 2.1.4. Đặc điểm của TCVM .........................................................................05 2.1.5. Vai trò của TCVM .............................................................................06 2.2. Tổng quan về tín dụng vi mô....................................................................07 2.2.1. Khái niệm tín dụng vi mô ..................................................................07 2.2.2. Tín dụng đối với người nghèo ...........................................................07 2.2.3. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo ..........................................07 2.2.4. Các tổ chức cấp tín dụng vi mô .........................................................08
  5. iii 2.2.4.1. Khu vực chính thức .....................................................................08 2.2.4.2. Khu vực bán chính thức...............................................................09 2.2.4.3. Khu vực phi chính thức ...............................................................09 2.3. Các vấn đề cơ bản về nghèo đói ...............................................................10 2.3.1. Khái niệm về nghèo ...........................................................................10 2.3.2. Các phương pháp đo lường nghèo .....................................................10 2.3.3. Vòng xoáy nghèo đói .........................................................................11 2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo...........................13 2.3.4.1. Nghề nghiệp, tình trạng việc làm ................................................13 2.3.4.2. Trình độ học vấn ..........................................................................14 2.3.4.3. Giới tính của chủ hộ ....................................................................14 2.3.4.4. Quy mô hộ ...................................................................................14 2.3.4.5. Số người sống phụ thuộc .............................................................14 2.3.4.6. Quy mô diện tích đất của hộ gia đình ..........................................15 2.3.4.7. Quy mô vốn vay từ định chế chính thức .....................................15 2.3.4.8. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng ..................................................15 2.4. Thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập .....................................15 2.5. Kinh nghiệm về sự thành công của TCVM trên thế giới .........................17 2.5.1. Ngân hàng Grameen ..........................................................................17 2.5.2. Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) ...................................................18 2.6. Bài học kinh nghiệm cho các tổ chức TCVM ở Việt Nam ......................19 2.7. Tác động của TCVM đến giảm nghèo .....................................................20 2.8. Nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ......................................................21 2.8.1. Trên thế giới .......................................................................................21 2.8.2. Ở Việt Nam ........................................................................................22
  6. iv CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................25 3.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................25 3.1.1. Lý thuyết phương pháp PSM .............................................................25 3.1.2. Nhận xét phương pháp PSM ..............................................................29 3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................30 3.3. Mô tả dữ liệu ............................................................................................32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................35 4.1. Thực trạng hoạt động TCVM bán chính thức tại tỉnh Long An ..............35 4.1.1. Kết quả đạt được ................................................................................35 4.1.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................36 4.1.3. Tổ chức cung cấp tín dụng vi mô bán chính thức tại tỉnh Long An ..37 4.1.3.1. Quỹ trợ giúp vốn làm ăn cho người nghèo (CEP) .......................37 4.1.3.2. Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Long An .............................................38 4.1.3.3. Các dự án của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Long An ....................39 4.1.3.4. Dự án “Tín dụng nhỏ cho phụ nữ nghèo” của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thủ Thừa .................................40 4.2. Thực trạng giảm nghèo của tỉnh Long An ...............................................40 4.2.1. Kết quả đạt được ................................................................................40 4.2.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................41 4.3. Kết quả thống kê, mô tả............................................................................42 4.3.1. Các đặc điểm của hộ gia đình ............................................................43 4.3.2. Tác động của tín dụng vi mô bán chính thức đến thu nhập ...............45 4.3.3. Đánh giá của người dân về các lợi ích xã hội ....................................46 4.3.4. Đánh giá của khách hàng về dự án ....................................................47 4.4. Phân tích và kiểm định mô hình ...............................................................48 4.4.1. Kiểm định sự tương quan của các biến định lượng ...........................48
