intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội đến mức sống của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa tín dụng chính thức từ Ngân hàng Chính sách xã hội và mức sống của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị và hàm ý một số chính sách nhằm cải thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi và cải thiện mức sống của nông hộ nghèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tín dụng từ ngân hàng chính sách xã hội đến mức sống của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐẾN MỨC SỐNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGHÈO Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN QUỲNH HOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN ---o0o--- Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “ Tác động của tín dụng từ Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội đến mức sống của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam ” là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được ghi rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của mình. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015 Học viên thực hiện luận văn NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 3 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài ................................................................................ 4 1.6 Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2 : TỒNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................ 6 2.1 Một số khái niệm .......................................................................................... 6 2.1.1 Khái niệm về tín dụng nông thôn chính thức ................................... 6 2.1.2 Khái niệm về hộ gia đình .................................................................. 6 2.1.3 Khái niệm về nghèo .......................................................................... 8 2.1.4 Khái niệm mức sống hộ gia đình ...................................................... 9
  5. 2.2 Vai trò của vốn tín dụng dành cho phát triển nông nghiêp nông thôn ....... 10 2.2.1 Vai trò của vốn và tín dụng trong việc phát triển nông nghiệp ...... 10 2.2.2 Vai trò của ngân hàng trong tín dụng khu vực nông thôn .............. 12 2.3 Mối quan hệ giữa tín dụng và mức sống của hộ gia đình .......................... 13 2.4 Thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam................................................ 15 2.4.1 Hệ thống các tổ chức tín dụng nông thôn ở Việt Nam ................... 15 2.4.2 Vai trò của Nhà Nước trong thị trường tín dụng nông thôn ........... 18 2.5 Tín dụng nông thôn của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội ........................... 19 2.6 Một số nghiên cứu liên quan ...................................................................... 21 2.7 Các nhân tố tác động đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ................. 24 2.7.1 Các nhân tố thuộc về hộ gia đình ................................................... 24 2.7.2 Các nhân tố thuộc về năng lực sản xuất của hộ gia đình ................ 26 2.7.3 Các nhân tố thuộc về tiếp cận thị trường ........................................ 27 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 30 3.1 Phương pháp khác biệt trong khác biệt (Different In Different – DID)..... 31 3.2 Phương pháp DID kết hợp với phương pháp hồi quy tuyến tính OLS ...... 33 3.3 Các biến sử dụng trong mô hình ................................................................ 36 3.3.1 Biến phụ thuộc ................................................................................ 36 3.3.2 Biến độc lập .................................................................................... 36 3.4 Mô tả dữ liệu .............................................................................................. 38 3.5 Các bước xây dựng mô hình đánh giá tác động ......................................... 41 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 43 4.1 Tác động của tín dụng VBSP đến thu nhập của hộ gia đình nghèo ........... 43
  6. 4.2 Tác động của tín dụng VBSP đến chi tiêu của hộ gia đình nghèo ............. 54 4.2.1 Tác động của tín dụng đến chi tiêu chung của nông hộ nghèo....... 54 4.2.2 Tác động của tín dụng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ nghèo ở nông thôn ........................................................................................ 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 65 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 65 5.2 Hàm ý chính sách ....................................................................................... 68 5.3 Một số hạn chế và hướng phát triển nghiên cứu ........................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÍ HIỆU TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT VHLSS Vietnam Household Living Điều tra mức sống hộ gia Standards Survey đình Việt Nam DID Difference In Difference Khác biệt trong khác biệt OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương bé nhất ESCAP Economic and Social Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Commission for Asia and the Á Thái Bình Dương Liên Pacific Hiệp Quốc ILO International Labour Tổ chức lao động quốc tế Organization FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài DERP Development Economics Nhóm Nghiên cứu phát triển Research Group – Đại học Copenhagen ( Đan Mạch) NHNN&PTNT Vietnam Bank for Agriculture Ngân hàng nông nghiệp và and Rural Development phát triển nông thôn Việt Nam NHCSXH Vietnam Bank for Social Ngân hàng chính sách xã hội Policies Việt Nam
