Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
lượt xem 6
download
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xem xét tác động việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Từ đó, đưa ra kết luận mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN LÊN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG CẨM TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN LÊN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN NGỌC THƠ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi nhờ sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn GS. TS Trần Ngọc Thơ. Trong luận văn, các số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá có nguồn gốc rõ ràng và được lấy từ thực tế thực nghiệm trên thị trường Việt Nam. Các nội dung trong luận văn hoàn toàn trung thực và đảm bảo chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 06 năm 2019 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Cẩm
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ..........................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu ...............................................2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2 1.2.2 Các vấn đề nghiên cứu ...............................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.6. Bố cục 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .............................................................................................................5 2.1. Tổng quan lý thuyết..........................................................................................5 2.1.1 Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển ..........................................5 2.1.2 Các thành phần của vốn luân chuyển ........................................................5 2.1.3 Mục tiêu của quản trị vốn luân chuyển......................................................7 2.1.4 Các phương pháp quản trị vốn luân chuyển ..............................................7 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ...............................................................8 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................12 3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................12 3.2. Mô tả biến và dữ liệu......................................................................................12 3.2.1 Mô tả biến ................................................................................................12
- 3.2.2 Mô tả dữ liệu ............................................................................................14 3.3. Phương pháp và quy trình nghiên cứu ...........................................................14 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................14 3.3.2 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................15 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ..............................17 4.1. Thống kê mô tả ...............................................................................................17 4.2. Phân tích tương quan ......................................................................................19 4.3. Các kiểm định của mô hình ............................................................................20 4.4. Phân tích kết quả hồi quy ...............................................................................22 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ......................................................................................29 5.1. Kết luận ..........................................................................................................29 5.2. Khuyến nghị ...................................................................................................29 5.3. Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng anh Tên tiếng việt AP Accounts Payable Kỳ phải trả AR Accounts Recievable Kỳ thu tiền BCTC Báo cáo tài chính CCC Cash Conversion Cycle Chu kỳ luân chuyển tiền CG Corporate Governance Quy mô hội đồng quản trị GDP The gross domestic product growth Tốc độ tăng trưởng kinh tế GOP Gross Operating Profit Tỷ lệ lợi nhuận gộp HNX Ha Noi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM INV Inventories Turnover Kỳ lưu kho NTC Net Trade Cycle Chu kỳ thương mại thuần OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương tối thiểu SIZE Size of firm Quy mô của công ty WCM Working Capital Management Quản trị vốn luân chuyển
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp các biến ................................................................................... 14 Bảng 4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................ 17 Bảng 4.2. Phân tích tương quan ............................................................................... 19 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tự tương quan của các mô hình ................................ 20 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi của các mô hình ....................... 21 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các mô hình ................................ 22 Bảng 4.6. Phân tích hồi quy bằng Pooled OLS mô hình (1) ................................... 23 Bảng 4.7. Phân tích hồi quy bằng Pooled OLS mô hình (2) ................................... 24 Bảng 4.8. Phân tích hồi quy bằng Pooled OLS mô hình (3) ................................... 25 Bảng 4.9. Phân tích hồi quy bằng Pooled OLS mô hình (4) ................................... 26 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................ 28
- TÓM TẮT Bài luận văn này nhằm nghiên cứu về tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu này thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2014 đến 2018. Bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (pooled OLS), kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị vốn luân chuyển được đo lường bằng chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) và tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty ngành thực phẩm có mối quan hệ nghịch biến. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ phải thu (AR), kỳ phải trả (AP), kỳ lưu kho (INV) với tỷ lệ lợi nhuận gộp (GOP). Từ khóa: quản trị vốn luân chuyển, ngành thực phẩm VN, khả năng sinh lợi, chu kỳ luân chuyển tiền.
- ABSTRACT This essay aims to study the impact of Working capital management on the profitability of food companies listed on the Vietnamese stock exchange. Data used in this research paper are collected from the financial statements of food companies listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) and Hanoi Stock Exchange (HNX) from 2014 to 2018. By pooled OLS method, the research results show that the management of floating capital is measured by Cash Conversion Cycle (CCC) and Gross Operating Profit of food industry companies have a negative relationship. At the same time, the study results also found a negative relationship between the Accounts Receivable (AR), Accounts Payable (AP), Inventories Turnover (INV) with Gross Operating Profit (GOP). Keywords: management of working capital, Vietnam food industry, profitability, cash conversion cycle.