  7. v 4.4.2. Tính toán mô hình tham gia chương trình .........................................48 4.4.3. Xác định vùng hỗ trợ chung và kiểm định cân bằng .........................50 4.4.4. Tác động của tín dụng vi mô bán chính thức đến thu nhập của hộ gia đình .......................................................................52 4.4.4.1. Phương pháp tính toán phương trình điểm xu hướng .................52 4.4.4.2. Phương pháp so sánh cận gần nhất trực tiếp ...............................54 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................56 5.1. Kết luận ....................................................................................................56 5.2. Kiến nghị chính sách ................................................................................57 5.2.1. Đối với các tổ chức cung cấp TCVM bán chính thức .......................57 5.2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ....................................................58 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAID Cơ quan phát triển Quốc tế Australia ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BRAC Ủy ban Phát triển nông thôn Bangladesh BRI Ngân hàng Rakyat Indonesia CEP Quỹ trợ giúp vốn làm ăn cho người nghèo CWED Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang ESCAP Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á và Thái Bình Dương FPW Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa IFPRI Viện nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế NGO Tổ chức Phi Chính phủ ODA Chương trình hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PSM Kết nối điểm xu hướng TCVM Tài chính vi mô UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNFPA Quỹ hoạt động dân số Liên hiệp quốc USD Đồng đô la Mỹ VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Danh mục các bảng Bảng 3.1. Bảng tóm tắt mô tả các biến........................................................ 32 Bảng 4.1. Quy mô mẫu ................................................................................ 42 Bảng 4.2. Các đặc điểm của hộ gia đình ..................................................... 44 Bảng 4.3. Thu nhập trung bình .................................................................... 45 Bảng 4.4. Thu nhập của hộ sau khi vay vốn ............................................... 46 Bảng 4.5. Các lợi ích khi tham gia dự án .................................................... 47 Bảng 4.6. Mô hình logit............................................................................... 49 Bảng 4.7. Mô hình hồi quy .......................................................................... 50 Bảng 4.8. Vùng hỗ trợ trung và kiểm định cân bằng .................................. 51 Bảng 4.9, Kết quả so sánh cận gần nhất ...................................................... 52 Bảng 4.10. Kết quả so sánh phân tầng ........................................................ 53 Bảng 4.11. Kết quả so sánh bán kính .......................................................... 53 Bảng 4.12. Kết quả so sánh hạt nhân .......................................................... 53 Bảng 4.13. Kết quả so sánh cận gần nhất trực tiếp ..................................... 54 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ % quy mô mẫu khảo sát ................................................ 43 Biểu đồ 4.2. Thu nhập trung bình của 2 nhóm ............................................ 45 Biểu đồ 4.3. Thu nhập của hộ gia đình sau khi vay vốn ............................. 46 Danh mục sơ đồ. Sơ đồ: Vòng xoáy nghèo đói ....................................................................... 12
  10. viii TÓM TẮT Khả năng tiếp cận tín dụng của người nghèo khu vực nông thôn là rất thấp, tín dụng chính thức mặc dù lãi suất thấp nhưng khó đến với người nghèo do thủ tục vay phức tạp so với trình độ của người dân. Chính vì thế, luận văn đi sâu nghiên cứu tài chính vi mô bán chính thức, cụ thể là nghiên cứu tín dụng vi mô bán chính thức tác động lên thu nhập của hộ nghèo, hộ thu nhập thấp khu vực nông thôn như thế nào. Tiến hành khảo sát 355 hộ gia đình, trong đó 182 hộ gia đình có tham gia vay tín dụng, mục đích vay là để sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhỏ...để tạo thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và 173 hộ gia đình không tham gia. Tuy nhiên, qua khảo sát đã loại bỏ 04 hộ thuộc nhóm can thiệp (02 hộ vay thêm nguồn vốn từ NHCSXH, 02 hộ mục đích vay không rõ ràng). Tổng mẫu khảo sát để tiến hành chạy mô hình là 351 hộ (trong đó 178 hộ gia đình tham gia và 173 hộ gia đình không tham gia chương trình tín dụng vi mô). Những hộ gia đình được chọn có cùng những khuyến khích về kinh tế để đáp ứng yêu cầu của phương pháp PSM. Kết quả nghiên cứu, tín dụng vi mô bán chính thức có làm tăng thu nhập của hộ gia đình khu vực nông thôn. Dựa vào kết quả này tác giả đã gợi ý một số chính sách nhằm giúp các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức và các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động đạt hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế của địa phương và công tác xóa đói giảm nghèo.