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 – Các biến độc lập dự kiến trong mô hình hồi quy tuyến tính .................. 37 Bảng 3.2 – Kiểm định thống kê T-test hai nhóm tham gia và đối chứng năm 2010..40 Bảng 4.1 – Tổng hợp kết quả ước lượng tác động của tín dụng của VBSP đến thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam. .............. 47 Bảng 4.2 – Giá trị các khoản vay từ VBSP của các nông hộ ở Việt Nam ................ 51 Bảng 4.3 – Giá trị các khoản vay từ VBSP của nông hộ nghèo thuộc nhóm tham gia ở nông thôn Việt Nam 2010 ..................................................................................... 52 Bảng 4.4 – Tỷ trọng mục đích các khoản vay theo giá trị khoản vay ....................... 54 Bảng 4.5 – Tổng hợp kết quả ước lượng tác động của tín dụng của VBSP đến tổng chi tiêu quân đầu người của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam ................... 56 Bảng 4.6 – Tổng hợp kết quả ước lượng tác động của tín dụng của VBSP đến chi tiêu giáo dục quân đầu người của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam ........... 61
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 – Hệ thống tài chính nông thôn Việt Nam ..........................................................18 Hình 2.2 – Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu hộ gia đình ..........................28 Hình 3.1 – Đồ thị khác biệt thu nhập theo phương pháp DID ...........................................32 Hình 4.1 – Đồ thị phân phối của biến thu nhập bình quân đầu người ...............................43 Hình 4.2 – Đồ thị phân phối của thu nhập bình quân đầu người sau khi lấy giá trị Log .......................................................................... ..........................................................44 Hình 4.3 – Tỷ trọng các khoản vay từ VBSP của các nông hộ ở Việt Nam ......................52 Hình 4.4 – Tỷ trọng các khoản vay từ VBSP của nông hộ nghèo thuộc nhóm tham gia ở nông thôn Việt Nam 2010 .............................. ..........................................................53
  10. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ---o0o--- Việc sử dụng phương pháp DID kết hợp với phương pháp bình phương bé nhất nhằm đánh giá tác động của tín dụng chính thức được cung cấp bởi Ngân hàng Chính sách Xã hội đến mức sống của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam đã cung cấp và đóng góp thêm những bằng chứng quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm. Bằng bộ dữ liệu bảng được xây dựng từ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 và 2012, các kết quả nghiên cứu cho thấy tín dụng từ VBSP không tác động tích cực đến thu nhập và chi tiêu chung bình quân đầu người; tuy nhiên, tác giả lại tìm thấy được bằng chứng quan trọng thể hiện mối tương quan thuận giữa yếu tố tin dụng và chi tiêu cho giáo dục. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như dân tộc, trình độ giáo dục, quy mô hộ, hoạt động phi nông nghiệp và vùng miền sinh sống cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức sống của nông hộ nghèo ở Việt Nam.
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong chiến lược phát triển này, Nhà Nước đề ra các chính sách và kế hoạch phát triển từng bước theo giai đoạn 5 năm trong quá trình chuyển đổi, chú trọng phát triển công nghiệp nặng để tạo tiền đề cho các ngành khác tăng trưởng; song song đó, Đảng và Nhà Nước cũng rất quan tâm đến chính sách phát triển khu vực nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Giá trị từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của cả nước, tuy nhiên đây lại là lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm trong nước mà còn là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm hàng hóa – dịch vụ và là nguồn cung cấp đầu vào cho các ngành kinh tế khác như lao động, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất. Không chỉ dừng lại ở đó, phát triển khu vực nông nghiệp đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam – khu vực chiếm hơn 80% dân số cả nước – tạo điều kiện cải thiện thu nhập, tái đầu tư mở rộng trong sản xuất và nâng cao mức sống; từ đó có thể giảm được bất bình đẳng thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giảm khoảng cách chênh lệch nghèo đói giữa các khu vực nhằm tạo đà cho việc phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị của đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của khu vực nông nghiệp, trong các năm qua, Nhà Nước đã có những chính sách thiết thực và hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển như xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, xây dựng công trình giao thông nông thôn để khai thông thương mại giữa các vùng, đầu tư mở rộng và nâng cấp các cơ sở giáo dục ở địa phương. Cụ thể, Chính Phủ ban hành các văn bản về việc quy định hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho khu vực nông thôn như Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ quy định về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn,