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài “Một trong những thành phần cấu tạo nên nguồn vốn và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của doanh nghiệp là vốn luân chuyển. Quản trị vốn luân chuyển là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để quản trị tốt vốn luân chuyển trong mỗi doanh nghiệp đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố trong vốn luân chuyển đến hiệu quả sản xuất kinh doanh (Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam 2015). Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) cho rằng, vốn luân chuyển (Working Capital) là sự chênh lệch giữa nợ ngắn hạn phải trả và tài sản ngắn hạn. Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là tài sản ngắn hạn gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Vốn luân chuyển còn được coi là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, là một nguồn vốn dễ biến động. Đó là lý do cần thiết phải quản trị vốn luân chuyển vì nó có ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận, từ đó tác động đến giá trị của doanh nghiệp.” Ngày nay ở nước ta, trong một nền kinh tế thị trường còn trẻ, với sự cạnh tranh khốc liệt trong giai đoạn mở cửa và hội nhập, phong cách tiêu dùng hiện đại và nguồn cung nguyên liệu đầu vào trong nước đa dạng phong phú, cơ hội dành cho những công ty ngành thực phẩm ngày càng tăng cao. Tính đến thời điểm hiện nay, đánh giá về tiềm năng tăng trưởng, ngành thực phẩm chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Theo ước tính của Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế (BMI), tốc độ tăng trưởng ngành thực phẩm sẽ cao hơn trong giai đoạn 2016-1019, trong đó khả năng Việt Nam sẽ đứng vị trí thứ ba Châu Á. Đặc biệt đối với ngành thực phẩm tại Việt Nam từ lâu nay được ví như “mỏ vàng” với nhiều nhà đàu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài lao vào rót vốn đầu tư và cạnh tranh. Đây cũng là động lực của các nhà đầu tư trong nước vươn lên để khảng định vị thế trên lãnh thổ của mình và tiếp tục vươn ra thế giới. Một số thương hiệu đã có mặt ở nước ngoài có thể kể đến như sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên, bánh kẹo Kinh Đô… đã được xuất khẩu ra các nước trên thế giới và đang trên đà tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, để giữ vững và mở rộng vị thế trên thị trường, các công ty cũng phải tập trung vào những
- 2 điểm yếu trong thời điểm hiện tại, khắc phục và làm chủ những biến động trên thị trường thời gian tới. Trong nền kinh tế như vậy, liệu có tồn tại mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và quản trị vốn luân chuyển của các công ty ngành thực phẩm, và nếu có thì giống hay khác với các nước trên thế giới? Đó là lý do để thực hiện bài nghiên cứu này: “Tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xem xét tác động việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Từ đó,“đưa ra kết luận mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các công ty ngành thực phẩm.” 1.2.2 Các vấn đề nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, cần giải đáp các câu hỏi sau để làm rõ vấn đề: (1) Khoản phải thu tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm tại Việt Nam hiện nay như thế nào? (2) Khoản phải trả tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm tại Việt Nam hiện nay như thế nào? (3) Hàng tồn kho tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm tại Việt Nam hiện nay như thế nào? (4) Chu kỳ luân chuyển tiền tác động đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm tại Việt Nam hiện nay như thế nào? 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khả năng sinh lợi của các công ty ngành thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam dưới tác động của việc quản trị vốn luân chuyển.
- 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Các công ty thực phẩm được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Phạm vi dữ liệu: Dựa trên dữ liệu là một mẫu gồm 32 công ty ngành thực phẩm có quy mô lớn được niêm yết tại HNX và HOSE. Phạm vi thời gian: Thực hiện trong giai đoạn 5 năm từ 2014 đến 2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng phần mềm STATA trong phân tích định lượng để xây dựng các mô hình phân tích hồi quy cho dữ liệu dạng bảng nhằm xem xét tác động của việc quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của các công ty. Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu này thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty ngành thực phẩm được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2014 đến 2018 từ trang www.finance.vietstock.vn. Sau đó, loại trừ các công ty có dữ liệu không liên tục, cuối cùng thu thập được 32 công ty, với 160 quan sát. Dữ liệu thu thập được tác giả xử lý bằng Microsoft Excel trước khi ước lượng hồi quy dữ liệu bảng bằng Stata. 1.6. Bố cục Ngoài phần tóm tắt, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi, đối tượng, và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan Tổng quan lý thuyết về vốn luân chuyển, quản trị vốn luân chuyển, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp đồng thời tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan.