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tích, nổi bật là Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói, được Liên Hiệp Quốc đánh giá cao. Trong đó có phần đóng góp đáng khích lệ của hoạt động tài chính vi mô, với sự tham gia tích cực của các tổ chức, chương trình tài chính vi mô trên khắp mọi miền đất nước. Tài chính vi mô (microfinance – MF) từ lâu đã được xem là công cụ hiệu quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của các quốc gia. Cuối thập niên 90, tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, đặc biệt là sau khi mô hình ngân hàng người nghèo Grameen của giáo sư Muhammad Yunus ra đời. Thông qua việc hỗ trợ người nghèo và những nhóm người bị thiệt thòi, các hoạt động tài chính vi mô đã giúp họ vượt qua khó khăn, thách thức để không ngừng vươn lên phát triển kinh tế gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong việc tăng cường hỗ trợ tài chính thông qua việc từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn vay và các dịch vụ tài chính để phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực nông thôn và các hộ gia đình thu nhập thấp. Hiện nay tài chính vi mô ở Việt Nam đang bắt đầu phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, hướng đến sự phát triển bền vững. Một số tổ chức và chương trình tài chính vi mô bán chính thức đang trải qua quá trình đổi mới để có thể mở rộng hoạt động, nâng cao kỹ năng quản lý, giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặc dù hoạt động tài chính vi mô đã phần nào được ghi nhận như là công cụ hiệu quả góp phần tích cực cho công tác giảm nghèo. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển cũng bộc lộ rõ nét khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, một bộ phận không
  12. 2 nhỏ dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi vẫn đang chịu cảnh nghèo đói. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo, trong đó có nguyên nhân do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, nói cách khác là người nghèo không có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế gia đình và thoát nghèo. Xuất phát từ những đặc trưng của thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam, nhằm làm rõ hơn những đóng góp quan trọng của hoạt động tài chính vi mô trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đổi mới đất nước, chính vì thế tác giả chọn đề tài “Tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo ở vùng nông thôn của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng hoạt động của các tổ chức TCVM bán chính thức tại tỉnh Long An - Tác động của tín dụng vi mô bán chính thức đến thu nhập của hộ nghèo, hộ thu nhập thấp ở vùng nông thôn của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức; tác động của tín dụng đến thu nhập của hộ hộ nghèo, hộ thu nhập thấp trong trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ và một số hoạt động khác. Luận văn tiến hành khảo sát, điều tra hộ nghèo, hộ thu nhập thấp khu vực nông thôn ở xã Bình An, Nhị Thành và Mỹ Thạnh của huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Tác giả chọn 03 xã của huyện Thủ Thừa vì tại 03 xã này có tổ chức TCVM bán chính thức đang hoạt động, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và thuận tiện cho điều tra, khảo sát. Từ đó kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. Số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát trong năm 2014 thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo, hộ thu nhập thấp tại 03 xã. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: hệ thống hóa những vấn đề chung về tài chính vi mô, những căn cứ lý thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở số liệu điều tra, khảo sát, luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là phương pháp kết nối điểm xu hướng (Propensity Score
  13. 3 Matching – PSM) để kiểm định tín dụng vi mô bán chính thức có làm tăng thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có thu nhập thấp hay không. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những chính sách đối với các tổ chức TCVM bán chính thức và các cơ quan quản ký nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức TCVM hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn nghiên cứu. 1.5. Kết cấu của luận văn Chương 1. Trong chương này tác giả giới thiệu lý do tại sao chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu để làm cơ sở cho các chương sau. Chương 2. Tác giả đã trình bày các khái niệm về TCVM, tín dụng vi mô, nghèo đói. Mặt khác, tác giả đã trình bày kinh nghiệm về sự thành công của các tổ chức TCVM trên thế giới và đưa ra bài học kinh nghiệm cho các tổ chức TCVM ở Việt Nam. Chương 3. Trong chương này tác giả trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu làm cơ sở phục vụ cho nghiên cứu. Chương 4. Tác giả thống kê, mô tả thực trạng hoạt động của các tổ chức TCVM bán chính thực tại tỉnh Long An. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tính toán, kiểm định mô hình và đưa ra các kết quả nghiên cứu cụ thể. Chương 5. Từ những kết quả đạt được, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với các tổ chức TCVM bán chính thức và các cơ quan quản lý nhà nước để giúp các tổ chức TCVM hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tài chính vi mô 2.1.1. Khái niệm về tài chính vi mô Theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB): “Tài chính vi mô là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp rất nhỏ” 2.1.2. Sự ra đời của tài chính vi mô Lần đầu tiên, người ta biết đến TCVM là vào những năm đầu thế kỷ thứ 171, do sáng kiến của Jonathan Swift, người Ailen. Đến thế kỷ 19, các hình thức cung cấp TCVM dưới dạng bán chính thức mới ra đời do F.W. Raiffeisen, một người Đức thiết kế và áp dụng từ những năm 1860 cho lĩnh vực nông nghiệp. Mô hình của F.W. Raiffeisen được phát triển không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn được nhân rộng trong cộng đồng của xã hội, ngay cả trong khu vực thành thị. Cách thức tổ chức thành các nhóm tiết kiệm, vay vốn giúp cho nhiều người nghèo, đối tượng kinh doanh nhỏ trong khu vực thành thị, được đáp ứng nhu cầu về vốn và các nguồn lực thiếu hụt khác, nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập ổn định. Vào năm 1976, khi ông Muhammad Yunus thành lập nên Ngân hàng Grameen, như là một thử nghiệm, ở vùng ngoại ô của Bangladesh. Kể từ đó, một vài tổ chức TCVM đã ra đời và đạt được thành công khi đến gần với những người nghèo trong xã hội. Tuy nhiên, phải đến khi Ủy ban Nobel trao cho Grameen Bank và người sáng lập Muhammad Yunus Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2006 “Vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội”, TCVM mới thực sự thu hút được sự chú ý của thế giới và niềm tin vào khả năng chống lại đói nghèo. 1 HOLLIS, A and SWEETMAN, A (1997) Complementarity, Competition and Institutional Development: The Irish Loan Funds through Three Centuries, University of Calgary and University of Victoria
  15. 5 Tại Việt Nam, năm 1986 Chính phủ Việt Nam quyết định thực hiện chính sách quốc gia về xoá đói giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất của người nghèo. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các tổ chức Phi Chính phủ (NGOs) quốc tế; các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phương và đa phương; các cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương, các chương trình TCVM đã được hình thành với mục đích giảm nghèo cho phụ nữ, trẻ em… 2.1.3. Đối tượng của tài chính vi mô Theo định nghĩa, thì đối tượng của TCVM là những người nghèo, song không phải là những người nghèo nhất trong xã hội. Họ là những người có thu nhập thấp nhưng có việc làm cụ thể, họ có nhu cầu về vốn vay để mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, phụ nữ cũng là đối tượng chính của TCVM, vì phụ nữ là người chăm sóc gia đình, họ thường đặt nhu cầu của gia đình lên trên nhu cầu của bản thân, giúp họ phát triển kinh tế gia đình là cách hiệu quả nhất. Đồng thời phụ nữ chiếm tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia. Việc cấp vốn cho phụ nữ đã mang lại hiệu quả cao và giúp nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội. 2.1.4. Đặc điểm của tài chính vi mô TCVM cho vay lãi suất cao bởi vì việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo rất tốn kém. Các món vay dù nhỏ thì đòi hỏi cũng cần chi phí cho việc khảo sát, phỏng vấn hộ gia đình hoặc chi phí cho việc đi thu nợ, thu lãi… Vì thế, chi phí giao dịch so với tổng tiền vay của các khoản vay nhỏ thường cao. Mặt khác, phần lớn tín dụng vi mô hoạt động chủ yếu ở khu vực nông thôn, thường mật độ dân cư phân tán, đường sá, dịch vụ viễn thông, giáo dục, y tế có chất lượng thấp. Đây cũng chính là lý do mà các Ngân hàng thương mại không thực hiện cho vay các khoản vay nhỏ. Trách nhiệm liên đới áp dụng giữa những người vay. Việc quản lý cả nhóm người đi vay đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay tốt hơn do áp lực bị trừng phạt của những người trong nhóm đối với người vay không tuân thủ theo hợp đồng. Phương pháp này rất thành công ở các quốc gia khác nhau khi áp dụng mô hình của ngân
  16. 6 hàng Grameen. Ở Việt Nam thì có NHCSXH, quỹ TYM, quỹ CEP, tuy nhiên mỗi tổ chức ứng dụng vào thực tế là khác nhau. Việc thanh toán đầy đủ một khoản vay sẽ tạo cơ hội tốt cho lần vay tiếp theo. Cho vay tuần hoàn giúp việc quản lý tài chính có sự chặt chẽ, tạo động lực cho khách hàng tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay. 2.1.5. Vai trò của tài chính vi mô Giải pháp thoát nghèo ở Việt Nam: Đa số người nghèo ở Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp và ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức. TCVM có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội. Mặc dù vốn vay của TCVM không lớn như ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách xã hội nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những khoản vay này đến được với người nghèo và nghèo nhất vào đúng thời điểm cần thiết nhất, giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói mặc dù việc này cần thời gian dài. Tăng thu nhập hộ gia đình: TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng như: cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm… giúp người nghèo tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, các khoản thu nhập khác từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh nhỏ. Đồng thời, góp phần giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống. Tăng quyền cho phụ nữ: Trong rất nhiều chương trình TCVM, phụ nữ nghèo, thu nhập thấp là đối tượng khách hàng tuyệt vời, chủ yếu của các sản phẩm tài chính. Bởi vì, phụ nữ là những người tiết kiệm tích cực và có tỷ lệ hoàn trả các khoản vay cao hơn đàn ông. Đồng thời, trong các hộ gia đình nghèo phần lớn phụ nữ là trụ cột kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ cũng chính là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn thương ngay tại gia đình mình.Tham gia chương trình của tổ chức TCVM, phụ nữ sẽ được quản lý tiền, tiếp cận với tri thức dẫn tới có nhiều lựa chọn hơn có thể khiến họ có quyền nhiều hơn trong các vấn đề
  17. 7 của gia đình và xã hội, họ và chồng cùng nhau ra quyết định trong những khía cạnh quan trọng của đời sống. Bằng cách này hay cách khác họ đang đóng góp đáng kể vào tài chính gia đình và thực tế này giúp họ giành thêm sự tôn trọng từ phía chồng con, có thể thương lượng với chồng giúp đỡ việc nhà, tránh cãi vã về tiền bạc và người phụ nữ trong gia đình sẽ được coi trọng hơn. 2.2. Tổng quan về tín dụng vi mô 2.2.1. Khái niệm tín dụng vi mô Theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về tín dụng vi mô tại Washington tháng 2 năm 1997: “Tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo, với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ” 2.2.2. Tín dụng đối với người nghèo Tín dụng đối với người nghèo là các khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. 2.2.3. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói: trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của người nông dân là cần cù, nhưng nghèo đói là do một phần là không có vốn để sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có vốn thì người nông dân có điều kiện mua sắm vật tư, cây giống, con giống...để sản xuất tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, dự án với mục tiêu đầu tư cho sản xuất, kinh doanh để xóa đói giảm nghèo, thông qua việc thu hồi vốn và lãi đã buộc người vay phải
  18. 8 tính toán làm nghề gì, trồng cây gì, nuôi con gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó đòi hỏi họ phải tìm hiểu học hỏi các kỹ thuật sản xuất, quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động trong sản xuất, tích lũy được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người nghèo tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa thông qua việc trao đổi trên thị trường giúp cho họ tiếp cận với kinh tế thị trường một cách trực tiếp. 2.2.4. Các tổ chức cấp tín dụng vi mô 2.2.4.1. Khu vực chính thức Tín dụng chính thức chủ yếu được cung cấp bởi các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có chi nhánh đến cấp huyện và một số lượng ít chi nhánh ở cấp xã, do vậy, việc mở rộng tín dụng đến các hộ gia đình nghèo ở các xã vùng xa và nông thôn là một hạn chế. Ngoài ra, những lệch lạc trong đánh giá rủi ro cùng với các thủ tục hành chính phức tạp đã góp phần vào sự hoạt động kém phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các Quỹ tín dụng nhân dân nhằm mục tiêu là để khôi phục lại niềm tin của công chúng trong hệ thống tài chính chính thức ở nông thôn, thực hiện huy động tiết kiệm và cho vay đối với các thành viên của quỹ. Tuy nhiên, sự hiện diện của mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu ở các khu vực có nhiều hoạt động kinh tế và kết cấu hạ tầng tương đối phát triển. Vì vậy, Quỹ tín dụng nhân dân đóng một vai trò hạn chế trong việc cung cấp tín dụng vi mô đến các khu vực khó khăn ở nông thôn. Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam bắt đầu hoạt động vào năm 1996, cung cấp tín dụng với lãi suất thấp thông qua hình thức các chương trình tín dụng vi mô cho người nghèo nông thôn không đủ điều kiện cho các khoản vay cá nhân vì tài sản thế chấp hạn chế. Năm 2003, ngân hàng này được đổi tên thành Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội tập trung vào cho vay hộ nghèo, thông qua hợp tác chặt chẽ với các tổ chức địa phương
  19. 9 trong thủ tục cho vay. Cụ thể, Ủy ban nhân dân xã giúp Ngân hàng Chính sách Xã hội xác minh nhóm người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Các tổ chức chính trị - xã hội khác ở cấp xã như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh giúp Ngân hàng Chính sách Xã hội thành lập và giám sát các khoản vay. Để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn. Trách nhiệm trả nợ gốc và lãi vay được quy cho cả tổ. Sau đó, phương thức cho vay này được thay thế bằng phương thức linh hoạt hơn, 2.2.4.2. Khu vực bán chính thức Thị trường bán chính thức bao gồm hoạt động của các tổ chức không thuộc đối tượng cấp phép hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Việc cấp phép, quản lý hoạt động của khu vực này do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện, tùy thuộc vào loại hình tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Ở Việt Nam, các tổ chức tham gia thị trường TCVM bán chính thức là các Quỹ xã hội, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGOs)... Các tổ chức đoàn thể, NGOs nước ngoài cũng là những đối tác tham gia cung cấp TCVM bán chính thức. Các tổ chức bán chính thức thực chất là sự liên kết giữa các tổ chức đoàn thể, là cơ quan đại diện hợp pháp của Chính phủ trong quản lý, tài trợ và phối hợp với NGOs nước ngoài triển khai các chương trình TCVM. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân là 03 tổ chức đang quản lý nhiều chương trình tiết kiệm và vay vốn theo nhóm, triển khai các dự án TCVM do các tổ chức NGOs tài trợ. 2.2.4.3. Khu vực phi chính thức Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp tín dụng, các định chế tài chính chính thức không thể đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình, tạo nên một thị trường ngỏ cho các dịch vụ tài chính phi chính thức và chiếm ưu thế trong thị trường tài chính ở nông thôn. Các dịch vụ tài chính phi chính thức rất đa dạng: cho vay bằng tiền, bằng hiện vật, các khoản vay nóng... Đặc trưng của các dịch vụ tài chính phi chính thức là đúng lúc, đơn giản và dễ tiếp cận. Khu vực tín dụng phi chính thức truyền thống bao gồm người thân, bạn bè và hàng xóm, tín dụng xoay vòng “hụi”, và người cho vay. Một hình thức tín dụng phi
  20. 10 chính thức được hình thành gần đây trong đó tín dụng được cấp bởi thương nhân địa phương hoặc các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Hình thức tín dụng này dần trở thành một bộ phận quan trọng của tín dụng phi chính thức. 2.3. Các vấn đề cơ bản về nghèo đói 2.3.1. Khái niệm về nghèo Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để đo lường chủ yếu nhằm đơn giản hóa việc hoạch định chính sách. Một số quan điểm về "nghèo": • Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về nghèo như sau: " Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của địa phương”. • Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995 đưa ra định nghĩa về nghèo:"Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại." • Còn nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình "Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam -1995"đã đưa ra định nghĩa: "Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế." 2.3.2. Các phương pháp đo lường nghèo * Chuẩn nghèo chi tiêu của Ngân hàng thế giới và Tổng Cục Thống kê: Chủ yếu được dùng trong nghiên cứu và hoạch định chính sách. Chuẩn nghèo này chỉ có một mức, được xây dựng từ năm 1993 và được cập nhật theo biến động giá cả ở các năm có thực hiện khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2