  12. 2 Nghị định 41/2010/NĐ-CP quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình ở nông thôn dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi. Song song với chiến lược phát triển kinh tế nói chung và khu vực nông nghiệp nói riêng, Nhà Nước cũng chú trọng công tác an sinh xã hội nhằm nâng cao phúc lợi của người dân. Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng cao trình độ giáo dục cho người dân ở khu vực nông thôn, thông qua các chính sách tín dụng cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo giúp các hộ này tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi ngoài việc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, còn sử dụng vốn tín dụng này cho các mục đích tiêu dùng khác nhau : đối tượng học sinh sinh viên vay để trang trải chi phí việc học, người lao động cần vốn đi xuất khẩu lao động, hộ có hoàn cảnh khó khăn,… Thường các nguồn tín dụng này được cung cấp bởi Ngân hành chính sách xã hội, hoạt động với mục đích không lợi nhuận theo sự chỉ đạo của Chính Phủ. Nhiều nghiên cứu về tác động của tín dụng đến mức sống hộ gia đình đã được nhiều tác giả thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu này cho rằng tín dụng có tác động tích cực đến phúc lợi hộ gia đình trong việc tăng thu nhập hay chi tiêu và giúp hộ gia đình giảm nghèo đói. Đơn cử như nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2012), Morduch và Haley (2002), World bank (2004). Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ chú trọng xem xét mối quan hệ đơn thuần giữa tín dụng và thu nhập dựa trên dữ liệu chéo được khảo sát các thời điểm khác nhau, sử dụng hồi quy đa biến thông thường nên kết quả nghiên cứu đem lại chưa có tính thuyết phục cao. Chính vì thế, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Tác động của tín dụng từ Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội đến mức sống của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam ” nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình tín dụng chính thức trong việc cải thiện thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam; không chỉ thế, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả còn muốn tìm thấy mối quan hệ giữa tín dụng và chi tiêu giáo dục nhằm minh chứng cho hiệu quả của chính sách tín dụng của
  13. 3 Ngân hàng Chính Sách Xã Hội trong việc hỗ trợ tích cực và nâng cao mức sống của các nông hộ nghèo ở Việt Nam. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Xem xét và đánh giá mối quan hệ giữa tín dụng chính thức từ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội và mức sống của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị và hàm ý một số chính sách nhằm cải thiện hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi và cải thiện mức sống của nông hộ nghèo. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội có tác động tích cực đến mức sống của hộ gia đình nghèo không ? Cần có những chính sách cụ thể nào để phát triển các chương trình tín dụng của VBSP theo hướng hỗ trợ và nâng cao hơn nữa mức sống cho những hộ nghèo ở nông thôn Việt Nam. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của việc tham gia vào tín dụng chính thức của ngân hàng đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình thuộc diện nghèo theo xếp loại của địa phương ở nông thôn Việt Nam. Dữ liệu chính mà tác giả sử dụng trong việc xác định tác động của tín dụng chính thức đến mức sống nông hộ nghèo là bộ dữ liệu từ điều tra về Khảo sát mức sống hộ gia đình (Vietnam Household Living Standards Survey – VHLSS) năm 2010 và 2012.
  14. 4 Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2010 – 2012. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp: được dùng để tổng hợp các lý thuyết, nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng trong quá trình mô tả dữ liệu nhóm tham gia tín dụng. Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp Khác biệt trong Khác Biệt (DID) kết hợp với Hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) đế đánh giá tác động của việc tham gia tín dụng ngân hảng đối với mức sống của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Với việc sử dụng dữ liệu trong hai năm 2010 và 2012, đề tài nghiên cứu không chỉ đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng đến thu nhập và chi tiêu chung của hộ gia đình nghèo mà nó còn tìm thấy được tác động tích cực của tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đến chi tiêu cho giáo dục của các nông hộ nghèo. Điều này phản ánh được chính sách tín dụng ngân hàng và nhà nước phát huy tác dụng trong việc nâng cao phúc lợi xã hội cho các hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam. 1.6 Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu chia làm 5 chương: Chương 1 : Giới thiệu chung vấn đề ngiên cứu, gồm: Vấn đề nghiên cứu; Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Ý nghĩa thực tiễn đề tài; Kết cấu của đề tài. Chương 2 : Tổng quan lý thuyết nghiên cứu, gồm: Một số khái niệm nghiên cứu liên quan; Vai trò của vốn tín dụng từ ngân hàng trong nông nghiệp và nông thôn; Vai trò của Nhà Nước trong thị trường tín dụng nông thôn; Các nghiên cứu liên quan.
  15. 5 Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu, gồm : Trình bày phương pháp được sử dụng trong đánh giá tác động như phương pháp DID; sự kết hợp giữa DID và hồi quy OLS; Các biến sử dụng trong mô hình; Mô tả dữ liệu; Xây dựng mô hình Chương 4 : Kết quả nghiên cứu, gồm : Dựa trên phương pháp và mô hình xây dựng, chương này tiến hành trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích tác động của tín dụng ngân hàng đến thu nhập, chi tiêu chung và chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình nghèo ở nông thôn Việt Nam. Chương 5 : Kết luận và hàm ý chính sách, chương này nhằm tóm lược chính các kết quả của chương 4 và đưa ra những gợi ý chính sách tín dụng phù hợp với thực tiễn nghiên cứu.
  16. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Khái niệm về tín dụng nông thôn chính thức Tín dụng là gì ? Theo Lê Thanh Tâm (2008) thì tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay. Một định nghĩa tổng quát hơn thì tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một khoảng thời gian xác định với một khoảng chi phí nhất định (Nguyễn Minh Kiều, 2008). Tín dụng nông thôn là gì ? Theo Quỹ phát triển nông nghiệp thế giới (2009) đưa ra khái niệm “Tài chính nông thôn là các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp diễn ra giữa các hộ gia đình và các thể chế ở khu vực nông thôn”. Như vậy, có thể thấy tín dụng nông thôn là một bộ phận của tài chính nông thôn, cung cấp các dịch vụ tài chính của ngân hàng cho riêng thị trường nông thôn về các khoản vay dành cho hộ gia đình có sản xuất trong nông nghiệp, các hộ có hoàn cảnh khó khăn nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tín dụng nông thôn chính thức là gì ? Lê Thanh Tâm (2008) cũng cho rằng: “Tín dụng nông thôn chính thức là các khoản vay được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng thuộc khu vực Chính Phủ ủy quyền và phải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng”. 2.1.2 Khái niệm về hộ gia đình Hộ gia đình là một trong những khái niệm chưa có một định nghĩa thống nhất giữa các nước trên thế giới. Tùy thuộc vào bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng tổ chức, từng quốc gia, từng châu lục mà có những cách định nghĩa khác nhau.
  17. 7 Phòng Thống Kê Liên Hiệp Quốc (United Nations Statistics Division) 1 đã đưa ra khái niệm về hộ gia đình bao gồm hộ gia đình một người và hộ gia đình nhiều người. Đây có thể được xem là định nghĩa được nhiều nghiên cứu sử dụng, cụ thể: “Hộ gia đình một người được định nghĩa như là một sự sắp xếp, trong đó một thành viên cung cấp thực phẩm và các yếu tố cần thiết cho nhu cầu bản thân mà không cần kết hợp với bất kỳ người nào khác để tạo thành một phần của một hộ gia đình đa thành viên”. “Hộ gia đình nhiều người, được định nghĩa là một nhóm của hai hay nhiều thành viên cùng chung sống với nhau và cùng lập dự phòng chung cho thực phẩm và các yếu tố cần thiết khác cho cuộc sống. Những người trong hộ gia đình này có thể góp chung thu nhập của họ và hình thành một ngân sách chung với mức độ nhiều hay ít; những người này có thể có mối quan hệ hoặc không có quan hệ hoặc một sự kết hợp của những người liên quan và không liên quan”. Ngoài ra, ở Việt Nam, hộ gia đình được định nghĩa và quy định chi tiết tại Điều 106 của Bộ Luật Dân Sự 2005: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất – kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Các định nghĩa trên có thể được sử dụng để xác định một hộ gia đình với các đặc điểm chính: Hộ gia đình là tập hợp một nhóm người có chung huyết thống với nhau hay không chung huyết thống. Ăn chung và góp chung thu nhập tạo nguồn ngân sách chung được phân phối và sử dụng để mua lương thực, thực phẩm Có thê sống chung với nhau hoặc không sống chung trong một ngôi nhà Có thể cùng tham gia vào quá trình sản xuất. 1 http://unstats.un.org/unsd/demographic/sconcerns/fam/fammethods.htm
  18. 8 2.1.3 Khái niệm về nghèo Nghèo là một khái niệm chưa có một định nghĩa cụ thể, chính xác và chung nhất. Tùy theo mỗi quan điểm nghiên cứu của từng quốc gia mà có những định nghĩa và tiêu chuẩn về nghèo khác nhau. Mỗi tổ chức có các xác định nghèo dựa trên các tiêu chí về thu nhập, mức sống và nhu cầu tham gia quá trình phát triển của xã hội,…Nhìn chung thì nghèo thường được hiểu như là một người có mức thu nhập hoặc chi tiêu không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của cuộc sống và bị hạn chế trong việc tham gia các hoạt động của xã hội.  Một số quan điểm về nghèo: Nghèo được định nghĩa theo cách khác tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9-1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phân dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội được tổ chức tại Copenhaghen ở Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra khái niệm về nghèo: “ Người nghèo là tất cả những ai có thu nhập bình quân đầu người dưới một đô la một ngày, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” Trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, Ngân Hàng Thế Giới cho rằng “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương tiện, thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo ra thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,…” Theo Abapia Sen, chuyên gia thuộc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cho rằng “Nghèo là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng”.
  19. 9 2.1.4 Khái niệm về mức sống hộ gia đình Mức sống là một khái niệm, phạm trù kinh tế - xã hội đặc trưng mức thỏa mãn nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội của con người. Được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu số lượng và chất lượng của các điều kiện sinh hoạt và lao động của con người. Mức sống và các chỉ tiêu thể hiện nó là do tính chất của hình thái kinh tế - xã hội quyết định. Do vậy nói đến mức sống thì không đơn thuần chỉ là khía cạnh kinh tế vật chất mà nó bao hàm cả yếu tố về mặt tinh thần liên quan đến sự ổn định – phát triển xã hội nói chung và từng hộ gia đình nói riêng. Mức sống hộ gia đình thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau nên có nhiều chỉ tiêu đo lường mức sống. Tuy nhiên, trong nghiên cứu đánh giá tác động của một chương trình hay chính sách thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều sử dụng hai tham số chính làm biến đại diện cho mức sống hộ gia đình hay mức sống dân cư 2 là thu nhập và chi tiêu. Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được). Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khoản chi tiêu khác (biếu, đóng góp...). Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự. 2 http://ngtk.hanam.gov.vn/ngtk/10.htm
  20. 10 2.2 Vai trò của vốn tín dụng dành cho phát triển nông nghiệp và nông thôn 2.2.1 Vai trò của vốn và tín dụng trong phát triển nông nghiệp Vai trò của vốn trong phát triển nông nghiệp Theo Sung Sang Park (1992) đưa ra mô hình sản xuất nông nghiệp theo các giai đoạn phát triển, trong đó có nhấn mạnh vai trò của vốn đối với khu vực nông nghiệp. Mô hình gồm ba giai đoạn: Giai đoạn sơ khai là giai đoạn mà sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào các điều kiện tự nhiên ( thời tiết, khí hậu, đất đai canh tác,…) và nguồn lao động. Quá trình sản xuất theo quy luật năng suất biên giảm dần do lao động không được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Vốn ít được chú trọng đầu tư trong giai đoạn sơ khai. Giai đoạn đang phát triển là giai đoạn mà ngoài các yếu tố tự nhiên, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đầu vào được cung cấp từ khu vực công nghiệp, các yếu tố này là phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc hóa học trong nông nghiệp. Điều này làm cho năng suất tăng lên tương ứng với lượng thuốc và phân bón được đưa vào sử dụng. Có sự xuất hiện của các yếu tố đầu vào này làm cho chi phí khu vực sản xuất nông nghiệp tăng lên, dẫn đến việc đầu tư thêm vốn trong quá trình sản xuất. Ở giai đoạn này, vốn đã thể hiện vai trò quan trọng của mình. Giai đoạn phát triển là giai đoạn nền kinh tế đạt mức toàn dụng, không còn tình trạng bán thất nghiệp trong nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố thâm dụng vốn (máy móc) sử dụng trong nông nghiệp. Nhìn chung, vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển khu vực nông nghiệp. Ngành nông nghiệp càng phát triển, sản xuất trong nông nghiệp càng hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn của các hộ gia đình càng tăng lên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2