- 4 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày mô hình nghiên cứu, mô tả biến, mô tả dữ liệu, phương pháp và quy trình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Trình bày thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Chương 5: Kết luận Tổng kết quá trình và kết quả nghiên cứu để từ đó đề xuất một số gợi ý chính sách giúp gia tăng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết thông qua công tác quản trị vốn luân chuyển.
- 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Tổng quan lý thuyết 2.1.1 Vốn luân chuyển và quản trị vốn luân chuyển Vốn luân chuyển (Working Capital) là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là tài sản ngắn hạn gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trước khi trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt, vốn luân chuyển chuyển hoá qua tất cả các dạng tồn tại từ khoản phải thu đến tồn kho trong mỗi chu kỳ kinh doanh (Guthmann và Dougall, 1948). Chính sự chuyển hoá nhanh như vậy, nên việc quản trị vốn luân chuyển cần nhiều sự quan tâm và thời gian của các nhà quản trị tài chính. Quản trị vốn luân chuyển quan trọng đối với bất kỳ công ty nào nhằm nghiên cứu, đưa ra các chính sách và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn nhằm tối đa giá trị công ty. Do đó, các nhà quản trị luôn quan tâm và chú trọng đến việc quản trị vốn luân chuyển vì nó có thể là một trong những nguyên nhân tác động đến sự thành công hay thất bại của một công ty. Đồng thời việc cấp thiết của các nhà quản trị tài chính là cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vốn luân chuyển. 2.1.2 Các thành phần của vốn luân chuyển Ba thành phần tạo nên vốn luân chuyển là hàng tồn kho, các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải trả người bán. Hàng tồn kho là những tài sản: (a) được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; (b) đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; (c) nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ (theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02). Việc dự trữ hàng tồn kho nhiều hay ít đều có tính hai mặt. Một mặt, duy trì lượng hàng tồn kho dự trữ ở mức cao sẽ làm giảm chi phí do sự gián đoạn trong quá trình sản xuất gây ra, hoặc giảm các tổn thất do sự khan hiếm hàng hóa, giảm thiểu chi phí đặt hàng, bảo vệ doanh nghiệp khỏi các biến động giá cả, cùng một số lợi thế khác (Blinder và Manccini, 1991). Tuy nhiên, việc duy trì mức hàng tồn kho cao đồng nghĩa với nguồn vốn của doanh nghiệp bị đóng băng trong khoản mục này,
- 6 đồng thời doanh nghiệp còn phải chịu một số rủi ro kinh doanh (hàng hoá bị hư hỏng, bị đánh cắp, lỗi thời…) và gánh thêm chi phí lưu kho. Vì vậy, điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các khoản phải thu khách hàng được coi như là một khoản tín dụng ngắn hạn mà doanh nghiệp cấp cho khách hàng của mình. Các doanh nghiệp có thể tập trung vào việc tăng doanh số bằng cách cung cấp tín dụng thương mại (bán chịu) cho khách hàng của mình. Việc cung cấp tín dụng thương mại có thể giúp doanh thu được cải thiện tốt hơn. Nhưng điều đó cũng có thể làm tăng vòng quay hàng tồn kho, có thể dẫn đến các vấn đề về dòng tiền vì một số khoản phải thu khách hàng có thể mất nhiều thời gian hơn để được giải quyết. Vì vậy, cũng giống như hàng tồn kho, đầu tư quá lớn vào khoản mục này cũng sẽ làm khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị giảm. Đồng thời việc cấp tín dụng cho khách hàng thì doanh nghiệp cũng sẽ nhận được các khoản tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng được, góp phần làm giảm lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đầu tư vào hàng tồn kho và tài khoản phải trả nhà cung cấp. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng, nguồn vốn chiếm dụng này có thể có chi phí tiềm ẩn rất lớn, do doanh nghiệp không được hưởng chiết khấu như khi thanh toán sớm cho nhà cung cấp. Trên thực tế, tùy thuộc vào thời hạn cấp chiết khấu và phần trăm chiết khấu, chi phí cơ hội có thể vượt quá 20% (Wilner, 2000; Ng, Smith và Smith, 1999). Về vấn đề này, các nghiên cứu trước đây đã phân tích về chi phí của tín dụng thương mại, và nhận ra rằng các công ty chỉ sử dụng nguồn tài trợ này trong trường hợp không huy động được các nguồn tài trợ khác (Petersen và Rajan, 1994 và 1997). Do đó điều cần thiết là các khoản phải trả, các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho được duy trì ở mức độ cân đối nhất định bằng cách tăng cường giám sát hiệu quả. Để tìm hiểu cụ thể mối quan hệ ba thành phần tạo nên vốn luân chuyển, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng thước đo phổ biến là chu kỳ luân chuyển tiền – là số ngày trung bình tính từ ngày doanh nghiệp phải thanh toán cho các nhà cung cấp đến
- 7 ngày doanh nghiệp nhận được khoản thanh toán từ khách hàng của mình để tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu của nhiều quốc gia trên thế giới. 2.1.3 Mục tiêu của quản trị vốn luân chuyển Quản trị vốn luân chuyển đề cập đến chiến lược quản lý của một công ty để giám sát và sử dụng hai thành phần vốn lưu động: tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả nhất. Mục đích chính của quản lý vốn luân chuyển là đáp ứng chi phí hoạt động ngắn hạn và nghĩa vụ nợ ngắn hạn bằng việc duy trì đủ dòng tiền. 2.1.4 Các phương pháp quản trị vốn luân chuyển Theo Ukaegbu (2014), có ba phương pháp quản trị vốn luân chuyển: phương pháp quản trị thận trọng, phương pháp quản trị mạo hiểm và phương pháp quản trị ôn hòa. Phương pháp quản trị thận trọng là cách tiếp cận bảo thủ có xu hướng sử dụng các nguồn tài chính dài hạn cho hoạt động và sử dụng các nguồn ngắn hạn trong trường hợp khẩn cấp. Chính sách này cho thấy các công ty đang tăng thêm lượng tiền mặt và hàng tồn kho một cách đáng kể. Điều này tạo cho doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu khi nhu cầu tăng vì lượng hàng tồn kho luôn ổn định và đáp ứng được nhu cầu khi cần thiết. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt lớn thì doanh nghiệp có cơ hội đầu cơ nguyên vật liệu đầu vào với giá tốt. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đang khó khăn trì trệ, nhu cầu thị trường giảm đi thì khi đó doanh nghiệp dự trữ hàng tồn kho lớn sẽ có rủi ro cao và mạo hiểm. Ngược lại, phương pháp quản trị mạo hiểm hoàn toàn đối lập với phương pháp quản trị thận trọng. Điều này phản ánh phương pháp quản trị mạo hiểm là việc cắt giảm tối thiểu lượng tiền mặt và hàng tồn kho của doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến tính thanh khoản kém. Phương pháp này có thể mất cơ hội tăng doanh số do lượng hàng tồn kho không đủ để cung ứng khi nhu cầu thị trường tăng cao, có thể dẫn đến mất thị phần. Ngoài ra, việc lượng tiền mặt nắm giữ thấp doanh nghiệp có thể bị mất cơ hội để đàm phán được giá tốt và mất cơ hội trong việc đầu cơ nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào với giá rẻ. Tuy nhiên phương pháp quản trị mạo hiểm cũng có ưu
- 8 điểm là không bị chôn vốn nhiều vào hàng tồn kho và tiền mặt nhàn rỗi, giảm chi phí sử dụng vốn. Sự dung hòa giữa hai phương pháp quản trị mạo hiểm và bảo thủ là phương pháp quản trị ôn hòa. Phương pháp này sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Tiền mặt và lượng hàng tồn kho được nắm giữ ở mức độ cân đối vừa phải. Ngoài ra, phương pháp này hạn chế rủi ro khả năng thanh toán, giúp tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định. Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là phương pháp quản trị vốn luân chuyển nên xem xét bản chất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khác nhau sẽ có yêu cầu vốn luân chuyển khác nhau. Vì vậy, quyết định và duy trì một phương pháp quản trị vốn luân chuyển phù hợp là vấn đề vô cùng cấp thiết. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy mỗi nhà nghiên cứu tiến hành phân tích và kiểm chứng từ mỗi quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của họ có khá nhiều điểm tương đồng. Đầu tiên, Shin và Soenen (1998) đã phân tích theo ngành và cường độ vốn luân chuyển từ 58.985 công ty giai đoạn 1975-1994 tại Mỹ. Shin và Soenen đo lường quản trị vốn luân chuyển bằng chu kỳ thương mại thuần (giao dịch ròng) (NTC). NTC tương đương với chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) trong đó ba thành phần được thể hiện tính theo phần trăm doanh thu. Theo hai nhà nghiên cứu này cho rằng khả năng sinh lợi và CCC tương quan nghịch biến. Dựa trên những phát hiện, họ đề xuất rằng có thể giảm CCC đến một mức độ tối thiểu tạo ra giá trị cho các cổ đông. Tiếp theo, Gosh và Maji (2003) đã nghiên cứu hiệu quả quản trị vốn luân chuyển của các công ty xi măng Ấn Độ trong thời gian 1992-1993 và 2001-2002. Để đo lường hiệu quả quản trị vốn luân chuyển thay vì dùng một số tỷ lệ quản trị vốn luân chuyển chung, họ đã tính ba giá trị: chỉ số hiệu suất, chỉ số sử dụng và chỉ số hiệu quả tổng thể. Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy và định mức ngành là mức
- 9 hiệu quả mục tiêu của từng công ty, nghiên cứu này đã kiểm tra tốc độ đạt được mức hiệu quả mục tiêu đó. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty xi măng Ấn Độ đã không hoạt động tốt trong suốt thời gian đó. Deloof (2003)”đã thực hiện nghiên cứu gồm 1009 công ty phi tài chính trong giai đoạn 1992-1996 ở Bỉ, với hơn 5045 mẫu quan sát. Deloof đã nhận thấy mối tương quan âm giữa tỷ suất sinh lợi và các thành phần của vòng quay tiền mặt như: kỳ thu tiền, kỳ lưu kho và kỳ thanh toán. Kết quả này hàm ý rằng: nhà quản trị có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm chu kỳ luân chuyển tiền. Deloof cho rằng tỷ suất sinh lợi thấp thì lợi nhuận thấp nên phải chờ lâu hơn mới có tiền thanh toán những hóa đơn do mối tương quan âm.” Tác giả Eljelly (2004) đã kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa lợi nhuận và thanh khoản trên một mẫu của 929 công ty cổ phần ở Saudi Arabia. Sử dụng phân tích tương quan và hồi quy, Eljelly tìm thấy mối quan hệ nghịch biến đáng kể giữa hiệu quả hoạt động của công ty và mức thanh khoản của nó, được đo bằng tỷ lệ thanh khoản hiện hành. Mối quan hệ này rõ rệt hơn đối với các công ty có tỷ lệ thanh khoản hiện hành cao và chu kỳ chuyển đổi tiền dài. Tuy nhiên, ở cấp độ ngành, ông nhận ra rằng chu kỳ luân chuyển mặt có tầm quan trọng hơn như là thước đo thanh khoản hơn tỷ lệ thanh khoản hiện hành ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hai tác giả Filbeck và Krueger (2005) nhấn mạnh vai trò của quản trị vốn luân chuyển bằng cách phân tích các phương pháp quản trị của 32 ngành phi tài chính ỏ Mỹ. Theo những phát hiện của họ, sự khác biệt đáng kể trong thực tiễn vốn luân chuyển tồn tại giữa các ngành công nghiệp theo thời gian. Các nghiên cứu có kết quả tương tự với Long và cộng sự (1993), Maxwell và cộng sự (1998). Raheman và Nasr (2007) đã tìm kiếm mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và lợi nhuận của 94 công ty tại Pakistan niêm yết trên Sàn giao dịch Karachi từ 1999- 2004. Kết quả của nghiên cứu tìm thấy giữa các biến quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của công ty có mối quan hệ nghịch biến. Bài nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lợi của các công ty giảm khi chu kỳ luân chuyển tiền tăng lên và các nhà quản trị có thể giảm chu kỳ luân chuyển tiền đến một mức tối thiểu để tạo ra giá trị
- 10 dương cho các cổ đông. Vì vậy, họ kết luận rằng lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng lớn bởi CCC của nó. Gill và cộng sự (2010) đã xem xét mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của 88 công ty niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán NewYork (NYSE) từ năm 2005 đến 2007 để nghiên cứu. Kết quả là giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi có mối quan hệ nghịch biến. Phát hiện này chỉ ra rằng chậm thu các khoản phải thu có tương quan với khả năng sinh lợi thấp. Mohammad (2011) đánh giá mối liên hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận đối với các công ty công nghiệp ở Iran 2001-2006. Sử dụng các biến trên CCC như biến độc lập, và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động như biến phụ thuộc, ông thấy rằng có một mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và kỳ thu tiền. Tương tự như vậy, ông cho rằng các công ty nên giảm CCC để cả thiện lợi nhuận vì CCC càng dài thì càng lớn các doanh nghiệp liên doanh cần phải tìm cách tài trợ cho hoạt động tài chính của họ. Mona (2012) đã nghiên cứu tác động của các phương pháp quản trị thận trọng và quản trị mạo hiểm tác động đến lợi nhuận của 57 công ty Jordan giai đoạn 2001- 2009. Phương pháp quản trị thận trọng là mức độ của tài sản hiện tại so với tổng tài sản, tỷ lệ này là 0,49 cho thấy rằng ảnh hưởng tích cực đến giá trị và lợi nhuận của công ty. Mặt khác, những doanh nghiệp tuân theo phương pháp quản trị mạo hiểm sử dụng khoản đầu tư dài hạn có tác động tiêu cực đến giá trị và lợi nhuận doanh nghiệp. Mặc dù kích thước mẫu của chúng là nhỏ, những phát hiện tương tự đã được tìm thấy bởi Afza và Nazir (2007). Họ đã điều tra mối quan hệ giữa các phương pháp quản trị thận trọng và mạo hiểm trong giai đoạn 1998 – 2003 của 17 tập đoàn công nghiệp và 263 công ty TNHH đại chúng được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Karachi (KSE) bằng cách sử dụng dữ liệu cắt ngang. Sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) và thử nghiệm chênh lệch nhỏ nhất (LSD), nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt giữa chính sách tài chính và đầu tư vốn lưu động giữa các ngành công nghiệp khác nhau. Ý nghĩa của hai nghiên cứu là các công ty nên chú ý nhiều hơn đến vị thế thanh khoản của họ. Điều này liên quan đến việc có đủ tiền mặt vì quản lý tiền mặt kém có thể
- 11 khiến một công ty gặp rắc rối về tài chính vì nó sẽ không thể thanh toán các hóa đơn hiện tại và cuối cùng công ty có thể phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Về lâu dài, phá sản có thể xảy ra nếu quản lý tiền mặt kém vẫn tồn tại. Ukaegbu (2014) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của các công ty tại Ai Cập, Kenya, Nigeria và Nam Phi trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch biến mạnh mẽ giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động của công ty. Điều này ngụ ý rằng, khi chu kỳ luân chuyển tăng (giảm) thì lợi nhuận của công ty sẽ giảm (tăng). Như vậy, nhà quản trị có thể gia tăng giá trị cổ đông bằng cách giảm khoản phải thu, bán hàng tồn kho càng nhanh càng tốt đồng thời trì hoãn các khoản thanh toán cho khách hàng với điều kiện không làm ảnh hưởng đến xếp hạn tín dụng của công ty. Riêng ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014)“phân tích dữ liệu từ 2006 đến 2012 của 208 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) kiểm định mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi và quản trị vốn luân chuyển ở các doanh nghiệp Việt Nam bằng các phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (pooled OLS), bình phương tối thiểu tổng quát (GLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM). Qua bài nghiên cứu này cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng việc rút ngắn kỳ thu tiền, kỳ lưu kho.” Tóm lại, các bài nghiên cứu trên được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau và thời gian nghiên cứu không giống nhau bằng những phương pháp khác nhau. Nhìn chung kết quả của những nghiên cứu trên, phần lớn cho các nhà quản trị thấy rằng khả năng sinh lời của công ty chịu sự tác động của việc quản trị vốn luân chuyển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1459 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 842 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 400 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 231 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn